Nov 23, 2024

Biên khảo

Giai Thoai Tản Ðà - Thien Thai - Dan Bau Duc Thanh
Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939) * đăng lúc 07:57:30 PM, Aug 15, 2008 * Số lần xem: 2999
Giai thoại về Tản Đà,

Có một giai thoại về Tản Đà, không phù hợp với cấu trúc wikipedia, nhưng khá hay, giúp làm rõ thêm về quan điểm nhân văn, tính cách Tản Đà, và nó có liên quan đến một danh nhân lịch sử khác là Nguyễn Thái Học: do ông Nhượng Tống kể lại

Bấy giờ ông Tản Đà có một cơ sở ấn loát riêng, có máy in riêng. Cái máy in không làm việc hết công suất. Nhượng Tống vốn biết chuyện, bèn bàn với Nguyễn Thái Học...mua máy in, để dùng vào việc chính trị, cách mạng. Ông đưa Nguyễn Thái Học đến gặp Tản Đà, nói tất cả "mục đích yêu cầu", mong Tản Đà thuận... (liều mạng?) mà nhường cái máy...

Nguyễn Thái Học thưa: -...Ngài xin cho biết giá cả... và thủ tục giấy tờ... cần thiết...

-... các anh đợi tớ... một tí... tớ cần đi ra ngoài một tí...

Nguyễn Thái Học và Nhượng Tống nghĩ rằng ngài có cái "besoin"... Yên trí ngồi đợi...

Nhưng lâu quá , không thấy ngài trở vào... Nguyễn Thái Học bấm nhỏ, bảo Nhượng Tống... hãy lỉnh đi ngay, ngộ nhỡ... thì phiền.

Nhượng Tống dắt Nguyễn Thái Học và nhà sau, ghé tai vào cửa buồng ngài dùng như phòng ngủ. Nghe tiếng ngáy rất giòn và đều ...

Nhưng sau đó nhiều ngày ,chả có chi phiền xảy ra. Nhượng Tống trở lại (trụ sở An Nam Tạp Chí),xin gặp, để...hỏi lại cái việc dang dở hôm trước.

Tản Đà bảo : -Anh đem đến cho tôi...một thằng không đáng xài... Nó đã bảo với tôi rằng nó sẽ dùng máy in cho một việc lớn, việc nước... thế mà nó còn nói đến tiền bạc với tôi...ấy à...!

Nhượng Tống kể chuyện ấy để minh họa cái thói (quen )của Nguyễn Thái Học, một người tốt nghiệp Cao Đẳng Thương mại, nó không khớp với cái thói (quen) vong mạng của ông Nguyễn Khắc Hiếu, nhà Nho, nhà Thơ...


[sửa] Viết lại
Tôi đang cố gắng viết lại bài này, mong mọi người hợp tác Xiaoao (thảo luận) 17:59, ngày 19 tháng 5 năm 2008 (UTC)


[sửa] Hai đoạn mở đầu
Flavia (?) đã bỏ 2 đoạn mở đầu:

Trời sinh ra bác Tản Đà
Quê hương thời có, cửa nhà thời không
Nửa đời nam, bắc, tây, đông
Bạn bè sum họp, vợ chồng biệt ly
Túi thơ đeo khắp ba kỳ
Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió trăng...

—Tản Đà
Trong cái trang thi sĩ của cuốn Việt Nam văn học sử sau này, dẫu sao mặc lòng, ông Tản Đà vẫn là một người đứng đầu của thời đại này

—Ngô Tất Tố
Cách trình bày này bên wiki tiếng Ý đã làm từ lâu (không biết còn tiếng nào nữa), tôi học theo có điều bên mình làm ra không đẹp bằng, vd: [1][2] [3][4]. Tôi không biết sửa nên trông không gọn thôi. Ông Flavia nói đoạn ấy làm cho bài "giống 1 bài bình về Tản Đà hơn bài bách khoa", như vậy là không hiểu "bài bình" như thế nào; trước tiên: chẳng ai bình mà phân mục ra tiểu sử, sự nghiệp này nọ như ở đây đang làm cả. 2 đoạn ấy tôi muốn đập vào mắt người ta vì nó là 2 đoạn tiêu biểu, 1 đoạn thơ của chính Tản Đà tự giới thiệu, thể hiện phong cách, 1 của Ngô Tất Tố, gồm những câu đã khái quát tầm quan trọng của Tản Đà. Trình bày như vậy tôi thấy không những không mất đi tính bách khoa mà làm cho bài thêm thu hút. Và tôi thấy trước giờ không ai cấm trình bày bài bách khoa 1 cách hoa mỹ, thu hút cả, chớ nhầm hình thức với nội dung.Xiaoao (thảo luận) 08:30, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)

