Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748)
TIỂU SỬ HỒNG HÀ NỮ SĨ ĐOÀN THỊ ĐIỂM (1705 - 1748)
Bà Đoàn Thị Điểm sinh năm 1705, biệt hiệu là Hồng Hà Nữ sĩ, con gái Đoàn Doãn Nghi, quê ở làng Giai Phạm, sau đổi thành Hiến Phạm, huyện Văn Giang nay thuộc tỉnh Hưng Yên. Nữ sĩ vốn gốc họ Lê, đến đời thân phụ mới đổi sang họ Đoàn.
Đoàn Doãn Nghi hiệu là Dương Kinh có thể xem là người khai khoa cho dòng họ. Ông đỗ Hương Cống, nhưng chỉ dạy học và bốc thuốc. Ông dạy học nhiều nơi, sau chuyển về thôn Lạc Viên, huyện An Dương (nay thuộc nội thành Hải Phòng).
Năm 16 tuổi, Đoàn Thị Điểm được quan Thượng Thư Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi, đưa về Kinh thành Thăng Long. Đây là thời gian Bà đọc được rất nhiều sách quý trong kho sách của quan Thượng Thư nên vốn kiến thức được mở rộng, thấy con gái nuôi thông minh lỗi lạc, vị Thượng Thư có ý định dạy dỗ những điều cần thiết để tiến cử vào Cung, nhưng Bà kiên quyết từ chối.
Năm 1724, nghe tin cha ốm nặng, tình hình chính trị ở Thăng Long lúc đó lại rối ren, Bà đã xin phép Thượng Thư về Lạc Viên phụng dưỡng cha. Năm 1729 cha mất, anh trai bà là Đoãn Doãn Luân đưa gia đình về làng Vô Ngại, huyện Đường Hào (nay là Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) mở trường dạy học.
Cuộc sống mới tạm ổn định được một thời gian ngắn thì khoảng năm 1733, Đoàn Doãn Luân lại qua đời, để lại mẹ già, vợ đau yếu và hai con còn nhỏ dại. Gánh nặng gia đình dồn lên vai một mình nữ sĩ, lúc này bà đã gần 30 tuổi. Đoàn Thị Điểm vừa lo phụng dưỡng mẹ già, nuôi dạy hai cháu nhỏ và lo cuộc sống cho cả gia đình. Bà vừa dạy học vừa bốc thuốc chữa bệnh. Tiếng tăm của Bà ngày càng nổi, người ngưỡng mộ càng đông.
Nhưng rồi làng Vô Ngại cũng không thể ở được. Khoảng giữa thế kỷ 18, những cuộc nổi dậy của nông dân xảy ra nhiều khiến làng xóm bị binh lửa tàn phá, Bà Đoàn Thị Điểm lại phải đưa cả gia đình tới nhà một người học trò tại xã Chương Dương, huyện Thượng Phúc (nay thuộc Thường Tín, Hà Tây) để lánh nạn và sinh sống. Theo Hoàng Xuân Hãn, lúc này Bà mới chính thức mở trường dạy học, trong đám học trò có Đào Duy Doãn quê xã Chương Dương, lúc học với nữ sĩ khoảng 10 tuổi sau đỗ Tiến sĩ (năm 1768).
Đoàn Thị Điểm nổi tiếng về tài văn thơ đối đáp. Xung quanh Bà có nhiều giai thoại khẳng định tài năng của Bà áp đảo các bậc anh tài trong giới nho sinh kẻ sĩ. Đoàn Thị Điểm là một người con gái có bản lĩnh, một nữ sĩ tài hoa, hội tụ đủ công, dung, ngôn, hạnh.
Nhưng có thể chính vì sự quá hoàn hảo và xuất chúng đó mà đường tình duyên của nữ sĩ lại muộn màng. Năm 1743, Bà kết hôn với Tiến sĩ Nguyễn Kiều, một người góa vợ nhưng học rộng tài cao (18 tuổi đỗ Giải Nguyên, 21 tuổi đỗ Tiến sĩ). Cuộc hôn nhân với Nguyễn Kiều đem lại cho nữ sĩ những ngày hạnh phúc, vợ chồng ý hợp tâm đầu, thương yêu đằm thắm, Bà thường cùng ông xướng họa. Nhưng hạnh phúc lứa đôi thật ngắn ngủi, cưới xong chưa đầy một tháng Nguyễn Kiều phải đi sứ Trung Quốc, nữ sĩ lại một mình “nuôi già, dạy trẻ” suốt 3 năm ròng.
