Nov 21, 2024

Cổ Thi Trung Quốc

Khúc Phượng Cầu Hoàng
Tư Mã Tương Như - 司馬相如 * đăng lúc 06:03:07 PM, Sep 08, 2022 * Số lần xem: 5484
Hình ảnh
#1
#2

 * đăng lúc 01:03:33 PM, Mar 03, 2013 * Số lần xem: 2287  

 
.


Phượng Cầu Hoàng - Tư Mã Tương Như 

    

    凤兮凤兮归故乡,遨游四海求其凰。

    时未遇兮无所将,何悟今兮升斯堂!

    有艳淑女在闺房,室迩人遐毒我肠。

    何缘交颈为鸳鸯,胡颉颃兮共翱翔!

    皇兮皇兮从我栖,得托孳尾永为妃。

    交情通意心和谐,中夜相从知者谁?

    双翼俱起翻高飞,无感我思使余悲。


    Phượng hề, phượng hề quy cố hương,
    Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng,
    Thời vị ngộ hề vô sở tương,
    Hà ngộ kim tịch đăng tư đường.
    Hữu diệm thục nữ tại khuê phường,
    Thất nhĩ nhân hà sầu ngã trường.
    Hà duyên giao cảnh vi uyên ương
    Tương hiệt cương hề cộng cao tường.

    Dịch nghĩa:

    Chim phượng, chim phượng về cố hương,
    Ngao du bốn bể tìm chim hoàng
    Thời chưa gặp chừ, luống lỡ làng.
    Hôm nay bước đến chốn thênh thang.
    Có cô gái đẹp ở đài trang,
    Nhà gần người xa não tâm tràng.
    Ước gì giao kết đôi uyên ương,
    Bay liệng cùng nhau thỏa mọi đường


     ********************
    
    Lời bài hát Phượng Cầu Hoàng - Mộng Chi Dực


    Nhạc là nỗi lòng Tư Mã xưa
    Dạo đàn cho người trong giấc mơ
    Phượng hề Phượng hề bao tháng năm
    Tìm Hoàng tìm Hoàng nơi bốn phương
    Chim bay biển Bắc
    Đi tìm biển Đông
    Chim bay biển Tây
    Đi tìm biển Nam
    Bao giờ, bao giờ ta thấy nhau
    Bao giờ, bao giờ ta thấy nhau
    Văn Quân nàng ơi
    Văn Quân nàng ơi
    Tuy trong gang tấc
    mà như nghìn trùng
    Cho ta gặp gỡ
    xây tổ uyên ương
    Phượng hề Phượng hề quy cố hương
    Phượng hề Phượng hề quy cố hương ...

              Chen Zezhao
 


 



              Chen Zezhao

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.
ĐIỂN TÍCH - Khúc Phượng Cầu Hoàng - bài Sưu tầm
Hue Thu Jul 04, 2017
Tư Mã Tương Như, tự Tràng Khanh, người ở Thành Đô đời nhà Hán. Người rất đa tài, văn hay, đàn giỏi.
 Khi lìa quê lên Tràng An để lập công danh, đến con sông đầu làng, Tương Như viết trên cầu một câu: "Bất thừa cao xa tứ mã, bất phục quá thử kiều" (Không ngồi xe cao bốn ngựa, không qua lại cầu này nữa).
 Nhưng vốn con người phóng lãng hào hoa rất mực nên mua được một chức quan nhỏ, làm trong ít lâu, chán, cáo bịnh, qua chơi nước Lương, rồi trở về nước Thục. Đến đâu, Tương Như cũng dùng bút mực và cây đàn để giao thiệp bằng hữu.
 Trong khi đến đất Lâm Cùng, Tương Như vốn sẵn quen với Vương Cát là quan lệnh ở huyện, nên đến chơi. Cát lại mời Tương Như cùng đi dự tiệc ở nhà Trạc Vương Tôn, vốn viên ngoại trong huyện. Nghe tiếng Tương Như đàn hay nên quan huyện cùng Trác Vương Tôn yêu cầu đánh cho một bài.
 Họ Trác vốn có một người con gái rất đẹp tên Văn Quân, còn nhỏ tuổi mà sớm góa chồng, lại thích nghe đàn. Tương Như được biết, định ghẹo nàng, nên vừa gảy đàn vừa hát khúc "Phượng cầu hoàng (Chim phượng trống tìm chim phượng mái).
 Chim phượng, chim phượng về cố hương,
 Ngao du bốn bể tìm chim hoàng
 Thời chưa gặp chừ, luống lỡ làng.
 Hôm nay bước đến chốn thênh thang.
 Có cô gái đẹp ở đài trang,
 Nhà gần người xa não tâm tràng.
 Ước gì giao kết đôi uyên ương,
 Bay liệng cùng nhau thỏa mọi đường.
 Nguyên văn:
 Phượng hề, phượng hề quy cố hương,
 Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng,
 Thời vị ngộ hề vô sở tương,
 Hà ngộ kim tịch đăng tư đường.
 Hữu diệm thục nữ tại khuê phường,
 Thất nhĩ nhân hà sầu ngã trường.
 Hà duyên giao cảnh vi uyên ương
 Tương hiệt cương hề cộng cao tường.
 Trác Văn Quân nghe được tiếng đàn, lấy làm say mê, đương đêm bỏ nhà đi theo chàng. Trác ông tức giận, quyết định từ con.
 Đôi trai gái đó mở một quán nấu rượu. Vợ chồng cùng cặm cụi làm.
 Sau Hán Vũ Đế đọc bài "Tử hư phú" của Tương Như, khen tài mới vời vào triều, ban chức tước. Lại sai chàng cầm cờ tiết, thay nhà vua về Ba Thục chiêu an bọn phụ lão tùng phục nhà Hán. Lần này thỏa chí bình sinh, Tương Như áo gấm vinh quy được người đón rước long trọng. Nhưng làm quan ít lâu, lại chán, cáo bịnh lui về quê.
 Trong "Bích Câu kỳ ngộ" có câu:
  Cầu hoàng tay lựa nên vần,
 Tương Như lòng ấy, Văn Quân lòng nào.
 Và, trong "Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du cũng có câu:
 Khúc đâu Tư Mã phượng cầu,
 Nghe ra như oán, như sầu phải chăng!
 đều do điển tích trên.