Nov 23, 2024

Biên khảo

Thiền định theo hơi thở Anapana Sati / Meditation on Breathing
Lê Văn Phúc * đăng lúc 08:50:08 PM, Jan 05, 2024 * Số lần xem: 11937
Hình ảnh
#1

 Meditation on Breathing   - Thiền định theo hơi thở  đăng lúc 03:11:54 AM, Oct 31, 2013

 

 
 
Tác giả: Ven. Mahathera Nauyane Ariyadhamma

 

Việt dịch: Lê Văn Phúc

Phần I

Homage to the Blessed One,
Accomplished and Fully Enlightened

Thành kính tưởng niêm Đấng Thế Tôn,
Đấng Giác Ngộ Viên Mãn

Anapana sati, the meditation on in-and-out breathing, is the first subject of meditation expounded by the Buddha in the Maha-satipatthana Sutta, the Great Discourse on the Foundations of Mindfulness. The Buddha laid special stress on this meditation, for it is the gateway to enlightenment and Nibbana adopted by all the Buddhas of the past as the very basis for their attainment of Buddhahood. When the Blessed One sat at the foot of the Bodhi Tree and resolved not to rise until he had reached enlightenment, he took up anapana sati as his subject of meditation. On the basis of this, he attained the four jhanas, recollected his previous lives, fathomed the nature of samsara, aroused the succession of great insight knowledges, and at dawn, while 100,000 world systems trembled, he attained the limitless wisdom of a Fully Enlightened Buddha.

Anapana Sati, thiền định theo hơi thở vào-ra, là chủ đề đầu tiên về thiền định, được Đức Phật thuyết giảng trong bài giảng Kinh Đại Niệm Xứ (Mahasatipatthana Sutta), Bài giảng vĩ đại về Nền tảng cuả tập trung tư tưởng. Đức Phật đặc biệt nhấn mạnh đến việc thiền định này, vì nó là cử ngõ dẫn đến giác ngộ và Niết bàn được chư Phật quá khứ vận dụng làm nền tảng để đạt đến Phật tính. Khi Đấng Thế tôn ngồi dưới cội Bồ đề và quyết định không đứng lên cho đến khi đạt được giác ngộ, Ngài đã sử dụng Thiền Sổ Tức (anapana sati) làm chủ đề thiền định. Trên cơ sở này Ngài đã đạt được bốn cảnh giới thiền, thấy được tiền kiếp, đạt đuợc căn nguyên cuả luân hồi (samsara) khởi phát tiếp dẫn tri thức nội tại tuyệt diệu, và vào lúc bình minh, trong khi trăm ngàn thế giói rúng động, ngài đã đạt đến trí tuệ vô hạn, giác ngộ viên mãn cuả Phật .

Let us then offer our veneration to the Blessed One, who became a peerless world-transcending Buddha through this meditation of anapana sati. May we comprehend this subject of meditation fully, with wisdom resplendent like the sun and moon. Through its power may we attain the blissful peace of Nibbana.

Nhân đây, chúng ta hãy cùng dâng lòng thành kính lên đấng Thế Tôn, người đã thành Phật độc nhất vô nhị vượt lên cả thế gian thông qua con đường thiền định sổ tức (anapana sati); Mong sao chúng ta trọn hiểu chủ đề thiền định này, với trí tuệ ngời sáng như vầng nhật nguyệt. Mong sao qua sức mạnh cuả trí tuệ này chúng ta sẽ đạt được cõi Nết bàn an lạc.

The Basic Text

Văn bản nền tảng

Let us first examine the meaning of the text expounded by the Buddha on anapana sati. The text begins:
"Herein, monks, a monk who has gone to the forest, or to the foot of a tree, or to an empty place, sits down cross legged, holding his back erect, arousing mindfulness in front of him."

Trước tiên chúng ta hãy nghiên cưú ý nghiã văn bản về anapana sati do Đức Phật thuyết giảng. Văn bản bắt đầu như sau:
“Này các tỳ kheo, một tỳ kheo đi vào rừng, hoặc đến gốc cây , hoặc nơi cô tịch, ngồi kiết già thẳng lưng, khởi phát tập trung về phiá trước,”

This means that any person belonging to the four types of individuals mentioned in this teaching — namely, bhikkhu (monk), bhikkhuni (nun), upasaka (layman) or upasika (laywoman) — desirous of practicing this meditation, should go either to a forest, to the foot of a secluded tree, or to a solitary dwelling. There he should sit down cross-legged, and keeping his body in an erect position, fix his mindfulness at the tip of his nose, the locus for his object of meditation.

Điều này có nghiã là bất cứ người nào trong bốn hạng người đề cập trong bài giảng này - cụ thể là tỳ kheo (tu sĩ), tỳ kheo ni (nữ tu sĩ), upasaka (cư sĩ =người tu tại gia), upsika (nữ cư sĩ) - muốn thưc hành thiền định này, nên đi đến hoặc là nơi rừng vắng, hặc dưới gốc cây hẻo lánh, hoặc nơi ở một mình. Người ấy sẽ ngồi kiết già, giữ lưng thật thẳng, tập trung tư tưởng trước chóp muĩ làm mục tiêu thiền định

If he breathes in a long breath, he should comprehend this with full awareness. If he breathes out a long breath, he should comprehend this with full awareness. If he breathes in a short breath, he should comprehend this with full awareness. if he breathes out a short breath, he should comprehend this with full awareness.

Nếu người đó hít vào hơi thở dài, người đó hoàn toàn ý thức về điều đó. Nếu người đó thở ra một hơi thở dài, người đó cũng hoàn toàn ý thức về điều đó. Nếu nguời đó hít vào hơi thở ngắn, người ấy hoàn toàn hiểu rõ điều ấy. Nếu người ấy thở ra ngắn, người ấy hoàn toàn hiểu rõ điều ấy.

"He breathes in experiencing the whole body, he breathes out experiencing the whole body": that is, with well-placed mindfulness, he sees the beginning, the middle and the end of the two phases, the in-breath and the out-breath. As he practices watching the in-breath and the out breath with mindfulness, he calms down and tranquilizes the two functions of in breathing and out-breathing.

“Người ấy thở vào thể nghiệm toàn thân, người ấy thở ra thể nghiệm toàn thân”: nghiã là với sự tập trung thường xuyên, người ấy thấy rõ lúc bắt đầu, khoảng giưã và lúc cuối cuả hai giai đoạn thở, hít vào và thở ra. Khi ngời ấy thực hànhtập trung tư tưởng quan sát hít vào, thở ra, người ấy làm cho hai chức năng hít vào, thở ra điều hoà lắng diụ an bình.

