Nov 21, 2024

Biên khảo

Cây Bu lô - Bouleau Betula alba L.
Nguyễn thanh Vân * đăng lúc 09:32:44 PM, Jan 06, 2013 * Số lần xem: 2589
Hình ảnh
#1

 

 

 

Cây Bu-lô

Betula alba L.

Betulaceae

 

 
Đại cương :
Cây thân mộc 20 – 30 m, mọc ở Âu Châu trên đất giàu chất silic có độ cao 2000 m, người ta sử dụng lá, chồi, vỏ cây và nhựa cây .
Cây bu-lô còn gọi là « cây trí tuệ », nguyên nhân là vì khi xưa thời Trung cổ, những giáo viên luôn dùng cành cây bu-lô làm roi để phạt học trò không kỹ luật. Giống bétula này xuất hiện có khoảng 30 loài rải khắp những vùng lạnh của bắc bán cầu.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Cây thân đại mộc, có lá rụng có thể đạt đến 30 m chiều cao và 60 cm đường kính.
Vỏ cây màu trắng bạc, có vảy, dáng cây thanh nhả với những nhánh lá rũ xuống và tàng lá rất thoáng, dao động thoang thoảng, làm cho người nhìn dể nhận biết.
Nhánh non được bao phủ bởi những mụt như mụn cóc.
Lá, mịn trên 2 mặt, mang những gié đuôi mèo nhụy đực treo rũ và những đuôi mèo với bầu nhụy cái của hoa cái, gắn trên cùng một nhánh.
Những cây bouleau này đa số của họ betulaceae.
Hoa trổ vào khoảng tháng 4 và tháng 5.
Gié đuôi mèo, hình nón dài khoảng 10 cm dài, thẳng và treo rũ cho những gié đuôi mèo đực và 3 cm, dựng đứng lên cho những gié cái.
Hạt, có kích thước nhỏ, có 2 cánh, phát tán vào mùa thu với sự rơi rụng của những vảy của đuôi mèo cái.
Cây bạch dương bouleau, thích mặt trời, thường tạo nên những rừng cây mới với nhiều thân có cùng một loại cây.
Nhựa cây bouleau rất giàu các hoạt chất, cũng như vỏ có rất nhiều đặc tính dược liệu.
Bộ phận sử dụng :
Lá Bouleau, vỏ, nhựa.
Nhựa còn gọi là « nước bu-lô » được dùng ở nhiều nước.
Lá thu hoạch vào cuối mùa xuân, vỏ, nhựa thu hoạch vào mùa xuân bằng cách rạch thân cây để lấy vỏ và hứng nhựa.
Lá dùng sấy và dùng dưới dạng ngâm trong nước đun sôi,
Vỏ dùng để nấu sắc .
Thành phần dược chất chánh :
Những flavonoïdes :
- hyperoside,
- và rutoside
- Saponines,
- glucosides flavoniques,
- Tinh dầu với lượng lớn % bétulénol,
- Tanins catéchiques,
- acide bétulorétique,
- và những triterpène
Trong tinh dầu trích từ lá có chứa :
- salicylate de méthyle
- và sinh tố C.
Nhựa bu-lô giàu :
- muối khoáng potassium
- và sinh tố
Đặc tính trị liệu :
► Lá bouleau : tác dụng lợi tiểu rất mạnh nhờ thành phần flavonoïdes và vitamine C cao, tác dụng loại bỏ urê và acide urique.
- Lọc máu
- Chống viêm sưng,
- sát trùng đường tiểu và thận.
Cây bạch dương cũng có đặc tính sát trùng đường tiểu và thận.
► Hoa bouleau chống :
- những loại ung loét
- và những vết thương khó lành.
Chồi cây bouleauvỏ cây có đặc tính :
- chống viêm nhiễm,
- chống viêm sưng,
- hóa sẹo vết thương
- và tạo thuận lợi cho sự thoát nước của cơ thể.
Maurice Mességué, khuyên bảo rằng bouleau như :
- một cây lợi tiểu,
- trong trường hợp sạn thận,
- thấp khớp,
- thống phong (gootte),
- đản bạch niệu ( trong nước tiểu có chứa albumine, chất lòng trắng trứng, Albuminurie ) triệu chứng viêm thận,
- mô tổ ong viêm ( mô dưới da cellulite )
Cây bouleau có nhiều hiệu năng, người ta dùng để tẩy sạch cơ thể và có thể dùng kèm những cây khác.
► Đồng thời : bouleau chữa những chứng như :
- bần niệu ( nước tiểu ít oligurie ),
- phù thủng,
- sán thống thận (đau bụng sạn thận coliques néphrétiques ),
- huyết áp cao,
- bệnh béo phì,
