Nov 23, 2024

Ký sự

Hinh Anh Tet Mau Than
Không biết tên tác giả * đăng lúc 08:39:11 AM, Jan 06, 2024 * Số lần xem: 11591
Hình ảnh
#1

 
 

Thiện Giao, phóng viên đài RFA

Cách đây đúng 40 năm, trong chiến dịch Đông Xuân 1967 – 1968, Quân Đội Bắc Việt, dưới danh nghĩa là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đã đồng loạt tấn công vào 41 tỉnh, thành phố, thị trấn và hàng trăm thị xã miền Nam Việt Nam. Thời điểm cuộc tấn công diễn ra đúng vào giao thừa trong bối cảnh hai phía Bắc – Nam và cả quân đội đồng minh đã thoả thuận hưu chiến 36 giờ đồng hồ để người dân được yên hưởng một Tết truyền thống trong hoà bình.

 
 


RFA graphic.

Vi phạm thoả ước, Việt Cộng đã tấn công đúng vào giao thừa để dành phần bất ngờ. Chiến trường Huế, một địa điểm chính yếu trong toàn cuộc chiến, đã diễn ra ác liệt và kéo dài đến 25 ngày đêm. Khi quân đội Bắc Việt bị đánh bật ra khỏi thành phố, người dân Huế nhận ra rằng, nhiều ngàn người dân thường đã bị thảm sát, để rồi từ đó về sau, mỗi năm, Tết nguyên đán trở thành ngày giỗ người thân của hàng ngàn gia đình ở cố đô Huế.

Tưởng niệm 40 năm biến cố Mậu Thân, đài Á Châu Tự Do xin kể lại cuộc thảm sát thông qua ký ức của chính những người trong cuộc, qua đối thoại trực tiếp hay tài liệu lưu trữ. Loạt bài gồm 5 phần, do biên tập viên Thiện Giao thực hiện.

Khuya mùng Một, rạng sáng mùng Hai Tết Mậu Thân, tức là ngày 31 tháng Giêng năm 1968, Huế bắt đầu những ngày vui, nhưng bất ngờ chuyển thành ngưỡng cửa vào địa ngục, khi tiếng súng bỗng hoà vào, rồi thay hẳn tiếng pháo…

Huế bị tấn công trong Chiến Dịch Đông Xuân 1967 – 1968 của quân đội miền Bắc chỉ một ngày sau các tỉnh, thành phố, thị trấn khác của miền Nam.

Bị tấn công sau, nhưng Huế đã trở thành chiến trường tàn khốc nhất, dai dẳng nhất.

Nếu chấp nhận một định nghĩa, rằng những tiếng đạn pháo đầu tiên qui định giờ khắc bắt đầu cuộc chiến, thì Huế bắt đầu trở thành chiến trường vào đúng 2 giờ 33 phút rạng sáng ngày 31 tháng Giêng.

Ông Nguyễn Phúc Liên Thành, Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên, kế lại:

“Cuộc tấn công Huế chính thức vào đêm mồng Một, ngày 31 tháng Một, 1968, rạng sáng Mồng hai Tết, lúc 2 giờ 33 phút. Những quả đạn Việt Cộng đầu tiên bắn vào phi trường Tây Lộc, bộ Tư Lệnh và một số địa điểm Quận 3, thị xã Huế.”

Huế đã nằm trong tay địch 25 ngày đêm liên tiếp. Khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà cùng đồng minh Hoa Kỳ vãn hồi an bình cho Huế, với cao điểm là các trận tái chiếm Đại Nội, hạ cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, dựng lại cờ Việt Nam Cộng Hoà tại Kỳ Đài ở Phu Văn Lâu ngày 22 tháng Hai, Huế đã trải qua hơn 3 tuần kinh hoàng.

25 ngày thảm sát kinh hoàng


Những kinh hoàng không dừng lại với hình ảnh của chiến tranh và âm thanh của đạn pháo.

Huế, bắt đầu một cơn ác mộng khác nữa, khi người dân Huế bàng hoàng nhận ra, rằng nhiều ngàn người dân đất thần kinh đã bị thảm sát, bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có cả việc cột người ta lại thành từng xâu, rồi đẩy xuống hố chôn sống. Đây là lời kể của những người chứng kiến tận mắt cảnh khai quật tử thi nạn nhân.

Theo nhà báo Vũ Ánh, đương kim Chủ Bút Nhật Báo Người Việt, Cựu Phóng Viên Mặt Trận Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà, thì: “Ngay tại Phú Thứ, bác sĩ Lê Khắc Quyến nói với tôi là: “Đây là cách giết người của người ở thời Trung Cổ.

Ông Võ Văn Bằng, Trưởng Ban Truy Tìm và Cải Táng Nạn Nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân, hồi tưởng: “Các hố cách khoảng nhau. Một hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người thì đứng, nào là nằm, nào là ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra. Trên thi hài còn thấy những dây lạt trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ, họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng.”

Mức độ kinh hoàng dâng lên, từ từ, từng ngày, từng tuần, từng tháng. Rồi, đến ngày 19 tháng Chín năm 1969, tức là 20 tháng sau trận Mậu Thân, Huế vỡ oà với những phát hiện về vụ thảm sát tại Khe Đá Mài thuộc quận Nam Hoà. Người ta tìm ra khoảng 400 bộ hài cốt. Những hài cốt chỉ còn xương và sọ. Thịt da đã rữa và trôi đi theo dòng nước.

Huế 1968, là Huế của “chiều đi lên Bãi Dâu, hát trên những xác người.”






Huế 1968, là Huế của “đàn con nay lớn khôn, mang gươm đao vào xóm làng.”

Huế 1968, là Huế của khăn sô vào áo tang trắng. Đó là những hình ảnh không thể nào quên với những ai đã một lần chứng kiến: “Mỗi lần nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế làm lễ, dân chúng đi lễ, cả nhà thờ mặc đồ trắng và để tang trắng cả nhà thờ.”, Trần Tiễn San, Trung Uý Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân vào năm 1968.

“Dọc đường, từ đường Lê Lợi, các quận lên mồ chôn tập thể Ba Đồn toàn khăn tang áo trắng.”, Nguyễn Phúc Liên Thành, Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x408.


Những địa danh của Huế, vốn chỉ được biết trong cộng đồng cư dân Huế, nay bỗng chốc, trở thành đề tài bán tán của dư luận, trên báo chí quốc gia, và cả quốc tế. Một Gia Hội, một Cồn Hến, một Chợ Thông, một Phú Thứ, một Khe Đá Mài, một Bãi Dâu. Ai đã thắng trận chiến dành lấy từng căn nhà, từng con đường của thành Nội, kéo dài trong 25 ngày tại Huế? Ai thắng, có lẽ, không phải là điều quan trọng? Hay ít nhất không phải là điều quan trọng nhất.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Người dân Huế quan tâm hơn đến câu hỏi: Ai đã giết, ai đã chết, ai sẽ chịu trách nhiệm những gì xảy ra trong gần 4 tuần lễ kinh hoàng của Huế?

