Nov 23, 2024

Bài giới thiệu

Hướng dẫn Sử dụng iPad dành cho người mới
VuHai6 * đăng lúc 05:30:45 AM, Mar 09, 2013 * Số lần xem: 8353

Có lẽ, iPad là sản phẩm có nhiều tên gọi nhất của Apple. Lúc thì người ta gọi nó là Máy tính bảng, lúc thì lại gọi là thiết bị đọc sách, khung ảnh kỹ thuật số ... Đôi lúc các anti-fan gọi đây là sản phẩm thất bại nhất của Apple vì nó không đa nhiệm và đặc biệt là không có flash, "một thiết bị cùi bắp dành cho những người đầu đất". Mình thì mình thích nhất cái tên gọi "thiết bị hỗ trợ cá nhân", cái tên này rất đúng với những gì mà iPad có thể làm được.

Chung quy lại, iPad cũng chỉ là một thiết bị số, nó có hữu dụng hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng của bạn. Không có gì là hoàn hảo và iPad cũng vậy, nó cũng có những hạn chế nhất định. Vì thế, nếu đã quyết định dùng iPad thi tốt nhất bạn nên tập làm quen với những giới hạn này. Tuy nhiên, số điều iPad làm được nhiều hơn nhiều so với những cái nó không làm được, hãy làm quen với iPad và bạn sẽ thấy nó không phải là cùi bắp như người ta vẫn tưởng. Những nội dung mình trình bày trong bài viết này là những điều căn bản nhất, thực tế thì căn bản đến nỗi mà có nhiều cái không cần nói cũng biết. Đối tượng chính của bài viết nhắm tới là những người mới dùng, những người chưa biết và đang tìm hiểu về iPad. Cảm ơn bạn đã bỏ thời gian đọc bài này và hi vọng nó hữu ích với bạn.

 

Phần I - Bắt đầu từ những điều căn bản


Một điều thực sự quan trọng đó là bạn phải cài iTunes phiên bản mới nhất lên máy tính của mình. Hiện tại iTunes mới chỉ hỗ trợ Windows và MacOS, phần mềm này hoàn toàn miễn phí và bạn có thể tải về tại www.apple.com.

Ngoài ra bạn cũng nên có một tài khoản iTunes Store để tiện cho việc cài đặt phần mềm. Việc tạo một tài khoản free trên iTunes thực ra rất đơn giản và bạn có thể tự mình làm dựa vào hướng dẫn trong bài viết sau: Cách tạo tài khoản free trong iTune Store. Thường nhiều người lười đọc và mắc lỗi, không làm đúng hướng dẫn ngay ở những bước đầu tiên và cuối cùng là không thể nào tạo được tài khoản. Hi vọng bạn sẽ không phải là người như vậy.

 

[IMG]
 


1. Phụ kiện

Đi kèm với iPad chỉ có Adapter 10W và dây sync. Theo Apple khuyến cáo thì bạn nên dùng sạc này để sạc cho iPad nhằm đảm bảo thời lượng pin tốt nhất cũng như kéo dài tuổi thọ của pin. Việc sạc của cổng USB của máy tính cũng được, tuy nhiên với một số máy tính khi cắm vào thì iPad không nhận sạc. Nếu có thể hãy mua thêm cho mình một bộ iPad Camera Connection Kit, đây thực sự là một phụ kiện hữu ích.

Một điều lạ là Apple không tặng kèm tai nghe cho iPad mặc dù trình nghe nhạc iPod có sẵn thực sự tuyệt vời. Nếu muốn bạn có thể mua thêm tai nghe theo iPhone 3GS có cả phím điều chỉnh âm lượng rất tiện.

Với màn hình cảm ứng lớn và khung nhôm thì việc dán màn hình và dán bảo vệ nắp lưng là rất nên làm. Bạn có thể mua miếng dán chống vân tay để dán vì ngoài ra nó còn chống chói. Với nắp lưng thì dán miếng dán da khacten.com hoặc cũng có thể tậu một case bảo vệ.

2. Sạc pin

Không phải lúc nào bạn cũng có điều kiện cắm iPad vào Adapter để sạc pin, nhiều khi vẫn phải cắm iPad vào cổng USB của máy tính để sạc nóng. Tuy nhiên nhiều khi bạn lại gặp thông báo "Not charging" khó chịu. Vậy sạc iPad như thế nào mới đúng cách? Có 3 trường hợp bạn có thể gặp phải:

 

  • Để nhanh nhất, hãy dùng cục sạc theo máy để tiết kiệm thời gian. Thời gian sạc pin khoảng 3h đến 4h. Bạn cũng có thể dùng máy trong quá trình sạc.
  • Khi bạn kết nối iPad với cổng USB có điện thế cao (high-power USB port), iPad cũng sẽ được sạc nhưng thời gian sạc pin lâu hơn, pin lâu đầy hơn. Tuy nhiên high-power USB port thường chỉ xuất hiện trên các máy tính Apple mới ra đời gần đây.
  • Phần lớn các máy tính Windows đều chỉ có cổng USB với điện thế thấp (lower-power USB ports), chính vì thế bạn sẽ gặp hiện tượng cắm iPad vào máy không nhận sạc. Tuy nhiên, máy chỉ không nhận sạc khi bạn cắm iPad vào máy tính PC và mở màn hình. Khi iPad ở chế độ sleep (tắt màn hình) máy vẫn sạc bình thường, thời gian sạc pin cũng lâu và không tốt.

