Khổng Tử 孔子
Khổng Tử (chữ Hán: 孔子; còn gọi là Khổng Phu Tử 孔夫子; 28 tháng 9, 551 – 479 TCN) là một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Quốc, các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng rộng lớn trên cuộc sống và tư tưởng Đông Á.
Triết học của ông nhấn mạnh trên cá nhân và cai trị bằng đạo đức, sự chính xác của những mối quan hệ xã hội, sự công bằng và sự ngay thẳng. Các giá trị đó đã có được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở Trung Quốc như Pháp gia hay Lão giáo ở thời nhà Hán. Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo. Khổng giáo được Matteo Ricci đưa vào Châu Âu, ông cũng là người đầu tiên La tinh hoá tên Khổng Tử thành "Confucius". Tư tưởng của ông còn được xem là một đạo giáo của loài người, nhất là dân tộc Trung Quốc.
Các bài giảng của Khổng Tử được nghiên cứu chủ yếu qua cuốn Luận Ngữ, một tập hợp những "mẩu chuyện cách ngôn ngắn", được biên soạn nhiều năm sau khi ông qua đời. Các nhà sử học hiện đại cho rằng bất kỳ một tài liệu nào cũng không thể được coi là do ông viết ra, nhưng trong gần 2,000 năm ông từng được cho là tác giả của Ngũ Kinh, Lễ Ký, và Biên niên sử Xuân Thu.
Mục lục
1 Tiểu sử
2 Dạy học
3 Tên gọi
4 Triết học
4.1 Đạo đức
4.2 Chính trị
5 Môn đồ
6 Quê hương
7 Hậu duệ
8 Xem thêm
9 Đọc thêm
10 Liên kết ngoài
Tiểu sử
Tam thập nhi lập; (三十而立)
Tứ thập nhi bất hoặc; (四十而不惑)
Ngũ thập nhi tri thiên mệnh; (五十而知天命)
Lục thập nhi nhĩ thuận; (六十而耳順)
Thất thập nhi tòng tâm dục bất du củ. (七十而從心欲,不踰矩)
(Luận Ngữ)
Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni 仲尼, sinh ngày 27 tháng 8 năm 551 trước Công nguyên, tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) trong một gia đình mà ông tổ ba đời vốn thuộc dòng quí tộc sa sút từ nước Tống dời đến nước Lỗ. Cha của Khổng Khâu, Thúc Lương Ngột (cháu 13 đời của Vi Tử Diễn, anh của vua Trụ nhà Thương) là quan võ thuộc ấp Trâu, đến 70 tuổi mới lấy Nhan thị mà sinh ra ông. Năm lên ba, Khâu mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho. Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông là Khổng Phu Tử 孔夫子, hay gọi gọn hơn là Khổng Tử 孔子. 'Tử' ngoài ý nghĩa là 'con' ra còn có nghĩa là "Thầy". Do vậy Khổng Tử 孔子 là Thầy Khổng.
Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông bị coi thường. Năm 51 tuổi, ông quay lại nước Lỗ và được giao coi thành Trung Đô, năm sau được thăng chức Đại tư khấu (coi việc hình pháp), kiêm quyền tể tướng. Sau ba tháng, nước Lỗ trở nên thịnh trị. Nhưng rồi bị ly gián, dèm pha, ông bèn từ chức và lại ra đi một lần nữa.
Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách. Ông mất tháng 4 năm 479 TCN, thọ 73 tuổi.
[sửa] Dạy học
Trong cuốn Luận Ngữ, Khổng Tử tự coi mình là một "người truyền đạt lại cái đã có mà không phát minh ra thứ gì khác". Ông rất nhấn mạnh trên tầm quan trọng của sự học, và chương mở đầu Luận Ngữ cũng đề cập tới việc học. Vì thế, ông được người Trung Quốc coi là vị Đại Sư. Thay vì tìm cách xây dựng một lý thuyết mang tính hệ thống về cuộc sống và xã hội, ông muốn các môn đồ của mình phải suy nghĩ sâu sắc cho chính mình và lặng lẽ nghiên cứu thế giới bên ngoài, chủ yếu thông qua các cuốn kinh cũ và qua các sự kiện quá khứ có liên quanh (như các cuốn Biên niên sử) hay những tình cảm của nhân dân trong quá khứ (như Kinh Thi).
Ở thời phân chia, hỗn loạn và những cuộc chiến tranh không dứt giữa các nước chư hầu, ông muốn tái lập Thiên Mệnh để có thể thống nhất "thế giới" (ví dụ, Trung Quốc) và mang lại hòa bình, thịnh vượng cho nhân dân. Vì thế Khổng Tử thường được coi là người đã đề xướng chủ nghĩa bảo thủ, nhưng khi xem xét kỹ những đề xuất của ông ta thấy ông thường (và có thể cố ý bóp méo) định chế và lễ nghi quá khứ nhằm đặt ra một hệ thống chính trị mới của riêng mình: những vị vua cai trị phải được lựa chọn theo đạo đức, không phải theo dòng họ, những vị vua cai trị phải hành động vì nhân dân, và họ phải đạt tới mức hoàn thiện. Một vị vua như vậy có thể dùng đạo đức của mình giáo hóa nhân dân thay vì áp đặt mọi người bằng pháp luật và quy định.
Một trong những giáo lý sâu sắc nhất của Khổng Tử, một trong những điều khó hiểu nhất từ quan điểm phương Tây, có thể là việc ông sử dụng những câu chuyện cách ngôn chứ không giảng giải trực tiếp cách cư xử cho các môn đồ. Đạo đức của ông có thể được coi là một trong những kiểu đạo đức cao nhất. Cách dạy "gián tiếp" này được sử dụng rất nhiều trong các bài giảng của ông thông qua những lời ám chỉ, nói bóng gió, và thậm chí là sự lặp thừa. Điều này giải thích tại sao khi nghiên cứu cần đặt các bài giảng của ông vào đúng ngữ cảnh. Một ví dụ là câu chuyện sau:
Từ triều về nhà, nghe tin chuồng ngựa cháy, Khổng Tử nói, "Có ai bị thương không?" Ông không hề hỏi về Ngựa.
Luận Ngữ
Mộ Khổng Tử tại Khúc Phụ, quê hương ông. Khổng miếu, mộ Khổng Tử và khu nhà thờ của họ Khổng nay là một di sản thế giới do UNESCO công nhận.Câu chuyện không dài, nhưng có tầm quan trọng rất lớn. Ở thời ông, một con ngựa có thể đắt gấp 10 lần một nô lệ. Khi không hỏi tới ngựa, Khổng Tử thể hiện sự quan tâm lớn nhất của mình: con người. Vì thế, theo nhiều nhà bình luận cả Đông và Tây, những bài giảng của Khổng Tử có thể được coi là một biến thể kiểu Trung Hoa của Chủ nghĩa Nhân Đạo.
Có lẽ bài giảng nổi tiếng nhất của ông là Quy tắc vàng:
Tử Cống hỏi: "Có một chữ nào có thể dẫn dắt hành xử trọn đời không?"
Thầy đáp: "Có lẽ là chữ Thứ (恕)chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác?"
Luận Ngữ
(Điều mình không muốn đừng bắt người phải chịu thì gọi là Thứ 恕)
Khổng Tử cũng nhấn mạnh trên cái mà ông gọi là "lễ và nhạc," coi hai thứ đó là những trụ cột của sự cân bằng cho trật tự và sự hài hoà. Lễ là để thể hiện thứ bậc xã hội, còn âm nhạc là để thống nhất mọi con tim cùng chung vui. Ông nói thêm rằng lễ không chỉ là cúng tế, và âm nhạc không chỉ là âm thanh của dùi đánh vào chuông. Cả hai còn là cách truyền đạt giữa lòng nhân của một người và hoàn cảnh xã hội của anh ta; cả hai yếu tố đó đều tăng cường các mối quan hệ xã hội, như năm hình mẫu: giữa cha và con, chồng và vợ, vua tôi, già trẻ và giữa bạn bè với nhau. Các trách nhiệm luôn được cân bằng, và nếu một thần dân phải tuân lệnh vua, thì thần dân cũng phải nói ra khi nhà vua sai lầm.
Những bài giảng của Khổng Tử sau này được các môn đồ của ông biến thành một bộ văn bản tỉ mỉ về những quy định và cách thức thực hiện nghi lễ. Nhiều thế kỷ sau khi ông đã qua đời, cả Mạnh Tử và Tuân Tử đều viết những cuốn sách quan trọng, và lúc ấy, một triết lí đã được tạo dựng đầy đủ, gọi là Khổng giáo. Sau hơn một ngàn năm, học giả Chu Hi đã diễn giải ý tưởng Khổng giáo theo một cách hoàn toàn mới, được gọi là Tân Khổng giáo, để phân biệt với những ý tưởng trong cuốn Luận Ngữ. Tân Khổng giáo có ảnh hưởng rộng ở Trung Quốc và Việt Nam cho tới thế kỷ 19.
[sửa] Tên gọi
Khổng Phu Tử, minh hoạ trong cuốn Thần thoại và Truyền thuyết Trung Hoa, 1922, của E.T.C. WernerKhi dịch sách Trung Quốc sang các ngôn ngữ phương Tây, các thầy tu dòng Tên đã dịch 孔夫子 thành Confucius. Cách Latinh hóa tên Khổng Tử này từ đó đã được sử dụng rộng rãi ở các nước phương Tây.
Theo Latinh hoá:
Kǒng Fūzǐ (hay Kǒng fū zǐ) trong bính âm.
K'ung fu-tze trong Wade-Giles (hay, kém chính xác hơn, Kung fu-tze).
Fūzǐ (Phu Tử) có nghĩa là nhà giáo. Bởi vì theo văn hóa Trung Quốc việc gọi thầy bằng tên là bất kính, ông chỉ được gọi là "Thày Khổng", thậm chí cho tới tận ngày nay.
Từ 'fu' (Phu) không bắt buộc, vì thế ông cũng thường được gọi là Khổng Tử.
