Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939)
tiểu sử tác giả
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu
Sinh ngày: 8 tháng 5 năm 1888
tại Khê thượng (Sơn Tây), Việt Nam
Mất ngày: 17 tháng 6 năm 1939
Nghề nghiệp: nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch
Tác phẩm chính: Giấc mộng con I, Giấc mộng con II
Ảnh hưởng tới: nhiều nhà thơ trong phong trào thơ mới
Ảnh hưởng bởi: Lý Bạch, Nguyễn Du
*****
Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh ngày 8 tháng 5 năm 1888 (tức ngày 29 tháng 4 năm Mậu Tý), tại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây; nay là huyện Ba Vì (một thời thuộc ngoại thành Hà Nội, nay thuộc tỉnh Hà Tây).
Ông xuất thân trong một gia đình phong kiến quan lại. Thân sinh ông là Nguyễn Danh Kế, đỗ Cử nhân, làm đến Án sát và từng giữ chức Ngự sử trong kinh. Mẹ là Lưu Thị Hiền, cũng có sách ghi là đào Nghiêm, vốn là một đào hát, nổi tiếng tài sắc, giỏi văn thơ.
Do ảnh hưởng gia đình, năm 14 tuổi, ông đã thạo các lối từ chương thi phú. Năm 1907, ông theo anh ra Hà Nội, học trường Quy Thức ở phố Gia Ngư. Năm 1909, đi thi hương ở Nam Định, bị hỏng. Năm 1912, đi thi khoa Nhâm Tý, vẫn hỏng. Trở về Hà Nội, chứng kiến người yêu là cô Đỗ thị đi lấy chồng, ông chán nản bỏ về Hòa Bình tìm khuây lãng; rồi cùng bạn là nhà tư sản Bạch Thái Bưởi lên chùa uống rượu, làm thơ và thưởng trăng, sống theo lối "tịch cốc".
Năm 1915, ông lập gia đình. Năm 1916, người anh từ trần, gia đình trở nên cùng túng, Tản Đà quyết định chuyển hẳn sang nghề cầm bút. Thời gian này ông viết tuồng cho các rạp và được đọc thêm nhiều sách dịch Âu Tây bằng chữ Hán, nhờ đó tư tưởng có nhiều biến chuyển.
Năm 1920, đi du lịch ở Huế, Đà Nẵng, trở về viết truyện "Thề non nước". Năm 1921, làm chủ bút tờ Hữu Thanh tạp chí. Được 6 tháng, từ chức, trở về quê. Năm 1922, lại ra Hà Nội lập Tản Đà thư điếm, sau tập hợp với Nghiêm hàm ấn quán thành Tản Đà thư cục.
Năm 1925, phong trào yêu nước dấy lên mạnh mẽ, Tản Đà càng nhập thế tích cực hơn. Ông tổ chức một chuyến du lịch vào Nam, gặp gỡ nhiều nhà chí sĩ và viết bài trên nhiều báo.
Tháng 2 năm 1928, trở về Bắc, rồi lên định cư vùng Yên Lập (Vĩnh Yên), nhưng bị quan lại địa phương gây khó dễ, phải xuống Hải Phòng, rồi lại lên Hà Nội. Năm 1933, sau khi An Nam tạp chí bị đình bản, ông chuyển sang trợ bút cho Văn học tạp chí ít lâu rồi về quê ở ẩn.
Cuối năm 1937, chuyển về làng Hà Trì (Hà Đông), tham gia dịch thuật, viết báo. Sau vì bị viên quan Tổng đốc Hà Đông thù ghét, phải chuyển ra Hà Nội, mở lớp dạy Quốc văn hàm thụ, Hán văn diễn giảng, kiêm cả xem lý số Hà lạc. Ông sống nghèo đói, không đủ ăn và trả tiền nhà, bị chủ nhà tịch thu đồ đạc và đuổi đi, Tản Đà phải cùng gia đình dọn về phố Cầu mới.
Trong hai năm 1937 và 1938, ông dịch thơ Đường đăng trên báo Ngày nay, trong đó có bài Hoàng Hạc lâu nổi tiếng của Thôi Hiệu.