3. Thao tác với màn hình iPad

Không chỉ đơn giản là chạm và vuốt trên màn hình, với ngón tay bạn có thể thực hiện nhiều thao tác. Không biết đặt tên tiếng Việt như thế nào cho đúng, thôi thì mình tạm giữ nguyên tên tiếng anh của những thao tác này vậy:

 

  • Tap and Touch: Tap (nhấn) có nghĩa là chạm vào màn hình, để kick hoạt một phần mềm, bạn Tap vào nó, để phóng to một khung trong Safari bạn Tap 2 lần. Touch cũng giống như Tap, nhưng thay vì thả tay ra ngay thì bạn nhấn giữ cho đến khi có sự kiện sảy ra, ví dụ như: Touch (nhấn giữ) và icon phần mềm để di chuyển hay xoá phần mềm.
  • Drag: Nhấn giữ và di chuyển một đối tượng. Như việc bạn di chuyển icon phần mềm từ màn hình này sang màn hình khác, hay di chuyển một chuỗi ký tự.
  • Swipe, Flick, and Slide: 3 thao tác gần giống nhau. Là thao tác khi bạn chuyển từ màn hình này sang màn hình khác, hay chuyển qua chuyển lại giữa các bức hình.
  • Pinch and Pull (Zoom): Dùng 2 ngón tay để phóng to hay thu nhỏ.
  • SHAKE (UNDO): Thực chất đây không phải là thao tác trên màn hình. Shake có nghĩ là bạn cầm iPad và lắc máy. Thao tác này có tác dụng giống như Undo, cũng giống như việc bạn nhấn Control-Z trên máy tính vậy.

    Phần II - Đồng bộ với máy tính qua iTunes
     

    Đồng bộ nhạc, hình, phim giữa máy tính và iPad là thao tác căn bản mà ai dùng iPad cũng phải biết. Tuy nhiên vẫn có một số người làm việc này vẫn chưa thành thạo vì thế mình viết bài này, những vấn đề căn bản mà ai cũng biết.


    Vấn đề đồng bộ dữ liệu giữa máy tính và iPad bao gồm 2 phần chính: đầu tiên chính là đồng bộ những thành phần căn bản như nhạc, hình, phim, ebook, audiobook. Phần thứ 2 mình xin nói đến việc chép dữ liệu (Keynote, Pages ...) vào iPad thông qua iTunes hoặc wifi.

    1. Đồng bộ Máy tính - iTunes - iPad

    • Tất nhiên khi bạn có iPad thì trong máy tính của bạn cũng phải có iTunes. Nếu không có hãy vào đây và tải về bản iTunes mới nhất.
    • Khi cắm iPad vào máy tính, trên iTunes bạn chọn vào icon iPad thì sẽ có bảng điều khiển với các tab: Summary, Info, Apps, Music, Movies, TV Shows, Podcasts, iTunes U, Books, Photo.
      • Summary: Nếu tại đây bạn lựa chọn Manually manager music and videos thì các tab sau (trừ Apps) không cần quan tâm nữa. Lựa chọn này giúp bạn có thể cắm vào máy bất kỳ và chép nhạc, phim, ebook của máy đó. Khi đã lựa chọn chức năng này, muốn chép nhạc hay phim vào iPad thì bạn chỉ việc giữ chuột và kéo thả nó vào icon iPad trong iTunes.
      • Info: Bạn có thể lựa chọn đồng bộ danh bạ, note, mail trong tab này mà không ảnh hưởng đến lựa chọn "Manually ..."
      • Apps: Để cài phần mềm vào máy bắt buộc bạn phải chọn Sync Apps, lựa chọn này cũng không ảnh hưởng đến lựa chọn "Manually ..."
      • Music, Movies, TV Shows, Books: Nếu đã lựa chọn "Manually ..." ở tab Summary thì bạn không cần quan tâm đến mấy tab này. Nếu ở những tab này bạn chọn "Sync ..." thì lựa chọn "Manually ..."sẽ bị mất đi. Giờ đây bạn chỉ việc tick chọn nhạc, phim, book và iTunes sẽ tự động copy vào iPad.
      http://photo.tinhte.vn/?id=225722&d=1270864965&f=213035&uid=46&n=Screen%20shot%202010-%04.png
       
      • Podcasts, iTunes U, Photo: Việc chọn sync hay không sync ở những tab này không ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới.
    -> Note: Nếu bạn chưa thực sự hiểu về quy tắc sync của iTunes thì tốt nhất là cứ để mặc định đó và tìm hiểu từ từ. Với chế độ sync mặc định bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc đồng bộ dữ liệu với máy tính. Tuy nhiên có một hạn chế là bạn chỉ đồng bộ iPad được với duy nhất một máy tính và không cắm qua máy khác để chép nhạc, phim, ebook được. Nếu vẫn cứ cố tình qua máy khác chép thì nhạc, phim, ebook có sẵn trong iPad sẽ bị mất hết và được thay bằng những nội dung mới chép.

    -> Mách nhỏ:

    • Trước khi muốn cắm qua máy khác để chép thì bạn hãy cắm iPad vào máy của mình và kích hoạt chế độ Manually manager music and videos. Ở trên máy khách, khi muốn chép bài nhạc, phim nào vào thì bạn kéo và thả nó vào icon iPad (trong iTunes), có thể kéo 1 lúc nhiều file cũng được.
    • Thường khi sync thì iTunes sẽ tự động chạy Backup. Nếu muốn bạn có thể Tắt chế độ tự động Backup khi đồng bộ iPhone với iTunes để đỡ mất thời gian.