The Buddha illustrates this with a simile. When a clever turner or his apprentice works an object on his lathe, he attends to his task with fixed attention: in making a long turn or a short turn, he knows that he is making a long turn or a short turn. In the same manner if the practitioner of meditation breathes in a long breath he comprehends it as such; and if he breathes out a long breath, he comprehends it as such; if he breathes in a short breath, he comprehends it as such; and if he breathes out a short breath, he comprehends it as such. He exercises his awareness so as to see the beginning, the middle and the end of these two functions of breathing in and breathing out. He comprehends with wisdom the calming down of these two aspects of in-breathing and out-breathing.

Đức Phật minh hoạ điều này bằng một ẩn dụ. Khi người thợ tiện tinh xảo hoặc người học nghề cuả anh ta tiến hành gia công một vật gì đó trên máy, người ấy toàn tâm toàn ý tập trung vào công việc : các động tác tiện lâu, tiện mau anh ấy hoàn toàn ý thức lâu hay mau. Tương tự như thế người thực hành thiền định hít vào hơi dài người ấy hiểu rõ điều ấy, người ấy thở ra hơi dài, người ấy hiểu rõ như vậy; và nhu vậy; nếu người ấy hít vào hơi ngắn, người ấy hiểu là nó ngắn và nếu người ấy thở ra ngắn, người ấy hoàn toàn biết nó là ngắn. Người ấy luôn ý thức, thấy rõ lúc bắt đầu, khoảng giưã và lúc kết thúc cuả hai chức năng hít vào, thở ra. Người ấy hiểu bằng trí tuệ sư điều hoà, lắng diụ, an bình cuả hai phương diện hít vào, thở ra này.

In this way he comprehends the two functions of in-breathing and out-breathing in himself, and the two functions of in breathing and out-breathing in other persons. He also comprehends the two functions of in-breathing and out-breathing in himself and in others in rapid alternation. He comprehends as well the cause for the arising of in-breathing and out-breathing, and the cause for the cessation of in breathing and out-breathing, and the moment-by-moment arising and cessation of in-breathing and out-breathing.

Bằng cách này hành giả tự thấu hiểu hai chức năng hít vào và thở ra trong chính bản thân mình và hai chức năng hít vào và thở ra ở người khác. Hành giả cũng thấu hiểu hai chức năng hít vào và thở ra trong chính bản thân mình và ở người khác trong sư luân phiên qua lại chóng vánh. Đồng thời hành giả cũng thấu hiểu nguyên nhân hít vào thở ra, và nguyên nhân cuả sự ngừng thở và thở ra, và tứng lúc từng lúc phát sinh và ngưng hít vào, thở ra.

He then realizes that this body which exercises the two functions of in-breathing and out-breathing is only a body, not an ego or "I." This mindfulness and wisdom become helpful in developing greater and more profound mindfulness and wisdom, enabling him to discard the erroneous conceptions of things in terms of "I" and "mine." He then becomes skilled in living with wisdom in respect of this body and he does not grasp anything in the world with craving, conceit or false views. Living unattached, the meditator treads the path to Nibbana by contemplating the nature of the body.

Thế là hành giả nhận ra rằng thân thể này thực hiện hai chức năng hít vào, thở ra chỉ là xác thân, không phải là cái tôi bản ngã. hoặc là “TÔI”. Sự tập trung và trí tuệ này trở nên hữu ích trong việc phát triển sự tập trung và trí tuệ sâu hơn cao hơn, làm cho hành giả rủ bỏ được các khái niệm sai lầm về sự vật dưới dạng “TÔI” và “cuả tôi”. Thế là hành giả càng tinh vi trong cuộc sống với trí tuệ đối với xác thân này và không còn thâu tóm mọi vật trên thế gian với sư thèm muốn, vì cái tôi hay quan điểm sai lầm. Sống không ràng buộc, thong dong, thiền nhân nhẹ nhàng đi trên con đường đến Niết bàn trong sư chiêm nghiệm bản chất cuả thân xác này.

This is an amplified paraphrase of the passage from the Maha-satipatthana Sutta on anapana sati. This meditation has been explained in sixteen different ways in various suttas. Of these sixteen, the first tetrad has been explained here. But these four are the foundation for all the sixteen ways in which anapana sati can be practiced.

Đây là diễn lại ý có mở rộng đoạn văn trong Kinh Đại Niệm Xứ (Mahasatipatthana Sutta) về - anapana sati (thiền định theo hơi thở). Việc thiền định này đã được diễn giải mười sáu cách khác nhau trong các kinh khác nhau. Trong 16 cách ấy. cách đầu tiên đã được diễn giải tại đây. Nhưng bốn cách này đây là nền tảng cho 16 cách theo đó hành giả có thể thực hành.

The Preliminaries of Practice
Bước đầu thực hành

Now we should investigate the preliminary stages to practicing this meditation. In the first place the Buddha indicated a suitable dwelling for practicing anapana sati. In the sutta he has mentioned three places: the forest, the foot of a tree, or an isolated empty place. This last can be a quiet restful hut, or a dwelling place free from the presence of people. We may even consider a meditation hall an empty place. Although there may be a large collection of people in such a hall, if every one remains calm and silent it can be considered an empty place.

Giờ chúng ta nên tìm hiểu các giai đoạn đầu đối với việc luyện tập thiền này. Đầu tiên, Đức Phật đã chỉ ra nơi thích hợp để luyện tập đếm hơi thở (anapana sati). Trong kinh, Ngài đề cập đến ba điạ điểm: rừng, gốc cây, nơi vắng vẻ biệt lập. Nơi vắng vẻ biệt lập có thể là một túp lều yên tĩnh, một chỗ ở vắng bóng con người. Chúng ta cũng có thể xem thiền thất này là nơi hoàn toàn tịch lặng. Dù rằng có đông người ở đây như thế này, nhưng nếu ai nấy đều đều yên lặng tĩnh tâm thì nó vẫn đươc coi là nơi thanh vắng.

The Buddha recommended such places because in order to practice anapana sati, silence is an essential factor. A beginning meditator will find it easier to develop mental concentration with anapana sati only if there is silence. Even if one cannot find complete silence, one should choose a quiet place where one will enjoy privacy.

Đức Phật gợi ý những nơi ấy bởi vì để luyện tập anapana sati, tĩnh lặng là yếu tố thiết yếu.Thiền nhân khởi thuỷ sẽ thấy rằng nơi đó dễ tập trung tinh thần với anapna sati nếu như chỉ có sự yên lặng. Ngay cả nếu như không thể tìm nơi cô tịch hoàn toàn, thi người ta cũng nên chọn nơi vắng vẻ một mình (không bị quấy rầy).