Tên thật của ông là 孔丘, Khổng Khâu. Khổng là một họ phổ biến ở Trung Quốc.
Tên hiệu của ông là 仲尼, Trọng Ni.
Năm thứ 1 sau Công Nguyên (năm đầu thời Nguyên Thuỷ Nhà Hán), ông được trao thụy hiệu đầu tiên: 褒成宣尼公, Bao Thành Tuyên Ni Công, có nghĩa "Ngài Ni (Khổng Tử) Công Đức Đáng Ca Ngợi."
Các thụy hiệu nổi tiếng nhất của ông là
至聖先師, Chí Thánh Tiên Sư, nghĩa "Bậc Thầy Đời Trước Đã Đạt Tới Bậc Thánh" (từ năm 1530, năm thứ chín thời Jianing Nhà Minh);
至聖, Chí Thánh, "Bậc Thánh";
先師, Tiên Sư, "Bậc Thầy Đầu Tiên".
Tại Đài Loan, ông cũng thường được gọi là 萬世師表, Vạn Thế Sư Biểu, "Bậc Thầy Của Mọi Thế Hệ".
[sửa] Triết học
Bài chi tiết: Khổng giáo
Dù Khổng giáo thường được người Trung Quốc tin theo như một tôn giáo, vẫn tồn tại những cuộc tranh luận về việc liệu đó có phải là một tôn giáo không, bởi Khổng giáo ít đề cập tới các vấn đề thần học hay duy linh (quỷ thần, kiếp sau, vân vân).
Các môn đồ Khổng Tử được chấp nhận chủ yếu bởi họ dựa trên nền tảng quan điểm phổ thông Trung Quốc. Khổng Tử đề cao mối quan hệ gia đình, thờ cúng tổ tiên, trẻ kính trọng già, vợ tôn trọng chồng, và gia đình là căn bản cho một chính phủ lý tưởng. Ông đã tuyên bố rõ nguyên tắc nổi tiếng, "Sở kỷ vật dục mạc thi ư nhân" (cái gì mình không thích thì đừng làm cho người khác). Ông cũng luôn mơ về thời quá khứ, và thúc giục người Trung Quốc, đặc biệt là tầng lớp chính trị, tự đổi mới mình dựa trên những hình mẫu quá khứ.
[sửa] Đạo đức
Lý thuyết đạo đức của Khổng tử dựa trên ba quan niệm chính:
Khi Khổng tử trưởng thành, lễ được xem là ba khía cạnh sau trong cuộc đời: hiến tế cho thần thánh, thiết chế chính trị và xã hội, và hành vi hàng ngày. Lễ được xem là xuất phát từ trời. Nhưng Khổng từ đã tranh luận rằng lễ không phải từ trời mà từ người. Ông xem lễ là tất cả các hành động của một cá nhân nhằm xây dựng một xã hội lý tưởng. Lễ, theo Khổng tử, đã trở thành mọi hành động của cá nhân nhằm đạt được thể diện cho mình. Và các hành động này có thể là tốt hoặc xấu. Nhìn chung, các cố gắng để thu nhận một cuộc sống hưởng thụ trước mắt là xấu còn những cố gắng để làm cho cuộc sống tốt hơn lơn về lâu dài là tốt. Quan niệm này là làm đúng việc vào đúng thời điểm.
Đối với Khổng tử, nghĩa (義 [义]) là nguồn gốc của lễ. Nghĩa chính là cách hành xử đúng đắn. Trong khi làm việc vì lễ, vị kỷ cá nhân chưa hẳn đã là xấu và người cư xử theo lễ một cách đúng đắn là người mà cả cuộc đời dựa trên trí. Tức là thay vì theo đuổi quyền lợi của cá nhân mình, người đó cần phải làm những gì là hợp lẽ và đạo đức. Trí là làm đúng việc vì một lý do đúng đắn. Nghĩa dựa trên quan hệ qua lại . Một ví dụ sống theo nghĩa là tại sao phải để tang cha mẹ ba năm sau khi chết. Lý do là vì cha mẹ đã phải nuôi dưỡng chăm sóc đưa trẻ toàn bộ trong suốt ba năm đầu đời, và là người có trí phải đền đáp lại bằng cách để tang ba năm.
Cũng như lễ xuất phát từ nghĩa, thì nghĩa cũng xuất phát từ nhân (仁). Nhân là cách cư xử tốt với mọi người. Hệ thống đạo đức của ông dựa trên lòng vị tha và hiểu những người khác thay vì là việc cai trị dựa trên luật pháp có được như một quyền lực thần thánh. Để sống mà được cai trị bằng nhân thì thậm chí còn tốt hơn là sống trong luật pháp của nghĩa. Để sống có nhân thì ta theo nguyên tắc vàng của Khổng tử: ông đã tranh luận rằng người ta phải luôn đối xử với người khác đúng như những gì họ muốn người khác đối xử với họ. Đức hạnh theo Khổng tử là dựa trên việc sống hài hòa với mọi người.
Ông áp dụng nguyên tắc trên như sau: "Cái gì mà ta không muốn thì đừng làm cho người khác; cái gì mà ta muốn thì cho kẻ khác"
[sửa] Chính trị
Tư tưởng chính trị Khổng Tử dựa trên tư tưởng đạo đức của ông. Ông cho rằng chính phủ tốt nhất là chính phủ cai trị bằng "lễ nghĩa" và đạo đức tự nhiên của con người, chứ không phải bằng vũ lực và mua chuộc. Ông đã giải thích điều đó tại một trong những đoạn quan trọng nhất ở cuốn Luận Ngữ: 1. "Dùng mệnh lệnh, pháp luật để dẫn dắt chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vây tuy có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ mặt tư tưởng." (Tứ Thư - Luận Ngữ, NXB QĐND 2003) Sự "biết sỉ nhục" là sự mở rộng của trách nhiệm, nơi mà hành động trừng phạt đi trước hành động xấu xa, chứ không phải đi sau nó như trong hình thức luật pháp của Pháp gia.
Trong khi ủng hộ ý tưởng về một vị Hoàng đế đầy quyền lực, có lẽ vì tình trạng hỗn loạn ở Trung Quốc thời kỳ đó, các triết lý của Khổng Tử chứa đựng một số yếu tố hạn chế quyền lực của những nhà cai trị. Ông cho rằng lời lẽ phải luôn ngay thật; vì thế tính trung thực có tầm quan trọng hàng đầu. Thậm chí trên nét mặt, phải luôn thể hiện sự trung thực. Khi bàn luận về mối quan hệ giữa thần dân và nhà vua (hay giữa con và cha), ông nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự tôn trọng của người dưới với người trên. Điều này đòi hỏi người dưới phài đưa ra lời khuyên cho người trên nếu người trên có hành động sai lầm. Tư tưởng này được học trò của ông là Mạnh Tử phát triển thêm khi nói rằng nếu vua không ra vua, ông ta sẽ mất Thiên mệnh và sẽ phải bị lật đổ. Vì thế hành động giết bạo chúa là đúng đắn bởi vì kẻ bạo chúa giống một tên trộm hơn là một vị vua.
[sửa] Môn đồ
Hình:PICT2367.JPG
Hình ảnh phổ biến của Khổng Tử là một người được kính trọng, đền Thian Hock Keng (Thiên Phúc cung), Singapore.Bài chi tiết: Các môn đồ Khổng Tử
Môn đồ và là người cháu duy nhất của ông, Tử Tư, tiếp tục duy trì trường phái triết học Khổng Tử sau khi ông qua đời. Trong khi vẫn dựa chủ yếu vào hệ thống đức trị của Khổng Tử, hai trong số những môn đồ nổi tiếng nhất của ông nhấn mạnh trên những khía cạnh khác biệt trong giáo lý của ông. Mạnh Tử tin vào tính thiện vốn có của con người, trong khi Tuân Tử đề cao sự thực tế và những khía cạnh vật chất trong tư tưởng Khổng Tử.
Ở thời Nhà Tống, học giả Chu Hi đã thêm các ý tưởng từ Đạo giáo và Phật giáo vào Khổng giáo. Trong suốt cuộc đời mình, Chu Hi không được mọi người biết tới, nhưng không lâu sau khi ông mất, những ý tưởng đó trở thành một quan điểm chính thống mới về những ý nghĩa thực sự của tư tưởng Khổng Tử. Các nhà sử học hiện đại coi Chu Hi là người đã tạo ra một thứ gì đó khác biệt và gọi tư tưởng của ông là Tân Khổng giáo. Ở thời hiện đại, vẫn có một số học giả nho giáo (xem Tân Khổng giáo) nhưng trong thời Cách mạng Văn hoá, Khổng giáo thường bị những nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lên án.
[sửa] Quê hương
Ngay sau khi Khổng Tử mất, Khúc Phụ (曲阜) quê hương ông đã trở thành nơi hành hương bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ ông. Hiện đây vẫn là một địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng, nhiều người Trung Quốc thường xuyên viếng thăm mộ và những ngôi đền xung quan. Tại Trung Quốc, có nhiều ngôi đền nơi Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo cùng hiện diện. Cũng có nhiều ngôi đền thờ riêng Khổng Tử, chúng thường là nơi tổ chức những buổi lễ tưởng nhớ ông.