- chlolestérole cao,
- trúng độc.
Ứng dụng :
Cây bạch dương bouleau dùng trong những trường hợp :
- viêm đường tiểu ( viêm niếu đạo urétrite, viêm bàng quang cystite )
- kết sạn ở đường tiểu hay thận. Lithiase urinaire, rénal.
- trong trường hợp phù thũng và giử nước, viêm mô dưới da.
- thấp khớp ( dùng phối hợp với dược thảo khác ),
- vết sẹo, vết thương và loét ở da
● phương cách nấu sắc décoction rể ( dùng trong và ngoài cơ thể ),
- Sốt, cúm, lạnh ( dùng phối hợp với những dược thảo khác ),
- tiêu hóa khó khăn.
Dược thảo trị liệu : còn dùng lá biến chế thành bột để dể sử dụng lọc thải thậntiêu hóa.
Dùng trong cơ thể : Để chữa trị :
- chống lác hắc lào,
- phát chẩn nổi mụt ở da
- và những ký sinh trong ruột.
Dùng ngoài da : Người ta dùng lá để :
- chữa trị vết thương,
- bệnh ngoài da,
- lác hắc lào,
- lở chóc sang thấp,
- ghẻ,
- săn sóc tóc.
Người ta dùng lá ngâm nước sôi và dùng vỏ nấu sắc hiệu quả hơn.
Hướng dẩn trị liệu :
- Viêm sưng những đường tiểu ( viêm niệu đạo, viêm bàng quang )
- Sạn thận ( làm bể nát sạn trong thận để thảy ra ngoài )
- Trường hợp phù thủng và giử nước, tế bào dưới da viêm.
- Thấp khớp ( phối hợp với dược thảo khác )
- Sẹo, vết thương và lở loét hội sang da ( nấu sắc rể dùng trong nội tạng và ngoài da ) .
- Sốt, làm mát, cảm cúm ( phối hợp dược thảo khác ).
- Tiêu hó khó khăn .
Bouleau còn có thể đi kèm với :
- chế độ ăn uống giảm béo, ốm.
- chứng cứng động mạch ( artériosclérose )
- viêm thận,
- suy thận,
- hội chứng tiền kinh nguyệt.
- viêm khớp,
- thống phong,
- tăng ký lô bất thường,
- tế bào dưới da viêm.
Nước cốt bouleau có tác dụng mọc tóc.
Cách sử dụng :
Dưới đây là những phương cách dùng bouleau :
► Nấu sôi lá bu-lô cắt nhuyễn và phôi khô, 10 đến 15 phút / lít nước ( hay khoảng 3 muổng súp ), để ngâm 10 phút, khi nhiệt độ hạ xuống, thêm vào bicarbonate de sodium (thuốc tiêu mặn) NaHCO3, 1gr / lít , mục đích để tan hoàn hảo acide bétulorétinique, uống 3 tách / ngày và uống 30 pjút trước bữa ăn.
► Đun ngâm infusion : 3 gr lá bouleau khô nguyễn / tách nước sôi hay 1 nắm lá tươi trong 1 lít nước.
● Chế nước sôi vào trên lá ngâm trong 10 phút – 15 phút . Uống 1 – 3 tách / ngày.
1 tách buổi sáng chưa ăn uống, 1 tách trước khi ăn trưa và 1 tách trước khi ăn tối.
► Nấu sắc décoction : 4 nắm lá trong 1 lít nước, đun sôi lửa nhẹ cho đến khi sắc xuống còn phân nửa là được . Uống 1 – 3 tách / ngày.
● Nấu sắc 1 muổng cà phê vỏ bouleau / tách, sôi trong 5 phút. UỐng 3 tách / ngày trước bữa ăn . 1 sáng chưa ăn 1 chưa trước bửa ăn và 1 chiều trước bữa ăn tối.
● Nấu sắc 1 muổng súp chồi đọt / tách, đun sôi trong 10 phút. 1 tách trước bữa ăn .
● Nấu sôi 50 gr vỏ bouleau khô trong 1 lít nước trong 15 phút. Đoạn ngâm trong 2 giờ và lọc kỹ . Dùng như « lotion » dung dịch thoa da, sáng và tối trong nhiều tuần để giãm bớt tàn nhang và vết già v…v…
Ghi chú quan trọng :

Vỏ bouleau chứa lượng % lớn bétulinol, có đặc tính trị liệu hạ nhiệt giảm sốt, dùng bởi đường nội tạng. Người ta có thể dùng vỏ này bởi đường ngoại khoa dưới dạng nấu sắc.

Hiệu quả xấu và rủi ro :

● Đàn bà có thai và cho con bú không nên dùng bouleau.

● Cũng không áp dụng cho trẻ em.

● Một vài cơ thể người dị ứng với bouleau không nên dùng.




Nguyễn thanh Vân

 

 

 

Cây Bu lô - Bouleau -

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.