Mục lục
*
1 Nguồn gốc 2 Khổng Tử và Kinh Thi 3 Các bản Kinh Thi 4 Nội dung Kinh Thi 4.1 Quốc phong 4.2 Nhã 4.3 Tụng 5 Các thiên của Kinh Thi 5.1 Thơ Quốc Phong 5.1.1 Chu Nam 5.1.2 Thiệu Nam 5.1.3 Bội Phong 5.1.4 Dung phong 5.1.5 Vệ phong
************************************ | *
5.1.6 Vương phong 5.1.7 Trịnh phong 5.1.8 Tề phong 5.1.9 Ngụy phong 5.1.10 Đường phong 5.1.11 Tần phong 5.1.12 Trần phong 5.1.13 Cối phong 5.1.14 Tào phong 5.1.15 Bân phong 5.2 Nhã 5.2.1 Tiểu Nhã 6 Khái niệm chủ yếu
|
*
Nguồn gốc
Kinh Thi là một bộ sách gồm có những câu ca dao rất cổ của Trung Hoa. Ngày xưa, Thiên tử cứ năm năm đi tuần thú một lần và ra lệnh cho quan Thái sư hiến dâng ca dao để xem phong tục của dân. Chư hầu nhặt những câu thi ca ấy để hiến lên Thiên tử, Thiên tử tiếp nhận và liệt vào nhạc quan, lấy cái đó để xét phong tục tốt hay xấu, biết việc chính trị nên hư.
Theo lời dẫn trên thì những bài ca dao trong Kinh Thi đã được sưu tập trước thời Khổng Tử. Nguyên nhan đề là Thi chứ không có chữ Kinh. Người ta thêm chữ ấy vì cho rằng cho Kinh Thi được Khổng Tử san định.
Khổng Tử và Kinh Thi
Thiên Khổng Tử thế gia trong Sử ký của Tư Mã Thiên có chép:
Tam bách ngũ thiên, Khổng Tử giai huyền ca chi, dĩ cầu hợp Thiều, Vũ, Nha, Tụng chi âm.
(Khổng Tử đã đem 305 thiên trong Kinh Thi ra mà đàn ca để hợp với âm của Thiều, Vũ, Nhã, Tụng.)
Thiên tử hãn trong Luận ngữ cũng có dẫn lời của Khổng Tử:
Ngô tự Vệ phản Lỗ, nhiên hậu nhạc chính, Nhã Tụng các đắc kỳ sở.
(Ta từ nước Vệ trở về Lỗ, nhiên hậu nhạc mới được chỉnh đốn lại, Nhã Tụng được đặt đúng chỗ.)
Như vậy, Khổng Tử đã từng nghiên cứu âm nhạc và đem thi ca phổ thành nhạc khúc. Việc Khổng Tử san định Kinh Thi cũng có thấy chép trong thiên Khổng Tử thế gia của sách Sử ký:
Cổ giả Thi tam thiên dư thiên, cập chí Khổng Tử, khứ kỳ trùng, thủ khả thi ư lễ nghĩa, thượng thái Tiết, Hậu Tắc, trung thuật Ân Chu chi thịnh, chí U Lệ chi khuyết... tam bách ngũ thiên.
(Ngày xưa, Thi có hơn ba ngàn thiên, Khổng Tử san khứ phần trùng phúc, chỉ lấy những thiên hợp với lễ nghĩa, trước nhặt các bài từ đời Tiết, Hậu Tắc, kế đến các bài thuật sự hưng thịnh đời Ân Chu, sau là các bài nói về sự khuyết điểm của U vương và Lệ vương... gom có ba trăm lẻ năm thiên.)
Lục Đức Minh trong Kinh điển thích văn cũng viết:
Khổng Tử tối tiên san lục, ký thủ Chu, thượng kiêm Thương tụng, phàm tam bách thập nhất thiên.
(Khổng Tử san lục Kinh Thi, trước hết chọn lấy những bài về đời Chu, lại lấy cả những bài Thương tụng, phàm ba trăm mười một thiên.)
