Ăn rau không chú ơi? Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình.
Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.
- Ăn hộ tôi mớ rau…! Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh:
- Dạ cháu không bà ạ!
Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. “Mình thương người thì ai thương mình” – cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.[/b]
[b]Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt. – Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn! Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ. Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã.
Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:
- Rau này bà bán bao nhiêu? – Hai nghìn một mớ – Bà cụ mừng rỡ. Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
– Sao chú mua nhiều thế? – Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!
Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui. Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ…
- Nghĩ thế đủ rồi đấy! Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ. Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ. Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.
Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện. Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:
- Bà bán rau chết rồi.
- Bà cụ hay đi qua đây hả chị? – chị bán nước khẽ hỏi.
- Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác. – Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.
Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi. Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia. Gã không ngờ…!
******
Sài Gòn: Mẹ Già Bán Rau Cơ Cực
Tuổi già cơ cực quá đỗi đối với bà lão bán rau! Từ quãng 4 giờ sáng, bà đã thức giấc, lụm cụm đi mua lại rau muống của dân trồng rau từ Hốc Môn xuống bán ở chợ Gò Vấp, rồi ra ngồi ở gần dốc cầu Hang. Tại cái vĩa hè tối tăm này, với cặp gióng gánh tả tơi của mình, bà lão bắt đầu tẩn mẩn chọn rau, cắt tĩa những cọng hư thúi, cột lại thành từng bó… Từ mớ rau muống dạt, giá rẻ bèo mà dân bán sạp rau không thèm ngó tới, bà làm thành những bó rau 2000 đồng. Đó là giá phổ biến, thấp nhứt cho món rau muống trên thị trường hiện nay trong nước, chứ rất hiếm người bán rau nào chịu bán bó rau nhỏ hơn. Nhưng gặp người nghèo, ít tiền, hỏi mua bó 1000 đồng thì bà lão cũng sẵn sàng chia bó rau làm hai, cột lại đàng hoàng mà giao cho khách. Lúc nào cũng thấy bà lão lầm lũi ngồi bán một mình, không hề có con cháu giúp đỡ. Và với tất cả vốn liếng gánh rau chỉ khoảng 20,000 – 30,000 đồng như thế, không rõ bà lão vất vả, đơn độc này sẽ lời được bao nhiêu để kiếm sống qua ngày?
Trong khi Bà Mẹ già bán rau cơ cực, bữa đói bữa no ở Sài Gòn thì bọn con cháu cách mạng của già hồ tại Hà Nội lại ăn chơi thoải mái. Họ là những cậu ấm cô chiêu trụy lạc trác táng.(Cathy)
Con cháu già hồ về đêm
Vũ trường lựa chọn của "cậu ấm, cô chiêu"
Rượu ngoại luôn tràn ngập trên bàn của những thanh niên đang tập làm "cậu ấm, cô chiêu"
****
Để đến được khu đô thị Mỹ Đình, bà phải túc tắc đi bộ gồng gánh từ 3 giờ sáng. Gánh nặng, lưng còng, chân đất trong cái lạnh căm, nhưng dọc đường hễ thấy ai tới gần là bà cất giọng rất hút người: "Thím ơi, mua bưởi, mua rau cho nhà cháu đi, vườn nhà đấy...".
Từ trên tòa chung cư cao tầng nhìn xuống, chỉ thấy chỏm lưng của bà di động băng qua đường từ khu đô thị Mỹ Đình 2 sang Mỹ Đình 1. Đôi quang gánh thay bằng ở trên vai thì lại đung đưa trên... lưng bà, hai bên nào rau muống, nào ngải cứu, nào bưởi.
Tôi chỉ kịp chụp được bức hình bà từ xa rồi vội chạy bắt kịp bà khi bà dừng chân bán mấy trái bưởi, những quả bưởi bé, vỏ héo quắt và vài mớ rau hái ngọn ngắn ngủn nhưng bà rất hãnh diện bảo rau quả vườn nhà. Thấy ai đi qua bà cũng cát tiếng: "Thím ơi, mua bưởi đi, bưởi này là bưởi vườn nhà tôi đấy, bưởi Diễn đấy..."", tiếng chào mời của bà rành rẽ ít thấy ở một bà lão gầy còm, yếu đuối với cái lưng còng khiến phần trên người bà song song với mặt đất.
