Cổ Thi Trung Quốc
Cốc phong 5
Khổng Tử 孔子 *
đăng lúc 11:37:49 AM, Jul 05, 2008 *
Số lần xem: 1932 Cốc phong 5 (Khổng Tử - 孔子, Trung Quốc)
Thể thơ: Kinh thi (thời kỳ: Đời Chu về trước)
Đã được xem 145 lần
穀風 5
不我能慉,
反以我為讎。
既阻我德,
賈用不售。
昔育恐育鞫,
及爾顛覆。
既生既育,
Cốc phong 5
Bất ngã năng súc,
Phản dĩ ngã vi thù.
Ký trở ngã đức,
Cổ dụng bất thụ.
Tích dục khủng dục cúc,
Cập nhĩ điên phúc,
Ký sinh ký dục,
Tỷ dư vu độc.
Gió đông 5 (Người dịch: Tạ Quang Phát)
Đối với em chàng không nuôi dưỡng,
Như cừu thù nghịch tưởng cho em.
Khước từ việc phải em làm,
Như người rao bán ai thèm mua cho.
Nhớ khi xưa chung lo cùng khổ,
Sợ cùng nhau đến chỗ ngửa nghiêng.
Nay thành sự nghiệp sống yên,
Coi như chất độc chàng liền bỏ em.
dịch nghĩa
Chàng không nuôi dưỡng được em,
Mà ngược lại coi em như cừu thù.
Chàng từ khước, cự tuyệt điều hay việc phải của em (cho nên tuy lao nhọc làm việc như thế mà em vẫn không được chàng đoái dùng đến).
Cũng như đem vật ra bán mà chẳng được ai mua.
Nhớ lại xưa kia, sống chung với nhau, chúng ta lo sợ cho lẽ sống của chúng ta phải cùng dứt,
Mà em với chàng phải đến cản khốn đốn ngửa nghiêng,
Nay sinh sống yên rồi,
Chàng phụ phàng quên ơn, nỡ đem em ra so sánh với nọc độc đánh kinh tởm để đuổi bỏ em.
Chú giải của Chu Hy:
Chương này thuộc phú.
dục: nuôi dưỡng.
trở: khước, từ khước.
cúc: cùng tận, hết.
Trương Tử nói rằng: "dục khủng", là ý nói sống trong niềm lo sợ.
"Dục cúc", là ý nói sống trong cảnh khốn cùng. Giảng như thế cũng thông.
Tiếp theo chương trên, nàng nói: em ở trong nhà chàng lao nhọc như thế, chàng đã chẳng nuôi dưỡng em, trái lại còn coi em như kẻ cừ thù, lại còn khước từ điều hay việc phải của em. Cho nên tuy lao nhọc như thế mà em vẫn không được chàng dùng đến, cũng như đem hàng ra bán mà chẳng được ai mua. Nhân nhớ lại ngày xưa kia, chàng và em cũng sống chung với nhau, chúng ta chỉ lo sợ cho đời sống sẽ lâm bước đường cùng mà em với chàng phải đến cảnh khổ ngửa nghiêng. Nay đã toại yên được cuộc sống (đã lập được sự nghiệp, cuộc sống trở nên yên ổn), chàng ngược lại, nỡ đem em so sánh với nọc độc (đáng kinh tởm) mà bỏ em sao?
***
*
Ý kiến bạn đọc
Vui lòng
login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin
ghi danh.