    2. Chép tài liệu vào iPad

    • iPad ngoài phục vụ cho nhu cầu giải trí nó còn có các phần mềm kèm theo rất hay để phục vụ cho công việc của bạn. Có 3 phần mềm đặc trưng đó là Keynote, Pages và Numbers.
    • Ngoài ra bạn có thể cài thêm phần mềm khác để quản lý và đọc file các định dạng khác nhau. Có vô vàn phần mềm dạng này, như trong bài này mình dùng Goodreader.
    • iTunes 9.1 và OS 3.2 trở lên có một chức năng rất hay là bạn có thể chép dư liệu vào phần mềm trên iPad trực tiếp qua iTunes. Bạn chỉ việc cắm iPad vào máy tính, mở iTunes lên, vào tab Apps và kéo xuống phía dưới.
    http://photo.tinhte.vn/?id=225730&d=1270865730&f=213043&uid=46&n=Screen%20shot%202010-%04.png
     

    • Ví dụ như muốn chép file vào Keynote, ta làm như sau: Trong mục File Sharing (như hình trên) -> click chọn Keynote -> kéo thả file muốn chép vào Documents.
    • Trên iPad bạn vào Keynote -> click vào icon folder góc trên phải -> chọn tiếp file cần Import.
    http://photo.tinhte.vn/?id=225743&d=1270867098&f=213056&uid=46&n=IMG_0002..PNG
     

    Ngoài cách chép file qua iTunes
    chúng ta còn có thể chép file qua wifi, thường thì những phần mềm của các hãng thứ 3 hay có chức năng này. Ở đây mình ví dụ với phần mềm Goodreader. Các bước thực hiện:

    • Máy tính và iPad phải cùng trong một mạng wifi. Phải lưu ý là nếu wifi yếu thì tốc độ chép cũng chậm, nếu bạn phải chép file dung lượng lớn thì rất lâu.
    • Trong Goodreader trên iPad click vào hình wifi để kích hoạt chế độ chuyển file qua wifi. Bạn để ý nếu phần mềm nào hỗ trợ chuyển file qua wifi thì đều có icon này cả.
    http://photo.tinhte.vn/?id=225746&d=1270867643&f=213059&uid=46&n=IMG_0010..PNG
     

    • IP-address: http://192.168.1.98:8080 (thông số này khác nhau trên từng máy) <- đây là địa chỉ IP của iPad-Goodreader. Muốn chép file vào thì bạn vào trình duyệt trên máy tính, gõ địa chỉ này vào là xong.
    -> Mách nhỏ:
    • Ngoài ra bạn cũng có thể dùng một phần mềm ftp để hỗ trợ chuyển file qua wifi một cách chuyên nghiệp hơn. Ví dụ như Cyberduck.
    • Cũng có thể dùng các phần mềm khác ngoài iTunes để chép file data vào iPad như: Padsync (MacOS) hay iPhoneFolder (Windows).

      Phần III - Settings - Chỉnh cấu hình hệ thống
       

      Cũng giống như iPhone, Settings trên iPad là nơi bạn có thể tuỳ chỉnh mọi thứ trong máy. Tại đây bạn có thể thiết lập cấu hình date & time, thiết lập kết nối, thay đổi hình nền, quản lý tài khoản mail ... và nhiều thứ khác nữa. Ngoài ra một số phần mềm của hãng thứ 3 cũng tích hợp phần settings của mình vào đây luôn.

      [IMG]
       

      1. Wi-Fi


      Để kết nối vào mạng internet thì bạn phải vào đây để mở Wi-Fi của iPad lên, để tiết kiệm pin thì bạn cũng phải vào đây để tắt Wi-Fi đi. Để kết nối vào một mạng Wi-Fi nào đó bạn chỉ cần nhấn vào tên của mạng wifi đó trong danh sách.
      Bên cạnh tên mạng wifi có button [IMG], nhấn vào đây nếu bạn muốn chỉnh các thông số như IP, DNS ... Chỉnh DNS trong này cũng là một cách đơn giản để truy cập Facebook ngay trên iPad của bạn.

      [IMG]
       

      2. Notifications


      Mỗi khi cần gửi một thông báo đến người dùng, các phần mềm trong iPad phải dựa vào dịch vụ Push Notification. Một thông báo sẽ được gửi tới bạn khi cần thiết, ngay cả khi phần mềm đó không chạy. Ở mục Notifications này bạn sẽ thấy danh sách các phần mềm đang sử dụng dịch vụ này. Tap vào từng ứng dụng để thay đổi cách thức thể hiện thông báo, kích hoạt sounds, alerts hay badges.

      Chuyển Notifications qua Off cũng là một cách để tiết kiệm pin.

      3. Brightness & Wallpaper

      Trong phần này, bạn có thể chỉnh mức độ sáng của màn hình, tuỳ chỉnh độ sáng sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất khi sử dụng. Nếu muốn iPad tự động chỉnh độ sáng màn hình theo môi trường xung quanh thì ở Auto-Brightness ta bật ON.

      Cá nhân hoá chiếc iPad bằng cách thay đổi hình nền (wallpaper) của máy. Sau khi đã lựa một hình để làm Wallpaper thì bạn có 3 lựa chọn: Set Lock Screen - chọn làm hình nền ngoài màn ngoài khoá máy, Set Home Screen - chọn làm hình nền màn hình chính, Set Both - chọn làm hình nền cho cả 2.