Bà bảo, rau của bà tuy xấu mã nhưng trồng ở vườn nhà. "Thím ăn vô tư, chả sợ!". Còn bưởi, bà khoe vốn là bưởi Diễn, nhưng "nhà cháu" trảy những quả nhỏ, nhỏ nhưng mà nặng, "tinh nước" (toàn là nước - PV), phải trảy tỉa, còn quả to để các bà các cô ăn quen đến mua tận vườn nhà.
Bà bị nặng tai, mỗi lần ai dừng lại hỏi mua phải nói năm lần bảy lượt bà mới nghe được, thành ra bà nói nhiều hơn là nghe. Tết Canh Dần vừa ồi bà tròn 91 tuổi, bà có 3 người con nhưng 2 cô con gái lấy chồng, làm ruộng, còn người con trai thì đi làm công nhân, nên bà sống một mình với cái vườn trên là bưởi dưới "giồng" (trồng - PV) rau này.
Bữa nay bà gánh được 15 quả bưởi và 15 mớ rau đi bán, túc tắc đi từ 3 giờ sáng từ Diễn ra đến khu đô thị Mỹ Đình cũng gần tới trưa. Nhiều người thấy bà già gầy gò, còng quá nên thương mà mua, có cô nhân viên tòa chung cư Mỹ Đình 1 còn mua vét luôn cho bà chỗ bưởi 7 quả lỏn nhỏn nhỉnh hơn quả cam và 2 mớ rau muốn héo quắt để bà đỡ phải đi rong.
|
Bà cụ bán xong gánh rau bưởi vườn nhà và túc tắc đi bộ hơn chục cây số từ khu đô thị Mỹ Đình về nhà. Bà bảo khi nào mặc áo đẹp sẽ đồng ý chụp ảnh chân dung (Ảnh: Kiều Minh)
|
Bà bị còng, điếc, nhưng khéo nói nên cũng bán được 25 nghìn/quả bưởi, rồi hạ xuống 10 nghìn, rồi 7 nghìn/quả. Có người nói với bà, ở nhà ai mua đắt hay rẻ thì cứ bán, chứ gánh đi xa thế này xe cộ giao thông kinh lắm, nhưng bà cười bảo, ở làng bà, nhiều gia đình đều có bưởi, mời người ta chả buồn ăn huống chi là bán. Vì vậy, tiếc của, bà gánh gồng đi hơn chục cây số để ra khu đô thị, cứ đi thủng thẳng là bán hết.
Bà đi bằng chân đất, trong khi cái rét mùa đông vẫn còn dùng dằng xói vào da thịt dù trời đã sang xuân, hỏi bà sao không đi giày cho ấm chân, bà bảo ""đi chân đất thôi, đi giày chân yếu ngã chúi mũi chết"". "Nhà cháu ngã mấy lần rồi, có hôm đi bán bị ngã đổ hết cả rau, đi chân đất tuy lạnh nhưng chắc chân", bà kể.
Mỗi lần đi bán rau, bán bưởi, mất cả ngày trời, sáng sớm đi, chiều muộn hoặc tối mới về đến nhà. Bà kể, chỉ ăn một bát cơm từ tối hôm trước, ngày đi bán không dám ăn, ăn nó cứ "rực" lên ở cổ, nóng sõng sượt cả người nên đành nhịn đói. "Người ta ăn no vác nặng nhưng nhà cháu vác nặng mà vẫn chịu đói. Đi bán nhiều người thấy thương cho bà mấy quả chuối, cái bánh, nhưng bà nhận và để đó, về nhà mới dám ăn.