Người ta thường vịnh vào các thuyết trên này để cho rằng Khổng Tử có san định Kinh Thi. Tuy nhiên, một số học giả như Khổng Dĩnh Đạt, Trịnh Tiều, Chu Hy, Chu Di Tôn, Thôi Thuật... vẫn còn hoài nghi việc đó vì Khổng Tử chưa bao giờ nói đến việc mình san định Kinh Thi. Vả lại, Thi có hơn ba ngàn thiên, Khổng Tử chỉ chọn lấy ba trăm thiên, vậy là bỏ đi chín phần mười, chẳng khác nào phá họai một kho tàng văn học phong phú thời cổ. Hơn nữa, Sử ký của Tư Mã Thiên tuy có nói đến việc Khổng Tử san định Thi nhưng cũng cho ta biết rằng trong thời Xuân Thu thi ca bị tàn khuyết rất nhiều. Vì thế cho nên trong Độc phong ngẫu chí, Thôi Thuật đã biện minh việc Khổng Tử san Thi như sau:
Khổng Tử san thi, thục ngôn chi? Khổng Tử vị thường tự ngôn chi dã, Sử ký ngôn chi nhĩ Khổng Tử viết: "Trịnh thanh dâm", thị Trịnh dâm thi dã. Khổng Tử viết: "Tụng Thi tam bách", thị chi hữu tam bách, Khổng Tử vị thường san dã. Học giả bất tín Khổng Tử sở tự ngôn, nhi tín tha nhân chi ngôn, thậm hỹ kỳ khả quái dã!
(Ai bảo Khổng Tử có san định Kinh Thi? Việc đó thấy chép trong Sử ký chứ Khổng Tử chưa khi nào nói đến. Khổng Tử nói: "Tiếng nước Trịnh dâm", ấy là nước Trịnh có nhiều thi ca dâm dật. Khổng Tử nói: "Đọc Thi ba trăm thiên", ấy là Thi có ba trăm thiên chứ Khổng Tử chưa từng san định. Học giả không tin lời Khổng Tử mà tin lời người khác, thật là điều quái gở!)
Cho nên, có thể tin rằng những bài thi ca xưa đến thời Khổng Tử bị tàn khuyết rất nhiều, chỉ còn lại chừng ba trăm thiên. Nếu Khổng Tử có chỉnh lý Kinh Thi thì cũng chỉ bớt những câu tối nghĩa hoặc rườm rà chứ không phải chọn lấy một phần mười như Tư Mã Thiên đã viết.
Các bản Kinh Thi
Về đời nhà Hán, có bốn bản Kinh Thi xuất hiện:
Lỗ Thi do Thân Bồi, người nước Lỗ, chú giải.
Tề Thi do Viên Cố Sinh, người nước Tề, chú giải.
Hàn Thi do Hàn Anh chú giải.
Mao Thi do Mao Công (tức Mao Hanh và Mao Trường) chú giải.
Ba bản Lỗ Thi, Tề Thi và Hàn Thi là kim văn còn bản của Mao Công là cổ văn. Về sau, Lỗ Thi mất về đời nhà Tần, Tề Thi mất về đời nhà Ngụy, Hàn Thi mất về đời Ngũ đại, chỉ còn Mao Thi còn truyền đến ngày nay.
Nội dung Kinh Thi
Kinh Thi gồm có 311 thiên. Trong số đó, chỉ có 305 thiên là đầy đủ, còn 6 thiên kia chỉ có đề mục nhưng không có lời. Theo bản Mao Thi, Kinh Thi gồm có ba phần như sau:
Quốc phong
Quốc phong là những bài ca dao của dân tộc các nước chư hầu, đuợc nhạc quan sưu tập. Quốc phong có 160 thiên, chia làm 15 quyển, mỗi quyển một nước, gồm có:
Chính phong: Chu nam và Thiệu nam.
Biến phong: Bội phong, Dung phong, Vệ phong, Vương phong, Trịnh phong, Tề phong, Ngụy phong, Đường phong, Tần phong, Cối phong, Tào phong, Mân phong.
Nhã
Nhã nghĩa là chính đính, gồm những bài hát nơi triều đình. Nhã chia ra làm 2 phần:
Tiểu nhã: những bài dùng trong trường hợp không quan trọng lắm như các buổi yến tiệc (74 thiên).
