Nov 22, 2024

Tác giả

Hồ Xuân Hương - 胡春香
Hình ảnh
#1
#2
#3
#4
#5
#6

                 Hồ Xuân Hương�


 


Đôi dòng tiểu sử


 

  • "Bà Chúa thơ Nôm" là con của Hồ Sĩ Danh (1706-1783), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, và một người thiếp quê ở Hải Dương.
  • Năm sinh, năm mất, thân thế, cuộc đời, và thơ văn của bà đến nay vẫn còn vướng mắc nhiều nghi vấn. Ta chỉ biết bà sống vào thời Lê mạt Nguyễn sơ, người cùng thời với Nguyễn Du (1765-1820), Phạm Đình Hổ (tức Chiêu Hổ, 1768-1839).
  • Bà là em cùng cha với Hồ Sĩ Đống (1738-1786), đậu Hoàng Giáp, làm quan đến Hành Tham Tụng, tước Quận Công, cùng Bùi Huy Bích đứng đầu phủ chúa Trịnh Sâm, Trịnh Khải.
  • Tác phẩm nổi bật nhất của bà là số thơ Nôm trong Xuân Hương Thi Tập (dù có đôi bài đáng nghi vấn). Ngoài ra bà còn để lại tập thơ chữ Hán tựa đề Lưu Hương Ký.
  • Thơ văn bà có ý lẳng lơ, mai mỉa, tinh nghịch, táo bạo, nhưng chứa chan tình cảm lãng mạn, thoát ly hẳn với những lễ giáo phong kiến thời bấy giờ.
  • Cách tả cảnh, tả tình, cách dùng từ... trong thơ Nôm của bà có một không hai, vô cùng sống động và đặc sắc. Xuân Diệu đánh giá thơ Hồ Xuân Hương là "tót vời của nguồn thơ nôm na bình dân".

 

Đôi điều về nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương 胡春香

Trong nền văn học Việt Nam, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt, không chỉ trong nội dung và nghệ thuật sáng tác mà ngay cả các văn bản sáng tác của nữ sĩ họ Hồ vẫn còn là những vấn đề đặc biệt, cần tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu. Riêng về cuộc đời riêng tư của nhà thơ, cho đến nay vẫn còn là những dấu hỏi, chưa có một công trình nghiên cứu nào đáng tin cậy cả.

Trong phần mở đầu bài thơ Hồ Xuân Hương - người đó là ai cố nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Hoàng Trung Thông, nguyên Viện trưởng Viện Văn học vốn người xứ Nghệ, làng Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu đã viết:

Người ta nói nhiều về
Hồ Xuân Hương
Nhưng người đó là ai
Thật mỉa mai
Không ai biết rõ
Như có như không như không như có
Nàng ở làng Quỳnh
Nàng lại ở phường Khán Xuân
Mờ mờ tỏ tỏ...
Qua đoạn thơ trên, đủ thấy việc nghiên cứu, giới thiệu tiểu sử nữ sĩ họ Hồ quả là một việc phức tạp. Đó phải chăng cũng là một hiện tượng đặc biệt của nữ sĩ? mà giới nghiên cứu văn học nước nhà luôn luôn quan tâm trong nhiều thập kỷ.

Việc dựng một tiểu sử đầy đủ, chân thực, chính xác về Hồ Xuân Hương vẫn là đề tài nghiên cứu nóng hổi đang chờ phía trước đối với các nhà nghiên cứu.

Cho đến nay, bằng những tư liệu văn học và qua những nguồn thư tịch (tuy chưa có cơ sở chắc chắn), nhưng các nhà nghiên cứu của nhiều thế hệ đã cố gắng vẽ nên hình dáng cuộc đời của nhà thơ, mặc dù giữa họ còn những dị biệt, nhưng cũng đã có nhiều điểm tương đồng:

Theo các nhà nghiên cứu đầu tiên về Hồ Xuân Hương như Nguyễn Hữu Tiến, Dương Quảng Hàm thì bà là con ông Hồ Phi Diễn 胡丕演 (1703-1786) ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An (1). Ông thi đậu tú tài năm 24 tuổi dưới triều Lê Bảo Thái. Nhà nghèo không thể tiếp tục học, ông ra dạy học ở Hải Hưng, Hà Bắc, để kiếm sống. Tại đây ông đã lấy cô gái Bắc Ninh, họ Hà, làm vợ lẽ - Hồ Xuân Hương ra đời là kết quả của mối tình duyên đó.