Trong khoảng thời gian này, bà nhận được bản Chinh Phụ Ngâm Khúc viết bằng Hán văn của Đặng Trần Côn. Đồng cảm với tâm trạng của người chinh phụ, Bà dịch ra thơ Nôm bản Chinh Phụ Ngâm này cùng với Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều. Bản dịch Chinh Phụ Ngâm của Hồng Hà nữ sĩ được xem là tác phẩm ưu tú nhất của nền thi văn trung đại Việt Nam. Chính tác phẩm này đã đưa tên tuổi của Bà lên đỉnh cao trong nền văn học nước nhà.
Năm 1745, Nguyễn Kiều mới về nước, nhưng chỉ chưa đầy ba năm sau 1748, ông lại được cử làm Tham thị ở Nghệ An. Trên đường cùng chồng đến nhiệm Sở, Bà bị cảm nặng, chạy chữa không khỏi, Bà mất ngày 11/9 âm lịch năm 1748 tại Nghệ An. Phần mộ của Bà hiện nay an táng tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Đoàn Thị Điểm là một tác gia lớn của nền văn học thời trung đại, bút pháp đa dạng, vừa giỏi văn Hán, lại cũng vừa giỏi thơ Nôm. Bà sáng tác nhiều nhưng tản mát phần lớn. Ngoài bản dịch Chinh Phụ Ngâm Bà còn là tác giả tập truyện Ký, Truyền Kỳ Tân Phả và một ít thơ văn câu đối chữ Hán, chữ Nôm được lưu giữ trong Hồng Hà phu nhân di văn. Đương nhiên, thể loại và số lượng tác phẩm cũng chưa phải là tất cả, đóng góp của Bà Đoàn Thị Điểm chính là ở những giá trị nhân văn cao cả, những tư tưởng lớn lao vì dân vì nước và những đặc sắc về nghệ thuật mà Bà đã gửi gắm và đạt được trong trước tác của mình. Bà là ngôi sao sáng trong hàng ngũ những nữ sĩ Việt Nam, một nhà giáo, một lương y tài đức vẹn toàn.
Bà Đoàn Thị Điểm sinh năm 1705, biệt hiệu là Hồng Hà Nữ sĩ, con gái Đoàn Doãn Nghi, quê ở làng Giai Phạm, sau đổi thành Hiến Phạm, huyện Văn Giang nay thuộc tỉnh Hưng Yên. Nữ sĩ vốn gốc họ Lê, đến đời thân phụ mới đổi sang họ Đoàn.
Đoàn Doãn Nghi hiệu là Dương Kinh có thể xem là người khai khoa cho dòng họ. Ông đỗ Hương Cống, nhưng chỉ dạy học và bốc thuốc. Ông dạy học nhiều nơi, sau chuyển về thôn Lạc Viên, huyện An Dương (nay thuộc nội thành Hải Phòng).
Năm 16 tuổi, Đoàn Thị Điểm được quan Thượng Thư Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi, đưa về Kinh thành Thăng Long. Đây là thời gian Bà đọc được rất nhiều sách quý trong kho sách của quan Thượng Thư nên vốn kiến thức được mở rộng, thấy con gái nuôi thông minh lỗi lạc, vị Thượng Thư có ý định dạy dỗ những điều cần thiết để tiến cử vào Cung, nhưng Bà kiên quyết từ chối.
Năm 1724, nghe tin cha ốm nặng, tình hình chính trị ở Thăng Long lúc đó lại rối ren, Bà đã xin phép Thượng Thư về Lạc Viên phụng dưỡng cha. Năm 1729 cha mất, anh trai bà là Đoãn Doãn Luân đưa gia đình về làng Vô Ngại, huyện Đường Hào (nay là Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) mở trường dạy học.
Cuộc sống mới tạm ổn định được một thời gian ngắn thì khoảng năm 1733, Đoàn Doãn Luân lại qua đời, để lại mẹ già, vợ đau yếu và hai con còn nhỏ dại. Gánh nặng gia đình dồn lên vai một mình nữ sĩ, lúc này bà đã gần 30 tuổi. Đoàn Thị Điểm vừa lo phụng dưỡng mẹ già, nuôi dạy hai cháu nhỏ và lo cuộc sống cho cả gia đình. Bà vừa dạy học vừa bốc thuốc chữa bệnh. Tiếng tăm của Bà ngày càng nổi, người ngưỡng mộ càng đông.