Đại nhã: những bài dùng trong trường hợp quan trọng như khi Thiên tử hợp các vua chư hầu hoặc tế ở miếu đường (31 thiên).
Tụng
Tụng nghĩa là ngợi khen, gồm những bài ca tụng các vua đời trước và dùng để hát ở chốn miếu đường. Tụng có tất cả 40 thiên, chia làm:
Chu tụng: 31 thiên.
Lỗ tụng: 4 thiên.
Thương tụng: 5 thiên.
Trong Kinh Thi có lục nghĩa là: Phong, Nhã, Tụng, phú, tỷ, hứng. Phong, Nhã, Tụng là trỏ bộ phận của âm nhạc còn phú, tỷ, hứng tức là các thể của Phong, Nhã, Tụng.
Ba thể phú, tỷ và hứng nói về kỹ thuật làm thơ. Chỉ rõ tên, nói rõ việc, ấy là phú. Thấy việc hư hỏng đương thời mà không dám nói rõ, dùng phép so sánh kín đáo để phóng thích, ấy là thể tỷ. Mượn vật để nói nên lời là thể hứng. Sự bất đồng giữa tỷ và hứng do ở điểm này: thể tỷ chỉ lấy vật làm tỷ dụ chứ không nói rõ ý chính, thể hứng thì trước hết dùng phép tỷ dụ rồi nói rõ ý chính ra.
Thế là nội dung Kinh Thi gồm có ba phần lớn (Phong, Nhã, Tụng) và ba thể (phú, tỷ, hứng) mà cổ nhân đã gọi là sáu nghĩa của Kinh Thi. Riêng về Phong, Nhã, Tụng, tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, tùy theo quan điểm của mỗi học giả, nhưng có thể thừa nhận cách phân lọai trong Mao Thi là tương đối hợp lý.
Các thiên của Kinh Thi
Kinh thi có 311 thiên, gồm 3 quyển: Thượng, Trung, Hạ. Quyển Thượng chép thơ Quốc phong, quyển Trung gồm Đại nhã và Tiểu nhã và quyển Hạ là phần thơ Tụng.
Thơ Quốc Phong
Gồm 159 thiên:
Chu Nam
Có 11 thiên:
Quan thư: Chồng nhớ vợ.
Cát đàm: Phận sự người vợ lo dệt vải.
Quyền nhỉ: Vợ nhớ chồng.
Nam hữu cù mộc: Chúc người quân tử.
Chung tư: Chúc đông con.
Đào yêu: Khen thục nữ lập gia đình.
Thố tứ: Khen người có tài cán.
Phù dĩ: Phụ nữ an nhàn đi hái trái.
Hàn quảng: Khen phụ nữ đã trở lại đoan trang được người kính nể.
Nhữ phần: Vợ nhớ chồng vẫn trung thành.
Lân chi chỉ: Khen tặng dòng dõi của Văn vương.
Thiệu Nam
Có 14 thiên:
Thước sào: Khen tặng người con gái chư hầu được lấy chồng.
Thái phiên: Khen tặng vợ chư hầu lo việc cúng tế.
Thảo trùng: Vợ quan đại phu ở nhà một mình mà nhớ chồng.
Thái tần: Khen tặng vợ quan đại phu lo việc cúng tế.
Cam đường: Kính giữ di tích của Thiệu Bá.
Hành lộ: Con gái lấy lẽ giữ mình mà cự tuyệt người con trai vô lễ.
Cao dương: Khen quan lại y phục bình thường, dáng thảnh thơi tự đắc.
Ẩn kỳ lôi: Vợ nhớ chồng mong chồng mau trở về.
Biểu hữu mai: Con gái lo được gả kịp thời.
Tiểu tinh: Phận thiếp được hầu hạ vua.
Giang hữu tự: Vợ chính rước các hầu thiếp đi theo.
Dã hữu tử khuân: Lời người con gái chế giễu người yêu.
Hà bỉ nùng hĩ: Khen con gái nhà Chu cung kính hòa thuận đi lấy chồng.
Trâu ngu: Chư hầu đi săn có nhân đạo.