[sửa] Hậu duệ
Con cháu Khổng Tử luôn được các vị vua chúa các triều đại phong kiến sau này kính trọng và được phong tước quý tộc cũng như giữ một số chức vụ quan lại triều đình. Đầu tiên, hoàng đế Hán Cao tổ đã phong cho cháu đời thứ 9 của Khổng Tử là Khổng Đằng chức “Phụng Tự quân”, trông coi việc tế giỗ Khổng Tử. Đến đời Hán Nguyên đế đã phong cho Khổng Bá, cháu đời thứ 13 tước “Bao Thành hầu”. Họ Khổng được phong tước Hầu cả thảy 35 lần kể từ thời nhà Hán. Đến đời Đường, hoàng đế Đường Huyền Tông đã phong tước "Văn Tuyên công" cho Khổng Chi, cháu đời thứ 35. Đến năm 1055, hoàng đế Tống Chân Tông cải phong thành tước "Diễn Thánh công" (衍聖公 - Yǎnshèng gōng) cho Khổng Thánh Hữu, cháu đời thứ 46. Tính tổng cộng, họ Khổng tiếp tục được gia phong tước Công 42 lần từ đời Nhà Đường tới thời Nhà Thanh. Dù trong lịch sử Trung Quốc luôn xảy ra những cuộc thay đổi triều đại, danh hiệu Diễn Thánh công luôn được trao cho các thế hệ con cháu của Khổng Tử. Người cuối cùng được phong tước hiệu này là Khổng Đức Thành, cháu đời thứ 77 của Khổng Tử. Mãi cho đến năm 1935, chính phủ Trung Hoa Dân quốc bãi bỏ tước vị này, nhưng vẫn chỉ định ông Khổng Đức Thành làm người trông coi việc cúng giỗ Khổng Tử.
Trải qua nhiều thời đại, các thành viên họ Khổng thường có quan hệ hôn nhân với một số gia đình Nho giáo có ảnh hưởng ở Trung Quốc. Một vị anh hùng dân tộc thời Nhà Tống là Văn Thiên Tường cũng có mối quan hệ thông gia với gia tộc họ Khổng.[cần chú thích] Hoàng đế Càn Long đã cưới một người cháu gái của Khổng Hiến Bồi, cháu đời thứ 72 của Khổng Tử, khiến họ Ái Tân Giác La và họ Khổng có quan hệ với nhau. Một người cháu khác là Khổng Tường Hy, cháu đời thứ 75, từng giữ chức Viện trưởng Hành chính, kiêm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ Tưởng Giới Thạch, lập gia đình với Tống Ái Linh, trở thành anh em cột chèo với cả 2 vị tổng thống của Trung Hoa Dân quốc là Tôn Trung Sơn và Tưởng Giới Thạch.
Ngày nay có hơn năm mươi vạn người họ Khổng sinh sống ở Khúc Phụ đều nhận là con cháu của Khổng Tử[cần dẫn chứng]. Như nghìn năm trước, hậu duệ của Khổng Tử vẫn tiếp tục gìn giữ việc tế tự tại Khổng Phủ
Dòng dõi chính của ông đã chạy từ quê hương Khúc Phụ tới Đài Loan trong thời Nội chiến Trung Quốc. Người chủ gia đình hiện nay là Khổng Đức Thành, một giáo sư tại Đại học Quốc gia Đài Loan. Ông từng phục vụ cho chính phủ Trung Hoa Dân quốc với tư cách Chủ tịch Viện Khảo thí. Ông cưới Tôn Kỳ Phương, chắt của một vị học giả, quan chức Nhà Thanh và cũng là chủ tịch đầu tiên của Đại học Bắc Kinh Tôn Gia Nại, gia đình ông này đã lập ra tổ hợp kinh doanh đầu tiên ở Trung Quốc hiện đại ngày nay, gồm nhà máy bột mì lớn nhất Châu Á, Công ty Bột mì Fou Foong. Con trai trưởng của ông là Khổng Duy Ích, cháu đời thứ 78 của Khổng Tử đã qua đời vào năm 1989. Cháu nội của ông, Khổng Thụy Trường, sinh năm 1975, là cháu đời thứ 79, đã thông báo sự ra đời của người cháu đời thứ 80 của Khổng Tử, Kung Yu-jen, được sinh hạ vào ngày 1 tháng 1 năm 2006 tại Đài Bắc
[sửa] Xem thêm
Tân Khổng giáo
Những cuốn sách quan trọng về triết học Trung Quốc
Đền Khổng Tử
Viện Khổng Tử
[sửa] Đọc thêm
Confucius. (1997). Lun yu, (In English The Analects of Confucius). Translation and notes by Simon Leys. New York : W.W. Norton. ISBN 0-393-04019-4
Confucius. (2001). "The Analects". Translated by E. Slingerland. In P. Ivanhoe, & B. Norden, Readings in Classical Chinese Philosophy. New York: Seven Bridges Press. (Original work published c. 551–479 BCE). ISBN 1-889119-09-1.
Csikszentmihalyi, M. (2005). "Confucianism: An Overview". In Encyclopedia of Religion (Vol. C, pp 1890–1905). Detroit: MacMillan Reference USA.
Herrlee Glessner Creel, Chinese Thought, from Confucius to Mao Zedong, ISBN 0-226-12030-9
Mengzi (2001). Mengzi Translation by B. Van Norden. In P. Ivanhoe & B. Norden, Readings in Classical Chinese Philosophy. New York: Seven Bridges Press. ISBN 1-889119-09-1.
Wu, J. (1995a). "Confucius". In I. McGreal (ed.), Great Thinkers of the Eastern World: The Major Thinkers of the Philosophical and Religious Classics of China, India, Japan, Korea and the world of Islam (pp 3–8). New York: HarperCollins. ISBN 0-06-270085-5
Wu. J. (1995b) "Mencius". In I. McGreal (ed.), Great Thinkers of the Eastern World: The Major Thinkers of the Philosophical and Religious Classics of China, India, Japan, Korea and the world of Islam (pp 27–30). New York: HarperCollins. ISBN 0-06-270085-5
Tham khảo Wiki tiếng Việt và Sử ký Tư Mã Thiên - Phan Ngọc dịch, NXB Văn Học - 1997)
Kinh thi - 經詩
Quốc phong - 國風
Chu nam - 周南
1. Quan thư 1 13. Cưu mộc 3 25. Phù dĩ 3
2. Quan thư 2 14. Chung tư 1 26. Hán Quảng 1
3. Quan thư 3 15. Chung tư 2 27. Hán Quảng 2
4. Cát đàm 1 16. Chung tư 3 28. Hán Quảng 3
5. Cát đàm 2 17. Đào yêu 1 29. Nhữ phần 1
6. Cát đàm 3 18. Đào yêu 2 30. Nhữ phần 2
7. Quyển nhĩ 1 19. Đào yêu 3 31. Nhữ phần 3
8. Quyển nhĩ 2 20. Thố tư 1 32. Lân chi chỉ 1
9. Quyển nhĩ 3 21. Thố tư 2 33. Lân chi chỉ 2
10. Quyển nhĩ 4 22. Thố tư 3 34. Lân chi chỉ 3
11. Cưu mộc 1 23. Phù dĩ 1
12. Cưu mộc 2 24. Phù dĩ 2
Thiệu nam - 召南
1. Thước sào 1 15. Cam đường 3 29. Tiểu tinh 2
2. Thước sào 2 16. Hành lộ 1 30. Giang hữu tự 1
3. Thước sào 3 17. Hành lộ 2 31. Giang hữu tự 2
4. Thái phiền 1 18. Hành lộ 3 32. Giang hữu tự 3
5. Thái phiền 2 19. Cao dương 1 33. Dã tử hữu khuân 1
6. Thái phiền 3 20. Cao dương 2 34. Dã tử hữu khuân 2
7. Thảo trùng 1 21. Cao dương 3 35. Dã tử hữu khuân 3
8. Thảo trùng 2 22. Ẩn kỳ lôi 1 36. Hà bỉ nùng hĩ 1
9. Thảo trùng 3 23. Ẩn kỳ lôi 2 37. Hà bỉ nùng hĩ 2
10. Thái tần 1 24. Ẩn kỳ lôi 3 38. Hà bỉ nùng hĩ 3
11. Thái tần 2 25. Biểu hữu mai 1 39. Trâu ngu 1
12. Thái tần 3 26. Biểu hữu mai 2 40. Trâu ngu 2
13. Cam đường 1 27. Biểu hữu mai 3
14. Cam đường 2 28. Tiểu tinh 1
Bội phong - 邶風
1. Bách chu 1 25. Kích cổ 4 49. Mao khâu 3
2. Bách chu 2 26. Kích cổ 5 50. Mao khâu 4
3. Bách chu 3 27. Khải phong 1 51. Giản hề 1
4. Bách chu 4 28. Khải phong 2 52. Giản hề 2
5. Bách chu 5 29. Khải phong 3 53. Giản hề 3
6. Lục y 1 30. Khải phong 4 54. Giản hề 4
7. Lục y 2 31. Hùng trĩ 1 55. Tuyền thuỷ 1
8. Lục y 3 32. Hùng trĩ 2 56. Tuyền thuỷ 2
9. Lục y 4 33. Hùng trĩ 3 57. Tuyền thuỷ 3
10. Yến yến 1 34. Hùng trĩ 4 58. Tuyền thuỷ 4
11. Yến yến 2 35. Bào hữu khổ diệp 1 59. Bắc môn 1
12. Yến yến 3 36. Bào hữu khổ diệp 2 60. Bắc môn 2
13. Yến yến 4 37. Bào hữu khổ diệp 3 61. Bắc môn 3
14. Nhật nguyệt 1 38. Bào hữu khổ diệp 4 62. Bắc phong 1
15. Nhật nguyệt 2 39. Cốc phong 1 63. Bắc phong 2
16. Nhật nguyệt 3 40. Cốc phong 2 64. Bắc phong 3
17. Nhật nguyệt 4 41. Cốc phong 3 65. Tĩnh nữ 1
