Nov 23, 2024

Thơ song ngữ

Tiểu Sử các Thiền Sư VN
Webmaster * đăng lúc 09:25:16 PM, Jul 06, 2008 * Số lần xem: 2115
TIỂU SỬ CÁC TÁC GIẢ

Tiếng Việt
TIỂU SỬ TÁC GIẢ
English
POETS’ BIOGRAPHICAL NOTES

1. Pháp Thuận (915 – 990)
Thiền sư họ Đỗ, không rõ quê quán. Tài cao học rộng, có công lao giúp vua Lê Đại Hành (941 - 1006) nhưng không nhận phong thưởng, rất được vua kính trọng, thường gọi là Đỗ Pháp Sư. Tác phẩm chính là “Bồ Tát hiệu sám hối văn” đã thất truyền, chỉ còn lại bài thơ “Quốc Tộ”.
1. Phap Thuan (915 – 990)
The Zen master Phap Thuan was born in 915. His natvive village and give name remain unknown. He belonged to the tenth generation of the Vinitaruci School of Vietnamese Zen Buddhism, which was founded in 580 in the Red River Delta by the Indian monk Vinitaruci. Recognized for his deep knowledge and understanding of the world, Phap Thuan served as an advisor to King Le Dai Hanh (941 - 1006). This poem is the only poem of the author to survive.

2. Khuông Việt (930 – 1011)
Tên thật là Ngô Chân Lưu, dòng dõi Ngô Thuận Đế, quê làng Cát Lợi, huyện Thường Lạc. Thuộc thế hệ thứ tư dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Được vua Đinh Tiên Hoàng mời hội kiến và phong làm Tăng Thống, rồi được ban chức Đại Sư (971). Tiếp tục được vua Lê Đại Hành mời dự vào những việc hệ trọng của triều đình. Mất ngày 15 tháng hai năm Thuận Thiên thứ hai (1011), thọ 82 tuổi.
2. Khuong Viet (933 - 1011)
Zen master Khuong’s Viet given name was Ngo Chan Luu. He was born in 933 in Cat Low village, Thuong Lac district. He startes out studing Confucianism, but later decided to become a monk. He belonged to the fourth generation of the Wall Meditation School of Vietnamese Zen Buddhism, which was fouded un 820 by the Chinese master Vo Ngon Thong (? - 826) (Wo Yen Tong). By the age of forty, Khuong Viet was widely noted for his proficiency in Zen. King Dinh Tien Hoang (970 - 979) bestowed upon him the title “Khuong Viet The Great Teacher,” and appointed him head of the nation’s Buddhist organization – the Supreme Patriarch. Under King Le Dai Hanh (941 - 1005), he served as advisor. The Farewell poem, two couplets and a song are all that remain of his writings.

3. Vạn Hạnh (? - 1018)
Thiền sư họ Nguyễn, người làng Cổ Pháp, lộ Bắc Giang. Xuất gia năm 21 tuổi, dày công tu đạo, rất có uy tín trong xã hội, góp nhiều kế sách giúp vua Lê Đại Hành. Thiền sư có công giúp Lý Công Uẩn lên ngôi Thái Tổ Nhà Lý (1010 – 1028), lập nên một triều đại ảnh hưởng Phật giáo sâu sắc. Được tôn là Quốc Sư.
3. Van Hanh (? – 1018)
Zen MasterVan Hanh was born in Co Phap village, Bac Giang province. His given name and birth date remain uncertain. As a young student he mastered all three philosophies – Confucianism, Taoism, and Buddhism. But it was to Buddhism that he grew particularly devoted. At the age of 21, he foined the Luc To temple and belonged to the 12th generation of the Vo Ngon Thong (Wall Meditation) school. He was a valued advisor to King Le Dai Hanh, and was instrumental in the founding of the Ly dynasty. King Ly Thai To (1010 - 1028) appointed him Nationl Teacher. He was widely admired for his grasp of the political realities and the task of national building. Only five of his poems survive.

4. Lý Thái Tông (1028 - 1054)
Vua Lý Thái Tông tên là Phật Mã, huý Đức Chính, sinh ngày 26 tháng 6 năm Canh Tý (1000) tại châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang. Lên ngôi năm 1028, ở ngôi 27 năm, mất ngày 1 tháng Mười năm Giáp Ngọ (1054)
4. King Ly Thai Tong (1028 - 1054)
King Ly Thai Tong virth name was Duc Chinh. He was vorn in 1000 in the village of Co Phap, Bac Giang Province, the eldest son of King Ly Thai To (974 - 1028). Under his rule the country was prosperous and peaceful. He was intelligent, well versed in martial arts, interested in music, academic studies, and poetry. He was especially devoted to Buddhism. He paid gread attention to the welfare of the people and devised policies for general economic development. He ordered the compilation of the Book of the Criminal Code to be the basis for the nation’s legal saytem. Unfortunately, that was lost. Only two poems and two royal proclamations survive.