Học giả Douglas Pike, thuộc Phòng Thông Tin Hoa Kỳ, trong bản báo cáo hoàn tất vào ngày 1 tháng Hai năm 1970 tại Sài Gòn, đã viết, chỉ trong một trận Mậu Thân tại Huế, gần 4,800 thường dân đã chết và mất tích. Ông Pike kết thúc lời mở đầu của báo cáo bằng một khẳng định:

“Nếu báo cáo của tôi là một bản án đối với thái độ của người Cộng Sản, thì thật sự nó là như vậy đấy. Đơn giản vì thái độ ấy đáng bị lên án.”

Trong khi đó, trong một bài viết đăng trên số 33 tạp chí Indochina Chronicle, ngày 24 tháng Sáu năm 1974, tiến sĩ Gareth Porter phản bác lại tất cả những gì ông Pike đã viết. Tiến sĩ Porter nhận định rằng, vụ thảm sát Mậu Thân 1968 tại Huế, với chữ thảm sát để trong ngoặc kép, chỉ là một câu chuyện hoang đường phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ và chính quyền miền Nam lúc bấy giờ.

Đây là một kết luận đáng ngạc nhiên, vì ngay một cơ quan chính thức của nhà núơc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là Cục Văn Thư và Lưu trữ nhà nước từng gọi việc những người miền Nam di tản hồi cuối tháng tư năm 1975 là một “tội ác cưỡng ép di cư” cũng không dám đưa ra một kết luận tương tự như thế.

Có lẽ, không ai, xin nhấn mạnh, không có bất cứ ai, có đủ tư cách và thẩm quyền để trả lời câu hỏi: Ai đã giết người dân Huế? Chỉ có thành phố Huế và người dân Huế, những nạn nhân trực tiếp của cuộc thàm sát, và những người trực tiếp tham gia công tác truy tìm, mai táng xác nạn nhân mới có thẩm quyền trả lời, và cả thẩm quyền để lên án.

Những nhân chứng của 40 năm trước hồi tưởng: “Theo những báo cáo của các cuộc cảnh sát các xã thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, do các xã báo cáo, khoảng 5,300 nạn nhân bị chôn sống tại tỉnh Thừa Thiên.”, Nguyễn Phúc Liên Thành, Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên.

“Vết thương đó vẫn chưa khô máu, vết sẹo đó mỗi lần trái gió trở trời vẫn đau xót xa.”, Huy Phương, cựu Phóng Viên Cục Tâm Lý Chiến.


Người Huế nói gì về biến cố Tết Mậu Thân?

Và hôm nay, người dân Huế thế hệ Mậu Thân, đang sống tại Huế, nói gì?

“Gió Nam thì vỗ về gió Nam, gió Nồm thì vỗ về gió Nồm. Ngã mô cũng khổ. Không theo thì chết. Không theo thì chôn…”

“Nó xô xuống, nó dập, khổ lắm. Ở Huế đây chết nhiều cái thê thảm!”

“Toàn dân không à. Mà họ nói là ác ôn, ri khác. Ai chết thì chết. Tui chừ tui cũng sợ, tui không dám về làng.”

40 năm qua là 40 năm người dân Huế đón Xuân cùng lễ giỗ. Bốn mươi năm nhưng vết thương chưa lành. Năm nay, người dân Huế ở hải ngoại lại tổ chức lễ tưởng niệm 40 năm thảm sát Mậu Thân. Ở trong nước, giới chính quyền, giới quân sự thì tổ chức hội thảo khoa học về chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968. Một trong các hội thảo được tổ chức tại Huế.


Đến nay, đứng trước những cáo buộc suốt 40 năm của những Việt Nam Cộng Hoà cũ, và của cả giới nghiên cứu quốc tế, nhất là Hoa Kỳ, Hà nội vẫn chưa bao giờ có câu trả lời chính thức: Ai, bằng cách nào, và tại sao, đã giết hàng ngàn người Huế, trong đó có cả sinh viên, thanh niên, học sinh và phụ nữ.

Nhân kỷ niệm 40 năm biến cố Mậu Thân, ban Việt ngữ đài Á Châu Tự do chúng tôi xin được tái hiện lại, trong chừng mực có thể, dựa trên lời kể của những người trong cuộc, về những gì đã xảy ra tại Huế trong năm 1968.


Đó chẳng những là một cách để ghi lại những gì thực sự xẩy ra trong chuỗi ngày kinh hoàng ấy, mà còn là để tưởng nhớ những con người đã chết oan khuất, đớn đau trong một sự kiện lịch sử mà không ít người muốn chôn vùi hay gây nhiễu.

Loạt bài này gồm 4 chủ đề, trình bày các khía cạnh dân sự lẫn quân sự của trận Mậu Thân trên nền những ký ức về vụ thảm sát. Cũng trong nội dung này, hành trình truy tìm và cải táng các mộ chôn người tập thể những tháng sau đó cũng sẽ được trình bày lại, theo lời kể của các nhân chứng, người Huế và cả các nhà báo theo dõi sự kiện này.

Trên đây là bài thứ nhất trong loạt bài “Cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 40 năm trước” do Thịên Giao thực hiện. Trong bài kế tiếp, chúng tôi xin gởi đến quí vị những hồi ức về Huế, những ngày trước Tết Mậu Thân. Đối với người dân thường, Mậu Thân là một cái Tết bình thường như bao cái Tết khác. Nhưng, họ đã không ngờ niềm vui và những ngày hoà bình hiếm hoi đang nằm trong nỗi kinh hoàng đang đến dần. Huế, những ngày ấy, như lời nhà văn Nhã Ca trong hồi ký “Giải Khăn Sô Cho Huế,” “Đang mở cửa địa ngục.” Mong quý thính giả đón nghe.



 
Tội ác CSVN - Tết Mậu Thân 1968 (bài 2)
Huế, 25 ngày kinh hoàng của 40 năm trước



Thiện Giao, phóng viên đài RFA

 
 



Watch the video Vietnam Battle for Hue on Youtube.

Hôm nay, chúng tôi xin tiếp tục phần thứ nhì. Trong phần này, xin gởi đến tiếng nói của những người trong cuộc, kể lại Huế trong 25 ngày kinh hoàng cách đây đúng 40 năm. Bên cạnh đó, các nhân chứng cũng không khỏi bùi ngùi nhớ lại đất cố đô những ngày trước thảm sát, trong một không khí thanh bình, cho dù vẫn còn văng vẳng xa xa tiếng đại bác. Biên tập viên Thiện Giao trình bày sau đây.

Những ngày giáp Tết Mậu Thân

1968, những ngày giáp Tết Mậu Thân, Huế vẫn bình yên, một tình trạng bình yên của thời chiến.

Huế, những ngày ấy, bỗng nhiên thanh bình hơn. Chợ hoa đầu cầu Trường Tiền vẫn mở. Chợ Đông Ba, dân chúng vẫn tụ tập, mọi người vẫn hớn hở.

Vẫn có tiếng đại bác xa xa vọng về, nhưng vẫn là một trạng thái yên bình.

