Những hình ảnh trẻ em khiến người xem rơi lệ
Bạn đã bao giờ khóc khi nhìn những hình ảnh này chưa? Còn tôi đã không ít lần rơi nước mắt khi chứng kiến những cảnh tượng này. Những em bé nhịn ăn cả mấy ngày liền vì đói, những đứa trẻ chưa đủ tuổi trưởng thành đã phải đi đập đá, chở gạch để mưu sinh, những học sinh dân tộc nội trú nhường nhau bát canh rau loãng nước... Không phải ở một đất nước hay một vùng miền nào đó quá xa xôi, ở ngay Hà Nội hay TP.HCM thôi, những cảnh tượng ấy vẫn luôn hiện hữu.
Vì quá đói em phải nhặt ăn cả những mẩu bánh mì đã hỏng
Những em học sinh dân tộc nội trú tới lớp với chiếc cặp lồng cơm chỉ có nước rau và lạc muối
Chiếc bát em bé cầm trên tay là món mèn mén, đây là một đặc sản của núi rừng Tây Bắc nhưng khi ăn nó thì ứ nghẹn chẳng khác gì bát "chè khoán" của bà cụ Tứ trong truyện "Vợ Nhặt" của nhà văn Kim Lân
Miếng cơm đã chẳng đủ ăn tới ngụm nước sạch em cũng không được uống
Những đứa trẻ ngủ thiếu chân trên tấm ván được chắp vá từ những thanh gỗ nhỏ
Giấc ngủ của các em liệu có được no tròn?
Hoàn cảnh của các anh chị lớn cũng chẳng khá hơn
Nhiều trẻ em vẫn phải trần truồng trong cái rét dưới 10 độ ở miền Tây Bắc
Cũng không ít em bị đen cháy da dưới sự thiêu đốt của nắng Tây Nguyên
Các em phải tới trường với bộ dạng quần áo lấm lem, bụi bặm
Những em may mắn hơn đủ quần áo, cơm ăn thì lại phải lao động đầy vất vả
Những trẻ em dưới 10 tuổi ở miền núi phải gồng mình tìm kiếm củi đun
Những em lớn hơn may mắn ở đồng bằng phải bốc vác, đẩy xe trọng tải gấp nhiều lần cân nặng
Thay vì những giờ ngồi trên lớp học bài, các em phải lặn lội nơi bãi rác tìm kiếm cơm ăn
Nếu không làm những công việc nặng nhọc ấy, các em không có tiền sinh sống
Ngày 1/6, ngày Tết của các em đang chuẩn bị đến gần. Tôi tự hỏi có bao nhiêu em biết được ý nghĩa của ngày lễ ấy?
**************************************************
những đứa trẻ A Lù
Thêm những hình ảnh xót xa về trẻ em ở A Lù
Nếu ai đó đã từng đặt chân lên mảnh đất A Lù
Khi tháng 8 đến là lúc các em nhỏ được bố mẹ đưa đi mua sắm quần áo, sách vở mới, xúng xính tới trường. Cũng là tháng 8 đến, cũng một mùa khai trường, nhưng các em nhỏ ở A Lù, Bát Xát, Lào Cai chẳng dám mơ tới những quần áo phẳng phiu, những sách vở thơm phức mùi giấy trắng. Mỗi mùa tựu trường đến với vùng cao là lại có thêm nhiều em vì "đói cái bụng" mà bỏ trường, bỏ lớp theo mẹ cha lên nương rẫy, đỡ đần các việc trồng lúa, chăn trâu.
Chỗ nghỉ trưa của các em tối, ẩm và nguy hiểm rập rình
Thiếu trường, thiếu bàn ghế, thiếu chỗ ngủ, thiếu sách vở, thiếu giáo viên, thiếu tiền, hết gạo... là những khó khăn mà những đứa trẻ mới ở bậc tiểu học đang phải đối diện từng ngày. Một lớp học có vách nứa ngăn. Cô giáo dạy 2 lớp cùng 1 lúc, lớp học ấy được gọi là 'lớp ghép'. Một nửa cô giáo dạy lớp 1, nửa còn lại cô dạy lớp 2, thậm chí dạy ghép 2 - 3 lớp cùng 1 lúc.