5.Cứu Chỉ (? – c. 1059 - 1065)
Thiền sư Cứu Chỉ, không rõ năm sinh, quê đất Phù Đàm, Châu Minh, nổi tiếng học sâu, biết rộng. Xuất gia, vào chùa Cảm Ứng, núi Ba Sơn. Sau, đến tu chùa Quang Minh núi Tiên Du. Được triều đình trọng vọng, vua Lý Thánh Tông thân tới chùa thăm viếng nhiều lần. Khoảng những năm 1054 – 1058 Tể tướng Dương Đạo Gia lập chùa Diên Linh trên núi Long Đột mời Sư về trụ trì. Mất trong khoảng những năm Chương Thánh Gia Khánh (1059 - 1065)
5. Cuu Chi (? – c. 1059 - 1065)
Zen master Cuu Chi or Dam Cuu Chi was born in Phu Dam village, Chu Minh district, Bac Ninh province. His familly name and exact date of birth remain unknown. As a young student, he was said to have declared that “Confucius, Mo Tsu are biased on Yes; Lao Tsu, Chuang Tzu are biased on No. The world’s small schemes cannot bring about freedom. Only Buddhism, biased on neither Yes or No, can end the cycle of birth and death, but it will require the utmost self – discipline and offorts.”Cuu Chi studied with the great Zen master Dinh Huong at Cam Ung pagoda and belonged to the seventh generation of the Vo Ngon Thong (Wall Meditation) school. King Ly Thai Tong three times asked him to make a visit to the capital, and three times he diclined. To meet him the king made several trips to his temple. This is his only poem to survive.

6. Viên Chiếu (999 - 1090)
Thiền sư tên Mai Trực, quê Phúc Đường, huyện Long Đàm. Là anh của bà Linh Cảm Thái Hậu (thân mẫu của Lý Thái Tông). Thông minh, hiếu học, qua nhiều năm nghiên cứu sâu sắc Thiền học, có nhiều tác phẩm giá trị, được vua Lý Nhân Tông rất mực tôn trọng. Mất tháng Chín năm Canh ngọ. (1090), thọ 92 tuổi.
6. Vien Chieu (999 - 1091)


Zen master Vien Chieu’s was born Mai Truc in Phuc Duong village, Long Dam district in 999. He was Queen Linh Cam’s nephew. As a child he was intelligent and studious. He followed Zen master Dinh Huong on Ba Tieu Mountain and belonged to the seventh generation of the Vo Ngon Thong school. After three years he appeared to have gained enlightenment. He had a great talent for elucidating the dharma, which attracted a large number of disciples in the capital. He was also a great poet, and wrote poems to expound the practices of Buddhism. His four major works were lost, except for a few excerpts from one in Thien Uyen Tap Thap Anh (Collection of Outstanding Zen Masters). This is the only poem of his that survives.

7. Ngộ Ấn (1020 – 1088)
Thiền sư tên là Đàm Khí, người làng Kim Bài, đất Tư Lý, giỏi chữ Hán và Phạn. Nghiên cứu tinh tường hai kinh Viên Giác và Pháp Hoa. Dựng đạo tràng tại chùa Long Ấn trên núi Ninh Sơn, phù Thiên Ứng. Mất ngày 14 tháng 6 năm Quảng Hữu thứ tư (1088), thọ 69 tuổi.
7. Ngo An (1020 – 1088)
Zen master Ngo An’s given name was Dam Khi. He was born in 1020 in Tu Ly village, Kim Bai district. He began as a student of Confucianism. Unusually well versed in San krit, at the age of 19, he devoted himdelf to Buddhism, studying with Monk Quang Tri at Quan Dinh pagoda. Later he moved to a temple on Ninh Son Mountain in Ung Thien district. He belonged to the eighth generation of the Vo Ngon Thong school. Only one of his poems survives.

8. Diệu Nhân (1041 – 1113)
Ni sư họ Lý, tên là Ngọc Kiều, con gái đầu của Phụng Càn Vương (em vua Lý Nhân tông, tên là Lý Nhật Trung). Được vua Lý Thánh Tông đem vào cung nuôi dạy từ nhỏ rồi gả chồng cho. Sau khi chồng mất, xuống tóc đi tu, thọ giáo với Thiền sư Chân Không, được thầy đặt đạo hiệu Diệu Nhân. Ngày Một tháng Sáu năm Quí Tỵ (1113) ngồi kiết già mà tịch, thọ 72 tuổi.
8. Dieu Nhan (1041 – 1113)
Zen master Dieu Nhan was born in 1041 in Phu Dong village, Tien Du district. The daughter of Phung Can Vuong, King Ly Thanh Tong’s brother, she was raised by the king in the royal palace. When she came of age the king gave her in marriage to a highland tribal chief in Chan Dang (Vinh Phu Province today). After her husband passed away, Dieu Nhan joined the Buddhist order, studied with Zen master Chan Khong, and later became Head of the 17th generation of the Vinitaruci school. She was also recognized as one of the two most distinguishes woman poets of the time. The above poem is the only one extant today.