Linh mục Phan Văn Lợi, vào thời điểm năm 1968, mới 17 tuổi, hồi tưởng:

“Tình hình tạm yên, vẫn nghe tiếng đại bác từ xa vọng về. Nhưng lúc ấy tôi thấy yên lành hơn. Vì thường thường hai bên đình chiến.”

Đình chiến, một danh từ hấp dẫn. Đối với Huế, đình chiến có nghĩa là được thêm vài chục giờ thanh bình.

Hồi tưởng lại những ngày giáp Tết Mậu Thân, ông Nguyễn Phúc Liên Thành, lúc ấy là Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên cho biết:

“Huế những ngày ấy thanh bình hơn những ngày khác. Chợ Hoa đầu cầu Trường Tiền, Chợ Đông Ba, đông dân chúng tụ tập, mọi người hớn hở. Mọi người biết có thoả hiệp đình chiến giữa Việt Nam Cộng Hòa, đồng minh và Việt Cộng. Đình chiến 3 ngày Tết để dân chúng được hưởng một cái tết thanh bình giữa tình trạng chiến tranh.”

Từ Sài Gòn, những người gốc Huế cũng háo hức về đất thần kinh đón Xuân. Anh Nguyễn Xuân Thắng, năm 1968 vừa mới tròn 7 tuổi, nhớ lại:

“Mình là dân Huế, được về Huế thì rất mừng. Khung cảnh Huế yên tĩnh, rất thơ mộng. Tối 30, ông Bác dẫn về nhà ông nội ở đường Hàn Thuyên đối diện nhà luật sư Lê Trọng Quát. Tối đó người lớn đi chơi thì chở mình đi theo.”

Cộng sản bắt đi trên 500 người, thanh niên từ 15, 16 tuổi đến ông già 60, 70 bị đưa đi giam ở chùa Từ Đàm. Đến đêm, họ bị dẫn đi lên đường núi và qua sông. Sau đó tàn sát hết mọi người trong tư thế bị trói. Khi tàn sát thì dùng súng máy, trung liên, đại liên, cả lựu đạn. Các xác đó đã bị vùi xuống khe.

Tấn công ngay trong đêm Giao thừa

Khoảng thời gian đình chiến, theo tài liệu xuất bản tháng 8 năm 1968, do trung tá Phạm Văn Sơn chủ biên, trước định 48 giờ, sau được lệnh rút xuống 36 tiếng, nghĩa là, lệnh hưu chiến chỉ còn giá trị từ 18 giờ ngày 29 tháng Giêng đến 6 giờ ngày 31 tháng Giêng năm 1968.

Quân đội Bắc Việt chọn tấn công miền Nam đúng vào giờ giao thừa, và xem đó là một trong những bí mật của trận Mậu Thân. Đại Tướng Quân Đội Bắc Việt Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh, trận Mậu Thân có ba điểm bất ngờ, là mục tiêu, qui mô, và trên hết là thời điểm, đúng giao thừa:

“Ra đến cầu Tràng Tiền thì thấy xe tăng hai bên đường. Tôi nghe người lớn nói với nhau: Không biết chuyện gì xảy ra tối nay.”

Mà thật là như vậy, tối hôm ấy, mọi chuyện bắt đầu xảy ra.

Bộ Đội Bắc Việt đã có mặt trong thành phố Huế từ sáng sớm mùng Một Tết. Ông Trần Ngọc Huế, vào thời điểm đó, là Đại Đội Trưởng Đại Đội Hắc Báo thuộc Sư Đoàn Một Bộ Binh, kể lại rằng cho đến buổi tối, khi phía Bắc Việt bắt đầu tấn công, ông mới trực tiếp nhìn thấy bộ đội đặc công di chuyển vào sân bay Thành Nội. Ông thừa nhận, quân đội Bắc Việt có ưu điểm là giữ bí mật:

“Tối đó, sau khi bố trí đơn vị, tôi về nhà. Đến khuya thì một trung úy của tôi lái xe đi tuần. Tôi nói, mai về sớm để đón tôi vào đơn vị. Đến khuya thì phía Bắc Việt bắt đầu đánh. Tôi mặc áo quần rồi lấy chiếc xe đạp ra đi. Trên đường đi, tôi thấy Đặc Công tiến vào sân bay Thành Nội. Họ đi lúp xúp, tôi nhìn kỹ, thấy không phải mình. Khi thấy họ ngụy trang đi quẹo vào phi trường. Tôi đi chầm chậm sau đó, rồi băng qua cống Vĩnh Lợi rồi đánh kẻng báo động.”

Đến 2 giờ 33 phút sáng ngày mồng Hai, những trái đạn pháo đầu tiên bắt đầu bắn vào phi trường Tây Lộc, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Một Bộ Binh và một số địa điểm tại Quận 3 thuộc thị xã Huế.


Ông Trần Ngọc Huế nhớ lại, có thời điểm, Đặc Công của phía Bắc Việt đã vào đến bên trong Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Một Bộ Binh, cách phòng tướng tư lệnh Ngô Quang Trưởng chỉ có 30 mét, và tướng Trưởng cũng đang có mặt tại đó:

“Đặc công đã vào trong bộ tư lệnh Sư Đoàn Một rồi. Lúc đó là 10 giờ sáng, chuẩn bị mở đường máu vào Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn để giữ an ninh cho bộ tư lệnh. Đặc công chỉ còn cách văn phòng tướng Trưởng 30 mét.”

Cuộc thảm sát kinh hoàng

Chiếm thành phố Huế đến đâu, phía Bắc Việt lập Chính Quyền Cách Mạng đến đó. Ông Nguyễn Phúc Liên Thành kể lại, khi Việt Cộng làm chủ Huế qua ngày thứ hai thì họ bắt đầu thành lập chính quyền Cách Mạng.

Cụ thể, tại Quận Nhì, Thành Ủy Viên Thành Ủy Huế Hoàng Kim Loan, cấp trung tá, đứng đầu cùng Hoàng Lanh. Chính quyền Quận Nhất cũng được thành lập. Riêng Quận 3 chưa kịp nhưng được giao cho đại tá Bảy Lanh, phụ trách an ninh thành.

Ông Liên Thành nhớ lại: “Sau khi lập chính quyền thì bắt đầu thảm sát. Đầu tiên họ kêu gọi quân nhân cán chính trong thành phố Huế ra trình diện. Sau khi trình diện thì được cấp giấy, có quyền đi lại, coi như giấy thông hành. Những người này về nói lại với những người khác, người kế tiếp ra trình diện. Đến lần thứ 3 thì họ yêu cầu tất cả những người đã trình diện lần l và 2 ra trình diện lại, đây là lần quyết định. Và cuộc thảm sát xảy ra.”

Đầu tiên là những tòa án nhân dân: “Ngay lúc đầu, có một số người bị đưa ra tòa án nhân dân xử và chôn sống tại Bãi Dâu, tại vùng Chùa Áo Vàng gần chùa Diệu Đế và một số nơi khác trong Quận Nhì.”

