1.
Những năm 60 của thế kỷ trước, nhà chị rất giàu, sở hữu vài ba cây xăng. Mẹ chị tuổi Dần nên lận đận trên đường đời, chật vật lắm mới tìm được bến đổ an toàn là ba chị bây giờ. Gia đình bên nội rất giàu, ai cũng có vài ba cây xăng cấm đâu đó xung quanh Sài thành. Ông nội chị vốn là ông Hội đồng, nhà có vài ba mẫu đất, là người nổi tiếng ở Vĩnh Long, nhắc tới ông Ba Huệ ai cũng biết.
Mới tí tuổi đầu mà chị đọc lén gia đình đọc tiểu thuyết Quỳnh Giao, thơ Đinh Hùng….. Nhà ở trung tâm nên gần nhiều vũ trường, quán bar nên chị thường lén lấy tiền lẻ bán xăng của mẹ để đi nghe nhạc, thấy cho bằng được thần tượng của mình như Thái Thanh, Lệ Thu….Vì nhà đông con nên hầu như những việc chị làm đều ngoài tầm kiểm soát của ba và mẹ chị. Và cũng vì lẽ đó mà người trong nhà không phát hiện được năng khiếu của chị. Một lần vì nhóm biểu tình mà chị chạy ngược hướng, giữa dòng người đông ngịt chị được nhạc sĩ Quốc Dũng dẫn lên nhà ăn bánh, uống trà chờ tình hình giãn ra rồi về.Cuộc gặp này cũng như gặp Tuấn Ngọc hồi còn là cậu bé cũng chẳng đủ duyên kéo chị đến với nghệ thuật.
2.
Gia đình bạn thân chị là người miền Bắc, hai người anh của cô bạn thân chị đều là lính. Nghe chị kể cả hai anh đều có chực vụ trong quân đội thời bấy giờ một người làm ở không quân, một người làm ở bộ ngoại giao.Chị ảnh hưởng rất nhiều từ người anh trưởng của cô bạn thân, anh thường mua sách tặng chị và đọc là cái thú của chị. Anh cũng thường nghêu ngao hát nhạc Phạm mỗi lần đưa đón chị đi chơi. Chuẩn bị giải phóng bác Năm chị liên hệ được trực thăng đưa cả nhà di tản sang Mỹ, ba chị quyết định ở lại để giữ gia sản bao nhiêu năm gầy dựng và thế là gia đình chị ở lại. Thời ấy, nhà chị có nhiều người làm, họ tranh thủ quơ của chủ cả nắm hột xoàn của mẹ chị để dành. Ba chị quyết định lên 125 mua mấy miếng rẫy làm nông dân, nhưng ông trời chẳng thương gia đình chị, mấy năm đầu làm rẫy đều bại trồng dưa hấu thì dưa hấu úng, trồng thuốc lá thì thuốc lá mất mùa…..Một mình chị ở lại Sài Gòn quyết giữ cho bằng được cái nhà cái của gia đình khỏi tay bà vú. Ngày chị đi học, tối về ăn ké nhà cô bạn thân. Hai người anh sau này đi học cải tạo chờ ngày đi Mỹ. Cả hai anh đều thương chị, gia đình họ muốn chị kết hôn với người em vì lí lịch sạch vì người này chưa từng kết hôn. Thế nhưng, ông tơ bà nguyệt chưa muốn nối duyên cho chị nên hai anh lần lượt rời Việt Nam, còn chị vẫn ở lại. Hằng ngày, sau khi đi học chị phải đi bộ từ quận 1 vào quận 5, giặt đồ, nấu cơm cho bà ngoại ốm, giữ em cho những người từng là anh em họ của chị- họ từng làm công cho gia đình chị, giờ họ trở thành chủ cây xăng…..
3.