Bội Phong
Gồm 19 thiên:
Bách chu: Tình cảnh người vợ cả bị bỏ rơi.
Lục y: Tình cảnh vợ chính bị lạnh lùng, còn hầu thiếp được thân mến.
Yến yến: Vợ chính thương nhớ đưa tiễn nàng hầu thiếp về quê.
Nhật nguyệt: Lời than thở của người vợ bị phụ phàng.
Chung phong: Cảnh người vợ sống với người chồng cuồng si ngu dại.
Kích cổ: Nỗi lòng người lính chiến phải xa cách vợ nhà.
Khải phong: Lời con tự trách không khéo thờ mẹ để mẹ đi tái giá.
Hùng trĩ: Vợ nhớ tưởng chồng đang đi làm ở xa.
Bào hữu khổ diệp: Lời than của người bị gò bó tình yêu.
Cốc phong: Nỗi lòng người vợ bị chồng đuổi đi.
Thức vi: Lời của bề tôi trách vua chịu hèn hạ nương tựa nước ngoài.
Mao khâu: Kẻ lưu vong trách nước ngoài không chịu tiếp cứu.
Giản hề: Lời người hiền bất đắt chí chịu làm chức phận khiêm nhường.
Tuyền thủy: Nỗi lòng người con gái lấy chồng ở nước xa, nhớ nhà muốn trở về.
Bắc môn: Cảnh nghèo khó của quan lại thời loạn.
Bắc phong: Nước sắp loạn, rủ nhau đi tỵ nạn.
Tĩnh nữ: Lời ước hẹn tình yêu.
Tân đài: Nỗi lòng người con gái gặp ông chồng hèn hạ loạn luân.
Nhị tử thừa chu: Lời thương xót hai anh em giành nhau cái chết.
Dung phong
Có 10 thiên:
Bách chu: Lời người góa phụ thủ tiết.
Tường hữu từ: Chê dâm ô trong bọn vua chúa.
Quân tử giai lão: Tả dung sắc người đẹp mà kém đức hạnh.
Tang trung: Lời ước hẹn tình yêu.
Thuần chi bôn bôn: Lời trách kẻ loạn luân dâm ô.
Đính chi phương tring: Khen vua chăm lo xây dựng quốc gia.
Đế đống: Lời gái đi tìm người yêu.
Tướng thử: Lời châm biếm kẻ vô lễ thiếu uy nghi.
Can mao: Việc quan chức biết thăm viếng người hiền.
Tái trì: Lời người con gái nóng lòng về thăm nước đã mất.
Vệ phong
Có 10 thiên:
Kỳ úc: Lời khen tặng vua tiến ích việc tu thân.
Khảo bàn: Tình cảnh người hiền ở ẩn.
Thạc nhân: Tả người đẹp và quyền quý được rước dâu.
Manh: Lời người con gái trách người yêu phụ bạc.
Trúc can: Nỗi lòng người con gái lấy chồng ở xa nhớ nhà.
Hoàn lan: Lời châm biếm vua còn nhỏ mà tự kiêu.
Hà quảng: Nhớ quê chồng.
Bá hề: Nỗi lòng nhớ chồng.
Hữu hồ: Nỗi lòng người quả phụ muốn tái giá.
Mộc qua: Lời tặng đáp để kết giao với nhau.
Vương phong
Có 10 thiên:
Thử ly: Nỗi cảm xúc thời xưa đã điêu tàn.
Quân tử vu vi: Nỗi nhớ chồng đi làm xa.
Quân tử dương dương: Cảnh thanh nhã khi chồng về xum họp.
Dương chi thủy:Nỗi lòng người lính đóng đồn ở xa nhớ vợ.
Trung cốc hữu thôi: Lời than thở của người vợ bị đuổi bỏ.
Thố viên: Nỗi lòng của người quân tử gặp thời loạn không vui sống.
Cát lũy: Lời than thở của người dân trôi nổi trong thời loạn lạc.
Thái cát: Tưởng nhớ tha thiết tình nhân.
Đại xa: Đắm đuối yêu nhau nhưng còn sợ pháp luật không dám bày tỏ.
