Nov 25, 2024

Tiểu luận - Tạp bút

Người Nhật còn mạnh mẽ hơn cả thảm họa(từ cách nhìn của báo chí Hàn Quốc)
Webmaster * đăng lúc 06:26:49 PM, Mar 24, 2011 * Số lần xem: 2031
Hình ảnh
#1


Q.C chuyển ngữ
 

Trận động đất lớn lần này tại Nhật bản đã gây chấn động trên khắp thế giới tới 2 lần. 


Trước hết  thế giới đã bàng hoàng vì thảm họa do chấn động mạnh tột bậc tới 9 độ Rích te gây ra.
Một đợt sóng thần rất lớn đã khiến khoảng 2000 người thiệt mạng và hơn 10.000 người vẫn còn mất tích.
Một nửa dân số của một ngôi làng trong tỉnh Miyagi đã bị mất tích. Nhà máy điện hạt nhân cũng là một mối lo.
Chính phủ  Nhật bản đã đưa  210.000 cư dân quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima đi sơ tán, và áp dụng một phương pháp bất bình thường là dùng nước biển để làm nguội lò hạt nhân.Trên thực tế, việc cho nước biển không tinh khiết vào lò hạt nhân là một biện pháp hủy bỏ lò hạt nhân này bằng một “liều thuốc độc cực mạnh “.  Quần đảo Nhật bản đã liên tiếp phải hứng chịu động đất, sóng thần rồi hiểm họa hạt nhân.


Nhưng điều làm thế giới sửng sốt hơn nữa là thái độ bình tĩnh không ngờ của người Nhật. Dù đang sợ chết người Nhật vẫn bình tĩnh. Họ đã tuần tự rời khỏi nơi bị nạn theo hướng dẫn của các nhân viên cứu hộ, các em học sinh tiểu học cũng xếp hàng đi theo giáo viên để di chuyển đến nơi an toàn. Khi xe điện ngầm và xe buýt ngừng chạy, nhân viên các công ty lặng lẽ trở về nhà với túi đồ cấp cứu mà công ty vừa phát cho họ  Tất cả đều đi,  không hối hả, mất khoảng 3 , 4 giờ đồng hồ để về nhà. Rồi sáng hôm sau họ lại đi đến sở làm  vẫn như mọi ngày. Cả thế giới sững sờ vì thái độ bình tĩnh không ngờ này của người Nhật,  dù họ đang gặp phải họan nạn.


Chúng ta đã từng chứng kiến tình trạng hỗn loạn vô trật tự nẩy sinh sau mỗi thiên tai lớn.  Một trường hợp điển hình là trận động đất tại Haiti đã khiến 220.00 người thiệt mạng vào năm ngoái. Thậm chí đã có nhận xét cho rằng tình trạng cướp bóc và bạo lực hoành hành còn đáng sợ hơn cả động đất.  Không phải vì Haiti là một nước đang phát triển nên mới như vậy. Vào năm 2005, sau khi bị trận bão Katrina tàn phá, vùng New Orland của Mỹ cũng đã  xảy ra bạo lực và những điều tồi tệ.  Có lẽ ký ức về những chuyện như thế càng khiến thái độ bình tĩnh của người Nhật nổi bật hơn dưới mắt mọi người.   Hầu như không  thấy có một người Nhật nào gặp phải thảm cảnh mà khóc lóc kể lể. Cũng không nghe nói có chuyện thừa cơ trong lúc  lộn xộn vì động đất để giết người  cướp của. Trên màn ảnh truyền hình chỉ thấy  toàn những dòng người xếp hàng lĩnh hàng cứu trợ, hay lặng lẽ chờ trước cửa hiệu rồi sau đó vào mua chỉ những vật dụng cần thiết.


Không thể chỉ nêu lên một đặc điểm về mặt địa lý, tức là vì Nhật bản thường hay xảy ra động đất,  mà có thể giải thích được trọn  vẹn hiện tượng này. Thực tế là thiết kế phòng chống động đất rất triệt để, cũng như hệ thống báo động nhanh chóng, đã giảm thiểu được tai họa. Việc giáo dục  và tập dợt kỹ càng trước  về cách sơ tán khi xảy ra tai họa quả là đã có kết quả hữu hiệu.  Diện mạo thực sự của một quốc gia hiện rõ chính là vào những lúc xảy ra những sự kiện trọng đại. Đây mới chính là dân tộc tính. Sự bình tĩnh là một dân tộc tính của Nhật bản đã hiện ra rất rõ khi họ đang sợ đến muốn chết đứng được. Khi trận động đất Hanshin (vùng Kobe )xảy ra vào năm 1995, đồng yên không ngờ đã tăng giá 20% . Trước đây,  vì không hiểu dân tộc tính của người Nhật bản, nên giới  đầu cơ tài chính nước ngoài đã tính sai,bị một vố đau điếng.  Đồng yên tăng giá mới đây là do thị trường tài chính quốc tế đã hiểu ra được dân tộc tính của người Nhật Bản, đó là mỗi khi gặp họan nạn  thì thường đoàn kết lại. 
Người Nhật đã xử trí rất bình tĩnh , tự vực mình đứng dậy được sau trận động đất vùng Hanshin-Awaji (vùng Kobe)  Chắc hẳn là vết thương sâu đậm vì trận động đất  kinh hoàng này rồi cũng sẽ đơm da liền thịt.
Vả lại, trông người lại nghĩ đến ta, trong trí tôi đã hiện ra một hình ảnh biếm họa về xã hội Hàn quốc. Liệu rằng:
- Chúng ta đã không thay đổi sắc mặt khóc lóc kêu gào thảm thiết mỗi khi ống kính truyền hình hướng về chúng ta ở nơi xẩy ra tai họa chăng? 
-Chúng ta đã không hề lớn tiếng đồng loạt chửi mắng ầm ĩ mỗi khi máy bay đến hơi muộn vì gặp thiên tai hay tai họa chăng ?
- chúng ta có  đổ hết mọi trách nhiệm cho chính phủ để huyên náo cả lên không ?
- chúng ta có tính toán thiệt hơn chỉ cốt thủ lợi về cho nước mình, mà không cần biết đến nổi đau của nước láng giềng không ?
Đó là những câu hỏi chúng ta cần phải nghiêm khắc đặt ra với bản thân  mình. Và phải coi đây là một dịp để xem xét lại  lối suy nghĩ  và cách hành xử không ra thể thống gì của xã hội Hàn quốc mỗi khi có tai họa  hay khủng hoảng xảy ra.  Chúng ta vẫn còn phải học hỏi nhiều từ Nhật Bản, và còn xa mới có thể trở thành một nước tiên tiến.


