Nov 21, 2024

Tác giả

Thiền Sư Từ Đạo Hạnh
Hình ảnh
#1
Ðạo Hạnh Thiền Sư
(? - 1117)


Từ Lộ là con ông Từ Vinh giữ chức Tăng quan đô án triều Lý. Sinh năm nào và quê quán ở đâu chưa rõ, trú quán ở hương Yên Lãng (tục gọi làng Láng).[1]

Theo Thiền uyển tập anh, ông là nhà sư thuộc thế hệ thứ mười hai, dòng thiền Nam phương, nhưng qua sử sách, phương pháp tu hành lại gần với phái Mật Tông[2]. Tu ở chùa Thiên Phúc[3], trên núi Phật Tích, châu Quốc Oai.Cho đến nay, ta chưa biết hành trạng đích thực của Từ Ðạo Hạnh thế nào, nhưng theo Thiền uyển tập anh thì ông từng kết bạn với hai nhà sư Giác Hải[4], Minh Không và cả ba người đã tìm đường sang ấn Ðộ để học đạo Phật. Có thể nói đây là một trong những nhân vật mà giữa truyền thuyết và sự thực, khó phân định ranh giới cho minh bạch.

Ông mất vào nãm Ðinh Dậu, niên hiệu Hội Tường Ðại Khánh thứ tám (1117).

Truyền thuyết lưu rằng, sau khi Từ Đạo Hạnh chết, ông đầu thai thành con của Sùng Hiền Hầu - em trai của vua Lý Nhân Tông. Vị vua này không có con nên đã nhường ngôi cho con của Sùng Hiền Hầu, người con này chính là Từ Đạo Hạnh đầu thai, trở thành vua Lý Thần Tông.

Tại Hà Nội có chùa Láng được xây dựng đời vua Lý Anh Tông (con của Lý Thần Tông). Chùa thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh và Lý Thần Tông.

Tác phẩm: hiện còn 4 bài thơ chữ Hán và 1 bài Giáo trò



Nguồn: internet

 

**************************************


Vấn Kiều Trí Huyền

Bản chữ Hán

問喬智玄

久混凡塵未識金,
不知何處是真心。
願乘指的開方便,
了見如如斷苦尋。.
 
Phiên âm Hán Việt

Vấn Kiều Trí Huyền [1]

Cửu hỗn phàm trần vị thức câm (kim),
Bất tri hà xứ thị chân tâm.
Nguyện thuỳ chỉ đích khai phương tiện,
Liễu kiến như như đoạn khổ tầm.
Dịch nghĩa

Hỏi Kiều Trí Huyền

Lăn lóc nhiều giữa cõi phàm trần mà chưa nhận rõ vàng [thau],
Chẳng biết nơi nào là chân tâm.
Mong người rủ lòng chỉ cho cái đích và mở ra phương tiện,
Để thấy rõ "như như", khỏi phải khổ công tìm kiếm.


Các bản dịch thơ

Hỏi Kiều Trí Huyền

Lăn lóc tìm châu giữa bụi đời,
"Chân tâm" nào đã thấy tăm hơi!
Dám mong chỉ lối, giùm phương tiện,
Nhìn rõ "như như", khổ hận vơi.


Bản dịch: Huệ Chi


Lẫn với bụi đời tự bấy lâu
Chân tâm vàng ngọc biết tìm đâu?
Cúi xin rộng mở bày phương tiện
Thấy được chân như sạch khổ sầu.


Bản dịch: Nguyễn Lang
(Việt Nam Phật Giáo Sử Luận tập 1)

****************************************************************

Giáo trò


Trình làng trình chạ,[1]

Thượng hạ Tây Đông.

Tư cảnh hòa trung,[2]

Nghe tôi giáo trống.

Trướng không phong động,

Cũng bởi trống tôi.[3]

Làng đã vào ngồi,

Tôi xin diễn tích.



Đạo Hạnh Thiền sư
 


1. Chạ: tiếng nôm cổ, chỉ một cộng đồng sinh hoạt thời xưa, có thể tương đương hay bé hơn một làng.
2. Tư cảnh hòa trung: đây là một câu chữ Hán, ý tiếp liền với câu sau, đại lược là: trong sự hòa hợp của khung cảnh này xin hãy nghe tiếng trống giáo trò của tôi.
3. Hai câu 5 và 6 ý nói sức mạnh thôi thúc của tiếng trống trò làm cho không khí buổi diễn sôi nổi, làm cho khán giả bị thu hút và như có một làn gió cuốn tung cả màn trướng lên.

 

 

Tất cả các bài của tác giả Thiền Sư Từ Đạo Hạnh:

Vấn Kiều Trí Huyền - Cổ thi Việt Nam - Feb 21, 2016
Thị Tịch Cáo Đại Chúng - Cổ thi Việt Nam - Feb 20, 2016
Thất Châu - Cổ thi Việt Nam - Feb 20, 2016
Bài kệ CÓ-KHÔNG - Cổ thi Việt Nam - Feb 17, 2016