Tiếp theo là Dòng Chúa Cứu Thế và nhà thờ lớn Phủ Cam: “Riêng tại Quận Ba, Việt Cộng bắt đi hơn 500 người đang trốn trong Dòng Chúa Cứu Thế, dẫn đi hết, rồi chôn sống. Tội nghiệp nhất là một số nạn nhân hoàn toàn không dính dáng gì đến chính quyền. Ngoài ra, trong số này còn có một người rất tiếng tăm là Thượng Nghị Sĩ Trần Điền. Ngoài ra, tại vùng Phủ Cam, bốn ngày sau khi Việt Cộng chiếm Huế, Nhà Thờ Lớn Phủ Cam bị ập vào, bắt đi 300 thanh niên sau này được tìm thấy xác ở vùng phía tây Nam Hoà, tức vùng núi dọc khe Đá Mài, lăng Gia Long.”


Đã có bao nhiêu người bị giết, và đã có bao nhiêu địa điểm chôn người? Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân Biểu đại diện khu vực Thừa Thiên, nói rằng con số 5 đến 6 ngàn người là không sai lệch mấy. Và khoảng 22 địa điểm trở thành nơi che dấu các thi hài:

“Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm tìm được là các mồ chôn tập thể. Trong 22 địa điểm này, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau tết, chúng tôi lập Hội Gia Đình Nạn Nhân Cộng Sản trong Tết Mậu Thân. Các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Người ta ước tính vào khoảng 6,000 người. có nhà báo ước tính 5,000. Chúng tôi cho con số 5 đến 6 ngàn là không sai lệch lắm đâu.”

Ông Nguyễn Lý Tưởng kể rằng, cuộc tìm kiếm nạn nhân Tết Mậu Thân bắt đầu từ giai đoạn Tết đến mùa Hè năm 1968 và đỉnh điểm là vụ Khe Đá Mài, thuộc đỉnh núi Đình Môn Kim Ngọc, tại đây, khoảng 400 bộ hài cốt đã được tìm thấy. Những hài cốt tìm thấy tại Khe Đá Mài chính là của những người trú ẩn tại xứ đạo Phủ Cam, thuộc làng Phủ Cam, xã Thủy Phước, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên:

“Cộng sản bắt đi trên 500 người, thanh niên từ 15, 16 tuổi đến ông già 60, 70 bị đưa đi giam ở chùa Từ Đàm. Đến đêm, họ bị dẫn đi lên đường núi và qua sông. Sau đó tàn sát hết mọi người trong tư thế bị trói. Khi tàn sát thì dùng súng máy, trung liên, đại liên, cả lựu đạn. Các xác đó đã bị vùi xuống khe.

Từ Tết, tức tháng 2 năm 1968 đến tháng 9 năm 1969, khoảng 20 tháng, có một số người của Cộng Sản về hồi chánh, họ chỉ. Mở đường hành quân vào tìm, thì tìm được. Sọ người xương người dồn đống dưới khe. Nơi đây thuộc quận Nam Hòa, có tên là Khe Đá Mài, thuộc vùng núi Đình Môn Kim Ngọc.

Quân đội mang hết xương và sọ về để tại một trường tiểu học thuộc quận Nam Hòa, các đồ vật gồm có thẻ căn cước bọc nhựa, có áo quần, đồ dùng, vật kỷ niệm mang theo trong người. Hàng ngàn thân nhân đến tìm. Nhờ đó, gia đình tìm được dấu vết. Trong số các nạn nhân, có cả học trò tôi, như em Phan Minh, Bùi Kha, mới 16, 17 tuổi.”

Một trong các vụ thảm sát gây phẫn nộ dư luận quốc tế là vụ giết 4 bác sĩ người Đức sang giảng dạy và làm việc tại trường Đại Học Y Khoa Huế. Trong bài viết “The Vietcong Massacre at Hue,” xuất bản năm 1976, một bác sĩ có tên Elje Vannema, kể rằng ông bà bác sĩ Horst Gunther Krainick và hai bác sĩ Raymund Discher cùng Alterkoster đã bị giết trong tháng Hai năm 1968 tại chùa Tường Vân hoặc một vùng đất nhiều cây cối cách chùa chừng nửa dặm, nơi người ta tìm thấy thi hài của các nạn nhân. Bác sĩ người Pháp, có tên Le Hir khám nghiệm tử thi các nạn nhân cho biết có dấu vết đạn xuyên qua đầu và ót.

Ngày 13 tháng Tư, linh cữu đưa thi hài các bác sĩ này rời Việt Nam, về Đức. 250 sinh viên y khoa Huế và Sài Gòn cùng đội quân danh dự của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã đi theo chiếc xe có bốn ngựa kéo, bên trên chở linh cữu của các ân nhân.


Chiến sự tiếp diễn trong thành nội Huế đến ngày 22 tháng Hai. Vào ngày này, các lực lượng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã kết thúc 2 trận đánh quan trọng, đẩy phía Bắc Việt lui khỏi Đại Nội, nơi cung điện các vua triều Nguyễn, và kéo lá cờ Việt Nam Cộng Hoà lên thay cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại Kỳ Đài ở Phu Văn Lâu.

Hai ngày sau đó, chiến trường Huế chấm dứt. Huế lại trở về vòng kiểm soát của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

Vừa rồi là những nét chính về tình hình Huế những ngày trước và trong khi quân đội Bắc Việt kiểm soát thành phố. Như đã trình bày, gần như ngay lập tức sau khi kiểm soát Huế, Bắc Việt đã cho thành lập chính quyền và bắt đầu các cuộc thảm sát. Trong bài tiếp theo vào kỳ sau, biên tập viên Thiện Giao sẽ trình bày tổng quát kế hoạch tái chiếm Huế, hai trận đánh đặc biệt tại Đại Nội và Kỳ Đài Phu Văn Lâu qua lời kể của những người tham gia trận đánh. Cuộc truy tìm và cải táng nạn nhân trong các mồ chôn tập thể sau khi quân đội miền Nam cùng đồng minh tái chiếm Huế được thực hiện ra sao? Những nhân chứng cũng sẽ trình bày lại ký ức của những ngày đau buồn ấy, 40 năm trước.


Tội ác CSVN - Tết Mậu Thân 1968 (bài 3)




Thiện Giao, phóng viên đài RFA

Trong bài thứ ba của loạt 5 bài tường thuật tưởng niệm biến cố Mậu Thân tại Huế năm 1968, biên tập viên Thiện Giao của đài chúng tôi sẽ tiếp tục gởi đến quí thính giả nghe đài những nét chính yếu của cuộc phản công tái chiếm Huế mà đỉnh cao là ngày 22 tháng Hai, khi quân lực Việt Nam Cộng Hoà tái chiếm Đại Nội và Kỳ Đài Phu Văn Lâu

 
 

Wactch the video We Were There - Hue 1968 on Youtube.

Ngay sau những giờ khắc xúc động nhìn lá quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà được kéo lên trên đỉnh Kỳ Đài, người dân Huế bàng hoàng nhận ra rằng hàng ngàn thân nhân của mình, bị bắt trong vài tuần lễ phía Bắc Việt làm chủ thành phố Huế, sẽ không bao giờ trở về nữa. Họ đã bị thảm sát ra sao, và được che dấu trong các hầm chôn tập thể như thế nào? Xin hãy điểm lại ký ức của những nhân chứng từ 40 năm trước.