Khâu trung hữu ma: Lời giễu yêu của cô gái khi tình nhân không đến.
Trịnh phong
Gồm 20 thiên:
Tri y: tình của nhân dân mến đãi quan hiền tài.
Thương Trọng tử: bị gò bó, cô gái dặn người yêu không nên đến nhà tìm.
Thúc vu điền: lời khen tặng Cung Thúc Đoạn.
Thanh nhân: tình cảnh quân đội rã rời nhụt chí chiến đấu.
Cao cầu: lời khen tặng quan chức không đổi thay tiết tháo.
Tuân đại lộ: người con gái trách chồng ruồng bỏ.
Nữ viết kê mình: Vợ thương chồng, lo phụng sự chồng chu đáo.
Hữu nữ đồng xa: tả người con gái đẹp đi chung xe.
Sơn hữu phù tô: lời con gái đang yêu trêu ghẹo tình nhân.
Thác hề: người con gái nhiệt tình tỏ ý mời trai cùng ca hát nhảy múa.
Giảo đồng: lời đùa giỡn giữa cô gái với người yêu.
Khiên thường: lời cô gái vui đùa với người yêu.
Phong: cô gái hối hận không đưa người yêu.
Đông môn chi thiêu: cô gái tỏ tình với người yêu.
Phong vũ: cô gái hả hê khi gặp người yêu.
Tử khâm: cô gái mong nhớ người yêu.
Dương chi thủy: khuyên gười yêu giữ trọn niềm tin giữa hai người.
Xuất kỳ đông môn: lòng trung thành mến thương vợ.
Dã hữu man thảo: trai gái gặp nhau và cũng vừa lòng thích ý.
Trân vĩ: trai gái thừa dịp dạo chơi để trao ân tình.
Tề phong
Gồm 11 thiên:
Kê minh: lời người hiền phi khuyên vua dậy sớm.
Tuyền: lời châm biếm vua quan ham săn bắn mà quên việc chính trị.
Trử: chàng rể chờ rước cô dâu.
Đông phương chi nhật: trai gái yêu nhau hoà thuận với nhau.
Đông phương vị minh: lời châm biếm quan coi tính giờ sai.
Nam Sơn: lời châm biếm bọn vua chúa anh em thông dâm.
Phủ điền: lời khuyên chớ dục tốc mà bất đạt.
Lô linh: lời khen tặng vua đi săn.
Tệ cẩu: châm biếm người đàn bà loạn luân được tự do trở về thông dâm với anh ruột.
Tái khu: châm biếm người đàn bà thông dâm với anh ruột.
Y ta: khen Lỗ Trang Công đủ tài mà không ngăn được mẹ.
Ngụy phong
Gồm 7 thiên:
Cát cú: châm biếm người keo kiệt.
Phần tứ nhu: châm biếm người cần kiệm không trúng lễ.
Viên hữu đào: nỗi lo buồn của người hiểu biết với thời cuộc bấy giờ.
Trắc hộ: nỗi lo buồn của cha mẹ, anh em người đi quân dịch.
Thập mẫu chi gian: chính trị hỗn loạn, người hiền lo trở về ở ẩn.
Phạt đàn: người quân tử chẳng chịu ngồi không mà hưởng.
Thạc thử: dân chúng hận vua bội bạc mới bỏ đi nơi khác.
Đường phong
Gồm 11 thiên:
Tất suất: lời răn cũng nên vui chơi, nhưng không nên thái quá, phải lo công việc của mình.
Sơn hữu xu: ai rồi cũng chết, nên cũng nên vui chơi.
Dương chi thủy: dân chúng chở che, ủng hộ người quân tử dựng nước.
Tiêu liêu: khen tặng cây tốt trái nhiều.
Trù mậu: lời trai gái mừng rỡ vì được thành vợ chồng.
Đệ đỗ: lời than trách của người không anh em mà cũng không được ai giúp đỡ.
Cao cầu:lời than phiền quan lại hống hách không ưa dân.
Vô y: lời kiêu ngạo của kẻ soán ngôi mà trở nên danh chính ngôn thuận do hối lộ.