      [IMG]
       

      4. General

      General bao gồm các thiết lập về thời gian, bảo mật, mạng, và các cài đặt khác ảnh hưởng đến nhiều ứng dụng. Đây cũng là nơi bạn có thể tìm thông tin về iPad của mình, hoặc thiết lập lại iPad về tình trạng ban đầu (chuyển về thiết lập gốc, xoá hết data và software).

      • About: Thông tin chi tiết về iPad: dung lượng máy, dung lượng đã sử dụng, version hiện tại...
      • Sounds: Chỉnh âm báo của Email, Calendar, âm gõ bàn phím hay âm mở khoá máy.
      • Bluetooth: Tắt mở bluetooth. Đồng thời cũng là nơi thiết lập cấu hình kết nối bluetooth.
      • Auto-Lock: chỉnh thời gian tự động khóa máy.
      • Passcode Lock: Thiết lập mật khẩu để truy cập iPad. Trong đây có một lựa chọn khá quan trọng đó là Erase Data - sau 10 lần nhập sai mật khẩu thì toàn bộ dữ liệu trong iPad sẽ bị xoá. Hãy suy nghĩ kỹ nếu bạn chọn Erase Data ON.
      • Keyboard & International: Hiện tại iPad vẫn chưa có iOS 4, tuy nhiên chắc sẽ không phải đợi lâu nữa. Với iOS 4, iPad cũng sẽ có giao diện tiếng Việt và bàn phím tiếng Việt (Telex).
      • Reset: Trong đây bạn sẽ có các lựa chọn để xoá thiết lập cấu hình hiện tại (Reset All Settings) hay xoá toàn bộ dữ liệu trong máy (Reset All Content and Settings) hay chỉ đơn giản là xoá thiết lập cấu hình mạng (Reset Network Settings).
      5. Mail, Contacts, Calendars

      Thiết lập cấu hình trong Mail, Contacts, Calendars giúp bạn quản lý các loại tài khoản Microsoft Exchange, MobileMe, Google email, Yahoo! Mail, AOL , Other POP and IMAP mail systems, LDAP accounts for Contacts, CalDAV or iCalendar (.ics) accounts for Calendars.

      Thêm tài khoản Mail vào bằng cách chọn Add Account ... Với những tài khoản mail như Gmail thì iPad sẽ tự động thiết lập thông số giùm bạn. Fetch New Data: tính năng Push mail trên iPad, email sẽ được cập nhật tự động. Với những phần mềm không hỗ trợ Push thì dự liệu sẽ được cập nhật tự động sau mỗi 15p (bạn có thể thay đổi con số này)

      Ngoài ra, kéo xuống phía dưới một chút bạn sẽ thấy thêm vào lựa chọn nữa cũng hưu ích như:

      • Preview: chọn cách hiện thị mail trong danh sách. Với 2Lines bạn có thể xem được 1 phần nội dung mail trước khi phải kick vào nó để coi toàn bộ.
      • Signature: Chữ ký trong email. Với mỗi email gửi bằng iPad sẽ có một chữ ký riêng. Và đây là phần giúp bạn có thể thay đổi nội dung chữ ký theo ý muốn của mình. Mặc định chữ ký là Sent from my iPad.
      • Default Account: Đối với những ai có nhiều tài khoản email thì lựa chọn này giúp bạn chọn một email làm email chính.
      [IMG]
       
Phần IV - Một số phần mềm hữu ích


1. iBooks


Nói đến iPad thì phần mềm được nhắc đến đầu tiên có lẽ là iBooks - phần mềm hỗ trợ đọc sách định dạng ePub (và có lẽ là cả PDF ở phiên bản update tiếp theo). Để đọc được ebook trên iPad thì trước tiên bạn phải có ebook đó trong iTunes và tiếp theo đó mới là sync vào iPad, các bước thực hiện như sau:

 

  • Chuẩn bị file ebook, file này phải ở định dạng ePub. Nếu ebook bạn hiện có không phải là ePub thì bạn phải convert về định dạng này. (Phần convert mình sẽ dành một phần riêng để nói - Phần VI)
  • Chép file ebook này vào iTunes. Gọi là chép nhưng thực ra chỉ đơn giản là bạn nhấn giữ và kéo thả file này vào trong iTunes, nó sẽ tự động được chép vào và cập nhật trong tab Books.
  • iPad đã được cài phần mềm iBooks, phần mềm này miễn phí và bạn có thể tải trên iTunes App Store. Một số người không tải được vì dùng account iTunes VN, hãy làm theo hướng dẫn tại đây để tạo cho mình 1 account USA.
  • Cắm iPad vào máy tính và cho đồng bộ với iTunes. Hãy chắc rằng trong tab Books bạn đã kích hoạt chế độ đồng bộ (Coi lại Phần II).
[IMG]
 


2. Office với iWork, Office HD

Hiện tại, chúng ta vẫn chưa có một bộ gõ tiếng Việt đủ ngon để dùng trên iPad, đây có lẽ là trở ngại lớn nhất đối với ai vẫn muốn dùng iPad như một thiết bị văn phòng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thực tế thì bộ gõ vẫn không phải là trở ngại lớn, khả năng đồng bộ mới là vấn đề mà bạn cần quan tâm đến.

Phần mềm iWork chỉ hỗ trợ đọc, ghi các định dạng riêng của mình và thêm định dạng pdf. với các định dạng của office, bạn chỉ có thể đọc và chỉnh sửa. Không thể dùng iWork để tạo mới một file định dạng của Microsoft Office.

Mình thì không dùng nhiều bộ iWork trên iPad, chỉ làm các việc đơn giản như dùng Numbers để tạo một bảng tính quản lý thông tin, dùng Keynote duyệt và trình diễn với đối tác. Trong bộ iWork dành cho iPad thì Keynote khá là hữu dụng.