“Người dân Huế bị dồn vào đường cùng, không còn chọn lựa nào khác nên phải chọn chiến đấu. Chiến đấu để tự tồn. Chiến đấu để có tự do. Chiến đấu để sống hay là chết.”, ông Trần Ngọc Huế, người chỉ huy Đại Đội Hắc Báo thuộc Sư Đoàn Một Bộ Binh tái chiếm Đại Nội ngày 22 tháng Hai năm 1968 nhớ lại.

Huế, tháng Hai năm 1968, mỗi tấc đất là một tấc máu. Máu, của tất cả những ai có mặt tại Huế; của người dân Huế, của các lực lượng Việt Nam Cộng Hoà, của các lực lượng Hoa Kỳ, và của các lực lượng Bắc Việt.

Huế trở thành chiến trường đổ lửa, vì Huế là nơi không một ai muốn mất.

“Huế không lớn, nhưng đánh dai dẳng vì quyết tâm của Cộng Sản, muốn thắng bằng bất cứ giá nào. Mà ý chí của miền Nam và người dân Huế cũng bằng bất cứ giá nào cũng phải dành lấy mảnh đất thiêng liêng của mình.”, (Trần Ngọc Huế, Đại Đội Trưởng Đại Đội Hắc Báo Sư Đoàn 1 Bộ Binh).

Cuộc phản công tái chiếm Huế

Chỉ một thời gian rất ngắn sau khi vào Huế, phía Bắc Việt Nam đã có thể tự do đi lại. Trong ngày Mùng Hai Tết, quân đội Bắc Việt di chuyển trong thành phố kiểm soát dân chúng như chỗ không người.

Và phía miền Nam, cùng đồng minh, phải bắt đầu từ đầu nhiệm vụ vãn hồi an bình cho Huế.

Hai bên quần thảo, tiến lên, rồi lui lại, rồi lại tiến lên, rồi lui lại, tranh từng căn nhà, từng khu phố. Mỗi tấc đất là một tấc máu. Từng cái nhà, đánh liên tục không có thời giờ ăn và thời giờ ngủ. Đánh liên tục. Nhiều khi phải chia thành từng tổ 2, 3 người thay phiên nhau ngủ.

Huế, trở thành chiến trường của an ninh, của vận mệnh, và có lẽ, của cả danh dự.

Quân đội Bắc Việt, quân lực Việt Nam Cộng Hoà, và quân đội đồng minh Hoa Kỳ đã quần thảo trên một chiến trường không lớn, giữa thành vách kinh đô cũ và giữa nỗi kinh hoàng của dân Huế trong nỗi lo sợ thảm sát, đã xảy ra ngay từ đầu khi miền Bắc kiểm soát và lập chính quyền tại Huế.

Theo lời kể của hai người trong cuộc, là ông Nguyễn Văn Ngẫu, vào năm 1968 là thiếu uý thuộc Trung Đoàn 3, Sư Đoàn 1 Bộ Binh và ông Trần Ngọc Huế, Đại Đội Trưởng Đại Đội Hắc Báo thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh, các lực lượng tham gia chiến trường Huế vào thời điểm Mậu Thân gồm có:

Phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà có Sư đoàn 1 Bộ Binh. Thiết đoàn 7 kỵ binh. Lực lượng sư đoàn nhảy dù và thuỷ quân lục chiến Việt Nam. Các tiểu đoàn Biệt Động Quân Quân Đoàn 1. Một đại đội trinh sát. Trực thăng và máy bay skyrider Việt Nam với sự yểm trợ của máy bay phản lực và trực thăng Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

Phía Pháo binh có 2 tiểu đoàn cơ hữu thuộc sư đoàn 1. Phía Hải Quân có Giang đoàn 11 và 12 yểm trợ chiến trường.

Phía đồng minh Hoa Kỳ có Thuỷ Quân Lục Chiến, Sư Đoàn 101 Nhảy Dù và Sư Đoàn 1 Không Kỵ.

Thiếu uý Nguyễn Văn Ngẫu nhớ lại những ngày chuẩn bị phản công:

“Sau 31 tháng Giêng, dân chúng đang ăn tết vui vẻ. Thành phố Huế trở thành trọng tâm của chiến trường. Đặc công và nội thành do trung tá Khánh Lửa dẫn quân vào bốn Kỳ Đài và 4 con đường chính gồm vùng An Hoà, Thượng Tứ, Cửa Ngăn, Cửa Sập từ vùng núi đi về tập kích. Lực lượng Nội Thành gần đó đang đóng ở Thượng Tứ, Cửa Ngăn, Cửa Sập cũng tiến vào. Đơn vị tôi đang đóng tại quận Hương Trà. Một ngày sau khi nổi lên, tướng Ngô Quang Trưởng trực tiếp điện đàm với quân Khu 1, tướng Hoàng Xuân Lãm, tổng tham mưu và sau hai ngày là bắt đầu phản công phản công.”

Đại Đội Trưởng Hắc Báo, ông Trần Ngọc Huế hồi tưởng:

“Huế không lớn nhưng đánh dai dẳng vì quyết tâm của Cộng Sản là muốn thắng lợi bằng bất cứ giá nào. Mà ý chí của miền Nam và Huế cũng bằng bất cứ giá nào phải dành lấy mảnh đất thiêng liêng của mình.”

 
 

Các quan tài của những nạn nhân chưa nhận dạng nằm trong một trường học tại Huế,
Tết Mậu Thân, 1968. Photo courtesy of Wikipedia.

Cuộc phản công tái chiếm Huế diễn ra ác liệt. Hai bên giằng co từng căn nhà, từng khu phố, từng tấc đất.

Ông Trần Ngọc Huế nhớ lại:

“Hai bên quần thảo, tiến lên, rồi lui lại, rồi lại tiến lên, rồi lui lại, tranh từng căn nhà, từng khu phố. Mỗi tấc đất là một tấc máu. Từng cái nhà, đánh liên tục không có thời giờ ăn và thời giờ ngủ. Đánh liên tục. Nhiều khi phải chia thành từng tổ 2, 3 người thay phiên nhau ngủ.”

Vòng vây ngày càng xiết chặt. Phía Bắc Việt bắt đầu nao núng, lui vào Đại Nội cố thủ.

Dựng lại cờ VNCH trên Kỳ Đài ở Phú Văn Lâu

Đại Nội, biểu tượng của kinh thành Huế, nằm gần Kỳ Đài ở Phu Văn Lâu. Lúc ấy, cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vẫn đang bay giữa trung tâm Huế.

Thế rồi, đến ngày 18 tháng Hai, ông Nguyễn Văn Ngẫu và đơn vị nhận được lệnh trình diện Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Tại đây, tướng Tư Lệnh Ngô Quang Trưởng trực tiếp giao nhiệm vụ đặc biệt cho tiểu đoàn của thiếu uý Nguyễn Văn Ngẫu: Đánh chiếm và dựng lại cờ Việt Nam Cộng Hoà ở Kỳ Đài.