Next the Buddha explained the sitting posture. There are four postures which can be adopted for meditation: standing, sitting, reclining and walking. Of these the most suitable posture to practice anapana sati at the beginning is the seated posture.

Kế đến, Đức Phật giải thích về tư thế ngồi. Có bốn tư thế có thể để thiền định: đứng, ngồi , ngồi dựa lưng, đi. Trong bốn thế này, ngồi là tư thế thích hợp nhất cho người mới bắt đầu tập thiền.

The person wishing to practice anapana sati should sit down cross-legged. For bhikkhus and laymen, the Buddha has recommended the cross-legged Position. This is not an easy posture for everyone, but it can be gradually mastered. The half cross-legged position has been recommended for bhikkhunis and laywomen. This is the posture of sitting with one leg bent. It would be greatly beneficial if the cross legged posture recommended for bhikkhus and laymen could be adopted in the "lotus" pattern, with the feet turned up and resting on the opposite thighs. If that is inconvenient, one should sit with the two feet tucked underneath the body.

Một người muốn thực hành thiền đếm hơi thở (anapana sati) nên ngồi kiết già. Đối với tỳ kheo và nam cư sĩ, Phật khuyên ngồi kiết già (xếp bằng tréo chân). Đây không phải là tư thế dễ ngồi đối với mọi người, nhưng có thể tập quen dần. Tư thế ngồi bán già nên áp dụng cho tỳ kheo ni và nữ cư sĩ. Tư thế này người ngồi chị tréo một chân gác lên chân kia. Tỳ kheo và nam cư sĩ nên ngồi kiết già kiểu hoa sen sẽ được ích lợi rất lớn. Ở tư thế này bàn chân cuả chân này lật ngưã đặt trên bắp vế cuả chân kia. Nếu ngồi như vậy thấy không thoải mái thì nên ngồi lót hai gót chân dưới mông.

In the practice of anapana sati, it is imperative to hold the body upright. The torso should be kept erect, though not strained and rigid. One can cultivate this meditation properly only if all the bones of the spine are linked together in an erect position. Therefore, this advice of the Buddha to keep the upper part of the body erect should be clearly comprehended and followed.

Thưc hành anapana sati nhất thiết phải giữ thân mình thẳng thóm. Thân trên phải thẳng nhưng không căng thẳng và cứng đờ. Người ta chỉ có thể luyện tập cách thiền định này nếu cột sống và các xương liên kết nhau trong tư thế thẳng. Do đó cần thấu hiểu và tuân theo lời Phật dạy về việc giữ cho thân trên ỡ tư thế thẳng.

The hands should be placed gently on the lap, the back of the right hand over the palm of the left. The eyes can be closed softly, or left half-closed, whichever is more comfortable. The head should be held straight, tilted a slight angle downwards, the nose perpendicular to the navel

Hai bàn tay để nhẹ nhàng lên đuì, lưng bàn tay mặt đặt trên lòng bàn tay trái. Hai mắt có thể khép hờ hay nhắm phân nưả, miễn sau thấy thoải mái là được . Đầu thẳng, hơi nhìn xuống một tí, muĩ thẳng góc với rốn.

The next factor is the place for fixing the attention. To cultivate anapana sati one should be clearly mindful of the place where the incoming and outgoing breaths enter and leave the nostrils. This will be felt as a spot beneath the nostrils or on the upper lip, wherever the impact of the air coming in and out the nostrils can be felt most distinctly. On that spot the attention should be fixed, like a sentry watching a gate

Yếu tố kế tiếp là vị trí tập trung chú ý. Để rèn luyện anapana sati, hành giả phải tập trung đúng vào điểm hơi thở ra vào tại hai lỗ muĩ. Đó là điểm giưã hai lỗ muĩ và môi trên, nơi mà không khí ra vào hai lỗ muĩ có thể được cảm nhận rõ ràng nhất. Nên tập trung chú ý vào điểm đó, giống như người lính canh gác cổng vậy.

Then the Buddha has explained the manner in which anapana sati has to be cultivated. One breathes in mindfully, breathes out mindfully. From birth to death this function of in-breathing and out-breathing continues without a break, without a stop, but since we do not consciously reflect on it, we do not even realize the presence of this breath. If we do so, we can derive much benefit by way of calm and insight. Thus the Buddha has advised us to be aware of the function of breathing.

Sau đó, Đức Phật đã thuyết giảng về phương cách vun bồi anapana sati. Hành giả tập trung chú ý hơi thở vào, tập trung chú ý hơi thở ra. Từ khi chào đời đến lúc lâm chung, chức năng này tiếp diễn liên tục không gián đoạn, không ngừng nghỉ, nhưng vì ta không nghĩ đến nó một cách có ý thức, thâm chí ta không nhận có sự hiện diện cuả hơi thở này. Nếu ta làm được điều đó thì nó sẽ mang lại cho ta vô vàn lợi lạc từ sự tĩnh tâm và nội quan. Vì thế Đức Phật dạy chúng ta cần ý thức chức năng cuả hô hấp.

The practitioner of meditation who consciously watches the breath in this manner should never try to control his breathing or hold back his breath with effort. For if he controls his breath or holds back his breath with conscious effort, he will become fatigued and his mental concentration will be disturbed and broken. The key to the practice is to set up mindfulness naturally at the spot where the in-breaths and the out-breaths are felt entering and leaving the nostrils. Then the meditator has to maintain his awareness of the touch sensation of the breath, keeping the awareness as steady and consistent as possible.

Hành giả tu thiền quan sát hơi thở một cách có ý thức theo phuơng cách này sẽ không bao giờ cố gắng kiểm soát hay kềm giữ hơi thở. Vì nếu tự mình cố gắng kiểm soát hay kềm giữ hơi thở, hành giả sẽ trở nên mệt mỏi, việc tập trung tinh thần sẽ bị rối loạn và gián đoạn. Cốt lõi cuả vệc tu tập là tạo nên được sự tập trung chú ý tự nhiên nơi hơi thở ra vào hai lỗ muĩ được cảm nhận. . Thiền giả phải duy trì ý thức về cảm giác tiếp xúc cuả hơi thở, giữ cho sư ý thức này được thường xuyên và đều đặn ở mức có thể được.

 
Phần II
 

The Eight Steps

Tám Bước

 
To help practitioners in developing this meditation, the commentators and meditation masters have indicated eight graduated steps in the practice. These eight steps will first be enumerated, and then they will be explained in relation to the actual meditative process.