9. Chân Không (1046 – 1100)
Thiền sư họ Vương, tên Hải Thiềm, người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, mồ côi sớm, nhưng ham học. Năm 18 tuổi, đến nghe giảng kinh Pháp Hoa tại chùa Tịnh Lự, núi Đông Cứu, bắt đầu tỏ ngộ, đến tu ở núi Từ Sơn, nghiên cứu Thiền học. Được vua Lý Nhân Tông vời vào cung giảng kinh. Tuổi già, về quê dựng chùa Bảo Cảm. Mất ngày Một tháng Mười Một năm Canh Thìn (1100) hưởng dương 55 tuổi.
9. Chan Khong (1046 – 1100)
Zen master Chan Khong’s given name is Vuong Hai Thiem. He was born in 1045 in Phu Dong village, Tien Du district. As a child he was an avid reader. At the age of 10, he went on a pilgrimage to all the major temples and decided to become a monk, belonging to the 16th generation of the Vo Ngon Thong school. Later he settled on Tu Son Mountain, spending twenty years deepening his practices. His reputation sgread far and wide. King Ly Nhan Tong (1072 - 1128) invited him to give dharma talks on the Lotus sutra to a royal audience. Leaders and cultural icons of the time such as Marshall Ly Thuong Kiet, Minister Doan Van Kham, and others all held him in high respect and great affection. The only works of his which still remain in existence are a farewell poem and record of a few conversations with students.

10. Mãn Giác (1052 – 1096)
Thiền sư họ Lý, tên Trường, người đất Lũng Triều, làng An Cách. Sớm nổi tiếng, được vua Lý Nhân Tông tuyển vào cung và được ban hiệu là Hoài Tín. Sau, từ quan, đến giáo Thiền sư Quang Trí thuộc dòng Vô Ngôn Thông, chùa Quán Đảnh, chuyên tâm nghiên cứu kinh sách, tu đạo đến bậc lãnh tụ của thiền môn lúc bấy giờ. Được vua Lý Nhân Tông cùng Linh Nhân Hoàng Thái Hậu rất trọng đãi, mời đến ở chùa bên cạnh cung Cảnh Hưng để tiện việc học hỏi Phật pháp. Được vua phong chức Nhập Nội Đạo Tràng Tứ Tử Đại Sa Môn. Mất ngày 30 tháng Mười Một năm Bính Tý (1096).


10. Man Giac (1052 – 1096)
Zen master Man Giac’s given name was Ly Truong. He was born 1052 in Lung Trieu Village, An Cach area. Widely known as a great cholar while still young he was inducted into the royal hosehold by King Ly Nhan Tong. He soon decided, however, to become a monk, and left the court to travel up and down the country, seeking out friends of similar bent. He gathred obout him a great number of disciples, and became one of the most prominent monks of the 8th generation of the Vo Ngon Thong School. This is the second school of Vietnamese Zen Buddhism, which was founded by the Chinese monk Vo Ngon Thong. This poem is the only by the author that remains extant.



11. Từ Đạo Hạnh (c. 1100)
Thiền sư họ Từ, tên Lộ, người làng An Lãng (?), không rõ năm sinh. Được Thiền sư Sùng Phạm ở chùa Pháp Vân khai ngộ. Sau, đến trụ trì chùa Thiền Phúc núi Phật tích. Nổi tiếng tài cao và y thuật siêu việt. Mất vào khoảng năm 1100 (có bản chép năm Đinh Dậu, niên hiệu Hội Tường Đại Khánh thứ 8, tức năm 1117). Cuộc đời Thiền sư có nhiều giai đoạn huyền bí.
11. Tu Dao Hanh (c. 1100)
The Zen mastrer Tu Lo, or Tu Dao Hanh, belongs to the 12th generation of the Vinitaruci School. There is no racord of his native village or his given name. He resided in Thien Phuc pagoda (popularly called Chua Thay) on Phat Tich Mountain, Quoc Oai Province. He was known to practice Tantrism and became an almost legendary figure in the national folklore. Only four of his poems are still in existence. The above is one of the most popular and often quoted.

12. Không Lộ (c. 1119)
Thiền sư họ Dương, không rõ năm sinh, người làng Nghiêm Quang, quận Hải Thanh, vốn làng chài lưới. Trong khoảng niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh (1059 - 1065) vân du khắp nơi, rồi tu chùa Hà Trạch (?), rồi về quê nhà lập chùa Nghiêm Quang, kế thừa dòng Vô Ngôn Thông thuộc thế hệ thứ 9.
12. Khong Lo (c. 1119)
The Zen master Khong Lo, or Duong Khong Lo was born in Hai Thanh Vilage, Nam Ha Province. Belonging to a family that had fishermen for many generations, he joined the Buddhist order and became part of the 9th generation of the Vo Ngon Thong School. He devoted his time to the practice of both Zen and Tantrism. Known for his preference for a simple and unattached life, he took to the road, often visiting the moast remote temples and landscapes in the company of another fomous poet, Zen master Giac Hai. Only two of his poems are still extant.