“Hướng dẫn đại đội ra khỏi sư đoàn và đến đường Mai Thúc Loan, tướng Trưởng chỉ vào lá cờ Mặt Trận Giải Phóng cách khoảng 1 cây số, nói “nhiệm vụ của toa đấy.” Rồi ông đưa bản đồ hành quân, các cơ quan liên lạc, và hỏi tôi hai câu. Tôi trả lời, chính tôi là kẻ muốn thắng trận, và tôi ngỏ ý cần một lá cờ để thay thế cờ Mặt Trận.”

Cùng thời điểm ấy, người chỉ huy Đại Đội Hắc Báo cũng ngỏ lời với tướng Ngô Quang Trưởng, yêu cầu được giao nhiệm vụ tái chiếm Đại Nội:

“Cuối cùng chúng tôi yêu cầu Tướng Tư Lệnh được tái chiếm Đại Nội, là biểu tượng về nền tự chủ và độc lâp của Việt Nam từ năm 1802. Chúng tôi được vinh dự lãnh trách nhiệm tái chiếm Huế từ tay Cộng Sản. Và chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của con dân Huế và miền Nam.”

10 giờ sáng ngày 22, cờ Việt Nam Cộng Hoà được kéo lên Kỳ Đài sau khi 2 người lính đã bị phía Bắc Việt từ Đại Nội bắn tỉa.

“Bên kia là toà tỉnh, các phái đoàn tổng tham mưu, truyền hình, truyền thanh, hàng chục ngàn dân nhìn lên lá cờ để tưởng niệm những ngày tang thương nhất qua đi. Nhìn lá cờ mà rưng rưng nước mắt, bao nhiêu ngày bị bao phủ bởi khổ đau.”

Hai giờ chiều cùng ngày, Đại Đội Hắc Báo chiếm Đại Nội:

“Tấn công nhưng phải bảo vệ di tích lịch sử. Phải bảo tồn. Chúng tôi cũng yêu cầu người Mỹ như vậy. Tôi là con dân Việt Nam, tôi tôn trọng di tích tổ tiên để lại.”

Hàng ngàn người vô tội bị giết hại

Hai ngày sau, Huế hoàn toàn được vãn hồi an bình. Người dân trở lại thành phố, vừa ngơ ngác, vừa vui mừng, vừa chờ đợi. Họ chờ đợi sự trở lại của những người thân đã bị bắt đi trong thời gian phía Bắc Việt chiếm Huế.

Chờ đợi, để rồi họ bàng hoàng nhận ra: Tất cả đã bị giết.

Hành trình đau đớn truy tìm các hố chôn tập thể bắt đầu.

Một trong những người tham gia đi tìm các hố chôn tập thể thời ấy là ông Võ Văn Bằng, Trưởng Ban Truy Tìm và Cải Táng Nạn Nhân Tết Mậu Thân, nói rằng Uỷ Ban của ông đã tìm được khoảng 3,000 hài cốt. Trong số ấy, đau đớn nhất, chỉ khoảng 10% được nhận diện và được gia đình mang về cải táng.

 
 

Thân nhân họ hàng đứng cạnh các bộ phận thân thể vừa được đào lên từ các mộ tập thể
trong dịp Tết Mậu Thân 1968. Photo courtesy of Wikipedia.

Số nạn nhân còn lại phải được an táng tập thể tại 2 nghĩa trang ở Huế gần núi Ngự Bình là Ba Đồn và Ba Tầng. Dựa trên thi hài và các đồ vật còn sót lại của nạn nhân, ông Bằng phỏng tính là 20% số nạn nhân là quân nhân, 40% là công chức và 40% là dân thường:

“Sau Mậu Thân, khoảng 1 đến 2 tháng, chúng tôi biết những cái chết rất vô lý. Ví dụ: tại vùng Gia Hội, có một chị tên Tuý. Chị là một sinh viên. Khi Cộng Sản đến tìm anh chị, không có nên bắt chị thay thế. Chị Tuý bị bắn và chôn tại cồn Gia Hội. Còn tại Vỹ Dạ, có chị tên Hương Sen. Hương Sen có nhiều anh tham gia quân đội. Khi vào bắt thì không có các anh của chị nên họ bắt chị ra hành quyết tại chỗ. Hoàn toàn là người vô tội.”

Về nguyên nhân thành lập Uỷ Ban Truy Tìm và Cải Táng Nạn Nhân, ông Võ Văn Bằng cho biết nhờ một sự tình cờ, mà sau đó người dân Huế mới vỡ lẽ ra là thân nhân mình bị thảm sát tập thể:

“Một năm sau, nhân cuộc hành quân của tiểu khu Thừa Thiên ngang qua khu vực giáp giới của Phú Vang, Hương Thuỷ và Phú Thứ, người ta thấy một đầu lâu trồi lên dưới một trảng cát dài hàng cây số. Đào lên, đó là thi hài của thiếu uý Trần Văn Đỉnh, nhận biết nhờ tấm thẻ bài. Tin này loan ra rất nhanh nên tạo phong trào tìm xác ở Phú Thứ.”

Những cảnh tượng kinh hoàng




Nhà báo Vũ Ánh, nguyên phóng viên mặt trận hệ thống truyền thanh quốc gia Việt Nam Cộng Hoà, đã có mặt tại Huế từ mùng Năm đến 29 Tết Mậu Thân và đi theo nhiều nhóm tìm hầm chôn xác tập thể, kể lại cảm giác của ông khi lần đầu nhìn thấy những cảnh tượng ấy:

“Vùng nhiều nhất là quận Phú Thứ và Dạ Lê Thượng có nhiều hầm chôn xác tập thể. Cảm giác tôi lúc ấy rất lạ, như là bị tê liệt khi nhìn các hình ảnh đó.”

Những hình đó là gì? Ông kể tiếp.

Ngay ở hầm Phú Thứ, chắc khoảng gần 1,000 người. Khi khui lên, đầu của họ phía sau sọ bị bể hết. Những thi hài bị nối nhau bằng dây điện thoại. Có những người không có vết thương, chứng tỏ bị chôn sống. Sau này môt nhân chứng cho biết: Họ được lệnh đập đầu bằng đầu cuốc, từ phía lưỡi vào. Quan trọng nhất là, theo nhân chứng: người này phải đập người kia. Cứ 10 người bị cột vào điện thoại và đều bị đập vỡ từ phía sau.”

“Ngay ở hầm Phú Thứ, chắc khoảng gần 1,000 người. Khi khui lên, đầu của họ phía sau sọ bị bể hết. Những thi hài bị nối nhau bằng dây điện thoại. Có những người không có vết thương, chứng tỏ bị chôn sống.

Sau này tôi có hỏi các nhân chứng, là một phóng viên bị bắt đi theo Việt Cộng và bị An Ninh VNCH bắt lại, cho biết: Họ được lệnh đập đầu bằng đầu cuốc, từ phía lưỡi vào. Quan trọng nhất là, theo nhân chứng: người này phải đập người kia. Cứ 10 người bị cột vào điện thoại và đều bị đập vỡ từ phía sau.”

