Oct 31, 2024

Bài giới thiệu

Truyền thuyết Thiềm Thừ cóc ba chân
Webmaster * đăng lúc 11:51:54 AM, Mar 16, 2015 * Số lần xem: 4756
Hình ảnh
#1
#2
Thần tài lộc cóc 3 chân

Theo truyền thuyết của người Hoa, thì Thiềm Thừ vốn là yêu tinh, được tiên ông Lưu Hải thu phục, theo Tiên ông Lưu Hải để tu hành nên không làm hại nhân gian như trước, mà ngược lại dùng phép thuật của mình đi khắp nhân gian để nhả tiền giúp đỡ mọi người, để thể hiện sự phục thiện, sự cải tà quy chính với tiên ông Lưu Hải. Vì vậy Thiềm Thừ được người Hoa trân trọng như một trong những con vật linh thiêng trong phong thủy về tài lộc và yên lành.

Nó thường ngậm đồng tiền cổ trong miệng, tượng trưng cho việc cóc mang tài lộc vào nhà. Người Hoa từ xưa tới nay đều tin rằng nếu họ nhà có ở dưới giếng, ao, hồ sau nhà bạn, thì gia đình bạn có thể tránh khỏi những nguy hiểm rình rập. Như vậy cóc biểu tượng cho điềm lành. Đã vậy đây lại là cóc tài lộc nên giữ trân trọng ở hàng thứ 2 sau vật phong thủy số 1 là Tỳ Hưu.

Do đó Thiềm Thừ là biểu tượng của tài lộc và yên lành, là vật phẩm may mắn trong công việc làm ăn, sự bình an cho gia đạo. Nên mọi người thường hay dùng để biến xấu thành tốt trong phong thủy nhà cửa, hoặc để tặng bà con, bạn bè thân hữu khi có dịp hỷ sự.

Nhưng khác với người Hoa người Việt mình thương chưng bày Thiềm Thừ trên bàn thờ Thổ Địa, Thần Tài ngậm đồng tiền cổ quay ra ngoài để kiếm tài lộc, tối quay đầu vào trong để đem tài lộc vô nhà. Thực ra những con vật thiêng liêng trong phong thủy, nguồn gốc là của người Hoa, là phong tục tập quán lâu đời của mọi người dân xứ sở này. Vì vậy ta cần phải theo những trải nghiệm của họ trong việc sử dụng những con vật thiêng liêng vào phong thủy nhà cửa, sao cho có hiệu quả thiết thực nhất và tránh sự phản tác dụng.

Trong đó việc an vị Thiềm Thừ ở vị trí nào trong nhà sao cho có hiệu quả, thì chúng ta đã biết như trên, tốt nhất là tại 2 góc của chính phía trên trong phòng khách, và đầu của Thiềm Thừ đang ngậm đồng tiền cổ quay vô nhà, như thế Thiềm Thừ đang nhảy vô nhà để mang của cải tài lộc vô nhà chủ.

Tương tự như vậy chúng ta đặt Thiềm Thừ ở của hàng, ở công ty, nhưng phải nhớ là đầu của Thiềm Thừ phải quay vô phía trong cửa hàng hoặc công ty. Cũng có thể đặt Thiềm Thừ nằm ở dưới gầm bàn, bên trong tủ, nhưng đầu phải qua vô trong. Tất nhiên, không ai làm ngược cách trên, là đặt đối diện với cửa chính, chẳng hạn như đặt Thiềm Thừ tại trang Thổ Địa – Thần Tài, đầu quay ra ngoài cửa chính với miệng đang ngậm đồng tiền cổ. Đây là biểu tượng cho sự hao tài, như vậy Thiềm Thừ thay vì tài lộc vô nhà cho gia chủ, thì ngược lại mang tài lộc của gia chủ ra hết ngoài.

Nhưng Thiềm Thừ thế nào mới được linh khí?

Nếu làm bằng bột đá được nghiềm nát và trộn với keo đặc biệt và cho vào khuôn đúc, để sản xuất hàng loạt theo công nghệ thay vì thủ công tuy hình rất đẹp và giá thành rẻ hơn rất nhiều so với sản xuất thủ công.

Nhưng linh khí của loại tượng bột đá này rất ít vì đá thiên nhiên đã bị nghiền nát, đã phá vỡ linh khí đã tích tụ hàng triệu năm, chỉ còn lại một ít linh khí mà thôi.