 


Trong khi iWork gặp vấn đề với việc tương thích thì dường như Office HD là một sự thay thế xứng đáng, vì dù sao đi nữa nó cũng làm việc trực tiếp được với định dạng của Microsoft Office. Ngon hơn, iWork nhưng không thể gọi Office HD là tốt nhất được vì một số "hạt sạn"vẫn tồn tại trong quá trình sử dụng. Có lẽ vẫn phải đợi những bản cập nhật tiếp theo sẽ tốt hơn.

 

Office HD trên iPad
[IMG]
 


3. Trình quản lý file


Như đã nói ở phần 2, chúng ta dường như chỉ dừng lại ở việc duyệt file office trên iPad. Vì thế thay vì dùng iWork hay Office HD thì việc sử dụng một phần mềm quản lý file có kèm theo chức năng duyệt file là hợp lý hơn cả. Có rất nhiều các phần mềm có chức năng như vậy, nổi bật nhất hiện nay là GoodreaderReaddleDocs.

Goodreader có lợi thế là đơn giản, và giá chỉ có 0.99$. Tuy nhiên có vẻ như ReaddleDocs mạnh mẽ hơn. Các phần mềm quản lý file này đều có khả năng đọc file văn bản pdf, doc, xls, txt, ppt, htm ... Ngay cả những file nhạc và video cũng chơi được. Điểm tiện lợi đó chính là bạn có thể chép file vào phần mềm thông qua iTunes hoặc trực tiếp qua wifi khá là đơn giản.

 


4. Các phần mềm khác


Còn rất nhiều, rất nhiều những phần mềm hữu ích khác mà trong khuôn khổ bài viết này mình không viết hết ra được. Bạn có thể tham khảo thêm tại chuyên mục PHẦN MỀM CHO IPAD nhé. Một số phần mềm hay khác:
 

Phần V - Jailbreak


Với phần mềm Spirit, việc jailbreak iPad là cực kỳ đơn giản, nếu muốn bạn có thể làm theo hướng dẫn tại đây. Nhưng nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: "Tại sao phải jailbreak máy trong khi máy đang dùng bình thường?". Về căn bản, jailbreak giúp bạn có thể can thiệp vào hệ thống, chỉnh sửa và thêm những data mình muốn mà không phải thông qua iTunes. Ngoài ra, jailbreak còn giúp cho bạn có thể cài các app từ nhiều nguồn thông qua Cydia, và thực tế thì có nhiều app hay có trên Cydia mà không có trên iTunes Appstore.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về tính ổn định, thời gian dùng pin của máy hay các vấn đề khác liên quan đến việc jailbreak iPad có thể tham khảo thêm tại bài viết Cảm nghiệm sau khi jailbreak iPad. Trong bài này mình chỉ tổng hợp lại một số thủ thuật hay đối với chú iPad đã được jailbreak, còn rất nhiều rất nhiều những thủ thuật khác mà bạn có thể coi tại đây.

1. Cydia, Installous và Rock

Cydia đã quá quen thuộc với những ai dùng iPhone/iPod Touch, và giờ đây Cydia cũng đã có mặt trên iPad. Ngay sau khi dùng Spirit để jailbreak máy, bạn sẽ thấy Cydia trên màn hình của mình. Ngoài ra thông qua Cydia bạn cũng có thể cài thêm Installous và Rock, cả 3 phần mềm này đều hỗ trợ cài đặt App "lậu" cho iPad. Cydia cũng chính là khởi nguồn cho mọi vấn đề mình nói ở phần sau của bài viết này.

Tất cả các phần mềm được nhắc đến ở phần sau của bài viết này đều được cài thông qua Cydia.

 

[IMG]
 


2. iFile

Phần mềm quản lý file trên iPad và còn nhiều chức năng đáng giá khá. Nhờ iFile bạn có thể can thiệp vào hệ điều hành của máy và làm những điều mình muốn, tuy nhiên hãy cẩn thận khi vọc phá nhé!. Sau khi đã cài iFile vào máy việc đầu tiên mình làm đó là chỉnh sửa các file hệ thống theo ý muốn của mình. Bạn có thể tìm thấy nhiều thủ thuật chỉnh sửa tại đây.

Những cái mình đã làm đó là: Giảm thiểu process cho OS chạy nuột hơn, Tăng thêm bộ nhớ cho iPad hiệu quả thấy cũng khá tốt. Ngoài ra nếu thích bạn cũng có thể Bật chức năng voice control nếu muốn.

 

[IMG]
 


3. Multitask với Backgrounder và Activator

Ở phiên bản iPhone OS 4.0 dành cho iPad chắc chắn sẽ có tính năng multitask, tuy nhiên vấn đề ở đây là chúng ta vẫn chưa biết được chính xác thì bao giờ OS 4.0 cho iPad mới xuất hiện. Backgrounder là phần mềm giúp bạn có thể chạy nhiều phần mềm cùng một lúc (tương tự với multitask), để chuyển một ứng dụng đang chạy thành chạy nền bạn chỉ cần nhấn giữ phím Home.

Ngoài ra còn một cách khác nếu bạn không muốn suốt ngày phải nhấn giữ phím Home, đó chính là chỉnh setting của Activator. Đây là phần mềm được tự động cài khi bạn cài Backgrounder vào iPad. Với Activator bạn có thể làm được nhiều việc hơn.

Tìm hiểu thêm về Multitask trên iPad tại đây nhé!