Hữu đệ chi đỗ: vua mong hậu đãi bậc hiền tài.
Cát sinh: lời chung thủy của người vợ lính quân dịch mong nhớ chồng.
Thái linh: chớ nghe gièm pha.
Tần phong
Gồm 10 thiên:
Xa lân: tìm được vua đáng thờ.
Tứ thiết: vua tôi hòa hiệp cùng đi săn bắn.
Tiểu nhung: chinh phụ khen nhớ chồng.
Kiêm gia: đi tìm người hiền.
Chung Nam: lời dân khen tặng vua mình.
Hoàng điểu: dân thương tiếc người có tài mà bị chôn sống theo vua.
Thần phong: vợ nhớ chồng vắng nhà.
Vô y: binh sĩ thương nhau lo việc chiến đấu.
Vị dương: tiễn người cậu ra đi.
Quyền dư: lời than của người hiền lần lần bị bạc đãi.
Trần phong
Gồm 10 thiên:
Uyển khâu: người hoang đãng múa hát vui chơi.
Đông môn chi phần: trai gái tụ hợp múa hát trao ân tình.
Hoàng môn: người ở ẩn dễ tính sống thế nào cũng được.
Đông môn chi trì: trai gái nói chuyện mà hiểu lòng nhau.
Đông môn chi dương: trai gái hẹn mà không gặp.
Mộ môn: kẻ ác được cảnh cáo mà không biết hối cãi.
Phong hữu thước sào: lo buồn vì người yêu bị kẻ khác lừa bịp.
Nguyệt xuất: nhớ người đẹp mà lòng ưu sầu.
Tru Lâm: châm biếm vua thông dâm với vợ quan.
Trạch bì: đau đớn nhớ thương mà không được gặp người yêu.
Cối phong
Gồm 4 thiên:
Cao cầu: thương vua không lo chính trị chỉ lo đẹp đẽ quần áo.
Tố quan: mong mỏi thấy lại tang phục đời xưa.
Thấp hữu trường sở: dân chúng quá thống khổ than thở không bằng loại cỏ cây.
Phỉ phong: lòng bi thương nhớ đến nhà Chu tàn hạ.
Tào phong
Gồm 4 thiên:
Phù du: ngao ngán người đời ham mê vật chất mà muốn trở về ở yên.
Hậu nhân: lời châm biếm đứa tiểu nhân được làm quan to.
Thi cưu: khen tặng người quân tử chuyên nhất công bình, đủ tài đức trị yên thiên hạ.
Hạ tuyền: thương tiếc nhà Chu không còn cường thịnh như xưa.
Bân phong
Gồm 7 thiên:
Thất nguyệt: những công việc phải làm quanh năm của nhân dân.
Xi hiêu: chim tận tụy bảo vệ ổ qua cơn giông bão.
Đông Sơn: tình cảnh khi chinh chiến trở về.
Phá phủ: quân sĩ khổ nhọc nhưng vẫn kính mến chủ tướng.
Phạt kha: việc gì cũng có đường lối noi theo.
Cửu vực: dân mến tiếc Chu công.
Lang bạt: thái độ ung dung của Chu công.
Nhã
Tiểu Nhã
Lộc minh: Đãi đằng tân khách để vua tôi quyến luyến nhau.
Tứ mẫu: Nỗi lòng của bề tôi vì việc vua sai mà không phụng dưỡng được cha mẹ.
Hoàng hoàng giả hoa: Bề tôi lo công việc của vua sai.
Thường đệ: Anh em, vợ con thì bao giờ cũng quý hơn bạn hữu.
Phạt mộc: Tìm bạn bè,hậu đãi bạn bè.
Thiên bảo: Lời của bề tôi cúc tụng vua.
Thái vi: Nỗi lòng người chiến sĩ lúc ra đồn thú và lúc trở về.
Xuất xa: Quân đội đi và trở về sau khi thắng trận.
Đệ đồ: Vợ mong chồng đi quân dịch mau trở về.
Nam cai: (không có lời thơ).
Bạch hoa: (không có lời thơ).
Hoa thử: (không có lời thơ).
Ngư ly: Các món để ăn uống đãi khách rất nhiều và ngon.