Có những hình tượng Thiềm Thừ bằng đồng, Thuộc loại hành Kim, trong Hạ Nguyên Vận 8 thuộc Bát bạch( hành Thổ) này được “ tương sinh”. Vì Thổ sinh Kim. Nhưng linh khí không đầy đủ bằng đá thiên nhiên, vì đồng đã được nung chảy để đổ vào khuôn đúc.

Hơn nữa khi đến Hạ Nguyên Vận 9 thuộc Cửu Tử(hành hỏa): Từ năm 2024 đến năm 2043(chu kỳ 20 năm). Mà hỏa thì khắc Kim, nên vật liệu bằng đồng(hành Kim) đến đầu Hạ Nguyên Vận 9, tức năm 2024 thì hình tượng bằng đồng(hành kim) người ta sẽ không sử dụng nữa. Thay vào đó người ta sẽ sử dụng hình tượng bằng đá thiên nhiên để có thời gian lâu dài, và ở Hạ nguyên Vận 9 thuộc Cửa Tử( hành Hỏa) thì được “tương sinh” , vì Hỏa sinh Thổ. Và hơn nữa đá thiên nhiên thuộc hành Thổ, còn giữ trọn vẹn linh khí của Trời Đất qua hàng triệu năm, và được sử dụng vào cả Hạ nguyên Vận 8 và Vận 9(2004 đến năm 2043) được “ Tương vượng và tương sinh” rất phù hợp, vì vậy việc sử dụng vật phẩm phong thủy đá thiên nhiên là cách lựa chọn tốt nhất

Thiềm Thừ – Cóc Tài lộc

Chỉ đứng sau Tỳ hưu, Thiềm Thừ hay Cóc ba chân (Cóc tài lộc) được xem là linh vật phong thủy chiêu tài, tịch tà và hộ gia.
Cóc vàng mời gọi tiền tài

Thiềm Thừ ngậm tiền thường có thể nhìn thấy gần máy tính tiền, két sắt, nơi tiếp khách, bàn làm việc và văn phòng tại các nước phương Đông.

Riêng nếu có dịp du lịch sang Trung Quốc, bạn sẽ thấy trong gia đình Trung Quốc, nhà ai cũng chưng Tỳ Hưu để chiêu tài khí bốn phương, tạo may mắn cho gia chủ về tài lộc, công danh và sức khỏe. Tuy nhiên, khi được chủ nhà mời nước tại phòng khách, nếu để ý một chút ở phía cửa ra vào bạn sẽ thấy hai chú cóc ngậm đồng tiền cổ đang quay đầu vào nhà.

Nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy trên đầu cóc có hình tròn, bên trong là hình tựa như hai con cá quay đầu lại với nhau (gần giống vòng tròn Bát Quái).

Trên lưng cóc có những nốt sần đặc biệt gọi là chòm sao Đại Hùng. Cóc ngồi trên giá tài lộc, mang một đồng xu trên miệng và hai bên sườn đeo hai xâu tiền cổ.

Người Trung Quốc gọi đây là Cóc tài lộc hay Cóc ba chân, tên là Thiềm Thừ. Đây là vật phẩm phong thủy đứng thứ 2, sau Tỳ Hưu, được cho là mang lại điềm lành và tài lộc. Lúc quay đầu cóc vàng ra nói: “đi ra ngoài kiếm tiền đi”, còn khi quay đầu vào, nói: “đem tiền về nhà nhé”!

Truyền thuyết cóc ba chân

Theo truyền thuyết cóc ba chân hay cóc vàng, có thể nhả ra vàng, là vật vượng tài.

Tương truyền ngày xưa có một tu sĩ tên là Lưu Hải đã dùng kế để thu phục cóc vàng yêu quái và thành tiên. Lưu Hải vốn là đệ tử của Lã Động Tân, thích chu du tứ hải, hàng yêu phục ma, bố thí tạo phúc nhân thế.

Lúc Lưu Hải hàng phục được con yêu tinh cóc, nó đã bị thương và cụt mất một chân, cho nên sau này cóc vàng chỉ có ba chân. Từ đó, cóc vàng thuần phục dưới trướng của Lưu Hải, chuyên nhả ra tiền vàng để giúp cho dân nghèo và được gọi là CHIÊU TÀI THIỀM (cóc vàng mời gọi tiền tài ).

