16
Tụng Kinh
Một nông dân mời một tu sĩ trường Tendai tụng kinh cho vợ ông đã chết . Sau khi tụng kinh xong , nông dân hỏi :
_ “ Thầy có nghĩ rằng vợ tôi xứng đáng như thế này không ?”.
Tu sĩ trả lời :
_ “ Không những vợ ông mà tất cả những chúng sanh hữu tình cũng được lợi ích trong cuộc tụng kinh này “.
Nông dân hỏi :
_ “ Nếu thầy bảo tất cả chúng sanh hữu tình đều được lợi ích , vợ tôi có lẽ rất yếu đuối , như vậy những kẽ khác sẽ tranh hết lợi của nàng , dành hết những công đức của nàng . Vậy hãy làm ơn tụng kinh riêng cho nàng thôi “.
Tu sĩ giảng giải rằng đó là ước vọng của một Phật tử dâng tặng những phước báu và muốn ban ân cho mọi sinh vật .
Nông dân kết luận :
_ “Ðó là một lời dạy hay nhưng sinh hãy trừ một điều . Tôi có một láng giềng nói năng thô bạo với tôi . Hãy loại trừ hắn ra khỏi tất cả những chúng sinh hữu tình đó đi “.
17
Cuộc Ðối Thoại Mặc Cả Chổ Ở
Bất cứ nhà sư lang thang nào cũng có thể được ở lại trong một ngôi đền Thiền miễn là ông ta thắng cuộc tranh luận về giáo lý Phật giáo với những người đang ở nơi đó . Nếu bại , phải đi nơi khác .
Có hai sư huynh đệ cùng đang sổng ở một ngôi đền ở miền Bắc nước Nhật . Sư huynh là một người học rộng nhưng sư đệ là một người ngu đần và chột mắt .
Một nhà sư lang thang đến hỏi xin ở trọ và đặc biệt thách họ tranh luận về giáo lý thượng thừa của Phật giáo . Ngày hôm đó , người sư huynh mệt quá vì học nhiều , bảo người sư đệ thay mình . Người sư huynh cẩn thận dặn trước :
_ “ Hãy đến yêu cầu một cuộc đối thoại im lặng “.
Và nhà sư trẻ cùng ông sư lạ đến ngồi xuống trước bàn thờ Phật .
Sau đó chẳng bao lâu , nhà sư lang thang đứng dậy đấn nói với người sư huynh :
_ “ Sư đệ anh thật là một người bạn bạn kỳ diệu . Anh ta đã đánh bại tôi “. Người sư huynh bảo :
_ “ Hãy kể tôi nghe cuộc đối thoại “.
Nhà sư lang thang giảng giải :
_ “ Ðược . Ðầu tiên , tôi giơ một ngón tay , tượng trưng cho Ðức Phật , một người đã giác ngộ . Và anh ấy giơ lên hai ngón tay có nghĩa là Ðức Phật và giáo lý của ngài . Tôi giơ lên ba ngón tay , tiêu biểu Ðức Phật , giáo lý của Ngài và những người theo Ngài , sống một cuộc đời hòa hảo . Rồi anh ấy đưa nắm tay siết chặt đập vào mặt tôi , chứng tỏ rằng cả ba xuất phát từ một sự chứng ngộ . Thế là anh ấy đã thắng và tôi không có quyền ở lại đây .” Rồi nhà sư lang thang bỏ đi .
_ “Ông bạn ở đó đâu rồi ? “, người sư đệ vừa chạy đến vừa hỏi .
Người sư huynh nói :
_ “ Tôi biết sư đệ thắng cuộc tranh luận “.
Người sư đệ nói :
_ “ Không có thắng . Tôi sẽ đánh hắn “.
Người sư huynh bảo :
_ “ Hãy nói tôi nghe đề tài tranh luận “ .
Người sư đệ trả lời :
_ “ Tại sao , lúc hắn đưa lên một ngón tay , lăng nhục em bằng cách ám chỉ rằng em chỉ có một mắt . Vì hắn là người lạ , em nghĩ phải lịch sự một chút , vì thế em giơ lên hai ngón tay , khen ngợi hắn có đủ hai mắt . Rồi hắn vô lễ giơ lên ba ngón tay , bảo rằng giữa hắn và em chỉ có ba mắt . Vì thế , em nổi khùng lên và bắt đầu đấm hắn , nhưng hắn bỏ chạy và cuộc tranh luận chấm dứt “.