Ông qua đời vì bệnh vào ngày 17 tháng 6 năm 1939.
Trên văn đàn của văn học Việt Nam trong hơn 3 thập niên đầu thế kỷ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tạo. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực, đi khắp miền đất nước, ông để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại".
Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường ra thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường hay nhất.
Tác phẩm:
Văn:
* Giấc mộng con I (1917)
* Giấc mộng con II (1932)
* Giấc mộng lớn (1932)
* Thề non nước (1922)
* Tản Đà văn tập (1932)
Thơ:
* Khối tình con I (1916)
* Khối tình con II (1916)
* Tản Đà xuân sắc (1918)
* Khối tình con III (1932)
Kịch:
* Tây Thi (1922)
* Tống biệt (1922)
Dịch thuật:
* Liêu Trai chí dị (1934)
Nghiên cứu:
* Vương Thúy Kiều chú giải (1938)
* Một số bài báo...
Theo Wikipedia Tiếng Việt: http://vi.wikipedia.org/w.../T%E1%BA%A3n_%C4%90%C3%A0
1. (Không đề) 29. Hủ nho lo việc đời 57. Tự thuật
2. (Không đề) 30. Hơn nhau một chén rượu mời 58. Tự trào
3. Đề khối tình con thứ hai 31. Hoa sen nở trước nhất đầm 59. Tâm sự nàng Mị Ê
4. Đề khối tình con thứ nhất 32. Khai bút năm Canh Thân 1920 60. Tây hồ vọng nguyệt
5. Đời đáng chán 33. Khai bút năm Tân Dậu 1921 61. Tương tư
6. Đời Hậu Trần 34. Không chồng ai dễ sống chi lâu 62. Thề non nước
7. Đời lắm việc 35. Kiếp con quay 63. Thú ăn chơi
8. Đêm đông hoài cảm 36. Lại say 64. Thăm mả cũ bên đường
9. Đêm suông phủ Vĩnh 37. Lo văn ế 65. Thăm thằng bù nhìn
10. Đêm tối 38. Mậu Thìn xuân cảm 66. Thơ rượu
11. Đêm thu trông trăng 39. Một bức thư của người nhà quê 67. Thư đưa người tình nhân có quen biết
12. Ước sao Thương nối sông Đà 40. Muốn làm thằng Cuội 68. Thư lại trách người tình nhân không quen biết
13. Cảm thu, tiễn thu 41. Nói chuyện với ảnh 69. Thư trách người tình nhân không quen biết
14. Cảnh vui của nhà nghèo 42. Nói chuyện với bóng 70. Thương ai
15. Cái giống yêu hoa 43. Năm hết hữu cảm 71. Thu khuê hành
16. Còn chơi 44. Ngày xuân tương tư 72. Thuật bút
17. Cô Tây đen 45. Ngày xuân thơ rượu 73. Thuý Kiều hầu rượu Hồ Tôn Hiến
18. Chơi Hoà Bình 46. Nhắn Từ Đạm 74. Trời mắng
19. Chơi Huế 47. Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng 75. Trông hạc bay
20. Chưa say 48. Nhớ cảnh nước lụt ở Bắc 76. Về người đá
21. Chim hoạ mi trong lồng 49. Nhớ chị hàng cau 77. Về quê nhà cảm tác
22. Con cuốc cùng con chẫu chuộc 50. Qua cầu Hàm Rồng hứng bút 78. Vịnh bức địa đồ rách
23. Con gái hái dâu 51. Quê nhà chơi mát cảm hứng 79. Vịnh cánh hoa đào
24. Gặp xuân 52. Rau sắng chùa Hương 80. Vợ chồng người đốt than
25. Ghẹo người vu vơ 53. Say 81. Vui xuân
26. Gió thu 54. Sự nghèo 82. Xẩm chợ
27. Hầu trời 55. Tế Chiêu Quân 83. Xem cô chài đánh cá
28. Hỏi gió 56. Tống biệt 84. Xuân tứ
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu
Sinh ngày: 8 tháng 5 năm 1888
tại Khê thượng (Sơn Tây), Việt Nam
Mất ngày: 17 tháng 6 năm 1939
Nghề nghiệp: nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch
Tác phẩm chính: Giấc mộng con I, Giấc mộng con II
Ảnh hưởng tới: nhiều nhà thơ trong phong trào thơ mới
Ảnh hưởng bởi: Lý Bạch, Nguyễn Du
*****
Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh ngày 8 tháng 5 năm 1888 (tức ngày 29 tháng 4 năm Mậu Tý), tại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây; nay là huyện Ba Vì (một thời thuộc ngoại thành Hà Nội, nay thuộc tỉnh Hà Tây).