Bài này còn chưa viết xong nên hơi luộm thuộm, dù vậy vẫn cần (càng) phải tỏ ra nghiêm túc trong việc chỉnh sửa. Xiaoao (thảo luận) 08:32, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)

Không hiểu bên Wikipedia tiếng Ý họ làm việc ra sao (tôi chắc là đã có thảo luận bên đó về vấn đề này vì đây là lần đầu tiên tôi thấy mở đầu bằng thơ), nhưng đoạn viết mở đầu (viết lead, viết intro) ở vi-wiki tôi chưa thấy ai mở đầu bằng thơ, nhận định cả cả. Tất cả nên bắt đầu bằng 1 fact để cung cấp cái thông tin tổng quát nhất để người đọc có thể mường tượng về nhân vật rồi đọc tiếp. Tôi nói giống bài bình Tản Đà là ở hai khúc thơ đó thôi chứ không phải toàn bộ, hai thơ và bình thơ trên Xiaoao có thể cho vào nhận định chứ không phải ở đầu. Câu cuối, văn phong của tiếng Việt khác tiếng Ý. Thân
Nếu Xiaoao muốn dùng văn phong kiểu này bạn có thể thảo luận tại đây để cộng đồng quyết định vì nó là chất lượng chung của bài viết trên Wikipedia tiếng Việt. FlaVia 08:43, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Cái này không phải là "văn phong", bạn lại nhầm rồi, đây chỉ đơn giản là cách "trình bày". "Văn phong" là phong cách viết, nó phụ thuộc vào tình cảm, tâm hồn, ý tưởng của người viết, khác rất nhiều. Còn nữa, "Văn phong tiếng Việt" khác "văn phong tiếng Ý" là nghĩa làm sao ? Có lẽ bạn tưởng tôi không hiểu tiếng Việt, nên mới dùng từ rắc rối để biện hộ cho cái nghĩa mà bạn cho là rắc rối. Thật ra ý của bạn không có gì rắc rối cả, nếu cái bạn lưu ý là cái bài tôi đang làm. Ở đây tôi muốn thảo luận về sự "trình bày", không liên quan gì đến "phong cách viết". Mà về "trình bày" thì chúng ta chỉ khác Trung Quốc, Nhật, Irag... vì chữ chúng ta là chữ cái la-tinh viết theo hàng ngang, chứ tôi chưa thấy điểm khác biệt về cách trình bày của văn Việt và văn Ý, Pháp, Anh. Ở chúng ta cũng chấm viết hoa, cũng phẩy viết thường, cũng thụt đầu dòng, cũng canh lề bên trái... có gì mà khác ? Còn nếu thật ý bạn là "phong cách viết của Việt khác phong cách viết của Ý" thì càng lạ đời nữa, có ai đem văn phong mà gán cho 1 quốc gia để so sánh bao giờ ? Nói về văn phong thì 2 anh em trong 1 nhà cũng khác, nói chi đến quốc gia cho nó mệt. Nhưng ở đây đang nói về sự trình bày. Đem 2 câu nói ấn tượng để lên đầu cho bài viết được thu hút không có gì là vi phạm tính bách khoa. Điều tôi không vui lòng lắm là wiki bên mình làm chỗ đó ko đẹp bằng bên Ý, cái này nếu ai biết sửa thì sửa cho chữ nó nhỏ lại, vậy thôi. Xiaoao (thảo luận) 09:20, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)

Tôi nghĩ Flavia dùng từ "văn phong" ở đây với ý nghĩa là "văn phong từ điển bách khoa" hay cụ thể hơn, "văn phong của từ điển bách khoa tri thức mở Wikipedia tiếng Việt". Ngoài ra, tôi đồng ý với Xiaoao, rằng Wikipedia cần tự làm mới chính nó, nếu không sẽ sa vào lối viết khuôn mẫu khô cứng và, ở phương diện nào đó, có thể làm nghèo tiếng Việt hay đơn điệu hóa cách trình bày văn bản. Việt Hà (thảo luận) 09:38, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Có người bên ngành văn vào rồi, hết cơ hội giải thích. Nhưng dù sao vẫn đề nghị Xiaoao thăm dò trước vì cách trình bày đó mới mẻ, choáng, và văn chương quá, không rõ về tính bách khoa của nó. Thân FlaVia 11:26, ngày 22 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Tôi thích cụm từ "văn chương quá", có lẽ còn những cụm từ khác tốt hơn mà người nói chưa nghĩ ra, song dùng nó có thể gây cười Xiaoao (thảo luận) 07:57, ngày 26 tháng 5 năm 2008 (UTC)

Thien Thai - Dan Bau Duc Thanh 3

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.