Nhiều lúc thấy mệt, bà bảo cô con gái là ""mày bán cho mẹ được đồng nào thì được"", nhưng cô con bảo bà không bán thì vứt đi vì "nhà nó cũng đầy"". Bà chép miệng, "muốn có tiền thì đi bán thôi".
"Thím bảo giờ bán ở đây các thím còn mua, chứ ở nhà, 10 người thì cả 10 người ta có như mình: cũng rau, cũng bưởi, mà họ bán kìn kìn, ầm ầm bằng xe đạp, xe máy, chứ mình đi bán bằng chân thôi". Năm ngoái bà còn đi bán được 4 buổi liền nhau, nhưng năm nay đi từng buổi rời, lần này là cách 16 hôm bà mới đi lại, tiếc của phải đi chứ sức cũng kiệt rồi, lắm lúc ở nhà bà còn ăn bưởi... trừ cơm.
Bà cho biết, con cái bảo nuôi bà nhưng ở nhà ""nó"" khổ, mình đến ở lại vất vả cho con cháu nên còn sức cứ làm. "Nhà cháu đảm lắm, không đảm thì chết, cứ làm suốt cho khỏi buồn chân tay, giờ vẫn làm cỏ cho các con đấy, chả đứa nào địch được. Lắm khi làm cho con gái 2 sào cỏ, nó bảo ai khiến cụ làm, chúng nó cũng thương nhà cháu lắm".
Con bà có người cũng cho bà tiền, có người cả năm cũng chả cho được xu nào vì cũng nghèo, vậy nên có cây trái trong vườn bà vẫn phải đi bán để kiếm đồng ra đồng vào. Mỗi lần đi bán rau, bán bưởi, bà cũng thu về được trên dưới trăm nghìn đồng, nhưng số tiền đó thì "đồng khóc, đồng cười, đồng giỗ, đồng Tết, còn đồng để ăn chả đáng là bao"". Giờ bà cũng không đi được nhiều như trước nữa, ""hôm nay đi thì mai nhà cháu ở nhà, về đến nhà là đi nằm, mỏi lắm, tuổi cao rồi, cứ đi về đến nhà là ốm" - bà nói.
Lặn lội ngoài đường, gió và bụi, trời thì rét, nhưng bà chỉ bận một chiếc áo khoác cũ kỹ với chiếc áo cánh mỏng manh và một chiếc yếm bên trong. Nhiều cô nhiều chị khi mua bưởi của bà còn trầm trồ vì lâu lắm mới thấy người mặc yếm. Bà bảo mặc như vậy mới gánh vác được chứ những áo kia lùng bùng lắm.Bà khoe, cái áo khoác là bà tự may từ năm 23 tuổi, sau nó chật bà bỏ xó, khi người "ngót" bà lại mặc, rồi lại bỏ, năm nay mang ra bận thấy vừa... lại mặc.
"Yếm tôi cũng tự may đấy, may hàng chục cái liền, may nhiều tôi lại cho biếu các bà các cụ, có một bà trong làng cứ mặc hết rồi lại xin, bà ấy xin tôi tới 12 cái yếm rồi, hôm nọ bà ấy mới chết, kém tôi 2 tuổi mà chết rồi. Mới đây lại có cụ hỏi tôi vẫn khâu yếm được à, tôi bảo được, thế là cụ nhờ khâu hộ cụ 2 cái yếm". Bà tự hào, cái yếm bà mặc là để đi lao động, còn ngày Tết thì bà mặc yếm mới, yếm trắng.
Hỏi bà "ông nhà đâu?", bà kể, "ông cháu" (tức chồng của bà - PV) mất lâu rồi, bà ở vậy nuôi con từ năm 26 tuổi, lúc đó, con lớn lên 3, đứa bé nhất mới đẻ. Hỏi bà sao bà không đi bước nữa, bà bảo, khổ lắm, chồng mất bà gồng gánh nuôi "5 cái mồm" (4 mẹ con và bà mẹ chồng - PV) nên phải làm đủ việc, phải đi hót phân trâu, nuôi bò, cấy thuê rất giỏi...
