Toản là một giáo viên năng nổ , là một Hiệu Trưởng giỏi về Quản Trị Học Ðường . Năm 1970, sau khi giải ngũ, tôi về dạy lại tại Ty Giáo Dục Quảng Nam , giữ chức vụ Thanh Tra Tiểu Học Khu Bắc Hoà Vang thì Toản làm Hiệu Trưởng không dạy lớp ( déchargé ) ở Trương Hoà Mỹ ( nay là Trường Hoà Minh ) . Trong giờ làm việc , chúng tôi giao tiếp với nhau theo chức vụ , nhưng ngoài giờ làm việc , anh em chúng tôi cùng nhau vui chơi thoải mái tình nghĩa bạn bè . Toản chơi domino rất cao . Dạo ấy , anh em chúng tôi , vào ngày nghỉ , thường cùng chơi domino với nhau , kẻ nào thắng thì phải chiêu đãi cả bọn . Lần nào cũng như lần nấy , Toản lấy tiền của chúng tôi để chiêu đãi chúng tôi . . .
Làm Hiệu Trưởng Trường Hoà Mỹ một thời gian , sau khi chuyển ngạch Giáo Sư Trung Học Ðệ Nhất Cấp ( giáo viên cấp 2 ) , Toản xin thuyên chuyển về Trừơng BÙI THI XUÂN - ÐÀ LẠT . Sau 1975 , Toản làm Hiệu Phó Trường Bùi Thị Xuân cho đến khi về hưu .
Từ ngày Toản và tôi quen biết nhau đến nay đã hơn 45 năm , tôi chưa lần nào nghe Toản nói về thơ dù chỉ là một câu lục bát . . . Nhưng rồi , bỗng nhiên đêm ấy . . .” Cái đêm hôm ấy đêm gì ? . . . tại nhà nữ sĩ Huệ Thu ở Ðà Lạt . . .
Thưa quý bạn , đêm ấy , nữ sĩ Huệ Thu , sau mấy ly Champagne mừng hội ngộ giữa các bạn thơ trong và ngoài nước (đã cùng hẹn gặp nhau khi HT còn ở MỸ ) , đã hào hứng , sôi nổi nói về chuyện thăng trầm, dâu bể của đời mình và chuyện văn chương , thi phú của nàng với tất cả niềm sảng khoái pha lẫn đôi chút hài hước , trào phúng . . . Ba chúng tôi : LỘC, THUẬN, NGỘ tuy lần đầu mới gặp mặt Huệ Thu nhưng đã từng xướng hoạ thơ với nhau qua e-mail , còn Toản thì hoàn toàn chưa biết Huệ Thu là ai . Sở dĩ Toản có mặt đêm ấy là do tôi phoned cho Toản để gặp mặt anh Trần Ðình Lộc vừa là đồng hương vừa là đồng nghiệp ngày xưa của Toản . Chẳng biết là DUYÊN hay NỢ ? DUYÊN THƠ âu cũng NỢ VĂN CHƯƠNG ! ! ! Thưa quý bạn , trong lúc chúng tôi say mê ngồi nghe Huệ Thu nói chuyện thơ văn thì lúc ấy Toản ngồi im lặng , thỉnh thoảng mỉm cười một mình, nhưng âm thầm nuốt hết những đắng cay, ngọt bùi của cuộc đời Huệ Thu để rồi sáng sớm hôm sau , bên tách cà-phê nóng ơ ƯÐÀLẠT PHỐ, Toản rút từ trong ngực mình một tờ giấy trao cho người đẹp xứ Hoa Ðào . . . Chúng tôi dường như ai cũng có đôi chút ngạc nhiên . Thư tình chăng ? Thưa các bạn , còn hơn là thư tình nữa : đó là một THÔNG ÐIỆP của một QUẢ TIM trao cho một QUẢ TIM . .. Khi cầm tờ giấy trên tay , theo tôi nghĩ , hình như Huệ Thu có một thoáng ngỡ ngàng , nhưng khi tờ giấy đã đưởc mở ra thì cặp mắt của nữ sĩ như dán chặt vào bài thơ và đôi môi liên tiếp phát ra những âm thanh từ những lời thơ mộc mạc, dung dị nhưng vô cùng xúc động kia . Khi bài thơ đã được đọc hết , Huệ Thu gấp tờ giấy cất vào xách tay của mình và hứa là sẽ in ra để gửi cho chúng tôi . Thật tình riêng tôi lúc ấy chưa biết được tiêu đề của bài thơ . Mãi cho đến ngày 26-3-2005 , khi Huệ Thu đã về MỸ, chúng tôi mới nhận được qua e-mail, bài thơ DUYÊN HỘI NGỘ của Nguyễn Hữu và bài ÐÁP TẠ của Huệ Thu . Bấy giờ tôi mới có dịp đọc kỹ bài thơ của Toản . Tôi tưởng tượng đêm ấy, sau khi về đến nhà ,Toản lấy giấy bút ra viết liền một mạch từ đầu chí cuối , như con tằm nhả ra một đường tơ dài trọn kiếp . . . Toản đã viết thay cho tôi những cảm nghĩ về người nữ sĩ đã khiến tôi ngạc nhiên vô cùngvà thích thú từ khi mới bước chân qua ngưỡng cửa nhà nàng . . .