18. Chung phong 1 42. Cốc phong 4 66. Tĩnh nữ 2
19. Chung phong 2 43. Cốc phong 5 67. Tĩnh nữ 3
20. Chung phong 3 44. Cốc phong 6 68. Tân đài 1
21. Chung phong 4 45. Thức vi 1 69. Tân đài 2
22. Kích cổ 1 46. Thức vi 2 70. Tân đài 3
23. Kích cổ 2 47. Mao khâu 1 71. Nhị tử thừa chu 1
24. Kích cổ 3 48. Mao khâu 2 72. Nhị tử thừa chu 2
Dung phong - 鄘風
1. Bách chu 1 11. Tang Trung 3 21. Tướng thử 2
2. Bách chu 2 12. Thuần chi bôn bôn 1 22. Tướng thử 3
3. Tường hữu từ 1 13. Thuần chi bôn bôn 2 23. Can mao 1
4. Tường hữu từ 2 14. Đính chi phương trung 1 24. Can mao 2
5. Tường hữu từ 3 15. Đính chi phương trung 2 25. Can mao 3
6. Quân tử giai lão 1 16. Đính chi phương trung 3 26. Tái trì 1
7. Quân tử giai lão 2 17. Đế đống 1 27. Tái trì 2
8. Quân tử giai lão 3 18. Đế đống 2 28. Tái trì 3
9. Tang Trung 1 19. Đế đống 3 29. Tái trì 4
10. Tang Trung 2 20. Tướng thử 1
Vệ phong - 衛風
1. Kỳ úc 1 13. Manh 3 25. Bá hề 1
2. Kỳ úc 2 14. Manh 4 26. Bá hề 2
3. Kỳ úc 3 15. Manh 5 27. Bá hề 3
4. Khảo bàn 1 16. Manh 6 28. Bá hề 4
5. Khảo bàn 2 17. Trúc can 1 29. Hữu hồ 1
6. Khảo bàn 3 18. Trúc can 2 30. Hữu hồ 2
7. Thạc nhân 1 19. Trúc can 3 31. Hữu hồ 3
8. Thạc nhân 2 20. Trúc can 4 32. Mộc qua 1
9. Thạc nhân 3 21. Hoàn lan 1 33. Mộc qua 2
10. Thạc nhân 4 22. Hoàn lan 2 34. Mộc qua 3
11. Manh 1 23. Hà Quảng 1
12. Manh 2 24. Hà Quảng 2
Vương phong - 王風
1. Thử ly 1 11. Trung cốc hữu thôi 1 21. Thái cát 2
2. Thử ly 2 12. Trung cốc hữu thôi 2 22. Thái cát 3
3. Thử ly 3 13. Trung cốc hữu thôi 3 23. Đại xa 1
4. Quân tử vu dịch 1 14. Thố viên 1 24. Đại xa 2
5. Quân tử vu dịch 2 15. Thố viên 2 25. Đại xa 3
6. Quân tử dương dương 1 16. Thố viên 3 26. Khâu trung hữu ma 1
7. Quân tử dương dương 2 17. Cát luỹ 1 27. Khâu trung hữu ma 2
8. Dương chi thuỷ 1 18. Cát luỹ 2 28. Khâu trung hữu ma 3
9. Dương chi thuỷ 2 19. Cát luỹ 3
10. Dương chi thuỷ 3 20. Thái cát 1
Trịnh phong - 鄭風
1. Tri y 1 19. Tuân đại lộ 1 37. Phong 4
2. Tri y 2 20. Tuân đại lộ 2 38. Đông môn chi thiện 1
3. Tri y 3 21. Nữ viết kê minh 1 39. Đông môn chi thiện 2
4. Thương Trọng Tử 1 22. Nữ viết kê minh 2 40. Phong vũ 1
5. Thương Trọng Tử 2 23. Nữ viết kê minh 3 41. Phong vũ 2
6. Thương Trọng Tử 3 24. Hữu nữ đồng xa 1 42. Phong vũ 3
7. Thúc vu điền 1 25. Hữu nữ đồng xa 2 43. Tử khâm 1
8. Thúc vu điền 2 26. Sơn hữu phù tô 1 44. Tử khâm 2
9. Thúc vu điền 3 27. Sơn hữu phù tô 2 45. Tử khâm 3
10. Thái Thúc vu điền 1 28. Thác hề 1 46. Dương chi thuỷ 1
11. Thái Thúc vu điền 2 29. Thác hề 2 47. Dương chi thuỷ 2
12. Thái Thúc vu điền 3 30. Giảo đồng 1 48. Xuất kỳ đông môn 1
13. Thanh nhân 1 31. Giảo đồng 2 49. Xuất kỳ đông môn 2
14. Thanh nhân 2 32. Khiên thường 1 50. Dã hữu man thảo 1
15. Thanh nhân 3 33. Khiên thường 2 51. Dã hữu man thảo 2
16. Cao cầu 1 34. Phong 1 52. Trân Vĩ 1
17. Cao cầu 2 35. Phong 2 53. Trân Vĩ 2
18. Cao cầu 3 36. Phong 3
Tề phong - 齊風
1. Kê minh 1 13. Đông phương vị minh 2 25. Tệ cẩu 1
2. Kê minh 2 14. Đông phương vị minh 3 26. Tệ cẩu 2
3. Kê minh 3 15. Nam sơn 1 27. Tệ cẩu 3
4. Tuyền 1 16. Nam sơn 2 28. Tái khu 1
5. Tuyền 2 17. Nam sơn 3 29. Tái khu 2
6. Tuyền 3 18. Nam sơn 4 30. Tái khu 3
7. Trử 1 19. Phủ điền 1 31. Tái khu 4
8. Trử 2 20. Phủ điền 2 32. Y ta 1
9. Trử 3 21. Phủ điền 3 33. Y ta 2
10. Đông phương chi nhật 1 22. Lô linh 1 34. Y ta 3
11. Đông phương chi nhật 2 23. Lô linh 2
12. Đông phương vị minh 1 24. Lô linh 3
Nguỵ phong - 魏風
1. Cát cú 1 7. Viên hữu đào 2 13. Phạt đàn 1
2. Cát cú 2 8. Trắc hộ 1 14. Phạt đàn 2
3. Phần tứ nhu 1 9. Trắc hộ 2 15. Phạt đàn 3
4. Phần tứ nhu 2 10. Trắc hộ 3 16. Thạc thử 1
5. Phần tứ nhu 3 11. Thập mẫu chi gian 1 17. Thạc thử 2
6. Viên hữu đào 1 12. Thập mẫu chi gian 2 18. Thạc thử 3
Đường phong - 唐風
1. Tất suất 1 12. Thù mâu 1 23. Vô y 2
2. Tất suất 2 13. Thù mâu 2 24. Hữu đệ chi đỗ 1
3. Tất suất 3 14. Thù mâu 3 25. Hữu đệ chi đỗ 2
4. Sơn hữu xu 1 15. Đệ đỗ 1 26. Cát sinh 1
5. Sơn hữu xu 2 16. Đệ đỗ 2 27. Cát sinh 2
6. Sơn hữu xu 3 17. Cao cầu 1 28. Cát sinh 3
7. Dương chi thuỷ 1 18. Cao cầu 2 29. Cát sinh 4
8. Dương chi thuỷ 2 19. Bảo vũ 1 30. Cát sinh 5
9. Dương chi thuỷ 3 20. Bảo vũ 2 31. Thái linh 1
10. Tiêu liêu 1 21. Bảo vũ 3 32. Thái linh 2
11. Tiêu liêu 2 22. Vô y 1 33. Thái linh 3
Tần phong - 秦風
1. Xa lân 1 10. Kiêm gia 1 19. Thần phong 2
2. Xa lân 2 11. Kiêm gia 2 20. Thần phong 3
3. Xa lân 3 12. Kiêm gia 3 21. Vô y 1
4. Tứ thiết 1 13. Chung Nam 1 22. Vô y 2
5. Tứ thiết 2 14. Chung Nam 2 23. Vô y 3
6. Tứ thiết 3 15. Hoàng điểu 1 24. Vị Dương 1
7. Tiểu nhung 1 16. Hoàng điểu 2 25. Vị Dương 2
8. Tiểu nhung 2 17. Hoàng điểu 3 26. Quyền dư 1
9. Tiểu nhung 3 18. Thần phong 1 27. Quyền dư 2
Trần phong - 陳風
1. Uyển khâu 1 10. Đông môn chi trì 1 19. Nguyệt xuất 1
2. Uyển khâu 2 11. Đông môn chi trì 2 20. Nguyệt xuất 2
3. Uyển khâu 3 12. Đông môn chi trì 3 21. Nguyệt xuất 3
4. Đông môn chi phần 1 13. Đông môn chi dương 1 22. Tru Lâm 1
5. Đông môn chi phần 2 14. Đông môn chi dương 2 23. Tru Lâm 2
6. Đông môn chi phần 3 15. Mộ môn 1 24. Trạch bi 1
7. Hoành môn 1 16. Mộ môn 2 25. Trạch bi 2
8. Hoành môn 2 17. Phòng hữu thước sào 1 26. Trạch bi 3
9. Hoành môn 3 18. Phòng hữu thước sào 2
Cối phong - 檜風
1. Cao cầu 1 5. Tố quan 2 9. Thấp hữu trường sở 3
2. Cao cầu 2 6. Tố quan 3 10. Phỉ phong 1
3. Cao cầu 3 7. Thấp hữu trường sở 1 11. Phỉ phong 2
4. Tố quan 1 8. Thấp hữu trường sở 2 12. Phỉ phong 3
Tào phong - 曹風
1. Phù du 1 6. Hậu nhân 3 11. Thi cưu 4
2. Phù du 2 7. Hậu nhân 4 12. Hạ tuyền 1
3. Phù du 3 8. Thi cưu 1 13. Hạ tuyền 2
4. Hậu nhân 1 9. Thi cưu 2 14. Hạ tuyền 3
5. Hậu nhân 2 10. Thi cưu 3 15. Hạ tuyền 4
Bân phong - 豳風
1. Thất nguyệt 1 10. Xi hiêu 2 19. Phá phủ 3
2. Thất nguyệt 2 11. Xi hiêu 3 20. Phạt kha 1
3. Thất nguyệt 3 12. Xi hiêu 4 21. Phạt kha 2
4. Thất nguyệt 4 13. Đông Sơn 1 22. Cửu vực 1
5. Thất nguyệt 5 14. Đông Sơn 2 23. Cửu vực 2
6. Thất nguyệt 6 15. Đông Sơn 3 24. Cửu vực 3
7. Thất nguyệt 7 16. Đông Sơn 4 25. Cửu vực 4
8. Thất nguyệt 8 17. Phá phủ 1 26. Lang bạt 1
9. Xi hiêu 1 18. Phá phủ 2 27. Lang bạt 2
Nhã - 雅
Tiểu nhã - 小雅
Đại nhã - 大雅
Tụng - 頌
Chu tụng - 周頌
Lỗ tụng - 魯頌
Thương tụng - 商頌
Triết học của ông nhấn mạnh trên cá nhân và cai trị bằng đạo đức, sự chính xác của những mối quan hệ xã hội, sự công bằng và sự ngay thẳng. Các giá trị đó đã có được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở Trung Quốc như Pháp gia hay Lão giáo ở thời nhà Hán. Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo. Khổng giáo được Matteo Ricci đưa vào Châu Âu, ông cũng là người đầu tiên La tinh hoá tên Khổng Tử thành "Confucius". Tư tưởng của ông còn được xem là một đạo giáo của loài người, nhất là dân tộc Trung Quốc.