Ông Võ Văn Bằng kể tiếp rằng, vì người ta bị chôn lớp này trên lớp khác, đến khi tìm được vị trí, thân xác đã không còn nguyên vẹn. Để giúp các thân nhân tìm được người thân, Uỷ Ban đều đánh số lên thi hài và ghi các chi tiết liên quan, chẳng hạn đầu vỡ, sọ bể, tay bị cột như thế nào, dây lạt hay điện thoại, vạt áo, nilông còn sót.

Và rồi đến bước cuối cùng: “Sau đó loan tin trên đài phát thành Huế để đồng bào nhận dạng.”

Huế, trước Tết 1968, bình thường như mọi Tết khác!

Huế, trong Tết 1968, kinh hoàng như chưa bao giờ!

Huế, từ sau Tết 1968, đón Xuân trong niềm ngậm ngùi.

40 năm, có đủ để làm lành một vết thương?

Thế hệ Mậu Thân của Huế vẫn còn đang sống, và năm nay, người dân Huế, ở trong nước thì chốn riêng tư, ở nước ngoài thì nơi công khai, vẫn tiếp tục tưởng niệm những nạn nhân xấu số của vụ thảm sát 40 năm về trước.

Quí vị và các bạn vừa theo dõi một vài sơ lược những nét chính của cuộc tấn công tái chiếm cố đô Huế trong Tết Mậu Thân 40 năm trước và hành trình đi tìm các mồ chôn tập thể nạn nhân cuộc thảm sát Mậu Thân năm 1968. Bài tường thuật này được thực hiện trong khuôn khổ tưởng niệm biến cố Mậu Thân ở Huế, vào thời điểm và địa điểm mà nhiều ngàn người vô tội, không có vũ khí trong tay, đã bị thảm sát. Trong bài tường thuật thứ tư của buổi phát thanh sau, biên tập viên Thiện Giao sẽ tiếp tục gởi đến quí vị bài tìm hiểu về một số nhạc phẩm và hồi ký ra đời trong biến cố Mậu Thân. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ điểm lại 3 bức thư Linh Mục Bửu Đồng viết, nhưng chưa kịp gởi đến thầy mẹ, tín hữu và các em ngài. Những bức thư này chỉ được tìm thấy sau khi thi hài linh mục được tìm thấy trong lòng đất.


 
 
Tội ác CSVN - Tết Mậu Thân 1968 (Bài 4)





Những nhạc phẩm ra đời trong bối cảnh Mậu Thân 1968

Thiện Giao, phóng viên đài RFA

Tiếp tục loạt bài nhân dịp tưởng niệm biến cố Mậu Thân tại Huế năm 1968, biên tập viên Thiện Giao sẽ trình bày một khía cạnh khác, liên quan đến những nhạc phẩm ra đời trong bối cảnh biến cố Mậu Thân.

 
 

Mộ chôn 300 nạn nhân vô danh bị thảm sát tại Huế vào dịp Tết Mậu Thân 1968.
Photo courtesy of country-data.com/Quân đội Hoa Kỳ.

Từ sau năm 1968, chính quyền Việt Nam vẫn chưa bao giờ chính thức đưa ra các số liệu và những giải trình về con số nạn nhân tại Huế. Thậm chí, đến năm 1975, khi tiến vào miền Nam, nghĩa trang trên núi Ba Tầng, còn gọi là núi Bân, nơi an táng khoảng 400 thi hài tìm được nơi Khe Đá Mài vùng Đình Môn Kim Ngọc cũng bị đập phá.

Trong một nghĩa nào đó, chính các tác phẩm âm nhạc sẽ là nơi lưu giữ lâu dài nhất những chứng tích liên quan đến Mậu Thân.

Hát trên những xác người

Mậu Thân 1968, những gì xảy ra cho người đã chết, sẽ còn mãi trong lòng người đang sống. Biến cố ấy sẽ không trôi qua trong quên lãng.

Mậu Thân 1968, đã để lại dấu vết trong âm nhạc, trong văn chương, trong hồi ký, và trên báo chí.

Mậu Thân được mô tả, rất thực trong bản nhạc “Hát Trên Những Xác Người” ghi dấu địa danh Bãi Dâu.

Chiều đi lên Bãi Dâu Hát trên những xác người Tôi đã thấy, tôi đã thấy Trên con đường Người ta bồng bế nhau chạy trốn Chiều đi lên Bãi Dâu Hát trên những xác người Tôi đã thấy, tôi đã thấy Những hố hầm Đã chôn vùi thân xác anh em…

Mậu Thân được ghi lại trong “cơn mê chiều,” với cầu Trường Tiền, với Kim Long, Nam Dao, lên án “đàn con nay lớn khôn, mang gươm đao vào xóm làng.”


Chiều nay không có em Mưa non cao về dưới ngàn Đàn con nay lớn khôn Mang gươm đao vào xóm làng Chiều nay không có em Xác phơi trên mái lầu Một mình nghe buốt đau Xuôi Nam Giao Tìm bóng mình Đường nội thành Đền xưa ai tàn phá Cầu Tràng Tiền Bạc màu loang dòng máu…

Mậu Thân cũng được ghi lại trong hồi ký nổi tiếng một thời, Dải Khăn Sô Cho Huế.

Mậu Thân ghi lại những hình ảnh qua âm nhạc, thực và rõ ràng hơn cả hàng trăm thước phim hay hàng loạt bài phóng sự.

Xác người nằm trôi sông Trôi trên ruộng đồng Trên nóc nhà thành phố Trên những đường quanh co Xác người nằm bơ vơ Dưới mái hiên chùa Trong giáo đường thành phố Trên thềm nhà hoang vu … Xác người nằm quanh đây Trong mưa lạnh này Bên xác người già yếu Có xác còn thơ ngây Xác nào là em tôi Dưới hố hầm này Trong những vùng lửa cháy Bên những vồng ngô khoai

 
 

Những cảnh tượng chết chóc

Mậu Thân sẽ không trôi qua trong quên lãng, khi hàng ngàn người, vừa thanh niên, vừa trí thức, vừa sinh viên, học sinh, phải chết chỉ trong chưa đầy 1 tháng.

Hai bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, là “Bài Ca Viết Cho Những Xác Người,” và “Hát Trên Những Xác Người” được sáng tác năm 1968, sau khi Trịnh Công Sơn từ Huế trở về Sài Gòn. Những ngày diễn ra biến cố tại Huế, Trịnh Công Sơn có mặt tại cố đô.

Một người bạn thân của nhạc sĩ, là hoạ sĩ Trịnh Cung, hồi tưởng rằng Trịnh Công Sơn có kể với ông những tình tiết đã xảy ra cho người nhạc sĩ trong những ngày lưu lại Huế. Hoạ sĩ Trịnh Cung cho biết, tác giả bài ca Hát Trên Những Xác Người, suýt chút nữa, đã trở thành nạn nhân của Biến Cố Mậu Thân.

“Gia đình Sơn bị lùa vào tập hợp tại một điểm tập trung tại Huế. Em Sơn là Trịnh Quang Hà cũng bị lùa vào. May mắn cho Sơn, những người bộ đội là từ miền Bắc vào, họ không biết Sơn là ai. Chứ nếu Sơn bị những người địa phương bắt, thì chắc anh em Sơn cũng đã cùng chung một số phận tại mồ chôn tập thể ở Bãi Dâu.

