Hội An: Thủy điện xả lũ, dân không kịp trở tay !
Hội An chìm trong lũ.
Thủy điện xả lũ, dân không kịp trở tay !.
Mấy ngày qua mưa lớn, cộng với việc hồ thủy điện miền Trung đồng loạt xả lũ, khiến hàng trăm nghìn gia đình ở vùng hạ du ngập nặng. 22 người đã chết.
Tại Thừa Thiên – Huế, hai nhà máy thủy điện Bình Điền, và Hương Điền, trong những ngày qua đã không thể tích nước cắt lũ, mà liên tục mở cửa xả. Chỉ trong đêm mùng 5, nước lũ tràn về vùng hạ lưu, và sáng mùng 6 khắp thành phố Huế, các huyện Phú Vang, Quảng Điền mênh mông nước.
Phố cổ Hội An chìm trong lũ, hàng ngàn du khách phải di tản.
Ngày 16/11, phố cổ Hội An (Quảng Nam) có nơi ngập sâu đến 3 m khi mực nước sông Hoài vượt mức báo động 3. Hàng ngàn du khách phải di tản khỏi các vùng thấp trũng.
Phố cổ bên sông Hoài thơ mộng hôm nay chìm trong nước lũ. Dọc các tuyến đường Bạch Đằng, Trần Phú, Nguyễn Thái Học… có nơi ngập sâu đến 3m.
Chùa Cầu, biểu tượng của phố cổ Hội An mấp mé nước lũ. Lực lượng cứu cấp, cảnh sát túc trực để nhắc nhở người dân không chèo thuyền vào những nơi có dòng nước xoáy.
Người dân trong những ngôi nhà cổ phải di chuyển đồ đạc lên tầng hai lánh lũ. Theo người dân địa phương, tuy sống chung với lũ nhiều đời nay, nhưng lần này lũ lên quá nhanh, nhiều người phải chạy lũ trong đêm.
Hàng quán, điểm thăm viếng trong khu phố cổ phải đóng cửa vì nước lũ tràn vào.
Du khách thuê thuyền, ghe để di chuyển trong lũ. Trong khi nhiều người dân băng qua nước lũ bằng cách ở trần.
Hàng ngàn du khách thuê khách sạn ở vùng thấp trũng phải thuê thuyền lên khách sạn ở tuyến đường Nguyễn Huệ lánh tạm.
Trong khi đó, du khách này chọn cách lội nước lũ để di chuyển.
Nhiều tuyến phố ngập nước gần quá biển chỉ đường…
Nhiều gia đình phải sinh hoạt trên mái hiên tầng 2. Không ít nhà sống tạm trên mái nhà.
Vật dụng, đồ ăn được người nhà chèo ghe qua phố mua về, và chuyển qua ô cửa thông gió.
Người già trong những ngôi nhà hư hỏng do những đợt bão trước, tiếp tục được di tản đến nơi cao ráo chờ nước rút.
Nhiều trẻ em lại lấy làm thích thú, nô đùa trên những con đường ngập nước lũ.
Do số người quá đông, trong khi ghe có hạn nên nhiều tuyến đường “cửa ngõ” vào nơi ngập lụt sâu kẹt cứng người.