Sài Gòn Yêu Quý
Sài Gòn, đất đó cống cho Tây, dâu biển nhãn tiền thấy cũng hay! Ấy trước Ông Cha bao khổ cực, để cho con cháu chẳng cho ai…
Vậy mà Tây đến rồi Tây chiếm! Gia Định, Phiên An bỗng biến hình. Hai chữ Sài Gòn nên lịch sử, Chệt cười hô hố: Địa thành Danh!
Chợ Lớn, Tàu không kêu Chợ Lớn mà kêu Đề Ngan, nói Thầy Ngồn, là một bờ sông thuyền cặp bến, Bắc Nam xuôi ngược bán và buôn…
Sài Gòn, Tàu nói là Xi Coóng (như chữ Tây Lai là Xí Lai) *. Tây cũng nói như Tàu đã nói, Se Goong, thành chữ rất-là-Tây.
Từ năm sáu bốn đến bảy lăm, hai chữ Sài Gòn hóa Việt Nam, đánh dấu huyền trên hai chữ trống tưởng rằng nó thọ đến muôn năm!
Không ngờ Bắc Việt xơi Nam Việt, chiếm ngụ đổi thành Hồ Chí Minh! Hồ chắc Hồ Ly? Minh, Quái Quỷ? Dân ngang, ngoảnh mặt , chẳng ai nhìn!
Người Nam không thích tên…kỳ cục, vẫn gọi Sài Gòn với nhớ thương, thơ nhạc biết bao bài nắn nót, bao đời sau hẳn hóa văn chương?
Ờ thôi dâu biển là dâu biển, cảnh cũ người xưa, chuyện hững hờ, cái mới, mới không làm nở mặt, thì buồn…còn đó, những ngày mưa!
Tôi, không là Sử Gia, mà chỉ / Một Kẻ Một Thời Áo Lính Bay. Thấy chuyện lạ kỳ nên phải nói, biết là Có Nói chẳng Ai Nghe!
(*) Người Cắc Chú (Khách Trú) gọi thành Gia Định sau khi bị Tây chiếm và vua Tự Đức, sau đó, dâng nạp luôn ba tỉnh miền Đông là Đất Tây Cống, họ nói giọng của họ: Xí Coóng. Người Pháp nghe vậy, cũng nói na ná Se Goong và viết thành chữ Saigon (chữ I tréma), hai chấm, người mình thích chữ nào cũng có dấu huyền nên đọc thành Sài Gòn rồi bảo đó là chữ Miên! Người Pháp chính thức sử dụng chữ Saigon kể từ năm 1864 trên văn bản, báo chí. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân miền Bắc ùa vào Sài Gòn và không bị cản trở, đổi tên thành Thành Phố Hồ Chí Minh.Tại Nam California của nước Mỹ, có ngôi Chùa, tên rõ ràng là Tây Lai Tự, người Tàu đọc là Xí Lai Tự, người mình tới cúng Phật, tự động đổi thành Như Lai Tự, Chùa Như Lai! Ô Hô! Ai Tai!
Nguyễn Tân Trãi