18
Hãy Mở Kho Tàng Của Riêng Anh
Daigu viếng đại sư Baso ở Trung Hoa , Baso hỏi :
_ “ Anh tìm gì ?” .
Daigu đáp :
_ “ Giác ngộ “
Baso hỏi :
_ “ Anh có một kho tàng của riêng anh . Tại sao anh đi tìm bên ngoài ? “ .
Daigu lại hỏi :
_ “ Kho tàng của tôi ở đâu ? “
Baso đáp :
_ “ Cái gì anh nói là kho tàng của anh “ .
Daigu giác ngộ ! Từ đó về sau Daigu luôn luôn thúc giục bạn bè :
_ “ Hãy mở kho tàng của riêng anh mà dùng “ .
19
Danh Thiếp
Keichu , một Thiền sinh thời Minh Trị , là sư trưởng đền Tofuku , một tu viên ở Kyoto . Một hôm , thống đốc Kyoto viếng Keichu lần đầu tiên .
Một đệ tử đưa lên Keichu một danh thiếp của nhà cầm quyền , thiếp ghi :
“ Kitagachi , Thống đốc Kyoto “ .
Keichu bảo với người đệ tử :
_ “ Ta không có việc gì với một con người như thế . Hãy bảo hắn ra khỏi nơi này “.
Người đệ tử hoànlại tấm thiếp với lời xin lỗi . Viên thống đốc nói :
_ “Ðây là lỗi của tôi “ và với cây bút chì trong tay , ông xóa mấy chữ “ Thống đốc Kyoto “ Rồi bảo người đệ tử _ “ Hãy hỏi lại thầy anh “.
Lần này thấy tấm danh thiếp , Keichu kêu lên :
_ “Ồ , Kitagaki đấy à ? Ta muốn gặp người đó
20
Một Phân Thời Gian Ngàn Phân Ngọc
Một lãnh chúa yêu cầu Takuan , một Thiền sư vẽ cho ông làm cách nào để giết thời giờ .
Ông cảm thấy cuộc đời mình kéo dài lê thê trong việc theo dõi những công việc đều đều chán nản ở văn phòng và phải chết một chổ ở đó để nhận sự tôn kính của những người khác .
Takuan viết cho vị lãnh chúa tám chữ ( chữ Nho ) :
“ Ngày này không đến hai lần
Một phân thời khắc ngàn phân ngọc ngà
Ngày này không đến nữa đâu
Một giây thời khắc ngọc châu một nhà “.
21
Bàn Tay Của MoKuSen
Mokusen Hiki đang sống trong một ngôi đền ở tỉnh Tamba . Một trong những đệ tử của Mokusen phàn nàn về tính hà tiện của vợ anh ta .
Mokusen viếng vợ của người đệ tử và đưa ra trước mặt nàng cú nắm tay nắm chặt của ông .
Người đàn bà ngạc nhiên hỏi :
_ “ Ngài muốn nói gì thế ?” .
Mokusen hỏi :
_ “ Giả sử cú tay ta luôn luôn thế này . Ngươi sẽ gọi nó là cái gì ? “
Người đàn bà đáp :
_ “ Dị dạng “ .
Rồi Mokusen xòe thẳng bàn tay ra úp sát vào mặt nàng , hỏi :
_ “ Giả như nó luôn luôn thế này . Là gì ? “.
Người đàn bà đáp :
_ “ Một thứ dị dạng khác “ .
Mokusen kết thúc :
_ “ Nếu ngươi hiểu nhiều , ngươi là một người vợ hiền “.
Rồi Mokusen bỏ đi .
Sau cuộc viếng của Mokusen , người vợ giúp chồng nàng trong việc chi tiêu cũng như việc để dành .
22
Nụ Cười Trong Ðời MoKuGen
Mokugen không bao giờ biết cười cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời ông ở trên dương thế . Khi giờ ra đi ông đến , Mokugen nói với các đệ tử :
_ Các anh đã theo ta học tập hơn mười năm rồi . Bây giờ hãy bày tỏ cho ta biết sự tri giải chân thật của các anh về Thiền . Bất cứ anh nào diễn tả điều này rõ ràng nhất sẽ là người đắc đạo của ta và được phó chúc y bát này .
Các đệ tử nhìn khuôn mặt khắc khổ của Mokugen nhưng không ai dám lên tiếng .
