KHOAI TÂY MỌC MẦM
Củ khoai tây khi đã mọc mầm chứa một lượng lớn độc tố, người ăn dễ bị ngộ độc.
Khoai tây bình thường chứa nhiều tinh bột và chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên khi củ khoai đã mọc mầm thì tốt nhất là bỏ đi, bởi lúc này nó chứa một lượng lớn chất solanine và chaconine rất độc.
Người dùng được khuyên, khi chế biến nên gọt bỏ phẩn củ đã biến thành màu xanh, tím hoặc chỗ nảy mầm, nhưng tốt nhất là vứt bỏ cả củ.
|
Khoai tây mọc mầm chứa nhiều độc tố. Ảnh minh họa: meyeucon. |
Điều này được giải thích như sau: Thông thường một số loại rau củ tự nhiên có thể tạo ra chất đề kháng nhằm chống lại nấm và sâu bệnh, đây là một phản ứng tự nhiên. Khoai tây cũng vậy, nó tự tạo ra chất diệt trùng và chống nấm thiên nhiên tên là Solanine và Chaconine.
Ở điều kiện bình thường hàm lượng chất solanine và chaconine trong củ khoai tây rất ít, trong 100 gr khoai mới có 10 mg nên không gây ngộ độc. Khi khoai tây mọc mầm thì hình thành lượng chất này cao, có khả năng gây ngộ độc cho người nếu ăn phải. Đặc biệt những chất này tập trung vùng vỏ khoai có màu xanh, tím.
Theo National Tropical Botanical Garden, khi bị trúng độc khoai tây, người bệnh có triệu chứng : khô cổ họng, khó thở, nôn mửa, tê lưỡi, đau bụng tiêu chảy, chóng mặt…
Trường hợp nặng thì nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột, sau đó co giật, hôn mê, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Để bảo đảm an toàn, các bà nội trợ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chọn mua củ khoai màu vàng thì tốt hơn ngả sang trắng. Củ nào cầm lên thấy nặng, lành lặn, vỏ trơn nhẵn sẽ tươi ngon hơn
- Không để khoai tây nơi có ánh sáng và không trữ quá 12 ngày. Khi gọt vỏ khoai, nếu thấy vệt màu xanh thì nên khoét bỏ.
- Để hạn chế ngộ độc, trước khi bỏ khoai để chế biến nên ngâm vào nước muối loãng vài giờ,chiên vừa giòn, vừa tránh ngộ độc , khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố.
An toàn thực phẩm