Dưa leo là một thức ăn rất thông dụng và còn là một vị thuốc có giá trị. Thành phần dinh dưỡng gồm:
Protein (đạm) 0,8g; glucid (đường) 3,0g; xenlulo (xơ) 0,7g; năng lượng 15 kcalo; canxi 23mg; phospho 27mg; sắt 1mg; natri 13mg; kali 169mg; ( caroten 90mcg; vitamin B1 0,03mg; vitamin C 5,0mg.
Dưa leo có tác dụng lọc máu, hòa tan acid uric và các urat, lợi tiểu, an thần nhẹ.
Y học cổ truyền gọi nó là hồ qua (hoặc hoàng qua), có tính hàn, vị ngọt, ít độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, mát da thịt, lợi tiểu, chữa phù thũng, sưng trướng, chữa kiết lỵ (do nhiệt), đau bụng do ruột bị kích thích; dưa leo còn sử dụng để dưỡng da: đắp ngoài trị da nhờn, nếp nhăn, tàn nhang, nấm ngoài da.
Chúng ta có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây để áp dụng:
Bài 1: Chữa chứng phù thũng, bụng trướng, tay chân phù
Dưa leo 150 - 200g. Xắt nhỏ, nấu với một bát giấm nuôi, để vừa sôi là được. Dùng ăn điểm tâm (cả nước lẫn cái). Tác dụng lợi tiểu.
Bài 2: Chữa trẻ nhỏ đi lỵ mùa nắng
Dưa leo non 1kg. Rửa sạch, xắt nhỏ, đổ mật mía vào cho xâm xấp, nấu sôi 10 phút, ăn nhiều lần trong 1 - 2 ngày.
Bài 3: Chữa ngộ độc thức ăn
Lá dưa leo 100g. Giã nhuyễn, vắt nước uống, gây nôn mửa, tống chất độc ra ngoài.
Bài 4: Chữa phỏng lửa
- Cách 1: Dưa leo 2 trái. Xắt nhỏ, giã nhuyễn vắt lấy nước đắp vào chỗ phỏng. Đợi khô, lại đắp nước dưa leo vào, da sẽ không bị rát và bỏng rộp.
- Cách 2: Dưa leo 3 trái. Hái vào ngày tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 Âm lịch) để dành trong bình trát kín miệng treo ở ngoài hiên, khi dùng lấy dưa giã nát hòa với nước hay dầu mè cho sền sệt, bôi vào vết phỏng, mau lành.
Bài 5: Chữa chứng "nấm ngoài da"
Dưa leo 1 trái. Xắt nhỏ, giã nhuyễn, đắp cả nước lẫn cái lên chỗ da bị nấm 20 phút, ngày làm 1 lần, làm liên tục cho đến khi hết. (Rửa sạch và lau khô chỗ da bị nấm trước khi đắp nước dưa leo).
Bài 6: Dùng bổ tỳ vị, kích thích tiêu hóa
Dưa leo xào chua ngọt với thịt heo, tôm tươi, cà chua, hành tây... Món ăn này có tác dụng bổ tỳ vị, kích thích tiêu hóa, ăn biết ngon.
Bài 7: Dùng thanh nhiệt, lợi tiểu, trị mắt đỏ
Dưa leo trộn gỏi (làm nộm) với cà rốt, tôm tươi, thịt nạc, mè rang, đậu phộng. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trị mắt đỏ.
Bài 8: Phối hợp với thuốc để chữa sốt
Khi dùng thuốc chữa chứng sốt, nên dùng nước ép từ trái dưa leo làm nước giải khát, có tác dụng hỗ trợ cho việc làm hạ thân nhiệt.
Bài 9: Sử dụng làm mỹ phẩm
Trị da nhờn: Dưa leo 1 trái, nước 0,5 lít. Thái lát trái dưa. Nấu dưa leo với nước (trong 10 phút) để nước còn nóng, rửa mặt hàng ngày.
Trị nếp nhăn trên mặt: Dưa leo cắt từng khoanh mỏng, đắp lên vùng da nhăn khoảng 20 phút mỗi ngày (vào buổi tối trước khi đi ngủ).