Trước khi nữ sĩ chào đời, gia đình thầy đồ Diễn dọn về ở phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận (gần Hồ Tây - Hà Nội bây giờ). Lúc Hồ Xuân Hương đã lớn, gia đình về thôn Tiên Thị, Tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương (nay là phố Lý Quốc Sư - Hà Nội). ở tuổi thành niên, nữ sĩ có một ngôi nhà riêng dựng gần hồ Tây, lấy tên là Cổ Nguyệt đường(2).

Nhiều tài liệu cho biết, Hồ Xuân Hương ở với mẹ, có đi học, sáng dạ, thông minh, nhưng không được học nhiều, thích làm thơ. Bà có một bạn thơ rất đỗi tri âm, tri kỉ là Chiêu Hổ. Nhưng Chiêu Hổ là ai? vẫn còn là một ẩn số?

Cuộc đời riêng tư của nữ sĩ chịu nhiều đau khổ. Bà lấy chồng muộn, xây dựng gia đình, nhưng chẳng mấy hạnh phúc - Cuộc hôn nhân (làm lẽ) với Tổng Cóc, một tên ác bá, ngu dốt, là một nỗi đau buồn của nhà thơ. Khi làm lẽ ông Phủ Vĩnh Tường cũng chẳng vui vẻ, hạnh phúc gì hơn!

Như vậy, qua nghiên cứu khác nhau, cho thấy đã có một sự đồng nhất về quê hương bản quán, nơi sinh, nơi ở và cuộc đời riêng tư của bà - Điểm dị đồng là người cha?

Còn về năm sinh tháng đẻ, có nhiều tài liệu rất chung chung: "Bà sống vào khoảng cuối Lê, đầu Nguyễn". Đây là một quãng thời gian hết sức co dãn, rất rộng (3), cốt để dung hoà nhiều giả thiết về thời điểm sống của nhà thơ, trước khi chưa có một tài liệu đủ cơ sở chắc chắn khẳng định thời điểm sống của bà. Trong gia phả của họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi có chép Hồ Xuân Hương ở đời thứ 12, là con của Hồ Phi Diễn, và sinh năm 1772, mất năm 1822

Nhưng mới đây người ta đã phát hiện một tài liệu mới nhất Xuân đường đàm thoại, có nhiều tư liệu để giải thích thời điểm sống của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Nếu căn cứ vào những chi tiết trong Xuân đường đàm thoại thì Hồ Xuân Hương sinh ra vào đầu triều Nguyễn. Nếu đó là hiện thực, buộc chúng ta phải xếp nữ sĩ Hồ Xuân Hương vào "Chiếu văn học" của triều Nguyễn chứ không phải là triều Tây Sơn, lại càng không phải thời "cuối Lê". Việc sắp xếp này có một ảnh hưởng lớn đến văn học sử Việt Nam, cũng như những nhận định, bình giá thơ văn của nữ sĩ.

Và nếu như Xuân đường đàm thoại là đúng, thì Hồ Xuân Hương cũng không thể qua đời trước 1842 một thời gian rất lâu, như ta đã biết qua Thương sơn thi tập của Nguyễn Phúc Miên Thẩm - tức Tùng Thiên vương - bởi năm 1842 Tùng Thiên vương hộ giá vua Thiệu Trị ra Bắc Hà tiếp sứ thần nhà Thanh, ông có tới vãng cảnh hồ Tây và đã viết một loạt 14 bài thơ, trong đó có bài tỏ lòng thương cảm nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã quá cố: "....Chớ có dẫm lên mộ Xuân Hương nhé. Vì ở dưới suối vàng, nàng còn đang ôm mối hận rút nhầm"

(bài này đọc trên báo và không thấy đề tên người viết ! và không biết trích từ đâu ?)

Tất cả các bài của tác giả Hồ Xuân Hương - 胡春香:

Giai Thoại Về Hồ Xuân Hương Và Những Câu Đối - Viết về tác giả & tác phẩm - Apr 29, 2024
15 Bài Thơ Nổi Tiếng Của Hồ Xuân Hương - Thơ mới hiện đại VN - Mar 17, 2024
Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ - Cổ thi Việt Nam - Jan 06, 2024
Dữ Sơn Nam thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 3 & 4 - Cổ thi Việt Nam - Jan 06, 2024
Hồ Xuân Hương Thi Tập - Thơ dân gian truyền tụng - Sep 09, 2022
Hồ Xuân Hương bài viết của Nguyễn Quý Đại - Viết về tác giả & tác phẩm - Sep 11, 2020
Thiếu Nữ Ngủ Ngày họa thơ Hồ Xuân Hương - Thơ xướng họa - Aug 25, 2019
tho ho xuan huong - The Poetry of Hồ Xuân Hương - Thơ cận đại VN - Aug 16, 2019
Tranh Bùi Xuân Phái và thơ Hồ Xuân Hương - Bài giới thiệu - May 17, 2013
Lấy Chồng Chung - Đường thi Việt Nam - Nov 21, 2010
Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu - Đường thi Việt Nam - Nov 21, 2010
Trách Chiêu Hổ I & II & III - Thơ cận đại VN - Nov 21, 2010
Mắng Học Trò Dốt I & II - Đường thi Việt Nam - Nov 21, 2010
Khóc Tổng Cóc / Khóc Ông Phủ Vĩnh Tường - Đường thi Việt Nam - Nov 21, 2010
Dệt Cưởi - Đường thi Việt Nam - Nov 21, 2010
Sư Hổ Mang - Thơ trào phúng - Nov 21, 2010
Thiếu Nữ Ngủ Ngày - Đường thi Việt Nam - Nov 21, 2010
Quả Mít -- Con Ốc Nhồi -- Bánh Trôi Nước -- Mời Trầu - Thơ trào phúng - Nov 21, 2010
Đánh đu - Đường thi Việt Nam - Nov 21, 2010
Không Chồng Mà Chửa - Đường thi Việt Nam - Nov 21, 2010
Vịnh Cái Quạt - Đường thi Việt Nam - Nov 21, 2010
Cái Quạt - Đường thi Việt Nam - Nov 21, 2010
Cảnh Thu - Cổ thi Việt Nam - Jun 22, 2008
Ðánh Cờ - Thơ dân gian truyền tụng - Jun 22, 2008
Đá ông chồng bà chồng - Thơ dân gian truyền tụng - Jun 22, 2008
Ðộng Hương Tích - Thơ dân gian truyền tụng - Jun 22, 2008
Đồng tiền hoẻn - Cổ thi Việt Nam - Jun 22, 2008
Đề tranh Tố nữ (thơ nôm truyền tụng) - Cổ thi Việt Nam - Jun 22, 2008
Đề đền Sầm Nghi Đống (thơ nôm truyền tụng) - Cổ thi Việt Nam - Jun 22, 2008
Xuân Hương tặng hiệp quận - Cổ thi Việt Nam - Jun 22, 2008
Ký Sơn Nam thượng trấn Hiệp trấn Trần Hầu kỳ 1 & 2 - Cổ thi Việt Nam - Jun 22, 2008
Dữ Sơn Nam thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 5 & 6 - Cổ thi Việt Nam - Jun 22, 2008
Dữ Sơn Nam thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 2 - Cổ thi Việt Nam - Jun 22, 2008
Dữ Sơn Nam thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng hoạ kỳ 1 - Cổ thi Việt Nam - Jun 22, 2008
Hoạ Sơn Phủ chi tác - Cổ thi Việt Nam - Jun 22, 2008
Thu nguyệt hữu ức Mai Sơn Phủ kí - Cổ thi Việt Nam - Jun 22, 2008
Cảm cựu kiêm trình cần Chánh học sĩ Nguyễn Hầu - Cổ thi Việt Nam - Jun 22, 2008
Lưu biệt thời tại An Quảng, An Hưng ngụ xứ - Cổ thi Việt Nam - Jun 22, 2008
Đồ Sơn bát vịnh - Cổ thi Việt Nam - Jun 22, 2008
Tặng Tốn Phong Tử - Cổ thi Việt Nam - Jun 22, 2008
Bạch Đằng giang tặng biệt - Cổ thi Việt Nam - Jun 22, 2008
Hoạ Tốn Phong nguyên vận - Cổ thi Việt Nam - Jun 22, 2008
Tốn Phong đắc mộng chí dữ ngã khán nhân thuật ngâm, tịnh ký - Cổ thi Việt Nam - Jun 22, 2008
Lưu Hương Ký - 琉香記 (Ngụ Ý Tốn Phong Ký 1 & 2) - Cổ thi Việt Nam - Jun 22, 2008
Ðề Trấn Quốc tự - Cổ thi Việt Nam - Jun 15, 2008
Độ Hoa Phong - 渡華封 - Cổ thi Việt Nam - Jun 15, 2008