Encho , một đệ tử theo học đã lâu , đến bên giường Mokugen , đẩy chén thuốc tới trước một chút . Ðây là câu trả lời của Encho .
Khuông mặt của Mokugen trở nên nghiêm trọng hơn , hỏi :
_ Ðó là tất cả sự hiểu biết của anh ?
Encho bước tới đem chén thuốc trở lại .
Một nụ cười tươi đẹp làm tan vỡ những nét nghiêm nghị trên khuôn mặt của Mokugen .
Ông nói với Encho :
_ Mày , thằng lõi . Mày đã học với ta hơn mười năm mà chưa thấy toàn thân ta . Hãy lấy y bát của ta đi . Chúng thuộc về mày đó .
23
Mưa Hoa
Subhuti là một đệ tử của Phật . Ông có khả năng hiểu sâu xa tiềm thể của tánh không , lập trường này cho rằng không có gì hiện hữu trừ sự tương quan giữa chủ thể và khách thể .
Một hôm Subhuti đang ngồi dưới một gốc cây hoa , trong một tâm cảnh không cao độ . Hoa bắt đầu rơi quanh ông .
Rồi có tiếng thì thầm của các thần ở bên tai :
_ “ Chúng tôi đang ca ngợi ngài về bài thuyết pháp tánh không của ngài “.
Subhuti đáp :
_ “ Nhưng tôi không nói về tánh không “.
Tiếng thì thầm của các thần lại vang lên :
_ “ Ngài không nói tính không , chúng tôi cũng không nghe tính không . Ðây là tính không chân thật “.
Và hoa tiếp tục rơi xuống Subhuti như mưa .
24
Tác Phẩm Của GiSho
Gisho được chấp nhận làm ni cô lúc mười tuổi . Gisho nhận sự giáo huấn như những chú tiểu khác . Khi được mười sáu tuổi , Gisho viếng từ Thiền sư này đến Thiền sư khác để học với họ .
Gisho lưu lại với Inzan ba năm , với Gukei sáu năm nhưng vẫn không đạt được giác ngộ .
Inzan chẳng phân biệt Gisho là người khác phái chi cả . Ông mắng nhiếc Gisho như mưa bão . Inzan đã tát Gisho để đánh thức bổn tánh của Gisho . Gisho ở lại với Inzan mười ba năm , và Gisho đã tìm được cái mình muốn tìm !
Ðể tôn vinh Gisho , Inzan viết một bài thơ :
Ni cô này đã theo học sự hướng dẫn của ta mười ba năm .
Buổi sáng cô ta xam xét một công án sâu xa nhất ,
Buổi chiều cô ta dấn thân vào một công án khác .
Tetsuma , ni cô Trung Hoa , đã vượt qua tất cả trước Gisho ,
Và kể từ Mujaka , không ai có chân tài như Gisho này .
Hẳn còn nhiều cửa nữa để Gisho vượt qua .
Gisho sẽ còn nhận nhiều cú đấm của bàn tay sắt ta .
Sau khi giác ngộ , Gisho đến tỉnh Banshi , bắt đầu sống trong một ngôi đền riêng và dạy hai trăm ni cô khác cho đến khi Gisho qua đời vào tháng tám một năm nọ .
25
Ngủ Ngày
Ðại sư Soyen Shaku qua đời lúc sáu mươi mốt tuổi . Soyen Shaku đã làm trọn việc đời mình . Soyen đã để lại một giáo lý vĩ đại , phong phú hơn rất nhiều giáo lý của hầu hết các Thiền sư khác . Các đệ tử Soyen hay ngủ ngày giữa mùa hè , trong khi Soyen bỏ qua điều này và chính mình không lãng phí một phút nào .
Vừa được mười hai tuổi , Soyen , đã học tư tưởng triết lý của trường phái Tendai . Vào một ngày mùa hạ khí trời rất oi bức , chú bé Soyen vãi chân ra ngủ trong khi thầy chú đi vắng .
Ba tiếng đồng hồ êm ả trôi qua , bổng dưng chú Soyen thức giấc , nghe tiếng chân thầy bước gần , nhưng quá trể rồi . Chú nằm ì ra đó , chắn ngang lối vào cửa .
“ Xin lỗi con , xin lỗi con “ , thầy chú thì thầm , và nhè nhẹ bước qua người chú như là một người khách đặc biệt . Sau vụ này , Soyen không bao giờ ngủ ngày nữa .