Các bài giảng của Khổng Tử được nghiên cứu chủ yếu qua cuốn Luận Ngữ, một tập hợp những "mẩu chuyện cách ngôn ngắn", được biên soạn nhiều năm sau khi ông qua đời. Các nhà sử học hiện đại cho rằng bất kỳ một tài liệu nào cũng không thể được coi là do ông viết ra, nhưng trong gần 2,000 năm ông từng được cho là tác giả của Ngũ Kinh, Lễ Ký, và Biên niên sử Xuân Thu.
Mục lục
1 Tiểu sử
2 Dạy học
3 Tên gọi
4 Triết học
4.1 Đạo đức
4.2 Chính trị
5 Môn đồ
6 Quê hương
7 Hậu duệ
8 Xem thêm
9 Đọc thêm
10 Liên kết ngoài
Tiểu sử
Tam thập nhi lập; (三十而立)
Tứ thập nhi bất hoặc; (四十而不惑)
Ngũ thập nhi tri thiên mệnh; (五十而知天命)
Lục thập nhi nhĩ thuận; (六十而耳順)
Thất thập nhi tòng tâm dục bất du củ. (七十而從心欲,不踰矩)
(Luận Ngữ)
Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni 仲尼, sinh ngày 27 tháng 8 năm 551 trước Công nguyên, tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) trong một gia đình mà ông tổ ba đời vốn thuộc dòng quí tộc sa sút từ nước Tống dời đến nước Lỗ. Cha của Khổng Khâu, Thúc Lương Ngột (cháu 13 đời của Vi Tử Diễn, anh của vua Trụ nhà Thương) là quan võ thuộc ấp Trâu, đến 70 tuổi mới lấy Nhan thị mà sinh ra ông. Năm lên ba, Khâu mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho. Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông là Khổng Phu Tử 孔夫子, hay gọi gọn hơn là Khổng Tử 孔子. 'Tử' ngoài ý nghĩa là 'con' ra còn có nghĩa là "Thầy". Do vậy Khổng Tử 孔子 là Thầy Khổng.
Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông bị coi thường. Năm 51 tuổi, ông quay lại nước Lỗ và được giao coi thành Trung Đô, năm sau được thăng chức Đại tư khấu (coi việc hình pháp), kiêm quyền tể tướng. Sau ba tháng, nước Lỗ trở nên thịnh trị. Nhưng rồi bị ly gián, dèm pha, ông bèn từ chức và lại ra đi một lần nữa.
Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách. Ông mất tháng 4 năm 479 TCN, thọ 73 tuổi.
[sửa] Dạy học
Trong cuốn Luận Ngữ, Khổng Tử tự coi mình là một "người truyền đạt lại cái đã có mà không phát minh ra thứ gì khác". Ông rất nhấn mạnh trên tầm quan trọng của sự học, và chương mở đầu Luận Ngữ cũng đề cập tới việc học. Vì thế, ông được người Trung Quốc coi là vị Đại Sư. Thay vì tìm cách xây dựng một lý thuyết mang tính hệ thống về cuộc sống và xã hội, ông muốn các môn đồ của mình phải suy nghĩ sâu sắc cho chính mình và lặng lẽ nghiên cứu thế giới bên ngoài, chủ yếu thông qua các cuốn kinh cũ và qua các sự kiện quá khứ có liên quanh (như các cuốn Biên niên sử) hay những tình cảm của nhân dân trong quá khứ (như Kinh Thi).
Ở thời phân chia, hỗn loạn và những cuộc chiến tranh không dứt giữa các nước chư hầu, ông muốn tái lập Thiên Mệnh để có thể thống nhất "thế giới" (ví dụ, Trung Quốc) và mang lại hòa bình, thịnh vượng cho nhân dân. Vì thế Khổng Tử thường được coi là người đã đề xướng chủ nghĩa bảo thủ, nhưng khi xem xét kỹ những đề xuất của ông ta thấy ông thường (và có thể cố ý bóp méo) định chế và lễ nghi quá khứ nhằm đặt ra một hệ thống chính trị mới của riêng mình: những vị vua cai trị phải được lựa chọn theo đạo đức, không phải theo dòng họ, những vị vua cai trị phải hành động vì nhân dân, và họ phải đạt tới mức hoàn thiện. Một vị vua như vậy có thể dùng đạo đức của mình giáo hóa nhân dân thay vì áp đặt mọi người bằng pháp luật và quy định.
Một trong những giáo lý sâu sắc nhất của Khổng Tử, một trong những điều khó hiểu nhất từ quan điểm phương Tây, có thể là việc ông sử dụng những câu chuyện cách ngôn chứ không giảng giải trực tiếp cách cư xử cho các môn đồ. Đạo đức của ông có thể được coi là một trong những kiểu đạo đức cao nhất. Cách dạy "gián tiếp" này được sử dụng rất nhiều trong các bài giảng của ông thông qua những lời ám chỉ, nói bóng gió, và thậm chí là sự lặp thừa. Điều này giải thích tại sao khi nghiên cứu cần đặt các bài giảng của ông vào đúng ngữ cảnh. Một ví dụ là câu chuyện sau:
Từ triều về nhà, nghe tin chuồng ngựa cháy, Khổng Tử nói, "Có ai bị thương không?" Ông không hề hỏi về Ngựa.
Luận Ngữ
Mộ Khổng Tử tại Khúc Phụ, quê hương ông. Khổng miếu, mộ Khổng Tử và khu nhà thờ của họ Khổng nay là một di sản thế giới do UNESCO công nhận.Câu chuyện không dài, nhưng có tầm quan trọng rất lớn. Ở thời ông, một con ngựa có thể đắt gấp 10 lần một nô lệ. Khi không hỏi tới ngựa, Khổng Tử thể hiện sự quan tâm lớn nhất của mình: con người. Vì thế, theo nhiều nhà bình luận cả Đông và Tây, những bài giảng của Khổng Tử có thể được coi là một biến thể kiểu Trung Hoa của Chủ nghĩa Nhân Đạo.
Có lẽ bài giảng nổi tiếng nhất của ông là Quy tắc vàng:
Tử Cống hỏi: "Có một chữ nào có thể dẫn dắt hành xử trọn đời không?"
Thầy đáp: "Có lẽ là chữ Thứ (恕)chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác?"
Luận Ngữ
(Điều mình không muốn đừng bắt người phải chịu thì gọi là Thứ 恕)
Khổng Tử cũng nhấn mạnh trên cái mà ông gọi là "lễ và nhạc," coi hai thứ đó là những trụ cột của sự cân bằng cho trật tự và sự hài hoà. Lễ là để thể hiện thứ bậc xã hội, còn âm nhạc là để thống nhất mọi con tim cùng chung vui. Ông nói thêm rằng lễ không chỉ là cúng tế, và âm nhạc không chỉ là âm thanh của dùi đánh vào chuông. Cả hai còn là cách truyền đạt giữa lòng nhân của một người và hoàn cảnh xã hội của anh ta; cả hai yếu tố đó đều tăng cường các mối quan hệ xã hội, như năm hình mẫu: giữa cha và con, chồng và vợ, vua tôi, già trẻ và giữa bạn bè với nhau. Các trách nhiệm luôn được cân bằng, và nếu một thần dân phải tuân lệnh vua, thì thần dân cũng phải nói ra khi nhà vua sai lầm.
Những bài giảng của Khổng Tử sau này được các môn đồ của ông biến thành một bộ văn bản tỉ mỉ về những quy định và cách thức thực hiện nghi lễ. Nhiều thế kỷ sau khi ông đã qua đời, cả Mạnh Tử và Tuân Tử đều viết những cuốn sách quan trọng, và lúc ấy, một triết lí đã được tạo dựng đầy đủ, gọi là Khổng giáo. Sau hơn một ngàn năm, học giả Chu Hi đã diễn giải ý tưởng Khổng giáo theo một cách hoàn toàn mới, được gọi là Tân Khổng giáo, để phân biệt với những ý tưởng trong cuốn Luận Ngữ. Tân Khổng giáo có ảnh hưởng rộng ở Trung Quốc và Việt Nam cho tới thế kỷ 19.
[sửa] Tên gọi
Khổng Phu Tử, minh hoạ trong cuốn Thần thoại và Truyền thuyết Trung Hoa, 1922, của E.T.C. WernerKhi dịch sách Trung Quốc sang các ngôn ngữ phương Tây, các thầy tu dòng Tên đã dịch 孔夫子 thành Confucius. Cách Latinh hóa tên Khổng Tử này từ đó đã được sử dụng rộng rãi ở các nước phương Tây.
Theo Latinh hoá:
Kǒng Fūzǐ (hay Kǒng fū zǐ) trong bính âm.
K'ung fu-tze trong Wade-Giles (hay, kém chính xác hơn, Kung fu-tze).
Fūzǐ (Phu Tử) có nghĩa là nhà giáo. Bởi vì theo văn hóa Trung Quốc việc gọi thầy bằng tên là bất kính, ông chỉ được gọi là "Thày Khổng", thậm chí cho tới tận ngày nay.
Từ 'fu' (Phu) không bắt buộc, vì thế ông cũng thường được gọi là Khổng Tử.
Tên thật của ông là 孔丘, Khổng Khâu. Khổng là một họ phổ biến ở Trung Quốc.
Tên hiệu của ông là 仲尼, Trọng Ni.