Để giúp hành giả phát triển thiền theo phương pháp này, các thiền sư, các nhà luận kinh đã chỉ ra tám bước tiệm tiến trong thực hành. Tám bước này trước hết được liệt kê và sau đó được diễn giải trong mối quan hệ thực tế với quá trình thiền:

 
The eight steps are named:

counting (ganana);
following (anubandhana);
contact (phusana);
fixing (thapana);
observing (sallakkhana);
turning away (vivattana),
purification (parisuddhi);
and retrospection (patipassana).

These eight cover the whole course of meditative development up to the attainment of arahantship.

Tên tám bước:

đếm (ganana);
theo (anubandhana);
tiếp xúc (phusana);
định(thapana)
quan sát (sallakkhana);
ly chuyển (vivattana);
Thanh lọc (parisudhi);

và hồi quang phản chiếu (patipassana). Tám bước này quán xuyến cả quá trình tinh tiến thiền đến khi đạt quả vi la hán

 
(i) Counting

Counting is intended for those who have never before practiced anapana sati. It is not necessary for those who have practiced meditation for a considerable period of time. However, as it is expedient to have a knowledge of this, counting should be understood in the following manner.

Đếm (sổ tưc : đềm hơi thở )

Phương pháp đếm dành cho những ai chưa từng tu tập anapana sati trước đây. Những hành giả đã có thời gian tu tập thiền kha khá thì không cần . Tuy nhiên cũng nên có sự hiểu biết về điều này. Cần hiểu đếm như cách sau:

 
When the meditator sits down for meditation, he fixes his attention at the tip of his nose and consciously attends to the sequence of in-and-out breathing. He notes the breath as it enters, and notes the breath as it leaves, touching against the tip of the nose or the upper lip. At this time he begins to count these movements.

Khi thiền nhân (hành giả) ngồi thiền, người ấy tập trung chú ý vào chót muĩ và thực hiện có ý thức chuỗi hít vào thở ra. Người ấy biết hơi thở khi nó đi vào và biết hơi thở khi nó đi ra tiếp xúc chót muĩ và môi trên. Vào lúc này hành giả bắt đầu đếm các chuyển động này.

 
There are a few methods of counting.

The easiest is explained thus: The first breath felt is counted as "one, one"; the second as "two, two"; the third as "three, three"; the fourth as "four, four"; the fifth as "five, five" and so on up to the tenth breath which is counted as "ten, ten." Then he returns to "one, one" and continues again up to "ten, ten." This is repeated over and over from one to ten.

Có vài cách đếm. Cách dễ nhất đươc diễn giải như sau:

Cảm nhận được hơi thở đầu tiên đếm “một,một”; hơi thứ hai đếm “hai,hai” rồi lần lượt “ba,ba”; “bốn,bốn” . . . cho đến hơi thứ mười đếm “mười, mười”. Rồi trở lại đếm “một, một” rồi tiếp tục cho đến “mười, mười”. Cứ thế lập đi lập lại từ một đến mười.


The mere counting is not itself meditation, but the counting has become an essential aid to meditation. A person who has not practiced meditation before, finding it difficult to understand the nature of his mind, may think he is meditating while his mind runs helter skelter. Counting is an easy method to control the wandering mind.

Bản thân việc đếm không thôi không phải là thiền, nhưng đếm đã là trợ thủ thiết yếu cho thiền. Một người chưa từng tu tập thiền trước đây, thấy rất khó hiểu bản chất cuả tâm mình, có thể nghĩ rằng người ấy đang thiền trong khi tâm mình chạy tán loạn. Đếm là phương pháp tiện dụng để kiểm soát tâm viên ý mã.


If a person fixes his mind well on his meditation, he can maintain this counting correctly. If the mind flees in all directions, and he misses the count, he becomes confused and thus can realize that his mind has wandered about. If the mind has lost track of the count, the meditator should begin the counting over again. In this way he should start the counting again from the beginning, even if he has gone wrong a thousand times.

Nếu một người tập trung tâm vào thiền định, người ấy có thể duy trì được việc đếm đúng. Nếu tâm người ấy chạy khắp hướng, và quên đếm, người ấy sẽ bị rối và do đó có thể biết được rằng tâm ý cuả người ấy đã rong chơi. Nếu đầu óc không kiễm soát được việc đếm, thì thiền nhân nên đếm lại từ đầu, dù đã đếm sai hàng nghìn lần

 
As the practice develops, there may come a time when the in-breathing and out breathing take a shorter course and it is not possible to count the same number many times. Then the meditator has to count quickly "one," "two," "three," etc. When he counts in this manner he can comprehend the difference between a long in-breath and out-breath and a short in-breath and out-breath.

Khi việc tu tập tinh tấn, có thể có lúc quá trình hít vào thở ra trở nên ngắn hơn và có thể là không thể đếm lại cùng một số nhiều lần. Lúc ấy thiền nhân phải đếm nhanh “một”,”hai”, “ba”, v.v.Khi người ấy đếm theo cách này, người ấy có thể thấu hiểu sự khác nhau giưã hít vào thở ra dài và hít vào thở ra ngắn.

 
(ii) Following

"Following" means following the breath with the mind. When the mind has been subdued by counting and is fixed on the in-breathing and out-breathing, the counting is stopped and replaced by mentally keeping track of the course of the breath. This is explained by the Buddha in this manner:
"When the meditator breathes in a long breath, he comprehends that he is breathing in a long breath; and when he is breathing out a long breath, he comprehends that he is breathing out a long breath."
Herein, one does not deliberately take a long in-breath or a long out-breath. One simply comprehends what actually takes place.

THEO

“Theo” có nghiã là tâm theo hơi thở. Khi tâm được thuần phục theo hơi thở trong quá trình đếm và đã tập trung gắn kết vào việc hít vào thở ra, thì quá trình đếm chấm dứt và quá trình theo dõi hơi thở bẵng tâm linh sẽ thay thế. Đức Phật giảng dạy như sau:
“Khi thiền nhân hít vào dài, người ấy biết rằng mình hít vào dài; và khi người ấy thở ra dài, người ấy biết là mình thở ra dài.”
Ở đây, người ta không cố ý hít vào dài hoặc thở ra dài. Người ta chỉ ý thức điều thực sự xảy ra.

 
The Buddha has declared in the next passage that a meditator trains himself thinking: "I shall breathe in experiencing the whole body, and I shall breath out experiencing the whole body." Here, what is meant as "the whole body" is the entire cycle of breathing in and breathing out. The meditator should fix his attention so as to see the beginning, the middle and the end of each cycle of in-breathing and out-breathing. It is this practice that is called "experiencing the whole body."