 

[IMG]
 


4. Chạy phần mềm của iPhone trên iPad full màn hình

iPhone có rất nhiều phần mềm hay mà iPad không có. Tuy nhiên, những phần mềm này không tương thích với iPad, khi chạy phải nhân đôi pixel và khiến hình ảnh bị vỡ rất xấu. Nhưng chỉ với một vài bước đơn giản bạn sẽ có ngay một app iPhone chạy trên iPad tuyệt đẹp.

Cách làm chi tiết bạn có thể tham khảo tại đây (hướng dẫn bởi bác thedeath_no13, cảm ơn bác lần nữa!). Điều đáng tiếc là không phải phần mềm nào làm cũng được, đặc biệt một số phần mềm của Việt Nam viết mình làm không thành công.

 

[IMG]
 


5. Thay đổi theme với WinterBoard

Có lẽ đây là lý do chính thúc đẩy mình jailbreak iPad. Khi đã nhàm chán với giao diện mặc định và muốn cái gì đó mới một chút thì chắc chắn bạn phải nhờ đến WinterBoard. Cách làm chi tiết bạn có thể tham khảo tại bài viết IQ Brushed -Theme đầu tiên cho iPad.

 

[IMG]
 


Còn rất nhiều, rất nhiều những cái hay ho khác mà bạn chỉ có thể làm được khi đã jailbreak máy, trong khuôn khổ một bài viết ngắn thì không thể liệt kê hết ra đây được. Bạn hãy tự mình khám phá nhé, trước tiên hãy bắt đầu với [Hướng dẫn]Jailbreak ipad FW 3.2 = iSpirit - ESS đã test (kèm video). Chúc bạn may mắn!

Còn chờ gì nữa mà không tự khám phá cái cảm giác sung sướng khi được chọc ngoáy nhỉ :)

P/S: tự sướng nhiều khi đâm ra lú lẫn, có một lý do rất hấp dẫn mà mình quên không nói. Đó chính là OpenSSH, hỗ trợ kết nối và truy suất iPad trực tiếp từ trên PC thông qua wifi, rất là tiện lợi. Coi thêm bài sau nhé: Truy cập data trên iPad bằng máy tính.

 

Phần VI - Tạo Ebooks định dạng ePub



Hiện nay ebooks được chia sẻ rất nhiều trên internet với nhiều định dạng khác nhau. Phổ biến nhất thì vẫn là các định dạng .prc, .html, .doc, .txt ... Thường mình vào www.thuvien-ebook.com để tải ebook về. Một điều hạn chế đối với những ai dùng phần mềm iBooks đó chính là phần mềm này chỉ hỗ trợ ebook định dạng ePub, và bạn phải sycn qua iTunes.

Bạn phải dùng một phần mềm chuyên biệt để tạo ebook định dạng ePub, phổ biến hiện nay có 2 phần mềm đó là CalibreSigil. Riêng cá nhân mình mình vẫn ủng hộ Calibre hơn vì sử dụng đơn giản, Sigil có cái hay đó là bạn có thể tạo mục lục cho ebook được.

 

Sử dụng Calibre để quản lý thư viện sách điện tử

 

vuhai6 đã nói:
Calibre là phần mềm hỗ trợ bạn trong việc quản lý sách điện tử. Với phần mềm này bạn có thể xem sách với nhiều dịnh dạng khác nhau, chuyển đổi qua lại giữa các định dạng. Việc định dạng ebook PRC ngày càng phổ biến nhưng MobiPocket Reader vẫn có nhiều hạn chế vì không hỗ trợ nhiều loại máy, hệ điều hành khác nhau (đặc biệt là về sau này). Khi đó Calibre là sự lựa chọn sáng suốt.

Tương tự như iTunes, Calibre quản lí thư viện ebook của bạn với nhiều tiêu chí khác nhau và thật dễ dàng để thay đổi các thông tin của một ebook, hay cập nhật nó tự động thông qua internet. Calibre có nhiều phiên bản dành cho nhiều hệ điều hành khác nhau như Windows, MacOS và Linux. Bạn có thể tải phần mềm về tại địa chỉ: http://calibre.kovidgoyal.net/download

Các thiết bị mà Calibre có thể hỗ trợ tốt như:


http://www.tinhte.vn/forum/imagehosting/464a8a310077467.jpg
 
Như đã nói ở trên lý do đầu tiên để lựa chọn sử dụng Calibre là vì nó hỗ trợ rất nhiều định dạng khác nhau, từ định dạng phổ biến như: HTML, LIT, PDF, PRC, PDB RTF, TXT đến những định dạng kém phổ biến hơn: CBZ, CBR, CBC, EPUB, FB2, MOBI, ODT, PML, RB.

Ngoài ra, Calibre cũng có khả năng chuyển đổi định dạng ebook rất mạnh mẽ, các định ra mà phần mềm này có thể xuất ra là: EPUB, FB2, OEB, LIT, LRF, MOBI, PDB, PML, RB, PDF, TXT. Nếu những ai dùng thiết bị đọc sách chuyên nghiệp như Sony Reader, Amazon Kindle, Bookeen Cybook hoặc iPhone/iPod Touch, điện thoại Android thì điều này thật sự hữu ích.

Các tính năng chính như:


  • Thư viện quản lý sách, hỗ trợ nhiều định dạng. Quản lý với nhiều thông tin cụ thể: Title, Author, Date, Publisher, Rating, Size, Series.
  • Khả năng coi nhiều định dạng ebook khác nhau: HTML, LIT, PDF, PRC, PDB RTF, TXT, CBZ, CBR, CBC, EPUB, FB2, MOBI, ODT, PML, RB.
  • Chuyển đổi qua lại các định dạng ebook phổ biến.
  • Hỗ trợ đồng bộ với các thiết bị cầm tay.
  • Cập nhật tin tức, và chuyển thành ebook.
  • Cập nhật thông tin ebook qua mạng.