Trị tàn nhang: Dưa leo thái mỏng, ngâm trong sữa bò tươi (khoảng 20 phút), rồi lấy nước cốt bôi lên vùng tàn nhang, sau 30 phút rửa mặt bằng nước ấm.
Dưỡng da mặt: Dưa leo 200g, rửa sạch, bằm nhỏ. Hạnh nhân 50g, rửa sạch, giã nhỏ. Hai thứ trên trộn lẫn, đun sôi 5 phút, để nguội, lấy vải mỏng lọc lấy nước, thêm vào 200ml cồn 900 (loại dùng trong y tế) và 1g tinh dầu hoa hồng. Bôi dung dịch này lên mặt khoảng 10 phút rồi rửa mặt bằng nước ấm.
Khi dùng dưa leo, nên lưu ý:
- Vì có tính hàn nên không dùng cho người tỳ vị hư hàn (nhất là trẻ em), thận hư yếu.
- Do hàm lượng canxi cao, dưa leo có tác dụng tốt với trẻ em chậm lớn, người già. Người huyết áp cao nên dùng (vì làm lợi tiểu).
( Theo TC SK&ĐS 151)
*************
7 lí do không nên khước từ dưa chuột
09:12, Thứ Hai, 16/09/2013 (GMT+7)
Dưa chuột rất tốt cho sức khỏe và cả làn da, chính vì thế, hãy tập thói quen ăn chúng hàng ngày.
>> Bí quyết làm đẹp da mùa thu với cà rốt
>> Những kiểu làm đẹp cực kì nguy hiểm của phụ nữ
>> 9 tuyệt chiêu làm đẹp khi ngủ
Dưa chuột được biết đến là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe và làn da của người tiêu dùng. Hãy cùng xem 10 tác dụng hữu ích của chúng.
1. Cung cấp nước
Đa số, mọi người không uống đủ số lượng nước cần thiết để cung cấp cho cơ thể. Hãy ăn dưa chuột, vừa mát mà lại có thể bù đắp lượng nước bị thiếu.
2. Làm mát
Dưa chuột có tác dụng làm mát và làm dịu làn da. Chính vì thế, nếu bị cháy nắng, hãy đắp dưa chuột lên vùng đó, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.
3. Loại bỏ độc tố
Dưa chuột được ví như cây chổi có thể quét hết độc tố trong cơ thể ra ngoài. Nếu ăn thường xuyên, nó có thể làm tan sỏi thận.
|
Ảnh minh họa |
4. Bổ sung vitamin
Trong dưa chuột chưa hầu hết các vitamin mà cơ thể cần trong một ngày. Vì thế, hãy chế biến dưa chuột để trở nên khỏe mạnh. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước, cầu kì hơn thì làm sinh tố với rau chân vịt, cà rốt...
5. Hỗ trợ tiêu hóa và giảm cân
Chứa lượng nước cao, hàm lượng calo thấp nên dưa chuột là loại thực phẩm lí tưởng giúp mọi người giảm cân. Sử dụng dưa chuột trong các món súp và salad ở thực đơn trong ngày hoặc trộn chúng với sữa chua.
6. Xoa dịu đôi mắt
Để dưa chuột lạnh và đắp lên mắt sẽ làm dịu và giảm sưng húp cho "cửa sổ tâm hồn" sau một ngày làm việc mệt mỏi.
7. Làm mềm tóc và móng tay
Dưa chuột sẽ giúp móng tay của bạn trắng sáng hơn, đồng thời chứa dưỡng chất làm kích thích sự tăng trưởng cho mái tóc.
Theo Khám phá
5 sai lầm nghiêm trọng khi ăn dưa chuột
Dưa chuột là một trong những thực phẩm "vàng" bởi ngoài những tác dụng tốt cho sức khỏe như bù nước, giảm nhiệt, loại bỏ độc tố, nó còn là loại quả rẻ tiền, hữu ích trong việc làm đẹp.