Đức Phật đã tuyên dạy trong đoạn kế sau là một thiền nhân tư tu luyện tư duy:”Tôi sẽ thở vào trong thể nghiệm toàn thân và tôi sẽ thở ra thể nghiệm toàn thân.” Ở đây 'toàn thân” là toàn bộ chu kỳ thở vào, thở ra. Thiền nhân phải tập trung chú ý để thấy rõ lúc bắt đầu, lúc giưã và lúc kết thúc cuả mỗi chu kỳthở vào,thở ra. Việc tu tập như thế gọi la” thể nghiệm toàn thân”.

 
The beginning, middle and end of the breath must be correctly understood. It is incorrect to consider the tip of the nose to be the beginning of the breath, the chest to be the middle, and the navel to be the end. If one attempts to trace the breath from the nose through the chest to the belly, or to follow it out from the belly through the chest to the nose, one's concentration will be disrupted and one's mind will become agitated. The beginning of the in-breath, properly understood, is the start of the inhalation, the middle is continued inhalation, and the end is the completion of the inhalation. Likewise, in regard to the out breath, the beginning is the start of the exhalation, the middle is the continued exhalation, and the end is the completion of the exhalation. To "experience the whole body" means to be aware of the entire cycle of each inhalation and exhalation, keeping the mind fixed at the spot around the nostrils or on the upper lip where the breath is felt entering and leaving the nose.


Lúc bắt đầu, giưã và cuối cuả hơi thở phải được hiểu đúng . Coi chót muĩ là bắt đầu cuả hơi thở, ngực là phần giưã cuả hơi thở và đan điền là phần cuối cuả hơi thở là không đúng. Nếu như người ta cố tình theo dõi hơi thở vào từ muĩ đến ngực đến bụng, hoặc theo dõi hơi thở ra từ bụng, ngực rồi muĩ, thì sự tập trung sẽ bị gián đoạn và tâm viên ý mã lại khởi lên. Hiểu đúng sự bắt đầu cuả hơi thở là lúc bắt đầu hít vào, khoảng giưã là tiếp tục hít vào và lúc cuối là hoàn thành hít vào. Xem xét hơi thở ra cũng y như vậy, lúc bắt đầu là lúc khởi sự thở ra, lúc giưã là lúc tiếp tục thở ra, và lúc cuối là hoàn thành thở ra. “Thể nghiệm toàn thân “ là ý thức toàn bộ chu kỳ hít vào, thở ra, luôn tập trung tâm vào quanh hai lỗ mũi hoặc trên môi trên nơi cảm thấy được hơi thở ra vào muĩ.

 
This work of contemplating the breath at the area around the nostrils, without following it inside and outside the body, is illustrated by the commentaries with the similes of the gatekeeper and the saw.

Việc quán tưởng thơi thở vào chỗ quanh hai lỗ muĩ, mà không theo nó vào, ra cơ thể, được minh hoạ bằng luận về ẩn dụ người gác cổng và cái cưa.

 
Just as a gatekeeper examines each person entering and leaving the city only as he passes through the gate, without following him inside or outside the city, so the meditator should be aware of each breath only as it passes through the nostrils, without following it inside or outside the body.

Giống hệt như người gác cổng kiểm tra mỗi người vào và ra khỏi thành phố chỉ khi nào họ đi ngang qua cổng, mà không theo họ vào trong hay ra ngoài thành phố, do đó thiền nhân cũng ý thức mỗi hơi thở khi nó đi qua hai lỗ nũi, không theo nó vào trong hay ra ngoài thân thể.

 
Just as a man sawing a log will keep his attention fixed on the spot where the teeth of the saw cut through the wood, without following the movement of the teeth back and forth, so the meditator should contemplate the breath as it swings back and forth around the nostrils, without letting his mindfulness be distracted by the breath's inward and outward passage through the body.

Giống y như một người cưa khúc gỗ sẽ luôn đặt sựchú ý tại điểm nơi mà răng cưa cắt vào gỗ, mà không theo chuyển động tới lui cuả răng cưa, thiền nhân quán tưởng hơi thở khi nó vào ra tới lui xung quanh hai lỗ mũi mà không để cho sư chú ý bị phân tán theo đường đi vào và ra khỏi cơ thể.

 
When a person meditates earnestly in this manner, seeing the entire process, a joyous thrill pervades his mind. And since the mind does not wander about, the whole body becomes calm and composed, cool and comfortable.

Khi một người thiền định tinh tấn theo hướng này, thấu hiểu toàn bộ quá trình, thì sự an lạc tràn ngập tâm. Và tâm không còn lông bông, toàn bộ cơ thể trở nên thường lạc, thanh tịnh, an vui.

 
(iii) Contact and (iv) Fixing

These two aspects of the practice indicate the development of stronger concentration. When the mindfulness of breathing is maintained, the breathing becomes more and more subtle and tranquil. As a result the body becomes calm and ceases to feel fatigued. Bodily pain and numbness disappear, and the body begins to feel an exhilarating comfort, as if it were being fanned with a cool gentle breeze.

(iii)Tiếp xúc và (iv) Định

Hai phương diện này cuà việc tu tập cho thấy sư phát triển cuả sức tập trung mạnh hơn. Khi việc chú ý vào việc thở được duy trì, hơi thở ngày càng tinh tế êm đềm. Kết quả là cơ thể trở nên tĩnh tại và không còn mệt mỏi. Đau đớn và tê dại thân xác biến mất, và cơ thể bắt đầu cảm thấy thong dong tươi mới như được hưởng một làn gió nhẹ mát rười rượi.

 
At that time, because of the tranquillity of the mind, the breathing becomes finer and finer until it seems that it has ceased. At times this condition lasts for many minutes. This is when breathing ceases to be felt. At this time some be come alarmed thinking the breathing has ceased, but it is not so. The breathing exists but in a very delicate and subtle form. No matter how subtle the breathing becomes, one must still keep mindful of the contact (phusana) of the breath in the area of the nostrils, without losing track of it. The mind then becomes free from the five hindrances — sensual desire, anger, drowsiness, restlessness and doubt. As a result one becomes calm and joyful.

Vào lúc ấy, vì tâm an hoà, việc thở ngày càng tinh tế hơn cho đến khi dường như ngừng thở. Có những lúc tình trạng này tồn tại nhiều phút. Đến đây người ta không còn cảm thấy được việc thở. Đây là chính là lúc một số người hoang mang tưởng là thở đã ngưng, nhưng không phải thế. Thở vẫn còn nhưng rất tế vi. Dù cho thở có tế vi đến mức nào, ta vẫn tập trung vào sự tiếp xúc cuả hơi thở tại vùng lỗ muĩ, không hề mất dấu hơi thở. Tâm trí giờ đây thoát khỏi năm triền cái - tham lam cảm xúc, giận dữ, mệt mỏi-buồn ngủ, bồn chồn không yên và hoài nghi. Thế là con người trở nên tĩnh tâm an lạc.