ôi đã đọc kỹ lại bài thơ DUYÊN HỘI NGỘ của Toản từng chữ , từng câu . . . Lúc ban đầu tôi nghĩ có nhiều câu cần thêm hoặc bớt một vài từ để cho bài thơ được hoàn chỉnh hơn . Nhưng khi chính tôi đọc lại câu thơ đã sửa , tôi lại thấy vô duyên, lạc lõng , câu thơ mất đi cái dung dị , mộc mạc hay nói rõ hơn là cái hồn , cái nét đặc trưng của thơ Nguyễn Hữu. Chính cái mộc mạc , xù xì của lời thơ mà làm cho bài thơ dễ gây xúc động lòng người . Cái nghịch lý trong văn chương là chỗ đó ! Ai đã từng đọc Văn Học Sử Pháp đều biết răng MALHERBE khi làm thơ trau chuốt từng chữ . Oạng ta không thích ENJAMBEMENT (ngắt câu nửa chừng ) . Và về văn xuôi GUSTAVE FLAUBERT thật sự là sư tổ . Thế nhưng độc giả lai thích đọc LAMARTINE , LA FONTAINE hay ALEXANDRE DUMAS (père) hơn bởi vì chính cái xù xì , mộc mạc ấy ! Hãy nghe Nguyễn Hữu nói với Huệ Thu :
. . . Thơ của em vừa chua vừa ngọt
Như mùi vị cuộc đời em đã trải qua :
Thân cô , thế cô , kiếp sống phương xa
Nửa vòng trái đất ngút ngàn quê MẸ !
. . . . . . Em và ta sinh cùng thế hệ
Chỉ chênh nhau năm bảy tuổi có gì đâu !
Ta không dũng cảm như em , cam chịu kiếp con sâu :
Ăn lá cuộc đời , nhả tơ trên đất Mẹ !
. Mười lăm năm rồi ta là mảnh sao rơi
Muốn thoát tục, nhưng vẫn nằm trong vần xoay trần tục
Phật dạy rằng :” TU là cội PHÚC “
Ta cũng muốn theo NGÀI nhưng lại vướng dây OAN !
Ðoạn nầy Nguyễn Hữu tinh quái lắm ! Không muốn nói rõ là lòng mình đã bất ngờ tơ vương một mối tình mà tự ngàn xưa TÀI TỬ và GIAI NHÂN nào ai thoát khỏi ! ? Nguyễn Hữu biện minh :
. . . . Nợ cầm thư đã trót đa mang
Nét tài tử âu đành cho trọn kiếp . . .
Và cuối bài thơ , Nguyễn Hữu đã lơ lửng :
“ . . . Chúng ta là kẻ chung đò . . . “
Không biết “ CHÚNG TA “ ở đây là “ TẤT CẢ “ hay để chỉ riêng cho “ HAI NGƯỜI “ ? ? ?
Viết lơ lửng như thế nhưng cũng được NÀNG THƠ vui vẻ chấp nhận :
“ . . . THƠ là PHẬN hay THƠ là DUYÊN NGHIỆP
Mà chúng ta may mắn được trời cho
Hãy chung vui , thôi cũng một con đò . . . “
Ðể khép lại bài viết nầy , tôi xin thưa với quý bạn rằng bài thơ ÐÁP TẠ của Huệ Thu rất hay và rất xúc động nhưng tôi không dám viết lời bình vì tôi không đủ trình độ . Sở dĩ tôi viết đôi điều tản mạn về Nguyễn Hữu vì Toản vừa là bạn vừa là em và nhất là đã thay tôi bày tỏ nỗi lòng với người đẹp xứ Hoa Ðào . Tôi chỉ xin phép chị Huệ Thu được đặt tên bài thơ ÐÁP TẠ của chị là “ NỢ VĂN CHƯƠNG “ để đối lại bài “ DUYÊN HỘI NGỘ “ của Nguyễn Hữu vì bài thơ của chị chưa có đề bài . Xin nhận được hồi âm : YES or NO của chị càng sớm càng tốt . Thân mến . .
Ghi chú ; Khi viết mấy dòng nầy , tôi vẫn chưa gặp lại Nguyễn Hữu Toản . Giờ nầy Toản đang còn mải mê buông cần câu cá diếc tại Bàu Thuý ở Ấp Bắc Ái nghĩa . Mong sẽ gặp lại Toản vào weekend nầy ở ÐÀ NẴNG .
TRÚC ÐÌNH