 
http://japanese.joins.com/article/article.php?aid=138189


(bản gốc tiếng Hàn)

 

[사설] 대재앙보다 강한 일본인
(중앙일보] 입력  2011.03.14 )


PDF전 세계가 일본의 대지진에 두 번의 충격을 받고 있다. 우선 진도 9.0의 초강력 지진이 가져온 참혹한 피해다. 거대한 쓰나미로 2000여 명이 숨지고, 1만 명 이상이 행방불명이다. 미야기(宮城)현의 한 마을은 주민 절반이 소식이 끊겼다. 원자력발전소의 비상도 걱정스럽다. 일본 정부는 후쿠시마(福島) 원전 주변의 주민 21만 명을 소개하고, 바닷물로 원자로를 식히는 비상조치에 들어갔다. 불순물 혼입으로 사실상 원자로를 폐기하는 극약처방이나 다름없다. 일본 열도가 연일 ‘지진-쓰나미-원전 비상(非常)’의 삼각파도에 신음하고 있는 것이다.

더욱 놀라운 것은 신기할 정도로 침착한 일본인들이다. 죽음의 공포 속에서도 흔들리지 않고 있다. 대피요원을 따라 차례차례 피해 현장을 빠져나오고, 초등학생들마저 교사의 인솔로 줄을 맞춰 안전한 장소로 이동했다. 지하철·버스가 끊기자 직장인들은 회사에서 지급한 긴급 구호물품을 짊어진 채 조용히 집으로 돌아갔다. 모두 뛰지도 않고 3~4시간씩 걸어서 갔다. 다음 날에는 어김없이 회사로 출근했다. 상상을 초월한 대재앙과, 상상을 뛰어넘는 일본인들의 침착한 대응에 전 세계가 충격을 받고 있다.

우리는 대규모 자연재해가 지나간 뒤 일어난 숱한 무질서와 혼란상을 목격해 왔다. 지난해 22만 명이 희생된 아이티 지진이 대표적이다. 오죽하면 “지진보다 무법천지(無法天地)의 약탈과 폭력이 더 무섭다”고 했을까. 아이티가 개발도상국이라서 유별난 게 아니다. 2005년 허리케인 ‘카트리나’가 할퀸 미국의 뉴올리언스도 폭력과 부패가 휩쓸었다. 이런 기억들로 인해 일본인들의 차분함이 한층 돋보이는지 모른다. 끔찍한 참상 앞에 울부짖거나 눈물을 쏟는 일본인들은 찾기 어렵다. 지진을 틈타 강도나 살인사건이 일어났다는 이야기도 들리지 않는다. TV 화면에는 모두 차례차례 줄을 서 구호식품을 받아가거나, 매점 앞에서 차분히 기다린 뒤 필요한 만큼만 돈을 주고 사가는 장면들로 채워지고 있다.

단지 지진이 잦다는 일본의 지리적 특수성만으로 이런 현상을 모두 설명할 수 없다. 철저한 내진 설계와 발 빠른 경보 시스템이 피해를 줄인 것은 사실이다. 단단한 사전교육과 대피훈련도 한몫한 게 분명하다. 한 나라의 진면목(眞面目)도 대사건이 닥쳐야 드러나기 마련이다. 그게 바로 국민성이다. 온몸이 얼어붙는 공포 앞에서 일본인들은 침착한 국민성을 유감없이 발휘하고 있다. 1995년 한신(阪神) 대지진 때 일본 엔화는 뜻밖으로 20%가량 평가절상됐다. 일본의 국민성을 오판한 해외 투자자들은 혼이 났다. 최근 엔화 강세도 국제금융시장이 재앙 앞에서 단결하는 독특한 국민성을 간파했기 때문이다.

 

일본인들은 침착한 대처로 한신 대지진을 딛고 스스로 일어섰다. 이번 대지진의 상처도 언젠가 치유될 것으로 믿는다. 오히려 우리는 일본을 보며 우리 사회 일각의 뒤틀린 자화상을 떠올리지 않을 수 없다. 재난 현장에서 TV카메라가 돌아가면 표정을 바꿔 대성통곡한 적은 없는가. 천재지변으로 비행기가 조금만 연착해도 우르르 몰려가 아우성치진 않았는가. 모든 책임을 무턱대고 정부에 돌리며 난리를 피운 적은 없었는가. 이웃 나라의 아픔을 외면한 채 한국이 챙길 반사이익을 먼저 따진 경우는 없었는가…. 우리는 스스로 치열하게 물어볼 필요가 있다. 또한 재난과 위기 때 우리 사회의 절제되지 못한 사고와 대응방식을 되짚어보는 계기로 삼아야 한다. 우리가 여전히 일본에서 본받아야 할 것은 많고, 선진국으로 나아가야 할 길도 멀다.

중앙일보 기사 더 둘러보기

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.