Năm thứ 1 sau Công Nguyên (năm đầu thời Nguyên Thuỷ Nhà Hán), ông được trao thụy hiệu đầu tiên: 褒成宣尼公, Bao Thành Tuyên Ni Công, có nghĩa "Ngài Ni (Khổng Tử) Công Đức Đáng Ca Ngợi."
Các thụy hiệu nổi tiếng nhất của ông là
至聖先師, Chí Thánh Tiên Sư, nghĩa "Bậc Thầy Đời Trước Đã Đạt Tới Bậc Thánh" (từ năm 1530, năm thứ chín thời Jianing Nhà Minh);
至聖, Chí Thánh, "Bậc Thánh";
先師, Tiên Sư, "Bậc Thầy Đầu Tiên".
Tại Đài Loan, ông cũng thường được gọi là 萬世師表, Vạn Thế Sư Biểu, "Bậc Thầy Của Mọi Thế Hệ".
[sửa] Triết học
Bài chi tiết: Khổng giáo
Dù Khổng giáo thường được người Trung Quốc tin theo như một tôn giáo, vẫn tồn tại những cuộc tranh luận về việc liệu đó có phải là một tôn giáo không, bởi Khổng giáo ít đề cập tới các vấn đề thần học hay duy linh (quỷ thần, kiếp sau, vân vân).
Các môn đồ Khổng Tử được chấp nhận chủ yếu bởi họ dựa trên nền tảng quan điểm phổ thông Trung Quốc. Khổng Tử đề cao mối quan hệ gia đình, thờ cúng tổ tiên, trẻ kính trọng già, vợ tôn trọng chồng, và gia đình là căn bản cho một chính phủ lý tưởng. Ông đã tuyên bố rõ nguyên tắc nổi tiếng, "Sở kỷ vật dục mạc thi ư nhân" (cái gì mình không thích thì đừng làm cho người khác). Ông cũng luôn mơ về thời quá khứ, và thúc giục người Trung Quốc, đặc biệt là tầng lớp chính trị, tự đổi mới mình dựa trên những hình mẫu quá khứ.
[sửa] Đạo đức
Lý thuyết đạo đức của Khổng tử dựa trên ba quan niệm chính:
Khi Khổng tử trưởng thành, lễ được xem là ba khía cạnh sau trong cuộc đời: hiến tế cho thần thánh, thiết chế chính trị và xã hội, và hành vi hàng ngày. Lễ được xem là xuất phát từ trời. Nhưng Khổng từ đã tranh luận rằng lễ không phải từ trời mà từ người. Ông xem lễ là tất cả các hành động của một cá nhân nhằm xây dựng một xã hội lý tưởng. Lễ, theo Khổng tử, đã trở thành mọi hành động của cá nhân nhằm đạt được thể diện cho mình. Và các hành động này có thể là tốt hoặc xấu. Nhìn chung, các cố gắng để thu nhận một cuộc sống hưởng thụ trước mắt là xấu còn những cố gắng để làm cho cuộc sống tốt hơn lơn về lâu dài là tốt. Quan niệm này là làm đúng việc vào đúng thời điểm.
Đối với Khổng tử, nghĩa (義 [义]) là nguồn gốc của lễ. Nghĩa chính là cách hành xử đúng đắn. Trong khi làm việc vì lễ, vị kỷ cá nhân chưa hẳn đã là xấu và người cư xử theo lễ một cách đúng đắn là người mà cả cuộc đời dựa trên trí. Tức là thay vì theo đuổi quyền lợi của cá nhân mình, người đó cần phải làm những gì là hợp lẽ và đạo đức. Trí là làm đúng việc vì một lý do đúng đắn. Nghĩa dựa trên quan hệ qua lại . Một ví dụ sống theo nghĩa là tại sao phải để tang cha mẹ ba năm sau khi chết. Lý do là vì cha mẹ đã phải nuôi dưỡng chăm sóc đưa trẻ toàn bộ trong suốt ba năm đầu đời, và là người có trí phải đền đáp lại bằng cách để tang ba năm.
Cũng như lễ xuất phát từ nghĩa, thì nghĩa cũng xuất phát từ nhân (仁). Nhân là cách cư xử tốt với mọi người. Hệ thống đạo đức của ông dựa trên lòng vị tha và hiểu những người khác thay vì là việc cai trị dựa trên luật pháp có được như một quyền lực thần thánh. Để sống mà được cai trị bằng nhân thì thậm chí còn tốt hơn là sống trong luật pháp của nghĩa. Để sống có nhân thì ta theo nguyên tắc vàng của Khổng tử: ông đã tranh luận rằng người ta phải luôn đối xử với người khác đúng như những gì họ muốn người khác đối xử với họ. Đức hạnh theo Khổng tử là dựa trên việc sống hài hòa với mọi người.
Ông áp dụng nguyên tắc trên như sau: "Cái gì mà ta không muốn thì đừng làm cho người khác; cái gì mà ta muốn thì cho kẻ khác"
[sửa] Chính trị
Tư tưởng chính trị Khổng Tử dựa trên tư tưởng đạo đức của ông. Ông cho rằng chính phủ tốt nhất là chính phủ cai trị bằng "lễ nghĩa" và đạo đức tự nhiên của con người, chứ không phải bằng vũ lực và mua chuộc. Ông đã giải thích điều đó tại một trong những đoạn quan trọng nhất ở cuốn Luận Ngữ: 1. "Dùng mệnh lệnh, pháp luật để dẫn dắt chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vây tuy có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ mặt tư tưởng." (Tứ Thư - Luận Ngữ, NXB QĐND 2003) Sự "biết sỉ nhục" là sự mở rộng của trách nhiệm, nơi mà hành động trừng phạt đi trước hành động xấu xa, chứ không phải đi sau nó như trong hình thức luật pháp của Pháp gia.
Trong khi ủng hộ ý tưởng về một vị Hoàng đế đầy quyền lực, có lẽ vì tình trạng hỗn loạn ở Trung Quốc thời kỳ đó, các triết lý của Khổng Tử chứa đựng một số yếu tố hạn chế quyền lực của những nhà cai trị. Ông cho rằng lời lẽ phải luôn ngay thật; vì thế tính trung thực có tầm quan trọng hàng đầu. Thậm chí trên nét mặt, phải luôn thể hiện sự trung thực. Khi bàn luận về mối quan hệ giữa thần dân và nhà vua (hay giữa con và cha), ông nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự tôn trọng của người dưới với người trên. Điều này đòi hỏi người dưới phài đưa ra lời khuyên cho người trên nếu người trên có hành động sai lầm. Tư tưởng này được học trò của ông là Mạnh Tử phát triển thêm khi nói rằng nếu vua không ra vua, ông ta sẽ mất Thiên mệnh và sẽ phải bị lật đổ. Vì thế hành động giết bạo chúa là đúng đắn bởi vì kẻ bạo chúa giống một tên trộm hơn là một vị vua.
[sửa] Môn đồ
Hình:PICT2367.JPG
Hình ảnh phổ biến của Khổng Tử là một người được kính trọng, đền Thian Hock Keng (Thiên Phúc cung), Singapore.Bài chi tiết: Các môn đồ Khổng Tử
Môn đồ và là người cháu duy nhất của ông, Tử Tư, tiếp tục duy trì trường phái triết học Khổng Tử sau khi ông qua đời. Trong khi vẫn dựa chủ yếu vào hệ thống đức trị của Khổng Tử, hai trong số những môn đồ nổi tiếng nhất của ông nhấn mạnh trên những khía cạnh khác biệt trong giáo lý của ông. Mạnh Tử tin vào tính thiện vốn có của con người, trong khi Tuân Tử đề cao sự thực tế và những khía cạnh vật chất trong tư tưởng Khổng Tử.
Ở thời Nhà Tống, học giả Chu Hi đã thêm các ý tưởng từ Đạo giáo và Phật giáo vào Khổng giáo. Trong suốt cuộc đời mình, Chu Hi không được mọi người biết tới, nhưng không lâu sau khi ông mất, những ý tưởng đó trở thành một quan điểm chính thống mới về những ý nghĩa thực sự của tư tưởng Khổng Tử. Các nhà sử học hiện đại coi Chu Hi là người đã tạo ra một thứ gì đó khác biệt và gọi tư tưởng của ông là Tân Khổng giáo. Ở thời hiện đại, vẫn có một số học giả nho giáo (xem Tân Khổng giáo) nhưng trong thời Cách mạng Văn hoá, Khổng giáo thường bị những nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lên án.
[sửa] Quê hương
Ngay sau khi Khổng Tử mất, Khúc Phụ (曲阜) quê hương ông đã trở thành nơi hành hương bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ ông. Hiện đây vẫn là một địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng, nhiều người Trung Quốc thường xuyên viếng thăm mộ và những ngôi đền xung quan. Tại Trung Quốc, có nhiều ngôi đền nơi Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo cùng hiện diện. Cũng có nhiều ngôi đền thờ riêng Khổng Tử, chúng thường là nơi tổ chức những buổi lễ tưởng nhớ ông.
[sửa] Hậu duệ
Con cháu Khổng Tử luôn được các vị vua chúa các triều đại phong kiến sau này kính trọng và được phong tước quý tộc cũng như giữ một số chức vụ quan lại triều đình. Đầu tiên, hoàng đế Hán Cao tổ đã phong cho cháu đời thứ 9 của Khổng Tử là Khổng Đằng chức “Phụng Tự quân”, trông coi việc tế giỗ Khổng Tử. Đến đời Hán Nguyên đế đã phong cho Khổng Bá, cháu đời thứ 13 tước “Bao Thành hầu”. Họ Khổng được phong tước Hầu cả thảy 35 lần kể từ thời nhà Hán. Đến đời Đường, hoàng đế Đường Huyền Tông đã phong tước "Văn Tuyên công" cho Khổng Chi, cháu đời thứ 35. Đến năm 1055, hoàng đế Tống Chân Tông cải phong thành tước "Diễn Thánh công" (衍聖公 - Yǎnshèng gōng) cho Khổng Thánh Hữu, cháu đời thứ 46. Tính tổng cộng, họ Khổng tiếp tục được gia phong tước Công 42 lần từ đời Nhà Đường tới thời Nhà Thanh. Dù trong lịch sử Trung Quốc luôn xảy ra những cuộc thay đổi triều đại, danh hiệu Diễn Thánh công luôn được trao cho các thế hệ con cháu của Khổng Tử. Người cuối cùng được phong tước hiệu này là Khổng Đức Thành, cháu đời thứ 77 của Khổng Tử. Mãi cho đến năm 1935, chính phủ Trung Hoa Dân quốc bãi bỏ tước vị này, nhưng vẫn chỉ định ông Khổng Đức Thành làm người trông coi việc cúng giỗ Khổng Tử.
