Theo Megafun
Dưa hấu vốn được coi là loại quả bổ dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn dưa hấu, đối với một số người bệnh nếu ăn nhiều dưa hấu sẽ làm bệnh nặng thêm.
Bệnh về đường tiêu hóa
Trong thành phần chính của dưa hấu chứa khoảng 90% là nước, 10% còn lại là các loại đường tốt cho tiêu hóa như: glucose, fructose và sucrose, nhiều vitamin: B1, B2, C, axit folic, caroteen pantothenic và các loại khoáng chất: magie, kali, sắt… Tất cả các chất này có lợi cho quá trình tiêu hóa của chúng ta và thanh lọc cơ thể loại bỏ các độc tố thông qua tuyến mồ hôi.
Tuy nhiên, đối với người bị bệnh về đường tiêu hóa thì nên tránh xa loại quả này bởi trong nhiều trường hợp có thể bị ngộ độc cấp tính do dưa hấu. Vì khi ăn dưa hấu, việc chuyển đổi nitrate thành nitrite xảy ra ở đường tiêu hóa có sự tham gia của một số vi khuẩn. Nitrite không giống nitrate là những hợp chất độc hại nhưng nó làm giảm chức năng vận chuyển của máu, ảnh hưởng đến hemoglobin vận chuyển oxy đến các mô.
Trong trạng thái bình thường của máu người có chứa khoảng 2% methemoglobin, nếu nó tăng lên đến 30% thì xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc cấp tính (cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, khó thở) và nó tăng lên đến 50% thì có thể gây tử vong.
Người bị bệnh tiểu đường
Dưa hấu là loại quả có chứa hơn 5% hàm lượng đường các loại. Điều đó có nghĩa, ăn dưa hấu nhiều sẽ khiến cơ thể tăng đường huyết. Nếu mỗi lần ăn 1kg đến 2kg dưa hấu thì trong thời gian ngắn sẽ tăng lên 50 -100g đường. Ngưởi bình thường cơ thể sẽ tiết ra insulin giúp ổn định nồng độ đường trong máu và trong nước tiểu. Còn đối với người tiểu đường khi ăn nhiều hoa quả có hàm lượng đường cao thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao, quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể bị rối loạn, nhất là đối với người bị mắc bệnh tiểu đường nặng có thể gây ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu đã ăn nhiều dưa hấu thì người bị bệnh tiểu đường cần giảm ăn các thực phẩm chứa nhiều cacbohydrat như cơm, các loại mỳ… để tránh bệnh thêm trầm trọng để điều hòa và ổn định lại lượng đường trong cơ thể
Người bị viêm loét miệng
Dưa hấu là loại quả có tác dụng lợi tiểu, do lượng nước trong dưa hấu khá nhiều nên khi bị viêm loét miệng mà ăn nhiều loại quả này sẽ làm cho lượng nước trong cơ thể bị bài tiết ra ngoài nhanh và nhiều hơn bình thường. Điều này khiến cho khoang miệng bị thiếu nước, miệng bị khô hơn, gây nóng trong người.
Người bị suy thận
Như đã biết, dưa hấu là loại quả vừa có hàm lượng đường cao, vừa chứa nhiều nước. Trong khi đó, những người bị thận, chức năng bài tiết nước và thanh lọc các chất có hại cho cơ thể bị suy giảm. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều dưa hấu lượng nước trong cơ thể sẽ tăng, cơ thể không kịp bài tiết nước ra ngoài nên lượng nước trong người vượt quá khả năng dự trữ nước của cơ thể, dẫn đến phù nề, ứ trệ nước trong người, gây mệt mỏi và làm bệnh càng nặng thêm.
Người bị cảm lạnh
Dưa hấu là loại quả có tình hàn, giải nhiệt, được chế biến thành nước giải khát trong mùa hè mà rất nhiều người ưa thích, đây là loại đồ uống thanh nhiệt rất tốt. Tuy nhiên, đối với người bị cảm lạnh, khi nhiệt độ cơ thể bị giảm xuống ở mức bình thường mà vẫn ăn dưa hấu thì sẽ làm cho cơ thể lạnh thêm, dẫn đến triệu chứng sốt cao, khát nước, đau họng nặng hơn…
Người bị bệnh dạ dày
Dưa hấu có tính lạnh (tính hàn), trong khi đó người đau dạ dày phần lớn là do tỳ vị hư hàn, nếu ăn nhiều sẽ gây đầy bụng, tiêu chảy. Vì dưa hấu sẽ làm cho toàn bộ phần nước cần thiết để phục hồi chỗ viêm loét bị đào thải ra ngoài khiến trạng bệnh thêm nặng và kéo dài.
Người bị huyết áp thấp
Theo nghiên cứu, các axit amin L-citrulline/L-arginine được chiết xuất từ dưa hấu có tác dụng cải thiện chức năng động mạch và do đó hạ thấp huyết áp động mạch chủ. Vì thế, dưa hấu sẽ là một vũ khí tự nhiên hữu ích chống lại chứng tiền tăng huyết áp, dấu hiện tiền thân của bệnh tim mạch, nhưng sẽ là thủ phạm khiến cho người bị huyết áp thêm bị tụt huyết áp trầm trọng thêm. Do đó, khuyến cáo những người bị tụt huyết áp không nên ăn nhiều dưa hấu.
Minh Anh (Tổng hợp)