 
It is at this stage that the "signs" or mental images appear heralding the success of concentration. First comes the learning sign (uggaha-nimitta), then the counterpart sign (patibhaga-nimitta). To some the sign appears like a wad of cotton, like an electric light, a sliver chain, a mist or a wheel. It appeared to the Buddha like the clear and bright midday sun.

Chính vào giai đoạn này “các dấu hiệu” hoăc hình ảnh tâm linh xuất hiện báo hiệu sự tập trung tư tưởng thành công. Trước hết là các hình ảnh có tính chất học thuật (uggahanimitta), kế đến là những hình ảnh đối ứng (patibhaga-nimitta). Một số hình ảnh như là cuộn bông, như ánh điện, như dây chuyền bạc, như màn sương, như bánh xe. Hiện tượng đó đã xuất hiện với Đức Phật như là mặt trời sáng rực rõ mồn một giưã trưa.

 
The learning sign is unsteady, it moves here and there, up and down. But the counterpart sign appearing at the end of the nostrils is steady, fixed and motionless. At this time there are no hindrances, the mind is most active and extremely tranquil. This stage is expounded by the Buddha when he states that one breathes in tranquilizing the activity of the body, one breathes out tranquilizing the activity of the body.

Các hình ảnh học thuật không ổn đinh, nó chuyển dịch đó dây, lên xuống. Nhưng những hình ảnh đối ứng thí xuất hiện chỗ cuối hai lỗ muĩ thì bền vững, cố định và bất động. Vào lúc đấy không còn chướng ngại, tâm vô cùng năng động và cực kỳ yên tĩnh. Giai đoạn này được Đức Phật giảng giải rõ khi người nói rằng ngươi ta thở vào trong sự làm khoan hoà hoạt động cuả cơ thể, nguời ta thở ra khoan hoà hoạt động cuả cơ thể.

 
The arising of the counterpart sign and the suppression of the five hindrances marks the attainment of access concentration (upacara-samadhi). As concentration is further developed, the meditator attains full absorption (appana-samadhi) beginning with the first jhana. Four stages of absorption can be attained by the practice of anapana sati, namely, the first, second, third and fourth jhanas. These stages of deep concentration are called "fixing" (thapana).

Sự dấy lên cuả các hình ảnh đối ứng và sự khuất phục cuả năm chướng ngại đánh dấu sự mức khởi định (upacarasamadhi)đã đạt được. Khi định tiếp tục phát triển, thiền nhân đat tới định viên mãn bắt đầu với cảnh thiền thứ nhất. Bốn giai đoạn cuả định viên mãn có thể đạt được bằng con đường tu tập anapana sati, cụ thể là đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ cảnh thiền. Bốn giai đoạn cuả tập trung sâu được gọi là định (thapana).

 
(v) Observing — (viii) Retrospection

A person who has reached jhana should not stop there but should go on to develop insight meditation (vipassana). The stages of insight are called "observing" (sallakkhana). When insight reaches its climax, the meditator attains the supramundane paths, starting with the stage of stream-entry. Because these paths turn away the fetters that bind one to the cycle of birth and death, they are called "turning away" (vivattana).

(v) Quán (quan sát) - (viii) Hồi quang phản chiếu.

Người đã đạt tầng thiền (jhana) rồi không nên dừng lại ở đấy mà nên tiếp tục thiền định sâu hơn tiến đến thiền quán chiếu vào bên trong (vipassana). Các giai đoạn quán chiếu vào bên trong (nội quan) gọi là quán (sallakkhana). Khi nội quan đạt đỉnh điểm, thiền nhân đạt đến các con đường thoát tục, bắt đầu với giai đoạn nhập lưu. Bởi vì những con đường này tách rời những triền phược trói buộc con người vào vòng luân hồi sinh tử, nên được gọi là ly chuyển.

 
The paths are followed by their respective fruitions; this stage is called "purification" (parisuddhi) because one has been cleansed of defilements. Thereafter one realizes the final stage, reviewing knowledge, called retrospection (patipassana) because one looks back upon one's entire path of progress and one's attainments. This is a brief overview of the main stages along the path to Nibbana, based on the meditation of anapana sati. Now let us examine the course of practice in terms of the seven stages of purification.

Các con đường đều dẫn đến kết quả tương ứng; giai đoạn này gọi là thanh lọc (parisuddhi) bởi vì người ta đã rủ sạch buị trần. Sau đó là giai đoạn thực chứng cuối cùng, soát xét lại tri thức gọi là hồi quang phản chiếu (patipassana) bởi vì lúc ấy là lúc nhìn lại toàn bộ quá trình tinh tấn và thành tưụ đạt được. Đây là nhắc lại cách tóm lược các giai đọan chính cuả con đường dẫn đến Niết bàn, căn cứ vào thiền định anapana sati. Giờ đây cần xem xét con đường thực hành xét theo bảy bước thanh lọc.

 
The Seven Stages of Purification

The person who has taken up the practice begins by establishing himself in a fitting moral code. If he is a layman, he first establishes himself in the five precepts or the ten precepts. If he is a bhikkhu, he begins his meditation while scrupulously maintaining the moral code prescribed for him. The unbroken observance of his respective moral code constitutes purification of morality (sila-visuddhi).

Bảy bước thanh lọc

Ngườ tu tập bắt đầu bằng việc tuân theo các qui định đạo đức cụ thể. Nếu là cư sĩ, phải giữ ngũ giới hoặc thập giới. Nếu la tu sĩ (tỳ kheo) phải giữ đúng giới luật cuả tỳ kheo khi bắt đầu tu thiền. Việc nghiêm trì giới luật cuả mình hình thành sự trong sạch về mặt đạo đức (sila-visuddhi).

 
Next, he applies himself to his topic of meditation, and as a result, the hindrances become subjugated and the mind becomes fixed in concentration. This is purification of mind (citta-visuddhi) — the mind in which the hindrances have been fully suppressed — and this includes both access concentration and the four jhanas.

Kế đến , hành giả thực hành chủ đề thiền, và kết quả là các triền phược bị khuất phục và tâm sẽ định. Đó là thanh lọc tâm (citta-visuddhi) theo đó tâm rủ sạch mọi triền phược (buộc ràng) - và gồm cả đạt định và bốn cảnh giới thiền.