Cuộc sống vất vả nhưng bà cũng nuôi các con khôn lớn, dựng vợ gả chồng. Nhiều lúc bà bảo với các con là bao nhiêu người chết mà "tao" khổ thế, mãi chả chết (cười). "Tết này là nhà cháu sang 91 tuổi rồi, các em kết nghĩa, em gái, em rể chết cả rồi, còn mỗi chị cứ phải đi ăn giỗ em".
Xin ghi lại tấm hình của bà làm kỷ niệm, nhưng bà ngại, bà bảo "hôm nào tôi mặc áo đẹp thì thím chụp, hôm nay mặc xấu quá". Bà hỏi: "Mấy giờ rồi thím? 11 rưỡi trưa à, về đến nhà chắc phải 3 - 4 giờ, hẹn thím 1 tuần nữa nhà cháu lại ra đây bán rau bán bưởi"".
Hỏi nhà bà, bà bảo: "Nhà cháu ở Diễn, thím có mua bưởi tại gốc cho nhà cháu thì đi đến chợ cầu Diễn, vào thêm 3 cây, đến chùa Đức Diễn, nhà cháu ở cạnh chùa, ngay đầu làng, làng tên Đức Diễn, nơi có bưởi Diễn ngon nhất đấy, nhà cháu tên gọi là bà Đình".
Kiều Minh
Đại gia thuê cây cảnh triệu đô chơi Tết
Hỡi ơi! Cũng một kiếp người
Kẻ ăn không hết, người lần không ra!”
Không ít đại gia đang “đánh tiếng” tìm thuê cây triệu đô có mặt tại vườn “kỳ hoa dị thảo” dịp Đại lễ để chơi tết Tân Mão.
Thuê cây triệu đô chơi Tết
Triển lãm sinh vật cảnh chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội dịp tháng 10/2010 vừa qua là cơ hội hiếm hoi để hàng ngàn cây cảnh thế đẹp từ khắp mọi miền về quy tụ.
Đa phần người dân Thủ đô thời gian đó đều “tranh thủ” đi ngắm và chụp ảnh bên cây quý. Nhất là khi biết được, nhiều cây cảnh đem tới trưng bày đều có giá… triệu đô, họ chỉ dám “kính nhi viễn chi”. Chỉ một số ít trong lượng khách ngắm cây thời gian đó mới “bí mật” lấy số điện thoại của chủ nhân các “cây khủng” với dự định thuê cây về chơi tết Tân Mão.
Thời điểm đó, ngoài những cây cảnh “có tiếng” được ghi kỷ lục như Cửu long tranh châu, Chung một cội nguồn…; đặc biệt, “siêu cây triệu đô” Mâm xôi con gà của đại gia Thành “vàng” đất ngã ba sông được dư luận đồn đoán có giá tới… 6 triệu đô khiến hàng chục ngàn lượt người mỗi ngày chen chân để nhìn tận mắt.
Tuyệt phẩm "Mâm xôi con gà"
Một số chủ cây cũng bí mật đánh tiếng rằng: “Nếu Mâm xôi con gà 6 triệu đô thì cây của họ cũng phải được ngồi chung chiếu…”. Thụ lâm bồng thạch, Thụ mộc nghênh phong của đại gia Tuyến “than” đất thành cổ Sơn Tây cũng nhấp nhổm “đội giá” lên tới chục con số đứng cạnh nhau.
Tuy nhiên, nói gì thì nói, những tác phẩm cây cảnh đó cũng xứng đáng là những kiệt tác có một không hai. Độ quý và hiếm của nó tạo nên cái “độc”. Và, đó là lý do khiến nhiều đại gia muốn được “mua quyền sở hữu” trong ba ngày tết những cây siêu quý này.