Trải qua nhiều thời đại, các thành viên họ Khổng thường có quan hệ hôn nhân với một số gia đình Nho giáo có ảnh hưởng ở Trung Quốc. Một vị anh hùng dân tộc thời Nhà Tống là Văn Thiên Tường cũng có mối quan hệ thông gia với gia tộc họ Khổng.[cần chú thích] Hoàng đế Càn Long đã cưới một người cháu gái của Khổng Hiến Bồi, cháu đời thứ 72 của Khổng Tử, khiến họ Ái Tân Giác La và họ Khổng có quan hệ với nhau. Một người cháu khác là Khổng Tường Hy, cháu đời thứ 75, từng giữ chức Viện trưởng Hành chính, kiêm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ Tưởng Giới Thạch, lập gia đình với Tống Ái Linh, trở thành anh em cột chèo với cả 2 vị tổng thống của Trung Hoa Dân quốc là Tôn Trung Sơn và Tưởng Giới Thạch.
Ngày nay có hơn năm mươi vạn người họ Khổng sinh sống ở Khúc Phụ đều nhận là con cháu của Khổng Tử[cần dẫn chứng]. Như nghìn năm trước, hậu duệ của Khổng Tử vẫn tiếp tục gìn giữ việc tế tự tại Khổng Phủ
Dòng dõi chính của ông đã chạy từ quê hương Khúc Phụ tới Đài Loan trong thời Nội chiến Trung Quốc. Người chủ gia đình hiện nay là Khổng Đức Thành, một giáo sư tại Đại học Quốc gia Đài Loan. Ông từng phục vụ cho chính phủ Trung Hoa Dân quốc với tư cách Chủ tịch Viện Khảo thí. Ông cưới Tôn Kỳ Phương, chắt của một vị học giả, quan chức Nhà Thanh và cũng là chủ tịch đầu tiên của Đại học Bắc Kinh Tôn Gia Nại, gia đình ông này đã lập ra tổ hợp kinh doanh đầu tiên ở Trung Quốc hiện đại ngày nay, gồm nhà máy bột mì lớn nhất Châu Á, Công ty Bột mì Fou Foong. Con trai trưởng của ông là Khổng Duy Ích, cháu đời thứ 78 của Khổng Tử đã qua đời vào năm 1989. Cháu nội của ông, Khổng Thụy Trường, sinh năm 1975, là cháu đời thứ 79, đã thông báo sự ra đời của người cháu đời thứ 80 của Khổng Tử, Kung Yu-jen, được sinh hạ vào ngày 1 tháng 1 năm 2006 tại Đài Bắc
[sửa] Xem thêm
Tân Khổng giáo
Những cuốn sách quan trọng về triết học Trung Quốc
Đền Khổng Tử
Viện Khổng Tử
[sửa] Đọc thêm
Confucius. (1997). Lun yu, (In English The Analects of Confucius). Translation and notes by Simon Leys. New York : W.W. Norton. ISBN 0-393-04019-4
Confucius. (2001). "The Analects". Translated by E. Slingerland. In P. Ivanhoe, & B. Norden, Readings in Classical Chinese Philosophy. New York: Seven Bridges Press. (Original work published c. 551–479 BCE). ISBN 1-889119-09-1.
Csikszentmihalyi, M. (2005). "Confucianism: An Overview". In Encyclopedia of Religion (Vol. C, pp 1890–1905). Detroit: MacMillan Reference USA.
Herrlee Glessner Creel, Chinese Thought, from Confucius to Mao Zedong, ISBN 0-226-12030-9
Mengzi (2001). Mengzi Translation by B. Van Norden. In P. Ivanhoe & B. Norden, Readings in Classical Chinese Philosophy. New York: Seven Bridges Press. ISBN 1-889119-09-1.
Wu, J. (1995a). "Confucius". In I. McGreal (ed.), Great Thinkers of the Eastern World: The Major Thinkers of the Philosophical and Religious Classics of China, India, Japan, Korea and the world of Islam (pp 3–8). New York: HarperCollins. ISBN 0-06-270085-5
Wu. J. (1995b) "Mencius". In I. McGreal (ed.), Great Thinkers of the Eastern World: The Major Thinkers of the Philosophical and Religious Classics of China, India, Japan, Korea and the world of Islam (pp 27–30). New York: HarperCollins. ISBN 0-06-270085-5
Tham khảo Wiki tiếng Việt và Sử ký Tư Mã Thiên - Phan Ngọc dịch, NXB Văn Học - 1997)
Kinh thi - 經詩
Quốc phong - 國風
Chu nam - 周南
1. Quan thư 1 13. Cưu mộc 3 25. Phù dĩ 3
2. Quan thư 2 14. Chung tư 1 26. Hán Quảng 1
3. Quan thư 3 15. Chung tư 2 27. Hán Quảng 2
4. Cát đàm 1 16. Chung tư 3 28. Hán Quảng 3
5. Cát đàm 2 17. Đào yêu 1 29. Nhữ phần 1
6. Cát đàm 3 18. Đào yêu 2 30. Nhữ phần 2
7. Quyển nhĩ 1 19. Đào yêu 3 31. Nhữ phần 3
8. Quyển nhĩ 2 20. Thố tư 1 32. Lân chi chỉ 1
9. Quyển nhĩ 3 21. Thố tư 2 33. Lân chi chỉ 2
10. Quyển nhĩ 4 22. Thố tư 3 34. Lân chi chỉ 3
11. Cưu mộc 1 23. Phù dĩ 1
12. Cưu mộc 2 24. Phù dĩ 2
Thiệu nam - 召南
1. Thước sào 1 15. Cam đường 3 29. Tiểu tinh 2
2. Thước sào 2 16. Hành lộ 1 30. Giang hữu tự 1
3. Thước sào 3 17. Hành lộ 2 31. Giang hữu tự 2
4. Thái phiền 1 18. Hành lộ 3 32. Giang hữu tự 3
5. Thái phiền 2 19. Cao dương 1 33. Dã tử hữu khuân 1
6. Thái phiền 3 20. Cao dương 2 34. Dã tử hữu khuân 2
7. Thảo trùng 1 21. Cao dương 3 35. Dã tử hữu khuân 3
8. Thảo trùng 2 22. Ẩn kỳ lôi 1 36. Hà bỉ nùng hĩ 1
9. Thảo trùng 3 23. Ẩn kỳ lôi 2 37. Hà bỉ nùng hĩ 2
10. Thái tần 1 24. Ẩn kỳ lôi 3 38. Hà bỉ nùng hĩ 3
11. Thái tần 2 25. Biểu hữu mai 1 39. Trâu ngu 1
12. Thái tần 3 26. Biểu hữu mai 2 40. Trâu ngu 2
13. Cam đường 1 27. Biểu hữu mai 3
14. Cam đường 2 28. Tiểu tinh 1
Bội phong - 邶風
1. Bách chu 1 25. Kích cổ 4 49. Mao khâu 3
2. Bách chu 2 26. Kích cổ 5 50. Mao khâu 4
3. Bách chu 3 27. Khải phong 1 51. Giản hề 1
4. Bách chu 4 28. Khải phong 2 52. Giản hề 2
5. Bách chu 5 29. Khải phong 3 53. Giản hề 3
6. Lục y 1 30. Khải phong 4 54. Giản hề 4
7. Lục y 2 31. Hùng trĩ 1 55. Tuyền thuỷ 1
8. Lục y 3 32. Hùng trĩ 2 56. Tuyền thuỷ 2
9. Lục y 4 33. Hùng trĩ 3 57. Tuyền thuỷ 3
10. Yến yến 1 34. Hùng trĩ 4 58. Tuyền thuỷ 4
11. Yến yến 2 35. Bào hữu khổ diệp 1 59. Bắc môn 1
12. Yến yến 3 36. Bào hữu khổ diệp 2 60. Bắc môn 2
13. Yến yến 4 37. Bào hữu khổ diệp 3 61. Bắc môn 3
14. Nhật nguyệt 1 38. Bào hữu khổ diệp 4 62. Bắc phong 1
15. Nhật nguyệt 2 39. Cốc phong 1 63. Bắc phong 2
16. Nhật nguyệt 3 40. Cốc phong 2 64. Bắc phong 3
17. Nhật nguyệt 4 41. Cốc phong 3 65. Tĩnh nữ 1
18. Chung phong 1 42. Cốc phong 4 66. Tĩnh nữ 2
19. Chung phong 2 43. Cốc phong 5 67. Tĩnh nữ 3
20. Chung phong 3 44. Cốc phong 6 68. Tân đài 1
21. Chung phong 4 45. Thức vi 1 69. Tân đài 2
22. Kích cổ 1 46. Thức vi 2 70. Tân đài 3
23. Kích cổ 2 47. Mao khâu 1 71. Nhị tử thừa chu 1
24. Kích cổ 3 48. Mao khâu 2 72. Nhị tử thừa chu 2
Dung phong - 鄘風