 
When the meditator becomes well established in concentration, he next turns his attention to insight meditation. To develop insight on the basis of anapana sati, the meditator first considers that this process of in-and-out breathing is only form, a series of bodily events — not a self or ego. The mental factors that contemplate the breathing are in turn only mind, a series of mental events — not a self or ego. This discrimination of mind and matter (nama-rupa) is called purification of view (ditthi-visuddhi).

Khi hành giả đã đạt tâm định, hành giả chuyển chú tâm sang thiền định nội quan. Để tinh tấn nội quan trên cơ sở anapana sati , hành giả phải trước tiên xem rằng quá trình thở vào-ra này chỉ là hình thức, một chuỗi các sự kiện thân xác - không phải là cái tôi hay bản ngã. Các yếu tố tinh thần quán chiếu hơi thở cũng chỉ là tâm, một loạt các sự kiện tinh thần - không phải là cái tôi hay bản ngã. Sự phân biệt tâm và vật (nama-rupa) gọi là thanh lọc quan điểm (ditthi-visuddhi) (thanh kiến)

 
One who has reached this stage comprehends the process of in-and-out breathing by way of the conditions for the arising and cessation of the bodily and mental phenomena involved in the process of breathing. This knowledge, which becomes extended to all bodily and mental phenomena in terms of their dependent arising, is called the comprehension of conditions. As his understanding matures, all doubts conceived by him in respect of past, future and present times are dispelled. Thus this stage is called "purification by the transcending of doubt."

Hành giả đạt đến giai đoạn này thấu hiểu quá trình thở vào và ra căn cứ vào các điều kiện phát sinh và hưu tức (chấm dứt) cuả các hiện tượng thân thể và tinh thần tham gia vào quá trình thở. Kiến giải này , mở rộng đến tất cả các hiện tượng thể chất và tinh thần xét về phương diện phát sinh tuỳ thuộc nhau, được gọi là thấu hiểu các điều kiện. Khi kiến giải thuần thục, mọi nghi tình cảm nhận từ quá khứ, tương lai và hiện tại đều tan biến. Giai đoạn này gọi là “thanh lọc thông qua việc vượt lên nghi tình”

 
After having, understood the causal relations of mind and matter, the meditator proceeds further with insight meditation, and in time there arises the wisdom "seeing the rise and fall of things." When he breathes in and out, he sees the bodily and mental states pass in and out of existence moment after moment. As this wisdom becomes clearer, the mind becomes illumined and happiness and tranquillity arise, along with faith, vigor, mindfulness, wisdom and equanimity.

Sau khi đã hiểu mối quan hệ nhân quả tâm và vật, hành giả tiến xa hơn với thiền định nội quan, và đúng lúc phát sinh trí tuệ “ nhận ra được sư thịnh suy cuả sự vật “ Khi hành giả thở ra, thở vào , hành giả thấy được các trạng thái thân thể và tinh thần đi ra đi vào trong từng phút giây hiện hữu này sang từng phút giây hiện hưũ khác. Khi tuệ giác này trở nên rõ ràng hơn, tâm trở nên rực ánh hào quang và niềm an lạc sinh ra, cùng với lòng tin, sức sống, chú tâm, tuệ giác , thanh tịnh.

 
When these factors appear, he reflects on them, observing their three characteristics of impermanence, suffering and egolessness. The wisdom that distinguishes between the exhilarating results of the practice and the task of detached contemplation is called "purification by knowledge and vision of the true path and the false path." His mind, so purified, sees very clearly the rise and cessation of mind and matter.

Khi những nhân tố này xuất hiện, hành giả suy tư, quan sát ba tính chất vô thường, khổ và vô ngã cuả chúng. Tuệ giác biện biệt giưã kết quả an lạc cuả việc tu tập và nhiệm vụ thiền định tách biệt được gọi là “ thanh lọc bằng kiến giải về con đưỡng chân lý và con đường sai lầm. ”Tâm hành giả, thật trong sạch, hiểu rất rõ sự phát sinh và chấm dứt cuả tâm và vật”

 
He sees next, with each in-breath and out-breath, the breaking up of the concomitant mental and bodily phenomena, which appears just like the bursting of the bubbles seen in a pot of boiling rice, or like the breaking up of bubbles when rain falls on a pool of water, or like the cracking of sesamum or mustard seeds as they are put into a red-hot pan. This wisdom which sees the constant and instantaneous breaking up of mental and bodily phenomena is called "the knowledge of dissolution." Through this wisdom he acquires the ability to see how all factors of mind and body throughout the world arise and disappear.

Hành giả hiểu tiếp, với mỗi hơi thở vào và hơi thở ra, sự , phá vỡ các hiện tượng thân xác và tinh thần cùng xảy ra , giống như sự tan vỡ cuả những bọt bong bóng trong nồi cơm sôi, hay giống như sự tan vỡ cuả bọt bóng khi mưa rơi vào vũng nước, hay như tiếng nổ cuả những hạt mè, hạt cải khi cho vào chảo nóng đỏ. Tuệ giác thấy được sự phá vỡ thường hằng và bộc phát cuả cá hiện tượng tinh thần và thể xác được gọi là “kiến giải về sự tan biến”. Nhờ tuệ giác hành giả có được khả năng thấy được các yếu tố tinh thần và thân xác (vật chất) trong cõi ta bà sinh và diệt như thế nào.

 
Then there arises in him the wisdom that sees all of these phenomena as a fearsome spectacle. He sees that in none of the spheres of existence, not even in the heavenly planes, is there any genuine pleasure or happiness, and he comprehends misfortune and danger.

Thế là phát sinh trong hành giả tuệ giác thấy được tất cả những hiện tượng này như là cảnh trí đáng sợ. Hành giả thấy rằng không ở một cảnh giới sinh tồn nào, kể cả các cõi trời có được hạnh phúc hay niềm vui chân chính, và hành giả thấu hiểu nỗi bất hạnh và hiểm nguy

 
Then he conceives a revulsion towards all conditioned existence. He arouses an urge to free himself from the world, an all consuming desire for deliverance. Then, by considering the means of releasing himself, there arises in him a state of wisdom which quickly reflects on impermanence, suffering and egolessness, and leads to subtle and deep levels of insight.

Thế là hành giả nhận thức đươc nổi chán chường đối với sự tồn tại đầy những điều kiện ràng buộc. Trong hành giả phát sinh sự thôi thúc tự giải phóng mình khỏi thế gian, khỏi ham muốn mọi hưởng thụ để giải thoát. Thế là, bằng cách xem xét phương tiện giải thoát chính mình, phát sinh trong hành giả một trạng thái tuệ giác nhanh chóng suy xét về sự vô thường, khổ và vô ngã, và tiến đến các tầng bậc tinh tế, thâm sâu cuả kiến tính.