Rất nhiều người cho rằng, dưa chuột sử dụng thế nào cũng được tuy nhiên điều đó không phải. Ăn dưa chuột không đúng cách không những không phát huy được hết giá trị dinh dưỡng của thứ quả này mà trái lại còn gây hậu quả xấu đối với sức khỏe của chúng ta.
Dưới đây là một số sai lầm chúng ta cần tránh khi ăn dưa chuột.
Dưa chuột ăn cùng cà chua
Vì trong dưa chuột chứa một loại men phân giải VitaminC, khi ăn dưa chuột với cà chua hay những loại thực phẩm giàu VitaminC sẽ không tốt vì làm giảm khả năng hấp thụ VitaminC của cơ thể.
Dưa chuột ăn cùng lạc (đậu phộng)
Rất dễ gây tiêu chảy, nhất là dưa chuột trộn lạc luộc hay rang vàng. Đây là món ăn nhiều gia đình thường làm để ăn cho đỡ ngán, nhưng kỳ thực có thể khiến bị đau bụng, tiêu chảy. Kiểu này thường xuất hiện trong các món nộm.
|
Dưa chuột có nhiều công dụng với sức khỏe |
Những ai có bệnh đau dạ dày, lúc đói không nên ăn dưa chuột khiến cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.
Dùng dưa chuột khi uống thuốc
Nếu bị dị ứng phấn hoa hoặc aspirin bạn không nên dùng dưa chuột bởi nó có thể gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu nơi cổ họng.
Dưa chuột + cần tây hay dưa chuột + ớt
Các enzyme trong dưa chuột sẽ phá huỷ hàm lượng vitamin C có trong những loại rau này. Tuy không gây nguy hại nhiều cho cơ thể, nhưng sẽ làm giảm sự hấp thụ vitamin C của cơ thể.
Tương tự, rau cải, mướp đắng, tiêu sọ xanh…không nên ăn cùng với dưa chuột.
|
Dưa chuột là một loại "mỹ phẩm" chăm sóc da tuyệt vời |
Dưa chuột + các loại nấm
Có tác dụng giải độc, giảm cân, loại bỏ chất béo tốt, nhưng lượng ăn mỗi lần không nên quá nhiều, nếu không sẽ có tác dụng ngược lại.
Lựa chọn và bảo quản
Dưa chuột hầu như được bán quanh năm, cả ở dạng tươi, dạng bảo quản và chế biến sẵn.
Nếu mua dưa chuột tươi, nên chọn những quả có màu xanh sáng, cứng và chắc tay. Xem kỹ để phát hiện những vết chấm, đứt hoặc nứt vỡ trên bề mặt quả dưa. Không mua những quả đã quá già hoặc có màu vàng vì chúng thường chứa nhiều chất xơ không tan và hạt cứng. Ngoài ra, cũng nên tránh những quả mà hai đầu nhăn nheo, vì đó là dấu hiệu dưa đã cũ và bị héo. Loại dưa được trồng hữu cơ sẽ giàu hương vị và dinh dưỡng hơn.
Trước khi ăn, cần rửa kỹ dưa dưới vòi nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn và thuốc trừ sâu. Vỏ dưa có màu khác nhau và thường có những gai nhỏ có thể gọt đi dễ dàng. Không nên vứt bỏ vỏ vì nó có chứa những muối khoáng và các chất quan trọng cũng như chất xơ.
Có thể bảo quản dưa chuột ở nhiệt độ phòng trong một hai ngày, nhưng tốt hơn là nên bảo quản trong tủ lạnh đặt chế độ độ ẩm khá cao có thể giữ tươi trong vài ngày.
Chế biến
Rửa sạch dưới vòi nước lạnh ngay trước khi ăn. Đôi khi phải cọ thật kỹ chỗ có gai hoặc chất bẩn bám chặt. Dùng dao sắc cắt hai đầu và xoa hai đầu vỏ vào nhau để loại bớt chất nhựa trắng dính có thể làm đầu quả dưa bị đắng, sau đó có thể cắt thành từng miếng dài, miếng nhỏ hoặc từng khoanh.
Dưa chuột có thể dùng ăn sống, trộn sa lát, làm sinh tố, nấu xúp hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác. |