Ông xuất thân trong một gia đình phong kiến quan lại. Thân sinh ông là Nguyễn Danh Kế, đỗ Cử nhân, làm đến Án sát và từng giữ chức Ngự sử trong kinh. Mẹ là Lưu Thị Hiền, cũng có sách ghi là đào Nghiêm, vốn là một đào hát, nổi tiếng tài sắc, giỏi văn thơ.
Do ảnh hưởng gia đình, năm 14 tuổi, ông đã thạo các lối từ chương thi phú. Năm 1907, ông theo anh ra Hà Nội, học trường Quy Thức ở phố Gia Ngư. Năm 1909, đi thi hương ở Nam Định, bị hỏng. Năm 1912, đi thi khoa Nhâm Tý, vẫn hỏng. Trở về Hà Nội, chứng kiến người yêu là cô Đỗ thị đi lấy chồng, ông chán nản bỏ về Hòa Bình tìm khuây lãng; rồi cùng bạn là nhà tư sản Bạch Thái Bưởi lên chùa uống rượu, làm thơ và thưởng trăng, sống theo lối "tịch cốc".
Năm 1915, ông lập gia đình. Năm 1916, người anh từ trần, gia đình trở nên cùng túng, Tản Đà quyết định chuyển hẳn sang nghề cầm bút. Thời gian này ông viết tuồng cho các rạp và được đọc thêm nhiều sách dịch Âu Tây bằng chữ Hán, nhờ đó tư tưởng có nhiều biến chuyển.
Năm 1920, đi du lịch ở Huế, Đà Nẵng, trở về viết truyện "Thề non nước". Năm 1921, làm chủ bút tờ Hữu Thanh tạp chí. Được 6 tháng, từ chức, trở về quê. Năm 1922, lại ra Hà Nội lập Tản Đà thư điếm, sau tập hợp với Nghiêm hàm ấn quán thành Tản Đà thư cục.
Năm 1925, phong trào yêu nước dấy lên mạnh mẽ, Tản Đà càng nhập thế tích cực hơn. Ông tổ chức một chuyến du lịch vào Nam, gặp gỡ nhiều nhà chí sĩ và viết bài trên nhiều báo.
Tháng 2 năm 1928, trở về Bắc, rồi lên định cư vùng Yên Lập (Vĩnh Yên), nhưng bị quan lại địa phương gây khó dễ, phải xuống Hải Phòng, rồi lại lên Hà Nội. Năm 1933, sau khi An Nam tạp chí bị đình bản, ông chuyển sang trợ bút cho Văn học tạp chí ít lâu rồi về quê ở ẩn.
Cuối năm 1937, chuyển về làng Hà Trì (Hà Đông), tham gia dịch thuật, viết báo. Sau vì bị viên quan Tổng đốc Hà Đông thù ghét, phải chuyển ra Hà Nội, mở lớp dạy Quốc văn hàm thụ, Hán văn diễn giảng, kiêm cả xem lý số Hà lạc. Ông sống nghèo đói, không đủ ăn và trả tiền nhà, bị chủ nhà tịch thu đồ đạc và đuổi đi, Tản Đà phải cùng gia đình dọn về phố Cầu mới.
Trong hai năm 1937 và 1938, ông dịch thơ Đường đăng trên báo Ngày nay, trong đó có bài Hoàng Hạc lâu nổi tiếng của Thôi Hiệu.