 
Now there appears in him the comprehension that the aggregates of mind and body appearing in all the world systems are afflicted by suffering, and he realizes that the state of Nibbana, which transcends the world, is exceedingly peaceful and comforting. When he comprehends this situation, his mind attains the knowledge of equanimity about formations. This is the climax of insight meditation, called "purification by knowledge and vision of progress."

Lúc này xuất hiện trong hành giả sư thấu hiểu sự hợp nhất tâm và thân xuất hiện trong toàn bộ các hệ thống trấn thế đều chịu khổ, và hành giả ngộ ra rằng cõi Niết bàn , vượt lên trên thế gian, cực kỳ bình yên an lành. Khi thấu hiểu như vậy, tâm hành giả kiến giải được sự tịch tĩnh cuá các pháp. Đây là điểm chuyển hoá cuả thiền định nội quan, được gọi là “thanh lọc qua kiến giải và khải ngộ tinh tấn”

 
As he becomes steadfast, his dexterity in meditation increases, and when his faculties are fully mature he enters upon the cognitive process of the path of stream-entry (sotapatti). With the path of stream-entry he realizes Nibbana and comprehends directly the Four Noble Truths. The path is followed by two or three moments of the fruit of stream-entry, by which he enjoys the fruits of his attainment. Thereafter there arises reviewing knowledge by which he reflects on his progress and attainment.

Khi hành giả vững vàng tinh tấn, công phu thiền định càng tăng tiến, và khi năng lưc thiền viên mãn, hành giả bước vào quá trình nhận thức con đường Nhập lưu (sotapatti). Với con đưòng nhập lưu, hành giả chứng ngộ Niết bàn và trực ngộ tứ diệu đế (bốn chân lý cao cả). Tiếp đến là vài ba khoảnh khắc quả vị nhập lưu, theo đó hành giả tận hưởng quả vị đạt được. Rồi đến lúc hành giả xem xét lại các kiến giải , tư duy về quá trình tinh tấn và chứng ngộ.

 
If one continues with the meditation with earnest aspiration, one will develop anew the stages of insight knowledge and realize the three higher paths and fruits: those of the once-returner, nonreturner, and arahant. These attainments, together with stream-entry, form the seventh stage of purity, purification by knowledge and vision. With each of these attainments one realizes in full the Four Noble Truths, which had eluded one throughout one's long sojourn in the cycle of rebirths. As a result, all the defilements contained within the mind are uprooted and destroyed, and one's mind becomes fully pure and cleansed. One then realizes the state of Nibbana, wherein one is liberated from all the suffering of birth, aging and death, sorrow, lamentation, pain, grief and despair.

Nếu hành giả tiếp tục thiền định, với mong nuốn nhiêt thành nhất, hành giả sẽ phát triển qua những giai đoạn kiền giải nội quan lập lại tươi mới và chứng ngộ tam đạo và quả vị cao hơn là Nhất lai, Bất lai - Bất hoàn và A la hán (Bất sanh). Những thành tựu quả vị này cùng quả vị Nhập lưu làm thành bảy giai đoạn thanh lọc, thanh lọc qua kiến giải và khải ngộ. Với mổi thành tựu quả vị này hành giả chứng ngộ viên mãn Tứ Diệu Đế đưa con người thoát khỏi đoạ lạc trong vòng luân hồi. Kết quả là những phiền trược cuả tâm đều bị bứng gốc và tiêu diệt, và tâm con người trở nên hoàn toàn được gột rưả, thanh lọc khỏi tứ khổ sinh lão, bệnh tử và những khổ sở, đau đớn, đau thương, bi luỵ, tuyệt vọng.

 
Conclusion

Births like ours are rare in samsara. We have been fortunate to encounter the Buddha's message, to enjoy the association of good friends, to have the opportunity to listen to the Dhamma. As we have been endowed with all these blessings, if our aspirations are ripe, we can in this very life reach the final goal of Nibbana through its graduated stages of stream-entry, once-returner, nonreturner and arahantship. Therefore, let us make our life fruitful by developing regularly the meditation of anapana sati. Having received proper instructions on how to practice this method of meditation, one should purify one's moral virtue by observing the precepts and should surrender one's life to the Triple Gem.

Kết luận:

Trong cõi luân hồi, được làm chúng sinh như con người chúng ta thật là hiếm. Chúng ta có duyên được hạnh ngộ thông điệp cuả Đức Phật, cùng hiệp với chư thiện hưũ, có cơ duyên nghe Phật pháp. Vởi những duyên lành như thế, nếu nguyện ước cuả ta đã chín muồi, chúng ta có thể ngay trong kiếp nhân sinh này đạt được quả vị cuối cùng là Niết bàn Cực lạc qua tuần tự các bước nhập lưu, nhất thối chuyển , bất thối chuyển, và quả vị a la hán. Vậy chúng ta hãy làm cho kiếp nhân sinh này được quả lành bằng cách thường xuyên tu tập thiền định anapana sati. Đã được hưóng dẫn cách tu tập thiền, chúng ta cần có nếp sống thanh tịnh đạo đức bằng cách giữ nghiêm giới luật và qui y Tam Bảo.

 
One should choose a convenient time for meditation and practice with utmost regularity, reserving the same period each day for one's practice. One may begin by briefly reflecting on the abundant virtues of the Buddha, extending loving-kindness towards all beings, pondering the repulsiveness of the body, and considering the inevitability of death. Then, arousing the confidence that one is walking the very road to Nibbana walked by all the enlightened ones of the past, one should proceed forth on the path of meditation and strive with diligent effort.

Chúng ta nên chọn thời gian thích hợp để tu tập thiền và tu tập thật đều đặn, giữ vững khoảng thời gian luyện tập mỗi ngày. Mỗi buổi tập nên quán tưởng những phẩm hạnh dổi dào cuả Đức Phật , trải rông lòng yêu thương đến chúng sinh, niệm tưởng đến sự đáng chán cuả xác thân và cái chết không tránh khỏi. Thế là phát sinh tín tâm rằng ta đang đi trên chính con đường dẫn đến Niết bàn, con đường mà chư Phật quá khứ đã đi , chúng ta phải tiến bước mạnh mẽ trên con đường thiền định và phấn đầu với nỗ lực thật kiên trì,

nguon:  http://www.phapluan.net/DieuPhap/access_to_insight/

                https://youtu.be/rLcknvFVRYk

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.