Biên khảo
Vài nhận xét về tập truyện và thơ ÐỨNG NGẮM PHÙ VÂN
của Võ Doãn Nhẫn. .
Bài Viết Nguyễn Trường An
.
Toàn bộ tác phẩm ÐỨNG NGẮM PHÙ VÂN gồm có 12 truyện ngắn, 2 bài nhận định có tính cách triết học và 11 bài thơ...
Về nội dung, vì không đủ thì giờ để điểm hết 12 truyện ngắn nên chúng tôi chỉ nói đế một số đặc điểm trong bút pháp của tác giả.
Ông có một nghệ thuật kể truyện rật tự nhiên, hấp dẫn. Một cách rất nhẹ nhàng ông đưa người đọc đi từ sự việc này sang sự việc khác rồi chen vào với những ý kiến của riêng ông.
Và trong khi ông trình bầy những sự việc một cách khách quan hay diễn dịch những suy nghĩ theo chủ quan của mình, thỉnh thoảng ông lại điểm vào những câu chuyện, những ý nghĩ hài hước rất sắc, rất độc. Thí dụ trong truyện ngắn Buổi Sáng Nghe Kinh,
Rất nghiêm túc và cũng rất hài hước. (trang 14.. Bóp hay không bóp vẫn thế..)- Ăn chay, cầu nguyện .. .. trang 19
Trong Thư gửi cho con tác giả luận về chữ Hèn, ông có nhiều ý tuởng rất độc đáo: Trang 52: Ba nghĩ có lẽ thời Socrate luật pháp Athènes cấm ly dị nên Hy Lạp có lắm triết gia -
Ðôi chỗ nói đến tình dục một cách bình thản. Dẫn chứng(trang 12-13-14) .. .. .. .. .. ..
Trong hai bài tiểu luận bàn về những vấn đề có tính cách triết học, dĩ nhiên ông dùng nhiều thuật ngữ triết học, những thuật ngữ có thể xa lạ với một thành phần độc giả nào đó, nhưng cũng có thể quen thuộc với một thành phần độc giả khác. Và chính trong những bài tiểu luận đó, kiến thức và sở học của tác giả đã được phơi bầy. Dẫn chứng: trang 137: Trong bài Ði Tìm Tinh Thần ông đề cập tới các phạm trù Ý thức, Ký ức, Cảm xúc với các triết gia Platon, Aristote, Descartes, Auguste Comte .
Cũng như, trong bài Nỗi buồn của Thế kỷ 20 , hay là Sự tiến hóa của chứng trầm cảm, tác giả phân tích một bài viết của Robert Wright trong đó cho rằng thế giới ngày nay do những điều kiện kỹ thuật, có thế là một nơi không thuận lợi, không thích hợp để sinh tồn. Ðó là môt thế giới bắt chúng ta phải hành xử theo những cách thế ỏtách biệt với khuôn mẫu tự nhiên của thái độ con người... .. .. .. Có một khía cạnh hiền hòa trong nhân tính càng ngày càng có vẻ trở thành nạn nhân của chứng trầm cảm-
Cuối cùng tác giả Võ Doãn Nhẫn đưa ra các suy nghĩ của ông, những suy nghĩ của một người đã đọc nhiều và đã dậy Triết học.
11- Truyện Dàu dàu Ngọn Cỏ có thể coi như là một bản diễn ra quốc ngữ đoạn thơ Kiều Ði Hội Ðạp Thanh trong ÐTTT của Nguyễn Du, nhưng trong đó tác giả cũng diễn đạt một số những suy nghĩ của riêng mình.
Trong truyện ngắn Người Học Trò Cũ, tác giả kể lại câu chuyện về nhiều người học trò cũ, đặc biệt 1 người mà ông cho tên là Hoàng Anh Tú và khi đọc chúng thấy .. .. quen quen. Mời quý vị đi theo tác giả: Trang 32.. .. ..