Mỗi lúc tới trường, các em phải đi bộ mất cả ngày trời, thậm chí phải 2 - 3 ngày mới tới được nơi học chữ. Nhiều học sinh 10 - 15 tuổi vẫn học lớp 1, lớp 2 vì cứ đang theo học lại bỏ trường, bỏ lớp đi làm rẫy, kiếm thêm hạt gạo bỏ vào bụng đói. Nhiều lần, các thầy cô phải đi vận động từng nhà, động viên từng em đi học, mỗi bạn tới lớp sẽ được ăn 1 thìa đường ngọt, các em thích lắm! Vậy mà nhiều khi cả lớp cũng chỉ có duy nhất 1 học sinh.
Chứng kiến những căn nhà tranh vách nứa, gia tài không có gì hơn ngoài cái chõng tre, vài cái nồi xoong bát đĩa đặt ngay giữa nhà, chúng tôi không khỏi xót xa. Với mong muốn có thể chia sẻ, giúp đỡ cuộc sống đồng bào dân tộc và trẻ em nơi đây, nhóm từ thiện Trekking Fan sẽ thực hiện chương trình "Ấm tình thương ngày khai trường" tại A Lù, Bát Xát, Lào Cai vào ngày 30 - 31/08/2012(Sưu tầm)
chắc hẳn sẽ không bao giờ quên hình ảnh những đứa trẻ mặt mũi lấm lem bùn đất ở nơi đây. Các em ấy cũng có những nụ cười rất hồn nhiên, những gò má rám hồng nhưng đôi môi lại tím tái, run rẩy vì đói, vì rét.
Sống giữa màn sương bao phủ quanh năm cùng với cái lạnh cắt da cắt thịt nhưng thật khó có thể tìm thấy một đứa trẻ mặc quần áo lành lặn ở nơi này. Tất cả các em, bao nhiêu năm nay, vẫn hằng ngày trải qua mùa đông rét mướt với những bộ quần áo mỏng manh như thế.
Công việc gieo chữ, trồng người có lẽ vẫn là việc gian nan nhất ở A Lù vì đường sá luôn trong tình trạng lầy lội, cheo leo, cơ sở vật chất đều đã xuống cấp và rất nghèo nàn, lạc hậu. Cuộc đấu tranh giữa 'cái đói' và 'cái chữ' ở nơi đây vẫn luôn diễn ra từng ngày, từng ngày một.
Những hình ảnh nhói lòng về trẻ ở A Lù:
Những đứa trẻ mặt mũi lấm lem bùn đất
Học trong những căn nhà xiêu vẹo, tạm bợ
Bàn học kiêm bàn ăn, lớp học kiêm phòng ngủ
Phòng học tối tăm chỉ có thứ ánh sáng duy nhất của mặt trời
Các em còn nhỏ đã phải theo mẹ cha lên nương kiếm cơm, kiếm củi
Những em bé hơn thì cứ trần trụi dưới nắng hè
Chân không giày dép, quần áo đen bẩn và đã quá cũ
Thứ đồ chơi duy nhất của các em có ở trường là vài ba cái vòng méo mó tự làm bằng tay
Lớp học đông đúc và chen chúc của các bé mầm non và tiểu học
Sữa và bánh kẹo là những thứ quà xa xỉ mà phải chờ hàng tháng trời các em mới có
Những đứa trẻ đôi má rám hồng vì thời tiết ẩm thấp, vì mưa nắng thất thường
Hình ảnh những đứa trẻ lấm lem, nghèo đói ở vùng cao sống trong các ngôi nhà tạm bợ đã ám ảnh chúng tôi trên những cung đường phượt trở về
**************************************
Bữa cơm con nhà nghèo
Học sinh dân tộc nội trú tranh nhau thức ăn trong những chiếc nồi đen kịt
Mỗi đứa một chiếc cặp lồng bé cỏn con
Thức ăn của các em ấy là... những con nhái, chuột đồng và kiến.
Các em vẫn ăn rất ngon lành và ngoan ngoãn
Nhà bạn nào sang hơn thì có 3 miếng chả
Các em rất thích ăn kẹo bánh, nhưng không phải lúc nào cũng có
Cơm còn chưa đủ no, chỉ có ncơm nguội chan nước lã và thêm một ít muối trắng. Huống chi...
8 người chỉ có 1 bát rau và 2 bát nước mắm
Cả gia đình may mắn lắm mới có được một nồi canh
Nhìn những hình ảnh này và nhìn lại những bữa cơm mà tớ đã từng ăn
Tớ thấy mình may mắn nhiều lắm
**************************************************