Tạo hình của cóc vàng rất nhiều, thường là ngồi trên thỏi vàng, trên lưng của cóc vàng đeo xâu tiền vàng, thân thể béo tròn, toàn thân toát lên vẻ phú quý sung túc.

Điều này có ngụ ý: “Thổ bảo phát tài, tài nguyên quảng tiến” (nhả ra của quý làm cho chủ nhân phát tài, có cóc vàng trong nhà tiền bạc cứ lũ lượt theo vào), cho nên trong nhân gian có câu: ” đắc kim thiềm giả tất phú quý” (người có được cóc vàng chắc chắn sẽ giàu to).

Người xưa cũng lưu truyền câu “thiềm cung triết quế” dùng để ví von với người thi đỗ tiến sĩ, theo truyền thuyết trong Nguyệt Cung có con Cóc ba chân vì thế mà người ta gọi Nguyệt Cung là Thiềm Cung (nghĩa hán việt: thiềm là cóc ).

Thiềm Thừ xuất hiện vào đêm trăng tròn ở gần nhà ai, thì đó là sự báo tin gia chủ nhà ấy sẽ nhận được sự giàu có, phú quý. Vì vậy, Thiềm Thừ được người đời tôn xưng là con vật quý, biểu tượng cho vượng tài.

Trình tự “khai quang điểm nhãn” cho Thiềm Thừ: 1. Chon một ngày đẹp, tắm rửa sạch cho Thiềm Thừ. 2. Lấy nửa thùng nước giếng, lấy tiếp nửa thùng nước mưa. 3. Đổ vào đồ chứa đã chuẩn bị từ trước, đồ chứa đó phải sạch sẽ. 4. Đặt Thiềm Thừ vào nước ngâm 3 ngày 3 đêm. 5. Sau khi lấy ra dùng khăn bông sạch lau khô Thiềm Thừ. 6. Lấy một chút nước chè vẩy vào mắt Thiềm Thừ – đây còn gọi là “khai quang điểm nhãn”. 7. Khai quang hoàn tất.

Thiềm Thừ khi “thỉnh” về cũng cần làm thủ tục “khai quang điểm nhãn” tương tự như Tỳ Hưu, tuy nhiên vẫn có chút khác biệt.

Thiềm Thừ thông nhân tính, vì thế khi khai quang tốt nhất chỉ nên có mình gia chủ. Thiềm Thừ sau khi được khai quang, nhìn thấy ai đầu tiên sẽ mãi mãi “phù hộ” cho người đó. Vì thế, có người dùng rất tốt nhưng đem tặng cho người khác thì lại không linh là vì lí do này.

Có ý kiến cho rằng nên chưng Thiềm Thừ trong phòng khách, buổi sáng nên quay đầu Thiềm Thừ ra phía cửa, buổi tối thì quay ngược đầu cóc vào nhà. Điều này hàm ý “đớp” tiền ở ngoài rồi “nhả” vào nhà mình.
 
Cách khai quang điểm nhãn cho Thiềm Thừ

1, Chon một ngày đẹp, tắm rửa sạch cho Thiềm Thừ.

2, Lấy nửa thùng nước giếng, lấy tiếp nửa thùng nước mưa.

3, Đổ vào đồ chứa đã chuẩn bị từ trước, đồ chứa đó phải sạch sẽ.

4, Đặt Thiềm Thừ vào nước ngâm 3 ngày 3 đêm.

5, Sau khi lấy ra dùng khăn bông sạch lau khô Thiềm Thừ.

6, Lấy một chút nước CHÈ vẩy vào mắt Thiềm Thừ – đây còn gọi là khai quang điểm nhãn.

7, Thiềm Thừ thông nhân tính, vì thế khi khai quang tốt nhất chỉ có mình ở đó, Thiềm Thừsau khi khai quang người đầu tiên nó nhìn thấy là bạn sẽ mãi mãi “phù hộ“ bạn. ( vì thế có lúc người khác dùng rất tốt nhưng tặng bạn lại không linh là vì lí do này!).