Trong truyện Ngày Tháng Cũ tác giả đã đan kết một cách rất khéo léo cuộc đời của những người trong gia đình ông trong đó có cha mẹ, anh chị ông với những biến động lịch sử diễn ra trên đất nước trong giai đoạn từ 1945 đến sau 1975.
Trong nhiều truyện, có những đoạn tác giả lên án CS một cách quyết liệt, như: trang 207.
Thất vọng vì bị CS lừa dối (t. 207)
Ðặc biệt, trong truyện Một Phiên Tòa, tác giả đã.. .. hư cấu 1 nhân vật đặc biệt tên là Till Eugen mà hành tung, hành động phảng phất 1 nhân vật nổi tiếng trong lịch sử VN. Y bị đưa ra 1 phiên tòa để trả lời về tội cưỡng dâm 1 cô gái. Trang 174, 175, 176, 177.
Về hình thức, cách hành văn trong tác phẩm rất chuẩn xác, tác giả sử dụng thị giác, thính giác rất tinh tế: Buổi sáng nghe kinh, trang 3, dòng 5-18.
Ðôi khi dùng chữ của CS , thí dụ ỏbồi dưỡngõ (trang 9) với dụng ý mỉa mai, châm biếm kín đáo.
KẾT LUẬN:
Ðã đọc khá nhiều sách, từng là một giáo sư văn chương và triết học, nên kỹ thuật viết của tác giả Võ Doãn Nhẫn là một kỹ thuật tiêu chuẩn đã được nắm rất vững và đưa lên mức độ nghệ thuật. Một nghệ thuật không cần gò ép, không cần làm dáng, một nghệ thuật rất tự nhiên. Sự tự nhiên đôi khi cũng là một nghệ thuật, nó thể hiện mức độ thượng thừa của một cao thủ .
Trong bút pháp, Võ Doãn Nhẫn đã dẫn dắt người đọc đi theo con đường tư duy chính rất quanh co,rồi đi vào nhiều ngõ rẽ hai bên, rồi lại trở ra đường chính. Tôi muốn nói, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi theo một con đường tư duy rất phong phú phức tạp, nhưng vẫn nhất quán, cho đến kết cuộc hay kết luận cuối cùng. Nguồn tư duy của tác giả bắt nguồn từ các kiến thức về triết học, văn học, lịch sử,âm nhạc, về kinh nghiệm sống cá nhân qua rất nhiều biến động lịch sử của đất nước. Nguồn tư duy đó cho thấy rõ thái độ rất nghiêm khắc, không tương nhượng, không chấp nhận thể chế chính trị đang cai trị đất nước hiện tại; đồng thời nguồn tư duy đó cũng thể hiện một nội tâm mẫn cảm, sâu sắc, phong phú, phức tạp, cộng với tính cách hài hước một cách bình thản ; tất cả tổng hợp lại để thể hiển nét đặc thù của riêng mình tác giả, một nét đặc thù rất... Võ Doãn Nhẫn.
Thưa quý vị,
Tôi vừa điểm qua một cách sơ lược nội dung một số truyện ngắn và bài viết bằng văn xuôi của tác giả Võ Doãn Nhẫn trong tuyển tập Ðứng Ngắm Phù Vân. Thật sự trong tác phẩm đó còn có đến 11 bài thơ, trong đó có một số bài Ðường luật xướng họa của tác giả với một số thi hữu. Phân tích Thơ là một điều rất khó. Tôi không dám mang cái chủ quan của một người không biết làm thơ để mổ xẻ những vần thơ của tác giả. Thành ra tôi xin phép tác giả và quý vị, cho tôi ngâm một vài bài thơ trong đó với cái giọng khàn khàn ở lứa tuổi 60 của tôi. Tôi chọn những bài thơ ông sáng tác, chứ không phải loại thơ xướng họa nói trên.
Bài thứ nhất: Những Ngày Còn Lại , trang 25.
Bài thứ hai: Thơ? Trang 77.
Xin cảm ơn và kính chào quý vị.
Nguyễn Trường An
Ý kiến bạn đọc
Vui lòng
login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin
ghi danh.