Nguồn: Tinhte.vn

 

Mẹo giúp làm chủ New iPad dễ dàng

Thứ Ba, 20/03/2012 21:01

Apple iPad thế hệ thứ 3 vừa xuất hiện trên thị trường với bộ vi xử lý A5X cho đồ họa sắc nét và tốc độ nhanh hơn. Những mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn làm chủ iPad mới dễ dàng hơn.

Những mẹo sử dụng sẽ giúp bạn làm chủ iPad dễ dàng hơn - Ảnh minh họa: Internet

1. Tăng tính bảo mật - xóa hoàn toàn dữ liệu sau 10 lần nhập sai mật khẩu: giống như trên các thiết bị BlackBerry, dữ liệu cá nhân trên iPad mới sẽ được xóa sạch nếu kẻ gian nhập sai mật khẩu 10 lần.

Bạn chỉ cần vào Setting/General/Passcode Lock. Cần lưu ý thêm, chức năng này cũng cảnh báo người dùng cẩn thận khi nhập mật khẩu, nếu không muốn dữ liệu của mình “bay theo gió”.

Trong vòng 10 giây, dữ liệu của bạn sẽ bị xóa sạch nếu nhập sai mật khẩu 10 lần

2. Các nhóm tính năng hỗ trợ người dùng khi gõ:

- Bỏ qua các từ mà iPad tự động gợi ý bằng cách gõ cho xong ký tự đó. Nếu muốn sử dụng các từ được iPad gợi ý, chỉ cần chạm và chọn từ hiển thị trên hình mà bạn mong muốn.

- Tạo các ký tự đơn giản, thay thế cho các cụm từ thường dùng như: (tks  thanks, ko  không, dg  đường). Để dùng chức năng này, vào Settings/General/Keyboard và chọn Add New Shortcut. Như ví dụ trên, gõ tks vào Shortcut field và thanks vào Phrase field.

- Để sử dụng các nhóm từ viết tắt, chỉ cần gõ từ viết tắt, sau đó gõ dấu cách hoặc dấu chấm câu, cụm từ được thay thế sẽ xuất hiện.

3. Tải hướng dẫn sử dụng iPad: hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi mua iPad mà không có bản in của hướng dẫn sử dụng kèm theo. Đừng lo lắng, chỉ cần tải hướng dẫn sử dụng dạng PDF tại đây hoặc bạn cũng có thể tìm bản hướng dẫn sử dụng này trên phần mềm miễn phí iBooks (lưu ý: nhớ chọn bản hướng dẫn sử dụng phù hợp với phiên bản đang sử dụng).

4. Sử dụng Switch Side: với Switch Side, bạn có thể bật, tắt các âm thanh cảnh báo (không ảnh hưởng đến các video hoặc nhạc đang chơi); hoặc khóa màn hình ở chế độ chân dung (thẳng đứng), hay chế độ phong cảnh (nằm ngang). Bạn cũng có thể thêm các chức năng bật tắt khác (Wi-Fi, Bluetooth…) vào Switch Side bằng cách lựa chọn ứng dụng cần thiết trong Settings/General/Use Side Switch.

5. Thêm dấu chấm câu nhanh: chạm liên tiếp hai lần vào thanh Space lúc soạn mail hoặc gửi tin nhắn, dấu chấm câu (. ) và dấu cách sẽ hiện ra, giúp bạn thao tác nhanh hơn.

6. Chức năng đa nhiệm trên The new iPad:

- Nhấn liên tiếp hai lần vào nút Home để hiện ra danh sách các ứng dụng đang chạy hay đang bị treo.

- Lật nhanh thanh Multitasking từ trái sang phải để truy cập vào bảng điều khiển video/nhạc đang phát.

7. Bảo vệ bản dữ liệu được sao lưu: bạn có thể mã hóa dữ liệu đã được sao lưu trên iPad thông qua iTunes. Trong Options, chọn tab Summary, chọn Encrypt iPad backup.

8. Thay đổi công cụ tìm kiếm trên iPad: bạn sẽ chọn Google Search, Bing hay Yahoo? Đơn giản, chỉ cần chọn công cụ tìm kiếm ưa thích thay cho công cụ tìm kiếm mặc định của trình duyệt Safari trong Settings/Safari/Search Engine.

9. Chụp ảnh màn hình: nhấn tuần tự nút Home và nút Sleep/Wave. Hình ảnh sau khi được chụp sẽ được lưu trữ trong Photos.

10. Bạn thật sự khó chịu khi iPad tự động đồng bộ hóa mỗi lần kết nối vào máy tính? Chỉ cần nhấn tổ hợp phím Shift - Ctrl (hoặc Command - Options trên Mac) khi bật iTunes và kết nối iPad với máy tính, iTunes sẽ bỏ qua bước đồng bộ này.

Tuy nhiên, trong trường hợp iPad đang được đồng bộ với máy tính, nếu muốn dừng việc đồng bộ này lại chỉ cần kéo thanh trượt mở khóa trên iPad.

11. Bật/tắt chế độ 3G - LTE roaming (dữ liệu chuyển vùng): để bật và tắt chế độ 3G hoặc LTE roaming, vào Settings/Cellular Data. Thêm nữa, nếu muốn biết dung lượng 3G đã sử dụng, tiếp tục vào Settings/General/Usage.