Chị quyết định học cao đẳng sư phạm văn, mấy năm học ở đây chị sống với bạn, bè. Mỗi ngày ăn chực một nhà, lấy tiền học bổng mua những thứ cần thiết. Mẹ chị muốn chị cưới người ở rẫy để yên thân, nhưng chị từ chối.Rồi thời gian qua, như bao nhiêu người phụ nữ khác chị cũng lập gia đình và sinh con theo tiếng gọi của tình yêu. Ngày chị theo chồng về Sa Đéc, một manh một mảnh, mỗi ngày anh phải đạp xe buôn thuốc từ Sa Đéc- Sài Gòn, ăn chẳng đủ ăn. Ngày gần sinh, chị quyết về lại ngôi nhà của mẹ ở Sài Gòn, chị sinh khó, đau bụng từ 4, 5 giờ sáng đến 6, 7 giờ mới sinh. Đứa nhỏ ở trong bụng mẹ lì chẳng chịu ra, họ quyết định mổ nhưng vì trái tim chị không bình thường nên họ sợ, máu lại khó đông. Cuối cùng phải hút, mà đứa bé đưa tay ra trước làm cho bà mẹ phải sống đi chết lại mấy lần. Đứa bé lọt lòng mẹ tím ngắt, nhau choàng khắp người, vì quá yêu nên cách ly mẹ và con. Đẻ xong, chị nhận được ổ bánh mì do chồng gởi, ngoài ra chẳng còn ai. Chỉ có một người phụ nữ hơi đảng trí thăm, mua bún riêu và chuối cho ăn. Bé ở dưỡng nhi đến ngày thứ bảy chuẩn bị về với mẹ, chị tâm sự với bác sĩ mình chẳng có sữa, nhà thì nghèo nên rất sợ. Ông bác sĩ thương tình chích mũi thuốc rất mắc tiền miễn phí để chị có sữa cho bé bú. Thấy gia cảnh chị, ông bác sĩ muốn xin đứa bé về nuôi.Thương con chị quyết nuôi con bằng mọi giá.
3.
Sáng chị đạp xe qua quận 8 dạy học, trưa cơm nước cho con. Bao gánh nặng dồn lên đôi vai chị. Đứa bé bị bệnh hoài, trở trời lại lên cơn hen, bao nhiêu tiền bạc trong nhà đổ vào mua thuốc men cho đứa nhỏ. Tiền dạy học thì ba đồng ba cọc, chị quyết định viết thêm tiểu thuyết vào những năm 90. Ngày đi dậy, tối thức tới gần sáng viết, chị tự vắt sức mình, chưa đầy chục năm số lượng sách chị viết lên đến sáu, bảy chục bộ. Nhưng, cái nghèo vẫn đeo bám gia đình chị vì tiền thuốc cho con. Những năm đó cô mèo nhà chị cho chị đến ba -bốn cái nhau mèo, người ta nói mèo cho nhau giàu lắm và ăn vào sẽ hết suyễn. Chị cho bé ăn theo chỉ dẫn mọi người nào là nhau mèo, nào là bọ hung nướng nghiền thành bột, …..mong con hết bệnh. Khi tiểu thuyết chững lại chị theo học lớp báo chí. Vừa làm nuôi con bệnh, vừa đi học chị gần như suy kiệt. Học đầy đủ các môn mỗi tội còn nợ môn tiếng Anh nên tấm bằng bị treo lại. Rồi thời gian chạy theo cơm, áo chị dần quên món nợ mà mình phải trả. Chị viết cho nhiều tờ báo khác nhau, cuộc đời chị xem như bước sang một trang mới.Nhiều người bảo nghề thương vay khóc mướn này bạc lắm. Chẳng có hậu về sau……
4.
Cô con gái duy nhất của chị ngày một lớn, học xong 12 cô đậu vào trường cao đẳng công nghiệp 4 khoa kế toán. Nhưng nhà nghèo quá, cô bé quyết định không đi học. Cô bé lặn lội theo các đoàn phim, các sân khấu kịch diễn những vai nho nhỏ phụ mẹ tiền chợ. Có nhiều nghệ sĩ họ thương nên tạo điều kiện cho cô bé có vai diễn. Đây cũng là thời gian chị rơi vào khủng hoảng …… Vì cơ thể vốn chẳng bình thường như bao người khác, máu không lên não.Hơi đau mắt đến bệnh viện Mắt Tp HCM, họ chẳng nhìn ra bệnh, cho thuốc uống qua loa, rồi bảo chờ ngày đo kính lão. Ngày đo kính họ bảo nhập viện mổ. Nhập viện, sàn qua sàn lại cuối cùng kết luận mắt phải bị rách võng mạc mổ không được, diễn biến bệnh nhanh quá, bác sĩ đã cố hết sức……Chị rơi vào tuyệt vọng, nhưng nhìn thấy con gái chị quyết bước tiếp. Và giờ, chị đang thử sức mình với việc viết kịch bản phim và thử làm diễn viên theo lời mời của đạo diễn…..
Ý Nguyễn