Giám đốc một công ty bất động sản vừa mới nổi ở Hà thành đã ngỏ ý muốn được thuê một trong các cây khủng này về chơi tết, đã được anh trợ lý sốt sắng đi đặt vấn đề với chủ cây. Đại gia mới nổi này tâm sự thành thật: “Không phải chủ ý chơi ngông” và cũng biết là rất khó để có thể… thuyết phục được chủ cây đồng ý.
Lý do, thứ nhất, chủ nhân của những cây quý này cũng là những đại gia, cho nên với họ, tiền không phải là vấn đề. Thứ hai, những cây triệu đô như thế, một cái tay cành đã có giá tiền… trăm triệu. Nếu chẳng may sơ ý đánh gãy mất một cái cành, chắc chẳng tiền nào có thể đền được.
Chủ nhân một vườn cây lớn đất Sơn Tây cho biết: “Trong làng cây, những cây có danh tiếng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Không phải ai cũng làm được, và không phải dăm bữa nửa tháng là có thể “nặn” một cái cây có tuổi đời hàng trăm tuổi. Đó là chưa nói tới, không ai “ép” cái cây nó tạo thế được theo ý của mình. Cho nên, một cây thế độc như Mâm xôi con gà sẽ không bao giờ có cây thứ hai”.
Chính bản thân ông chủ vườn này cũng đã từng nhận được nhiều cuộc điện thoại đề nghị cho thuê những cây cảnh giá trị lớn (tiền tỷ) để về chơi Tết, nhưng đành khước từ. Ông chia sẻ: "Những cây quý mình có được là nhờ duyên và may mắn, nên không dễ rời xa nó. Hơn nữa, chưa có tiền lệ “bảo hiểm” cây cảnh ở Việt Nam và ở thế giới, nên chẳng may có xảy ra mất mát, gãy tay cành… thì thiệt hại không thể lường".
Cũng giống như trường hợp đại gia bất động sản mới nổi kể trên, đại gia X. có ý định đi thuê cây khủng về chơi Tết vì lý do… tâm linh.
“Một cái cây đại thụ tuổi đời hàng trăm năm, qua biết bao thế hệ, chắc chắn nó có thần trong đó. Hơn nữa, những siêu cây đó, cành lá, chồi lộc đều hoàn thiện tới mức không có điểm nào để chê, nên nếu thuê được những cây đẹp đó về để trong nhà, sẽ mang lại nhiều phước lộc!”, đại gia X. lý luận.
Với lý lẽ đó, ông X. lặn lội và… đánh liều đi thuê cây khủng về bày nhà, nhưng cuối cùng ông đều bị khước từ, mặc dù ông cam đoan “cây thuê về để ở nhà riêng, sẽ có người theo dõi, bảo vệ 24/24 và không để bất cứ sơ suất nào xảy ra…".
Cây quý ngày càng hiếm
Có kinh nghiệm trong lĩnh vực cho thuê cây chơi Tết nhiều năm, nữ chủ nhân của công ty cây cảnh Anh Thư (Hà Nội) cho biết: ngày càng hiếm những cây cảnh quý, cổ, khủng; và giá cây tết Tân Mão năm nay, theo nhận định của chị, có thể “leo giá” từ 15% - 20% so với năm ngoái.
Chỉ còn gần một tháng nữa là đến Tết Tân Mão, tuy nhiên, khi được hỏi về thị trường cây cảnh Tết năm nay, bà chủ đầy kinh nghiệm này phân tích: một gốc đào Nhật Tân cổ có chiều cao 1m2 – 1m5, tết 2010 cho thuê có giá từ 12 – 15 triệu/gốc. Tuy nhiên, càng ngày càng hiếm những gốc đào cổ đó. Đất trồng đào của làng Nhật Tân ngày càng bị thu hẹp, những cây đào cổ đánh lên, trồng xuống cũng bị hao tổn, mai một đi…, nên khách chơi đào muốn tìm gốc đẹp, chỉ họa hoằn mới có.