13. Khánh Hỷ (1067 – 1142)
Thiền sư họ Nguyễn, người làng Cổ Giao, quận Long Biên. Vốn theo học Thiền Sư Bản Tịch ở chùa Chúc Thánh (?). Khoảng những năm 1133 – 1138 được vua Lý Thần Tông (1128 - 1138) vời vào cung thuyết giảng đạo Thiền, được phong chức Tăng Lục, rồi trăng chức Tăng Thống.
13. Khanh Hy (1067 – 1142)
Zen master Khanh Hy’s family name was Nguyen. He was born in 1067 in Co Giao Village. He studied with Monk Ban Tich at Chuc Thanh pagoda, and became the head of the 14th generation of the Vo Ngon Thong school. He was a monk of great intelligence and quick wit, and often consulted about national affairs by King Ly Than Tong (1128 - 1137). The King appounted him administrative head of the nation’s Buddhist organization, the Supreme Patriach. His works were lost, except for one extant poem.

14. Kiều Trí Huyền (1070 - 1130)
Tương truyền Thiền sư sống cùng thời với Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Từng mở đạo tràng ở Thái Bình, đón Thiền sư Từ Đạo Hạnh tới đàm đạo về thiền học. Tung tích bí ẩn, không được rõ lắm.
14. Kieu Tri Huyen (c. 1100)
Kieu Tri Huyen was a Zen master who was a contemporary of Tu Dao Hanh. Well known for his vast knowledge, he often exchanged views with Tu Dao Hanh on the subject of Zen. He opened a school in the Thai Binh area (Tan Hung prefect, in today Thai Binh Province). No information remains regarding his date and place of birth, and his background. Only one of his poems survives.

15. Tịnh Không (1091 - 1170)
Thiền sư họ Ngô, người huyện Phúc Châu, Trung Quốc, thuộc thế hệ thứ 10 dòng thiền Vô Ngôn Thông. Xuống phương Nam năm 30 tuổi, ở chùa Khái Quốc, phủ Thiên Đức, tìm thấy học đạo. Sau, theo học Thiền Sư Đạo Huệ ở Tiên Du rồi trở lại chùa Khai Quốc mở đạo tràng. Mất năm Chánh Long Bảo Ứng thứ 8 (1170) thọ 80 tuổi.
15. Tinh Khong (1091 - 1170)
Ngo Tinh Khong was born in Phuc Chau (in today’s phuc Kien province), China. At the age of thirty, he came to Khai Quoc pagoda, Thien Duc prefect. According to Thien Uyen Tap Anh (Collection of Outstanding Zen Master), he initially followed an ascetic practice, eating very little – a grain of sesame seed or corn a day. One day, when he by chance had a converastion with another monk on the dharma body and the dharma eye, he realized that he was far from enlightenment. Following this monk’s advice, he studied with Monk Dao Hue in Tien Du moutain. After three years he received approval from his teacher, and returned to Khai Quoc pagoda to teach. His reputation grew far and wide. Extant are only a few records of conversations he had with students.

16. Minh Trí (? – 1196)
Thiền sư họ Tô người làng Phù Cẩm (?) trụ trì chùa Phúc Thánh, thuộc thế hệ thứ 10 dòng thiền Vô Ngôn Thông. Tư chất thông tuệ, tinh thông nhiều kinh sách, nổi tiếng tài thuyết giảng, được gọi là Minh Trí. Mất năm Bính Thìn, niên hiệu Thiền Tư Gia Thuỵ thứ 11 (1196).
16. Minh Tri (?- 1196)
Zen master Minh Tri’s family name was To. He was born in Phu Cam village. His date of birth remains unknown. His intial dharma name was Thien Tri. He was the abbot of Phuc Thanh pagoda and belonged to the tenth generation of the Vo Ngon Thong school. Later he studied with Zen master Dao Hue. Because of his vast understanding of the sutras, esp. the Lotus sutra, his teacher changed his dharma name to Minh Tri (Shining Wisdom). Only two of his poems survive.