&&&&

Theo truyền thuyết dân gian, tài thần có văn tài thần và võ tài thần. Nhưng liên quan tới con cóc (thiềm thừ), thì phải nhắc đến truyền thuyết "Lưu Hải câu cóc". Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, tác giả cuốn Thần tài, tín ngưỡng và tranh tượng (NXB Văn hóa, 1997), trong các vị thần tài mà dân gian đang thờ, có một vị tiên được tôn tài thần là Lưu Hải. Vị tiên này thường được thể hiện là một chàng trai trẻ, tay cầm một sợi dây ngũ sắc buộc một con cóc ba chân – gọi là thiềm, hay mang trên vai những sợi dây buộc quả trứng với các đồng tiền vàng. Theo truyền thuyết, ông ta là tể tướng dưới triều vua Thái Tổ đời Lương (907-926). Sau đó, ông ta từ quan về ở ẩn. Lưu Hải đã gặp Lữ Đồng Tân – một trong bát tiên và học được bí pháp luyện quặng vàng thành linh đan trường sinh bất tử. Ông sống đời ẩn sĩ và đã tu thành tiên.

Một truyền thuyết khác lại cho rằng Lưu Hải là con trai một lái buôn người Phúc Kiến. Ông ta đã câu được một con cóc ba chân ở một cái giếng. Lưu Hải về sau đã trở thành tiên.

Ảnh tượng thường thể hiện Lưu Hải câu cóc và Lưu Hải luôn mang sợi dây kết những đồng tiền vàng nên được thế nhân cho là tài thần. Những người làm nghề thương buôn thường thờ Lưu Hải, dán tranh vẽ Lưu Hải trên hai cánh cửa tiệm buôn để cầu tài. Trong những năm gần đây, có một loại tượng cóc ba chân (và cóc ngậm đồng tiền vàng) đã được tạo tác độc lập không gắn với truyền thuyết Lưu Hải, bán rộng rãi trên thị trường và con vật này coi như có uy linh thần kỳ phò trợ cho sự làm ăn buôn bán phát tài, sự giàu có! Có thể nói đó là loại cóc "vàng" 3 chân... hiện đại!

******************

Cóc ba chân (Thiềm thừ) là gì???

Thiềm Thừ là Cóc thần 3 chân, được coi là thần tài, đem lại tiền bạc cho gia chủ.

Nếu có dịp du lịch sang Trung Quốc, bạn sẽ thấy trong gia đình Trung Quốc, nhà ai cũng chưng Tỳ Hưu để chiêu tài khí bốn phương, tạo may mắn cho gia chủ về tài lộc, công danh và sức khỏe.

Tuy nhiên, khi được chủ nhà mời nước tại phòng khách, nếu để ý một chút ở phía cửa ra vào bạn sẽ thấy hai chú cóc ngậm đồng tiền cổ đang quay đầu vào nhà. Nhi nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy trên đầu cóc có hình “Lưỡng nghi”, tức là hình tròn, bên trong là hình tựa như hai con cá quay đầu lại với nhau (gần giống vòng tròn Bát Quái). Trên lưng cóc có những nốt sần đặc biệt gọi là chòm sao Đại Hùng. Cóc ngồi trên giá tài lộc, mang một đồng xu trên miệng và hai bên sườn đeo hai xâu tiền cổ. Người Trung Quốc gọi đây là Cóc tài lộc hay Cóc ba chân, tên là Thiềm Thừ. Đây là vật phẩm phong thủy đứng thứ 2, sau Tỳ Hưu, được cho là mang lại điềm lành và tài lộc.


Tương truyền rằng, Thiềm Thừ vốn là yêu tinh xấu, được Lưu Hải Tiên Ông thu phục, cải tà quy chính, tỏa đi muôn ngả giúp đỡ người nghèo khổ bằng cách nhả tiền cho họ. Thiềm Thừ xuất hiện vào đêm trăng tròn ở gần nhà ai, thì đó là sự báo tin gia chủ nhà ấy sẽ nhận được sự giàu có, phú quý. Vì vậy, Thiềm Thừ được người đời tôn xưng là con vật quý, biểu tượng cho vượng tài.

Thiềm Thừ thông nhân tính, vì thế khi khai quang tốt nhất chỉ nên có mình gia chủ. Thiềm Thừ sau khi được khai quang, nhìn thấy ai đầu tiên sẽ mãi mãi "phù hộ" cho người đó. Vì thế, có người dùng rất tốt nhưng đem tặng cho người khác thì lại không linh là vì lí do này.




Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.