|
Không ít đại gia đang “đánh tiếng” tìm thuê cây triệu đô có mặt tại vườn “kỳ hoa dị thảo” dịp Đại lễ để chơi tết Tân Mão. |
Đối với đào núi, đào mốc Sơn La, năm nay sẽ hiếm hơn bởi lý do: đào núi cũng là loài cây rừng, và bị ngành kiểm lâm nghiêm cấm khai thác, chặt phá vì mục đích kinh tế. Nhiều năm trước, hàng ngàn gốc đào núi Sơn La ùn ùn chảy về Hà Nội đa phần là đào nhà, được người dân chặt bán cho tư thương. Năm nay, số đào nhà đó cũng đã cạn kiệt.
“Người tính không bằng trời tính. Chẳng may, từ giờ đến Tết có một trận mưa, một đợt nắng nóng kéo dài hay một đợt rét đậm cũng ảnh hưởng tới chu kỳ ra hoa của đào, quất…”, chủ nhân Anh Thư cho hay.
Chị cũng khẳng định, vì sự khan hiếm của đào, quất Nhật Tân và những cây cảnh chơi Tết có thương hiệu, nên khách hàng của chị phần lớn những khách quen nhiều năm mới có cây cho thuê chơi Tết.
Nhiều trung tâm cho thuê cây cảnh cũng thừa nhận: Đối với những khách mới, nếu có nhu cầu thuê cây khủng, chắc chắn sẽ không được “ưu tiên số 1” như các khách thường niên.
Theo VietnamNet
******
Một nghìn sinh vật cảnh với nhiều kiểu dáng lạ mắt được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội đang thu hút khá đông khách tham quan. Trong số này, có loại giá lên đến hàng triệu USD.
Từ sáng sớm anh Nguyễn Văn Vinh ở Đội Cấn đã có mặt tại Bảo tàng Hà Nội vì mấy hôm nay anh nghe bạn bè kháo nhau về cây cảnh giá 120 tỷ đồng tương đương 6 triệu USD đang trưng bày tại đây.
Tác phẩm mà anh Vinh đang nói đến có tên "Mâm xôi gà", chủ nhân của nó là anh Phan Văn Thành ỏ Việt Trì (Phú Thọ). Theo chủ nhân của tác phẩm này, đây là một cây quý có tuổi đời hàng trăm năm, đã được chế tác một cách hoàn hảo mô tả đúng như hình thù con gà mâm xôi và hội tụ đủ bốn tiêu chuẩn của một cây cảnh đẹp: cổ, kỳ, mỹ, văn.
|
Siêu phẩm "Mâm xôi gà" giá 6 triệu đô. Ảnh: T.P |
Trong giới chơi cây, giá luôn là vấn đề tế nhị bởi đối với những người đam mê thì cây là vô giá. Cũng vì sự nổi tiếng của cây quý này, không ít người yêu mê cây cảnh trong Sài Gòn đã đáp máy bay ra Hà Nội để được tận mắt ngắm cây cảnh triệu đô và xin chủ nhân của nó được chụp ảnh lưu niệm.
"Mức giá 120 tỷ đồng là do anh em trong nghề phát giá chứ bản thân tôi chưa có quyết định chính thức.Với nhiều năm tâm huyết, tôi may mắn có được vườn cây giá trị, nhưng nếu bán cây 'Mâm xôi gà' thì sẽ mất luôn thương hiệu", anh Thành cho biết.
Xếp sau tuyệt phẩm "Mâm xôi gà" là bộ sản phẩm "Chiến thắng Bạch Đằng" của tác giả Phạm Đức Thịnh đến từ Hải Phòng. Đây là bộ tác phẩm gồm 5 chiếc thuyền với nhiều kích cỡ khác nhau làm bằng gỗ sao đen mô tả trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938. Giá tác phẩm lên đến 70 tỷ đồng (3,5 triệu USD).
|
Bộ sản phẩm "Chiến thắng Bạch Đằng" đến từ Hải Phòng. Ảnh: T.P |
Anh Thịnh cho biết, bộ tác phẩm này anh làm trong 10 năm, nguồn gỗ lấy từ các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng, Phú Yên. Quá trình vận chuyển từ Hải Phòng về Hà Nội phải sử dụng 20 chiếc xe tải cỡ lớn với giá 40 triệu đồng một xe.