17. Quảng Nghiêm (1121 – 1190)
Thiền sư họ Nguyễn, người đất Đan Phượng, thuộc thế hệ thứ 11 dòng thiền Vô Ngôn Thông. Theo học người câu là Bảo Nhật, sau đến chùa Phúc Thành thụ giáo với Thiền Sư Trí Thiền, rồi trụ trì chùa Thánh Ân ở Siêu Loại. Được Thượng Thư Bộ Binh Bằng Giáng Tường mời về trụ trì chùa Tịnh Quả, mở đạo tràng. Có đệ tử xuất sắc nhất là Thiền Sư Thường Chiếu. Mất rằm tháng Hai năm Canh Tuất, niên hiệu Thiên Tư Gia Thuỵ thứ 5.
17. Quang Nghiem (1121 – 1190)
Zen master Quang Nghiem’s family name was nguyen. He was born in 1121 in Dan Phuong village. He started out studying with his uncle, Monk Bao Nhat, then followed Monk Tri Thien (mostly another name of Zen master Minh Tri above) at Phuc Thanh pagoda. After he had gained enlightenment, he became abbot of Thanh An pagoda, in Sieu Loai village. Minister Phung Giang Tuong later invited him to come to Tinh Qua pagoda. Only one of his poems survives.

18. Thường Chiếu

(? - 1203)
Thiền sư họ Phạm, người làng Phù Ninh. Làm quan ở cung Quảng Từ thời vua Lý Cao Tông (1176 - 1210). Từ quan, xuất gia, theo học thầy Quảng Nghiêm, được thầy truyền tâm ấn. Sau đến trụ trì chùa Lục Tố, làng Dịch Bảng, phủ Thiên Đức, thuộc thế hệ thứ 12 dòng Vô Thông Ngôn. Mất ngày 24 tháng 9 năm Quí Hợi, niên hiệu Thiên Gia Bảo Hựu thứ 2 (1203).
18. Thuong Chieu (? - 1203)
Thuong Chieu’s family name is Pham. He was born in Phu Ninh village. Under the reign of Le Cao Tong, he had been appointed to a high position. He resigned from office to study with Zen master Quang Nghiem at Tinh Qua pagoda. After he had gianed a deep understangding of the dharma, he was invited to be the abbot Luc To temple in Dich Bang Village, Thien Duc prefect. He belonged to the 12th generation of the Vo Ngon Thong school. His work was lost, wxcept for two poems.

19. Tịnh Giới (? – c. 1200 – 1207)
Thiền sư họ Chu, tên Hải Ngung, người đất Mão Hương, Ngung Giang. Tu đạo năm 26 tuổi, đi vân du nhiều nơi, cuối cùng được nối dòng pháp phái của Thiền sư Bảo Giác, chùa Viên Minh, thuộc thế hệ thứ 10 dòng thiền Vô Ngôn Thông. Sau đến trụ trì chùa Quốc Thanh, chuyên tu khổ hạnh. Được vua Lý Cao Tông (1176 – 1210) trọng vọng, gọi là Thầy. Mất năm Đinh Mão, niên hiệu Trị Bình Long Ứng thứ 3 (1207).
19. Tinh Gioi (? – c. 1200 – 1207)
The Zen master Tinh Gioi’s given name was Chu Hai Ngung. He was reportedly boen in Giang Mao, but exactly where and when is not known. From a poor peasant family, he initially pursued the study of Confucianism. At the age of 26, he became a novice at Quoc Thanh Pagoda where he was fomous for his talent of praying and divining the weather. He was often asked by kings of the Ly dynasty to perform the rituals. Only two of his poems survive.





20. Trần Thái Tông (1218 - 1277)
Vua tên Trần Cảnh, con thứ của Trần Thừa, sinh 16 tháng 6 năm Mậu Dần (1218). Vốn quê ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường. Là vị vua đầu tiên của Nhà Trần, có công đưa xã hội Việt Nam bước dần vào giai đoạn thịnh vượng, cũng là người lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất (1257). Nhường ngôi cho con, lên làm Thái Thượng Hoàng năm 1258. Mất ngày Một tháng Tư năm Đinh Sửu, niên hiệu Bảo Phù thứ năm (1277).
20. Tran Thai Tong (1218 - 1277)
Tran Thai Tong’s given name was Tran Canh. He was born in 1218 at the end of the Ly dynasty. Tran Thu Do, his uncle, prepared the ground for his marriage to Queen Ly Chieu Hoang, who later abdicated to make him the founder of the Tran dynasty in 1226. He commanded the armies and defeated the first Mongolian invasion of Vietnam in 1257. Learned in both Confucianism and Buddhism, he ruled the country wisely and authored several profound works on Buddhism, the most fomous of which is Khoa Hu Luc (Instructions on Emptiness), a Zen manual. A prodigious writer, he left behind a substantial number of works. However, only a small part of those survive.