12. Thiết lập chế độ cấm những nội dung không lành mạnh trên iPad: vào Settings/General/Restrictions và chọn Enable Restrictions để bắt đầu lựa chọn loại ứng dụng, game… Chức năng này cho phép bạn giới hạn những nội dung không lành mạnh xuất hiện trên iPad.

13. Gia tăng mức độ bảo mật của mật khẩu: hệ điều hành iOS cho phép bạn thiết lập mật khẩu chỉ với bốn ký tự. Tuy nhiên, để tăng mức độ bảo mật của mật khẩu - hoặc đặt mật khẩu theo ý thích, chỉ cần tắt chức năng này trong Settings/General/Passcode Lock/Simple Passcode. Sau khi tắt, bạn đã có thể tạo bất cứ mật khẩu nào với độ dài trên bốn ký tự.

Lưu ý: mật khẩu này cũng được sử dụng trong việc mã hóa thư điện tử, các tập tin đính kèm trên iPad, vì vậy, mật khẩu càng khó, dữ liệu của bạn càng được an toàn.

14. Tùy biến AutoFill: bạn có thể cho phép trình duyệt Safari tự động điền các thông tin về tài khoản của bạn khi đăng nhập trên các trang web bằng cách kích hoạt chức năng này trong Settings/Safari/AutoFill.

15. Đồng bộ bookmark: sử dụng iTunes để đồng độ bookmark từ trình duyệt Safari trên iPad với một trình duyệt trên máy tính của bạn. Mở iPad tab trên iTunes, chọn Info Tab, kéo xuống thanh Other, chọn Sync bookmarks with và chọn trình duyệt yêu thích của bạn.

16. Gửi hình ảnh trên iPad: cách dễ dàng nhất để gửi một bức ảnh từ iPad đến một địa chỉ mail nào đó, chỉ cần mở ứng dụng Photos, chọn hình ảnh cần gửi, nhấn chọn nút ở góc trên, bên phải (hình chữ nhật), chọn Email photo…

17. Kiểm tra các đường dẫn trang web: chạm vào đường link và giữ trong chốc lát, bạn sẽ biết được đường link cần thiết.

18. Mở tập tin đính kèm trong mail: chạm và giữ tập tin đính kèm trong chốc lát, sau đó chọn ứng dụng phù hợp để mở tập tin đó (mặc định của iOS, bạn chỉ cần chạm vào tập tin và iPad sẽ mở với những ứng dụng đã được gán sẵn).

19. Ghi nhớ mạng Wi-Fi đã truy cập? Sẽ là một “tai nạn” nếu iPad tự động nhớ mạng Wi-Fi mà bạn đã truy cập (dù chỉ một lần). Để có thể xóa bỏ tên một mạng Wi-Fi nào đó, chỉ cần vào Settings/Wifi, chọn Choose a Network, chọn mũi tên màu xanh để di chuyển đến mạng Wi-Fi nào cần xóa, sau đó nhấn nút Forget this Network ở bên trên để hoàn thành việc xóa bỏ.

20. Tùy chỉnh chế độ tìm kiếm Spotlight: iPad sử dụng Spotlight cho chức năng tìm kiếm nội bộ trên iPad. Để sắp xếp, tùy chỉnh khả năng tìm kiếm này, chỉ cần vào Settings/General/Spotlight Search. Trong trường hợp bạn có rất nhiều dữ liệu trên iPad (danh bạ, ứng dụng, sách, ghi chú, các sự kiện, email…), bạn có thể tắt những loại dữ liệu không cần tìm kiếm, để iPad có thể cho ra kết quả tìm kiếm nhanh hơn. Tất nhiên, bạn cũng có thể lựa chọn thứ tự ưu tiên của từng loại dữ liệu để tìm kiếm.

21. Tắt các ứng dụng mua hàng trực tuyến: để làm việc này, bạn chỉ cần chọn Settings/General/Restrictions, chọn Enable Restrictions để lựa chọn các loại ứng dụng, trò chơi... Để tài khoản của bạn được đảm bảo và không bị “hack”, hãy vô hiệu hóa In-App Purchasement trong Allowed Content.

22. Tiết kiệm pin hơn với cách thiết lập tần suất lấy thông tin: tùy chỉnh tần suất lấy thông tin này (các email được đẩy về iPad, các thông báo -notifications- từ mạng xã hội Facebook…) này với thời gian hợp lý sẽ giúp iPad của bạn tiết kiệm được pin nhiều hơn. Bạn có thể tùy chỉnh trong Setting, chọn Mail, Contacts, Calendars, chọn tùy chọn Fetch New Data.

Chọn thời gian lấy dữ liệu hợp lý, bạn sẽ bảo vệ được pin của iPad

23. Thay đổi chữ ký trong email: để thay đổi, vào Settings/Mail/Contacts/Calendars/Signature. Bạn đã có thể thay đổi chữ ký của mình thật ấn tượng “Sent from my the new iPad”.

24. Điều khiển trình đa nhiệm bằng gesture: bạn có thể chỉnh tại General/Settings, bật Multitasking Gestures lên. Sau khi chỉnh, bạn đã có thể dùng bốn ngón tay đồng thời, lướt qua trái hoặc phải để chuyển đổi phần mềm, hoặc chỉ để hiện thanh đa nhiệm multitasking. Để trở về màn hình chính, chỉ cần nhúm hai đầu ngón tay. Mọi thứ thật dễ dàng.

Theo TTO

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.