Theo anh Thịnh, giá của tác phẩm này không phải là vấn đề lớn, cái nổi bật của nó nằm ở tính văn hóa lịch sử và tùy vào cách cảm nhận của từng người chơi cây cảnh. Với lại quá trình làm ra sản phẩm này đòi hỏi nhiều sông sức tìm mua nguyên liệu và chế tác theo tính chất lịch sử trận chiến Bạch Đằng.
Ảnh: Các tác phẩm tại triển lãm cây cảnh mừng Đại lễ |
Theo tìm hiểu của VnExpress.net, triển lãm cây cảnh chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long có sự tham gia của các Hội sinh vật cảnh đến từ hơn 50 tỉnh, thành phố, trong đó một số tỉnh có số lượng cây cảnh lớn như Nam Định, Bắc Giang, Quảng Ngãi, Thanh Hoá, Phú Thọ, Bình Định,…Giá bán thấp nhất là 50 triệu đồng. Các loại cây gỗ Trắc giá 80 triệu đồng, Linh Sam 600 triệu đồng, Song Thư 900 triệu đồng, Tú Linh Hội Tụ 20 tỷ đồng,
Anh Đặng Xuân Quang, hội viên sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi, chủ nhân tác phẩm cây phi lao cổ mang tên "Đôi Bờ" có giá 1,9 tỷ đồng cho biết, cây phi lao mà anh mang ra Hà Nội có tuổi đời trên 100 năm, trải qua ba thế hệ của gia đình.
Điểm nổi bật của loại cây này là sống trên đá, có rễ nối một cách tự nhiên giữa hai cây phi lao tạo dáng như một cây cầu nối hai bờ với nhau. Đây là tác phẩm đạt nhiều giải thưởng của khu vực miền Trung, lần đầu tiên được đưa ra Hà Nội để mừng Đại lễ. Mấy hôm nay có người trả 1,4 tỷ đồng, đặt cọc trước 300 triệu đồng nhưng anh Quang không đồng ý.
|
Tác phẩm "Đôi Bờ" trị giá 1,9 tỷ đông. Ảnh: T.P |
Theo anh Quang, mức giá đó thấp hơn giá ban đầu anh đưa ra, vì trong Quảng Ngãi đã có khách trả trả trên 1,5 tỷ đồng mà anh vẫn chưa quyết định bán.
Hay như tác phẩm cây si "Long Quân Thuỷ" tạo thế hình con rồng với giá 1,2 tỷ đồng do một nghệ nhân của tỉnh Nam Định dày công chăm sóc hơn 30 năm.
|
Cây si "Long Quân Thủy". Ảnh: T.P |
Anh Hùng ở Xuân Đỉnh (Hà Nội), một người yêu thích cây cảnh cho biết, lâu lắm rồi Hà Nội mới diễn ra ngày hội cây cảnh lớn như thế này, cây cảnh ở đây rất phong phú, nhiều loại được uốn nắn, tạo dáng đặc sắc, đòi hỏi công sức bỏ ra và bàn tay mềm mại mới tạo ra những tác phẩm “độc”. Thế nên giá tiền đến bạc tỷ cũng xứng đáng.
Ông Huỳnh Minh Dữ, Phó chủ tịch Hội sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi cho biết, chi phí vận chuyển chậu cây cảnh từ quảng đường hơn 800 cây số ra Hà Nội mất gần 15 triệu đồng một xe mà để chuyển hết 50 tác phẩm, phải thuê tám xe tải và một xe cẩu. UBND tỉnh chỉ hỗ trợ một ít còn lại toàn bộ tiền đi lại, ăn ở, các hội viên đều tự túc.
Trà Phương