21. Tuệ Trung Thượng Sỹ (1230 – 1291)
Tuệ Trung Thượng Sỹ tên là Trần Tung, con trai Trần Liễu, anh ruột Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, cậu ruột vua Trần Nhân Tông. Trực tiếp tham gia cầm quân chống giặc trong cả 3 cuộc đại phá quân Mông Cổ (1257- 58/1285/1287 -88). Ông từng theo học Thiền sư Tiêu Dao, một người nổi tiếng cuối triều Lý. Sau những cuộc chiến, ông tiếp tục tu Phật, nhưng tu tại nhà chứ không xuất gia, trở thành một nhà thiền học lớn có nhiều ảnh hưởng trong xã hội với khuynh hướng phá vỡ khuôn phép giáo điều của tu giới thời bấy giờ. Được Thượng Hoàng Trần Thánh Tông rất kính trọng và vua Trần Nhân Tông tôn làm thầy.
21. Tue Trung Thuong Sy (1230 – 1291)
Tue Trung Thuong Sy’s given name was Tran Tung. He was born in 1230, the elder brother of the greal Marshal, Tran Hung Dao. He led resistance against three Mongolian invasions, in 1257 – 58/1285/1287 – 88. At the end of the later war, he served for a short time as a province governor, but then retired to his beloved Duong Chan Trang (Nurture Truth Farmsted) and devoted himself to the practice of Buddhism. He became the teacher of King Tran Nhan Tong , who later founded the Bamboo Grove School of Zen, the first genuinely Vietnamese – inspired branch of Buddhism. A lay practitioner, Tue Trung Thuong Sy was widely acknowledged as an enlightened spirit, free from tradition – bound rituals and dogmas. His writings were collected by his senior students into the collection Thuong Sy ngu Luc (Recorded Sayings of The Eminet Tue Trung)



22. Trần Thánh Tông (1240 - 1290)
Vua tên là Trần Hoảng, con trưởng của vua Trần Thái Tông, sinh ngày 25 tháng Chín năm Canh Tỵ (1240), lên ngôi tháng hai năm Mậu Ngọ (1258), ở ngôi 21 năm. Cùng với con là vua Trần Nhân Tông lãnh đạo thắng lợi hai cuộc đại chiến chống quân Mông Cổ (1285 và 1288), sau đó đi tu, chuyên tâm nghiên cứu đạo Phật và viết sách. Thơ ông giàu chất chữ tình, kết hợp tinh thần tự hào về đất nước và dân tộc với tình yêu cuộc sống an bình, phong độ ung dung, phóng khoáng. Mất ngày 25 tháng Năm năm Canh Dần (1290)
22. Tran Thanh Tong (1240 - 1290)
Tran Thanh Tong’s given name was Tran Hoang. He was born in 1240, the eldest son of King Tran Thai Tong (1218 - 1277). He ascended the throne in 1258. a wise and outstanding strategist, he selected and promoted people of ability to positions of high authority without regard to origin and bockground, and was the first to rely on the common people as the principal line of national defense. He helped organizen the Dien Hong conference, bringing together all the nation’s elders to ask for their advice on how to deal with a national security threat from the North. Because of this action, he had the whole nation united behind him. He and his son Tran Nhan Tong led the nation in the successful defense against the two Mongolian invasions of 1285 and 1288. Once the country regained peace, he abdicated and devoted the rest of his life to the practice of Buddhism and writing. An outstanding poet, he combined the high style of Chinese poetry with the popular rhythm of the folk lyric, creating poems of exquisite sensibility imbued with the equanimity and profundity of a Zen master. His works were lost, except for seven poems.

23. Trần Nhân Tông (1258 - 1308)
Vua tên là Trần Khâm, con đầu của vua Trần Thánh Tông, sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ (1258). Lên ngôi năm Kỷ Mão (1279), hai lần trực tiếp lãnh đạo thành công hai cuộc đại chiến chống quấn Mông Cổ (1285 và 1288), và giữ yên bờ cõi ở biên giới phía Tây và phía Nam. Nổi tiếng là ông vua anh hùng vừa khoan hoà, nhân ái, vừa gần dân, thân dân. Ông còn là một nhà văn hoá, nhà thơ xuất sắc thời bấy giờ. Nhường ngôi cho con năm 35 tuổi (1293), chuyên tâm nghiên cứu Phật học, là vị Tổ thứ nhất của Thiền Phái Trúc Lâm, được tôn là Giác Hoàng Điều Ngự. Mất ngày 3 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) trong am Ngoạ Vân trên núi Yên Tử.
23. Tran Nhan Tong (1258 – 1308)
Tran Nhan Tong’s given name was Tran Kham. He was born in 1258. After his father voluntarily abdicated in 1279, he ascended the throne, becoming one of the most illustrious kings of the Tran dynasty. Known for and wide for his compassion and peacefulness, he used the system od national examinations to search for talents to serve the welfare of the vountry. He was instrumental in the organizing of the two most unique conferences in Vietnam’s history – the Dien Hong conference of all of the country’s elders and the Binh Than conference of all military commanders, which helped forge the nation’s will agianst foreign threats. In 1293 Tran Nhan Tong abdiceted in favor of his son, and devoted the rest of his life to the practice of Buddhism. He traveled far and wide, all the way to Chiem Thanh, a country that bordered Vietnam on the South and was often at odds if not at war with Vietnam. To secure a long – term peace, he arranged for a marriage between the Chiem Thanh king and one of his daughters – Princess Huyen Tran. In 1298 he became a monk and settled in Yen Tu Mountain. When he was not meditating in Yen Tu, he went barefooted around the country, giving lectures and organizing studies of the Buddhist dharma. He became the founder of the Truc Lam School of Zen (Bamboo Forest School), the first school of Vietnamese – created Zen Buddhism. One of the most brilliant kings and philosophers, he remains the polestar of Vietnamese traditional culture. His influence has reached across seven centuries. Both Zen master Thich Thanh Tu and Thich Nhat Hanh consider themselves to be his spiritual descendants and both try, each in his own way, to revive the tradition of the Bamboo Forest school. Tran Nhan Tong was a prodigious author, but only 31 of his poem and a few other short pieces remain in existence.