Do canh: (không có lời thơ).
Nam hữu gia ngư: Món ăn vật uống ngon lành đem ra đãi khách.
Sùng khâu: (không có lời thơ).
Nam sơn hữu đài: Lời chủ nhân chúc tụng tân khách.
Do nghi: (không có lời thơ).
Lục tiêu: Lời thiên tử chúc tụng tân khách.
Trẫm lộ: Chư hầu có uy nghi đứng đắn đến chầu Thiên tử được đãi đằng yến tiệc.
Đồng cung: Thiên tử đãi yến và ban cung cho chư hầu.
Tinh tinh giả nga: Lòng chủ nhân ham thích tân khách.
Lục nguyệt: Cảnh trang tướng lãnh đem quân đánh giặc.
Thái khỉ: Quân đội ra đánh dẹp giặc rợ làm phản.
Xa công: Thiên tử đi săn cùng chư hầu.
Cát nhật: Thiên tử đi săn.
Hồng nhạn: Dân chúng lưu lạc nghèo khổ được vua cứu giúp.
Đình liệu: Thiên tử nôn nao sắp ra triều gặp chư hầu.
Miễn thủy: Buồn đời loạn lạc tình đời biến đổi.
Hạc minh': Trong cái dở có cái hay, trong cái hay có cái dở. Hay dở đắp đổi nhau.
Kỳ phủ: Quân sĩ đi quân dịch oán trách quan chỉ huy.
Bạch câu: Mong lưu giữ được người hiền tài.
Hoàng điểu: Dân lưu lạc đến nước khác cũng ở không yên, ý muốn trở về.
Ngã hành kỳ dã: Vì chồng phụ bạc, vợ bỏ trở về.
Tư can: Vua xây dựng cung thất mà ở, rồi sinh con cái.
Vô dương: Việc vua nuôi bò dê.
Tiệt nam sơn: Trách thừa tướng tham bạo bất công khiến nhân dân cùng khổ.
Chính nguyệt: Buồn than đời điên đảo, nhân dân sầu khổ, tình đời thoái hóa.
Thập nguyệt chỉ giao: Dân chúng hoạn nạn vì bọn tiểu nhân được trọng dụng.
Vũ vô chính: Trách trời, trách vua, trách quan trong thời biến loạn.
Tiểu mân: Than triều đình toàn kẻ tiểu nhân, ra làm quan không tránh khỏi tai họa.
Tiểu uyển: Lời khuyên răn nhau phải giữ mình để tránh họa.
Tiểu biển": Lời than trách vua cha.
Xảo ngôn: Khuyên vua chớ nghe lời sàm nịnh.
Hạ nhân tư: Trách mắng đứa tiểu nhân đã lánh mặt.
Hạng bá: Trách mắng đứa siểm nịnh đã hại mình.
Cốc phong: Trách bạn vì tiểu tiết mà quên nhau.
Lục nga: Nhớ ơn cha mà tự trách mình.
Đại đông: Thương dân nghèo khổ vì bị vua bóc lột.
Tứ nguyệt: Thương xót mình mà trách vua bất tài.
Bắc sơn: Phiền trách vua không công bình, quan kia nhàn rảnh.
Vô tương đại xa: Chớ lo nghĩ điều ưu phiền.
Tiểu minh: Than thân mình mà răn bạn đồng liêu.
Cổ chung: Trách vua đương thời mà nhớ tiếc vua xưa.
Sở từ: Lo cày cấy để có vật phẩm cúng tế thần linh.
Tín Nam Sơn: Lo trồng trọt để có vật phẩm cúng tế thần linh.
Phủ điền: Lo cúng tế để được mùa.
Đại điền: Công việc nhà nông.
Chiêm bỉ lạc hỉ: Lời chư hầu khen tặng Thiên tử.
Khái niệm chủ yếu
"Nhất nhật thiên thu" (Một ngày, ngàn thu) - Bài thơ Thái Cát (采葛) trong Kinh Thi có viết: Nhất nhật bất kiến như tam thu hề (一日不見、如三秋兮), nghĩa là "Một ngày không gặp mặt bằng ba năm xa cách".
***
*