1. Bách chu 1 11. Tang Trung 3 21. Tướng thử 2
2. Bách chu 2 12. Thuần chi bôn bôn 1 22. Tướng thử 3
3. Tường hữu từ 1 13. Thuần chi bôn bôn 2 23. Can mao 1
4. Tường hữu từ 2 14. Đính chi phương trung 1 24. Can mao 2
5. Tường hữu từ 3 15. Đính chi phương trung 2 25. Can mao 3
6. Quân tử giai lão 1 16. Đính chi phương trung 3 26. Tái trì 1
7. Quân tử giai lão 2 17. Đế đống 1 27. Tái trì 2
8. Quân tử giai lão 3 18. Đế đống 2 28. Tái trì 3
9. Tang Trung 1 19. Đế đống 3 29. Tái trì 4
10. Tang Trung 2 20. Tướng thử 1
Vệ phong - 衛風
1. Kỳ úc 1 13. Manh 3 25. Bá hề 1
2. Kỳ úc 2 14. Manh 4 26. Bá hề 2
3. Kỳ úc 3 15. Manh 5 27. Bá hề 3
4. Khảo bàn 1 16. Manh 6 28. Bá hề 4
5. Khảo bàn 2 17. Trúc can 1 29. Hữu hồ 1
6. Khảo bàn 3 18. Trúc can 2 30. Hữu hồ 2
7. Thạc nhân 1 19. Trúc can 3 31. Hữu hồ 3
8. Thạc nhân 2 20. Trúc can 4 32. Mộc qua 1
9. Thạc nhân 3 21. Hoàn lan 1 33. Mộc qua 2
10. Thạc nhân 4 22. Hoàn lan 2 34. Mộc qua 3
11. Manh 1 23. Hà Quảng 1
12. Manh 2 24. Hà Quảng 2
Vương phong - 王風
1. Thử ly 1 11. Trung cốc hữu thôi 1 21. Thái cát 2
2. Thử ly 2 12. Trung cốc hữu thôi 2 22. Thái cát 3
3. Thử ly 3 13. Trung cốc hữu thôi 3 23. Đại xa 1
4. Quân tử vu dịch 1 14. Thố viên 1 24. Đại xa 2
5. Quân tử vu dịch 2 15. Thố viên 2 25. Đại xa 3
6. Quân tử dương dương 1 16. Thố viên 3 26. Khâu trung hữu ma 1
7. Quân tử dương dương 2 17. Cát luỹ 1 27. Khâu trung hữu ma 2
8. Dương chi thuỷ 1 18. Cát luỹ 2 28. Khâu trung hữu ma 3
9. Dương chi thuỷ 2 19. Cát luỹ 3
10. Dương chi thuỷ 3 20. Thái cát 1
Trịnh phong - 鄭風
1. Tri y 1 19. Tuân đại lộ 1 37. Phong 4
2. Tri y 2 20. Tuân đại lộ 2 38. Đông môn chi thiện 1
3. Tri y 3 21. Nữ viết kê minh 1 39. Đông môn chi thiện 2
4. Thương Trọng Tử 1 22. Nữ viết kê minh 2 40. Phong vũ 1
5. Thương Trọng Tử 2 23. Nữ viết kê minh 3 41. Phong vũ 2
6. Thương Trọng Tử 3 24. Hữu nữ đồng xa 1 42. Phong vũ 3
7. Thúc vu điền 1 25. Hữu nữ đồng xa 2 43. Tử khâm 1
8. Thúc vu điền 2 26. Sơn hữu phù tô 1 44. Tử khâm 2
9. Thúc vu điền 3 27. Sơn hữu phù tô 2 45. Tử khâm 3
10. Thái Thúc vu điền 1 28. Thác hề 1 46. Dương chi thuỷ 1
11. Thái Thúc vu điền 2 29. Thác hề 2 47. Dương chi thuỷ 2
12. Thái Thúc vu điền 3 30. Giảo đồng 1 48. Xuất kỳ đông môn 1
13. Thanh nhân 1 31. Giảo đồng 2 49. Xuất kỳ đông môn 2
14. Thanh nhân 2 32. Khiên thường 1 50. Dã hữu man thảo 1
15. Thanh nhân 3 33. Khiên thường 2 51. Dã hữu man thảo 2
16. Cao cầu 1 34. Phong 1 52. Trân Vĩ 1
17. Cao cầu 2 35. Phong 2 53. Trân Vĩ 2
18. Cao cầu 3 36. Phong 3
Tề phong - 齊風
1. Kê minh 1 13. Đông phương vị minh 2 25. Tệ cẩu 1
2. Kê minh 2 14. Đông phương vị minh 3 26. Tệ cẩu 2
3. Kê minh 3 15. Nam sơn 1 27. Tệ cẩu 3
4. Tuyền 1 16. Nam sơn 2 28. Tái khu 1
5. Tuyền 2 17. Nam sơn 3 29. Tái khu 2
6. Tuyền 3 18. Nam sơn 4 30. Tái khu 3
7. Trử 1 19. Phủ điền 1 31. Tái khu 4
8. Trử 2 20. Phủ điền 2 32. Y ta 1
9. Trử 3 21. Phủ điền 3 33. Y ta 2
10. Đông phương chi nhật 1 22. Lô linh 1 34. Y ta 3
11. Đông phương chi nhật 2 23. Lô linh 2
12. Đông phương vị minh 1 24. Lô linh 3
Nguỵ phong - 魏風
1. Cát cú 1 7. Viên hữu đào 2 13. Phạt đàn 1
2. Cát cú 2 8. Trắc hộ 1 14. Phạt đàn 2
3. Phần tứ nhu 1 9. Trắc hộ 2 15. Phạt đàn 3
4. Phần tứ nhu 2 10. Trắc hộ 3 16. Thạc thử 1
5. Phần tứ nhu 3 11. Thập mẫu chi gian 1 17. Thạc thử 2
6. Viên hữu đào 1 12. Thập mẫu chi gian 2 18. Thạc thử 3
Đường phong - 唐風
1. Tất suất 1 12. Thù mâu 1 23. Vô y 2
2. Tất suất 2 13. Thù mâu 2 24. Hữu đệ chi đỗ 1
3. Tất suất 3 14. Thù mâu 3 25. Hữu đệ chi đỗ 2
4. Sơn hữu xu 1 15. Đệ đỗ 1 26. Cát sinh 1
5. Sơn hữu xu 2 16. Đệ đỗ 2 27. Cát sinh 2
6. Sơn hữu xu 3 17. Cao cầu 1 28. Cát sinh 3
7. Dương chi thuỷ 1 18. Cao cầu 2 29. Cát sinh 4
8. Dương chi thuỷ 2 19. Bảo vũ 1 30. Cát sinh 5
9. Dương chi thuỷ 3 20. Bảo vũ 2 31. Thái linh 1
10. Tiêu liêu 1 21. Bảo vũ 3 32. Thái linh 2
11. Tiêu liêu 2 22. Vô y 1 33. Thái linh 3
Tần phong - 秦風
1. Xa lân 1 10. Kiêm gia 1 19. Thần phong 2
2. Xa lân 2 11. Kiêm gia 2 20. Thần phong 3
3. Xa lân 3 12. Kiêm gia 3 21. Vô y 1
4. Tứ thiết 1 13. Chung Nam 1 22. Vô y 2
5. Tứ thiết 2 14. Chung Nam 2 23. Vô y 3
6. Tứ thiết 3 15. Hoàng điểu 1 24. Vị Dương 1
7. Tiểu nhung 1 16. Hoàng điểu 2 25. Vị Dương 2
8. Tiểu nhung 2 17. Hoàng điểu 3 26. Quyền dư 1
9. Tiểu nhung 3 18. Thần phong 1 27. Quyền dư 2
Trần phong - 陳風
1. Uyển khâu 1 10. Đông môn chi trì 1 19. Nguyệt xuất 1
2. Uyển khâu 2 11. Đông môn chi trì 2 20. Nguyệt xuất 2
3. Uyển khâu 3 12. Đông môn chi trì 3 21. Nguyệt xuất 3
4. Đông môn chi phần 1 13. Đông môn chi dương 1 22. Tru Lâm 1
5. Đông môn chi phần 2 14. Đông môn chi dương 2 23. Tru Lâm 2
6. Đông môn chi phần 3 15. Mộ môn 1 24. Trạch bi 1
7. Hoành môn 1 16. Mộ môn 2 25. Trạch bi 2
8. Hoành môn 2 17. Phòng hữu thước sào 1 26. Trạch bi 3
9. Hoành môn 3 18. Phòng hữu thước sào 2
Cối phong - 檜風
1. Cao cầu 1 5. Tố quan 2 9. Thấp hữu trường sở 3
2. Cao cầu 2 6. Tố quan 3 10. Phỉ phong 1
3. Cao cầu 3 7. Thấp hữu trường sở 1 11. Phỉ phong 2
4. Tố quan 1 8. Thấp hữu trường sở 2 12. Phỉ phong 3
Tào phong - 曹風
1. Phù du 1 6. Hậu nhân 3 11. Thi cưu 4
2. Phù du 2 7. Hậu nhân 4 12. Hạ tuyền 1
3. Phù du 3 8. Thi cưu 1 13. Hạ tuyền 2
4. Hậu nhân 1 9. Thi cưu 2 14. Hạ tuyền 3
5. Hậu nhân 2 10. Thi cưu 3 15. Hạ tuyền 4
Bân phong - 豳風
1. Thất nguyệt 1 10. Xi hiêu 2 19. Phá phủ 3
2. Thất nguyệt 2 11. Xi hiêu 3 20. Phạt kha 1
3. Thất nguyệt 3 12. Xi hiêu 4 21. Phạt kha 2
4. Thất nguyệt 4 13. Đông Sơn 1 22. Cửu vực 1
5. Thất nguyệt 5 14. Đông Sơn 2 23. Cửu vực 2
6. Thất nguyệt 6 15. Đông Sơn 3 24. Cửu vực 3
7. Thất nguyệt 7 16. Đông Sơn 4 25. Cửu vực 4
8. Thất nguyệt 8 17. Phá phủ 1 26. Lang bạt 1
9. Xi hiêu 1 18. Phá phủ 2 27. Lang bạt 2
Nhã - 雅
Tiểu nhã - 小雅
Đại nhã - 大雅
Tụng - 頌
Chu tụng - 周頌
Lỗ tụng - 魯頌
Thương tụng - 商頌