Ông qua đời vì bệnh vào ngày 17 tháng 6 năm 1939.
Trên văn đàn của văn học Việt Nam trong hơn 3 thập niên đầu thế kỷ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tạo. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực, đi khắp miền đất nước, ông để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại".
Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường ra thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường hay nhất.
Tác phẩm:
Văn:
* Giấc mộng con I (1917)
* Giấc mộng con II (1932)
* Giấc mộng lớn (1932)
* Thề non nước (1922)
* Tản Đà văn tập (1932)
Thơ:
* Khối tình con I (1916)
* Khối tình con II (1916)
* Tản Đà xuân sắc (1918)
* Khối tình con III (1932)
Kịch:
* Tây Thi (1922)
* Tống biệt (1922)
Dịch thuật:
* Liêu Trai chí dị (1934)
Nghiên cứu:
* Vương Thúy Kiều chú giải (1938)
* Một số bài báo...
Theo Wikipedia Tiếng Việt: http://vi.wikipedia.org/w.../T%E1%BA%A3n_%C4%90%C3%A0
1. (Không đề) 29. Hủ nho lo việc đời 57. Tự thuật
2. (Không đề) 30. Hơn nhau một chén rượu mời 58. Tự trào
3. Đề khối tình con thứ hai 31. Hoa sen nở trước nhất đầm 59. Tâm sự nàng Mị Ê
4. Đề khối tình con thứ nhất 32. Khai bút năm Canh Thân 1920 60. Tây hồ vọng nguyệt
5. Đời đáng chán 33. Khai bút năm Tân Dậu 1921 61. Tương tư
6. Đời Hậu Trần 34. Không chồng ai dễ sống chi lâu 62. Thề non nước
7. Đời lắm việc 35. Kiếp con quay 63. Thú ăn chơi
8. Đêm đông hoài cảm 36. Lại say 64. Thăm mả cũ bên đường
9. Đêm suông phủ Vĩnh 37. Lo văn ế 65. Thăm thằng bù nhìn
10. Đêm tối 38. Mậu Thìn xuân cảm 66. Thơ rượu
11. Đêm thu trông trăng 39. Một bức thư của người nhà quê 67. Thư đưa người tình nhân có quen biết
12. Ước sao Thương nối sông Đà 40. Muốn làm thằng Cuội 68. Thư lại trách người tình nhân không quen biết
13. Cảm thu, tiễn thu 41. Nói chuyện với ảnh 69. Thư trách người tình nhân không quen biết
14. Cảnh vui của nhà nghèo 42. Nói chuyện với bóng 70. Thương ai
15. Cái giống yêu hoa 43. Năm hết hữu cảm 71. Thu khuê hành
16. Còn chơi 44. Ngày xuân tương tư 72. Thuật bút
17. Cô Tây đen 45. Ngày xuân thơ rượu 73. Thuý Kiều hầu rượu Hồ Tôn Hiến
18. Chơi Hoà Bình 46. Nhắn Từ Đạm 74. Trời mắng
19. Chơi Huế 47. Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng 75. Trông hạc bay
20. Chưa say 48. Nhớ cảnh nước lụt ở Bắc 76. Về người đá
21. Chim hoạ mi trong lồng 49. Nhớ chị hàng cau 77. Về quê nhà cảm tác
22. Con cuốc cùng con chẫu chuộc 50. Qua cầu Hàm Rồng hứng bút 78. Vịnh bức địa đồ rách
23. Con gái hái dâu 51. Quê nhà chơi mát cảm hứng 79. Vịnh cánh hoa đào
24. Gặp xuân 52. Rau sắng chùa Hương 80. Vợ chồng người đốt than
25. Ghẹo người vu vơ 53. Say 81. Vui xuân
26. Gió thu 54. Sự nghèo 82. Xẩm chợ
27. Hầu trời 55. Tế Chiêu Quân 83. Xem cô chài đánh cá
28. Hỏi gió 56. Tống biệt 84. Xuân tứ