Nhưng rồi làng Vô Ngại cũng không thể ở được. Khoảng giữa thế kỷ 18, những cuộc nổi dậy của nông dân xảy ra nhiều khiến làng xóm bị binh lửa tàn phá, Bà Đoàn Thị Điểm lại phải đưa cả gia đình tới nhà một người học trò tại xã Chương Dương, huyện Thượng Phúc (nay thuộc Thường Tín, Hà Tây) để lánh nạn và sinh sống. Theo Hoàng Xuân Hãn, lúc này Bà mới chính thức mở trường dạy học, trong đám học trò có Đào Duy Doãn quê xã Chương Dương, lúc học với nữ sĩ khoảng 10 tuổi sau đỗ Tiến sĩ (năm 1768).
Đoàn Thị Điểm nổi tiếng về tài văn thơ đối đáp. Xung quanh Bà có nhiều giai thoại khẳng định tài năng của Bà áp đảo các bậc anh tài trong giới nho sinh kẻ sĩ. Đoàn Thị Điểm là một người con gái có bản lĩnh, một nữ sĩ tài hoa, hội tụ đủ công, dung, ngôn, hạnh.
Nhưng có thể chính vì sự quá hoàn hảo và xuất chúng đó mà đường tình duyên của nữ sĩ lại muộn màng. Năm 1743, Bà kết hôn với Tiến sĩ Nguyễn Kiều, một người góa vợ nhưng học rộng tài cao (18 tuổi đỗ Giải Nguyên, 21 tuổi đỗ Tiến sĩ). Cuộc hôn nhân với Nguyễn Kiều đem lại cho nữ sĩ những ngày hạnh phúc, vợ chồng ý hợp tâm đầu, thương yêu đằm thắm, Bà thường cùng ông xướng họa. Nhưng hạnh phúc lứa đôi thật ngắn ngủi, cưới xong chưa đầy một tháng Nguyễn Kiều phải đi sứ Trung Quốc, nữ sĩ lại một mình “nuôi già, dạy trẻ” suốt 3 năm ròng.
Trong khoảng thời gian này, bà nhận được bản Chinh Phụ Ngâm Khúc viết bằng Hán văn của Đặng Trần Côn. Đồng cảm với tâm trạng của người chinh phụ, Bà dịch ra thơ Nôm bản Chinh Phụ Ngâm này cùng với Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều. Bản dịch Chinh Phụ Ngâm của Hồng Hà nữ sĩ được xem là tác phẩm ưu tú nhất của nền thi văn trung đại Việt Nam. Chính tác phẩm này đã đưa tên tuổi của Bà lên đỉnh cao trong nền văn học nước nhà.
Năm 1745, Nguyễn Kiều mới về nước, nhưng chỉ chưa đầy ba năm sau 1748, ông lại được cử làm Tham thị ở Nghệ An. Trên đường cùng chồng đến nhiệm Sở, Bà bị cảm nặng, chạy chữa không khỏi, Bà mất ngày 11/9 âm lịch năm 1748 tại Nghệ An. Phần mộ của Bà hiện nay an táng tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Đoàn Thị Điểm là một tác gia lớn của nền văn học thời trung đại, bút pháp đa dạng, vừa giỏi văn Hán, lại cũng vừa giỏi thơ Nôm. Bà sáng tác nhiều nhưng tản mát phần lớn. Ngoài bản dịch Chinh Phụ Ngâm Bà còn là tác giả tập truyện Ký, Truyền Kỳ Tân Phả và một ít thơ văn câu đối chữ Hán, chữ Nôm được lưu giữ trong Hồng Hà phu nhân di văn. Đương nhiên, thể loại và số lượng tác phẩm cũng chưa phải là tất cả, đóng góp của Bà Đoàn Thị Điểm chính là ở những giá trị nhân văn cao cả, những tư tưởng lớn lao vì dân vì nước và những đặc sắc về nghệ thuật mà Bà đã gửi gắm và đạt được trong trước tác của mình. Bà là ngôi sao sáng trong hàng ngũ những nữ sĩ Việt Nam, một nhà giáo, một lương y tài đức vẹn toàn.