24. Pháp Loa (1284 - 1330)
Tên thật là Đồng Kiên Cương, người làng Cửu La, huyện Chí Linh, châu Nam Sách, sinh ngày 2 tháng 5 năm Giáp Thân (1284). Khoảng năm Hưng Long thứ 12 (1304) xin theo Trần Nhân Tông học đạo, trở thành người học trò xuất sắc, được trao y bát và trở thành vị tổ thứ hai của dòng thiền Trúc Lâm.
24. Phap Loa (1284 - 1330)
Phap Loa’s given was Dong Kien Cuong. He was born in 1284 in Cuu La village, Chi Linh district, Nam Sach county. A precocious child, he showed early interest in Buddhism. When Tran Nhan Tong came to visit the Nam Sach area in 1304, they met by chance, and the founder of the Bamboo Forest school of Zen accepted him as his disciple. To mark this special encounter, the king gave him the dharma name “Thien Lai” (Auspicious Arrival). When Thien Lai proved to be an outstanding student, Tran Tong was so impressed that he changed Kien Cuong’s name to Phap Loa and appointed him his successor. Phap Loa excelled as an organizer, builder, compiler of commemtaries on the dharma, and expounder of doctrines. His works, unfortunately, unfortunately, are lost, except for three poems and a few excerpts from his writings.

25. Huyền Quang (1254 – 1334)
Thiền sư tên thật là Lý Đạo Tái, người hương Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, sinh năm Giáp Dần (1254). Học giỏi, đỗ cả thi hương, thi hội, được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn của triều đình, tiếp sư Bắc triều, nổi tiếng văn thơ. Từ chức đi tu, xin theo Trần Nhân Tông lên Trúc Lâm rồi sau thành vị tổ thứ 3 của dòng Thiền này.
25. Huyen Quang (1254 – 1334)
Huyen Quang’s give name was Ly Dao Tai. He was born in 1254 at Van Tai village, Nam Sach district, Lang Giang Province. Recognized in childhood as a great literary talent, he easily passed the regianal examination in 1274, and a year later, was the first laureate of the third examination (equivalent to the docter degree). He was appointed to serve in the court, but after a short time decided to leave to become a monk. King Tran Nhan Tong, founder of the Bamboo Forest School, took him under his wing. He later became the Third Patriarch of the School. He is considered one of the great poets of the era. Twenty – four of his poems have been found.

26. Trần Thì Kiến (?-?)
Người làng Cự Xạ, huyện Đông Triều, phủ Tân Hưng, là môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, được vua Trần Nhân Tông bổ chức An phủ sứ phủ Thiên Trường, sau đổi sang phủ Yên Ninh. Năm 1297 được bổ chức Đại An Phủ Kinh Sư, chuyên về tư pháp. Thăng đến chức Hành Khiển Gián Nghị. Nổi tiếng ở đức thanh liêm, công bằng và tài biênj luận trong xử kiện.
26. Tran Thi Kien (? - ?)
Tran Thi Kien was born in Cu Xa Village, Dong Trieu district. The dates of his birth and death remain unknown. Recmmended to King Tran Nhan Tong by Marshall Tran Hung Dao, he was appointed to various administrative posts. He was fomous as a judge of great integrity and sagacity, and for his ability to foretell events using the I - Ching. King Tran Minh Tong (1276 - 1320) wrote a poem praising his legal acumen. None of his writings survives, except for this one poem, which was attributed to him in later 1940s.

27. Trương Hán Siêu (? – 1354)
Ông là người làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên, tự là Thăng Phủ, hiuệ Độn Tẩu, không rõ năm sinh. Vốn là môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, được tiến cử và được vua Trần Anh Tông bổ chức Hàn Lâm Học Sỹ. Giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới các triều từ Anh Tông (1293 - 1314) và Dụ Tông (1341 - 1370). Là một nhân vật nổi tiếng, một danh nho đương thời. Có tư tưởng tôn Nho, nhưng về già thì lại sùng Phật.
27. Truong Han Sieu (? – 1354)
Truong Han Sieu was born in Phuc Thanh Village, Yen Nninh district. The date of his birth remains unknown. Recommended by Marshell Tran Hung Dao, he held high positions under the reign of King Tran Minh Tong and Tran Du Tong. In 1353, he led an expedition to defend Hoa Chau (today Thanh Hoa province). The following year, he submitted his resignation due to ill health. He die before returning to the capital. In recognition of his outstanding service, king Tran Du Tong posthumously awardede him the honoraty title Thai Bao (the third highest dignitary). Truong Han Sieu was famous for his integrity, wide knowledge, and wise counsel. Initially he favored Confucianism over Buddhism. Only towards the end of his life did he changed his mind and embraced Buddhism. His extant works are three prose pieces and four poems. A major record of the Tran dynasty’s Statues and Tegulations (10 volums) and a book of law code both jointly compied with Nguyen Trung Ngan were also lost.

28. Trần Quang Triều (1286 – 1325)
Ông còn có tên là Nguyên Đạo, Nguyên Thụ, hiệu là Cúc Đường Chủ Nhân và Võ Sơn Ông. Sinh năm Giáp Ngọ (1286) người hương Tức Mặc, Phủ Thiên Trường. Là con trai cả của Trần Quốc Tảng, cháu nội Trần Quốc Tuấn, và là vợ vua Trần Anh Tông. Được nhà Trần biệt đãi, phong tước Văn Huệ Vương, làm quan trong triều. Sau cáo quan về am Bích Động (Đông Triều) ở ẩn, lập ra thi xã Bích Động. Mất năm Ất Sửu (1325)
28. Tran Quang Trieu (1286 – 1325)
Tran Quang Trieu was born in 1286 at Tuc Mac village, Thien Truong district, now in Ha Nam Ninh province. A nephew of the great Marshal Tran Hung Dao and brother in law of King Tran Anh Tong, he was well appointed in the court. He excelled in both literary and military fields, leading troops to pacify the border area. After the death of his wife, he asked to be allowed to retire to his retreat of Bich Dong near Quynh Lam Pagoda, in Quang Ninh Province. There, with his colleagues, he founded the Bich Dong Poetry Group. In 1324 King Tran Minh Tong asked him to return to the Court. Unfortunately, he died shortly thereafter. His sudden departure stunned his friends, who edited his poems posthumously into the Cuc Duong Collection. Of that collection, only 11 poems remain in existence.



29. Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370)
Nguyễn Trung Ngạn sinh năm 1289 tại làng Thọ Hoàng, huyện Thiên Thi, tỉnh Hưng Yên. Năm 15 tuổi ông đã có trong tay bằng tiến sĩ. Ông phò tá Vua Trần Minh Tông trong các chiến dịch bình định vùng Đà Giang và dẹp loạn ở Lào. Ông là một nhà thơ lỗi lạc với nhiều bài thơ được tuyển chọn trong các tuyển tập thơ sau này. Ông cũng là một nhà thông thái về pháp luật. Ông và Trương Hán Siêu đã soạn thảo cuốn bộ luật Hình Thư hiện không còn giá trị. Hiện chỉ còn 80 bài thơ của ông còn được lưu truyền tới ngày nay.
29. Nguyen Trung Ngan (1289 – 1370)
Nguyen Trung Ngan was born in 1289 in Tho Hoang village, Thien Thi district, Hung Yen province. He obtained his doctoral degree at the age of 15. He assisted King Tran Minh Tong in the campaigns to pacify the Da Giang area and the unrest in Laos. He was a great poet whose many poems were selected in later antholonies. He was also a well – known legal sholar, who together with Truong Han Sieu compiled a book of Vietnamese criminal clde (Hinh Thu), which no longer exists. Only 80 of his powms survive.

30. Trần Nguyên Đán (1325 – 1390)
Trần Nguyên Đán sinh năm 1325 tại làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Thuộc dòng dõi vua chúa, ông là cháu của nhà quân sư lỗi lạc Trần Quang Khải và là ông ngoại của danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi sau này. Ông là mẫu người hoà hợp giữa động và tĩnh của nền văn hoá cổ truyền Việt Nam, xem trọng Khổng Giáo, Lão Giáo và Phật Giáo như nhau. Năm 1385 ông từ chức về ở ẩn tại vùng Côn Sơn, tỉnh Hải Dương. Hiện chỉ còn 50 bài thơ của ông được lưu truyền tới ngày nay.
30. Tran Nguyen Dan (1325 – 1390)
Tran Nguyen Dan was born in 1325 in Tuc Mac village, My Loc district, Nam Dinh province. A member of the royal family, he was nephew of the geat strategist Tran Quang Khai and maternal grandfather to the coming great cultural icon Nguyen Trai. He represented that unique man of action and contemplation of traditianal Vietnamese culture who was equally at home in Confucianism, Taoismm, and Buddhism. In 1385 he resigned his post, and ruturned to live in obscurity in the Con Son area, Hai Duong province. Only fifty one of his poems ramain extant.

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.