Mẹ Sơn nhanh trí chỗ này. Bà ấy đến nói chuyện với mấy chú bộ đội ngoài Bắc. Bà xưng là Mẹ. Mẹ như thế này, các em thế kia. Các chú bộ đội ngoài Bắc thì lơ ngơ. Rồi bà nói đại khái là không có tội tình gì. Vậy là họ để cho mẹ Sơn dắt cả nhà ra về.”

Trong một bài viết cách đây vài năm, nhà văn Phạm Xuân Đài, cũng là một người bạn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, đã khẳng định, hai nhạc phẩm viết nhân vụ Mậu Thân là sự ghi lại trong vai trò của một nhân chứng.

Ông viết: “Toàn là những xác người, gần giống như những thước phim tài liệu của Đức Quốc Xã ghi hình ảnh thi hài chồng chất của người Do Thái. Bài hát này của Sơn là một phóng sự bằng nghệ thuật cho người đời biết thế nào là sự chết chóc khi “anh em ta về” thành phố Huế dịp Mậu Thân. Chắc chắn, đó là dịp Sơn nhìn gần cái chết tập thể nhất, nhìn thấy sự man rợ, tuy vẫn thuộc phạm vi cuộc chiến nhưng không phải thuần tuý do động lực chiến tranh. Cả hai bài hát có cùng một đề tài trong hầu cùng một biến cố.”

Một nhạc phẩm khác, ít được phổ biến bằng hai nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn, nhưng chuyên chở một ý tưởng rất lạ, khi mở đầu bằng câu: “Đàn con nay lớn khôn, mang gươm đao vào xóm làng.” Phải chăng, Cơn Mê Chiều, tên của bản nhạc, muốn nói về một lớp trí thức, bỏ Huế ra đi, rồi nay quay lại Huế trong vai trò mới. Một thanh niên trí thức Huế nhận định.

“Trong vụ thảm sát Mậu Thân, ngoài nỗi đau đớn cho dân tộc trong một cuộc nồi da xáo thịt tàn độc, còn có một nỗi đau lớn hơn, là vai trò một số trí thức Việt Nam trong cuộc thảm sát này. Bài hát có câu: “Đàn con nay lớn khôn, mang gươm đao vào xóm làng.”

Đàn con nớ, có phải chăng là một số trí thức Huế đã đưa Việt Cộng vào làng, rồi sau đó theo ra bưng khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà tái chiếm Huế? Chẳng hạn trường hợp Hoàng Phủ Ngọc Phan, phát biểu trước đây rằng những người bị thủ tiêu chôn sống là thành phần ác ôn có nợ máu với nhân dân.

Tôi tự hỏi là, nếu trí thức là lương tâm và trí tuệ của quốc gia, dân tộc, thì với những phát biểu như rứa, khi nào Việt Nam mới thoát ra được tù hãm của tâm thức thời Trung Cổ? Tôi nghĩ 40 năm đã trôi qua, đây là lúc những người trí thức thiên Tả, trí thức Cộng Sản hãy tự thẳng thắn đánh giá, phê bình hành vi của mình trong biến cố Mậu Thân, lúc đó mới hy vọng có thể cứu chuộc được mình và cứu chuộc được dân tộc ni.”

 
 

Những hình ảnh không thể nào quên

Những nhân chứng thời ấy nói rằng, các đám tang tập thể tại Huế vào các năm 1968, 1969 là hình ảnh không thể quên cho những ai từng một lần nhìn thấy.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x408.



“Dưới ánh mặt trời chói chang, những dãy quan tài được xếp thành từng hàng ngay ngắn. Bên trong mỗi quan đóng vội này là những gì còn sót lại của các thi hài được tìm thấy. Khoảng 15,000 người, trong áo tang trắng, đứng chịu trận dưới trời nắng chang chang. Một ai đó âm thầm khóc, một ai khác khóc to vật vã. Thỉnh thoảng, họ lại nhìn nhau như thể đang tìm một lời an ủi, rằng đây không phải là sự thật, đây chỉ là một giấc chiêm bao.”

Người dân xứ Huế thời ấy, đặc biệt là người Công Giáo, bàng hoàng trước cái chết của hai linh mục ngoại quốc, ba linh mục Việt Nam, hai sư huynh dòng La San cùng một số tu sĩ khác. Trong bài viết “Bút Tích Cuối Cùng của Linh Mục Bửu Đồng,” ông Nguyễn Lý Tưởng kể lại, hai linh mục ngoại quốc thuộc dòng Benedicto Thiên An là linh mục Urbain và linh mục Guy. Ba người Việt Nam là linh mục Bửu Đồng, linh mục Micae Hoàng Ngọc Bang và linh mục Giuse Lê Văn Hộ.

Sau đây là lời kể của ông Võ Văn Bằng, trưởng ban Truy Tìm và Cải Táng Nạn Nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân liên quan đến cái chết của linh mục Bửu Đồng.

“Tôi xúc động nhất là khi đào lên, chúng tôi gặp xác 4 vị linh mục. Tôi còn nhớ rõ linh mục Bửu Đồng, linh mục Lê Văn Hộ và hai sư huynh dòng Lasan. Tôi thấy rõ cái thánh giá đeo ngang ngực. Linh mục Bửu Đồng còn để lại 3 bức thơ để trong một hộp thiếc, bên ngoài bọc bao nilon.”

Ba bức thư được ông Bằng nhắc đến được linh mục Bửu Đồng viết, một bức gởi thầy mẹ, một bức gởi các em, và một bức gởi cho giáo hữu.

Bức thư viết gởi thầy mẹ có nội dung như sau.

“Thư gởi thầy mẹ,

Lạy Thầy Mẹ quý mến, Thầy Mẹ rất đau khổ khi mất đi đứa con trưởng nam không được phục vụ Thầy Mẹ trong tuổi già, nhưng Thầy Mẹ sẽ được an ủi và vui mầng khi được tin con đã can đảm vì mến Chúa, yêu người trong chức vụ Linh Mục và nhiệm vụ Tông đồ.

Xin Thầy Mẹ hãy tha mọi tội lỗi và những gì không làm vui lòng Thầy Mẹ trong 57 năm nay. Xin hẹn gặp nhau trên nước Chúa. Xin Thầy Mẹ ban phép lành cho con.”

Cuộc thảm sát Mậu Thân, đến hôm nay đã tròn 40 năm. Các chứng tích một thời, chẳng hạn nghĩa trang trên núi Ba Tầng, còn gọi là núi Bân, nơi an táng khoảng 400 thi hài tìm được nơi Khe Đá Mài vùng Đình Môn Kim Ngọc tháng 9 năm 1969, đã bị đập phá ngay năm 1975 khi quân đội miền Bắc tiến vào miền Nam. Linh mục Phan Văn Lợi kể lại.

“Kể từ năm 1968, mỗi năm người ta vẫn đến để cúng vái, cầu nguyện nhân dịp Tết. Riêng bên Công Giáo, tại giáo xử Phủ Cam, mỗi năm dành ngày mồng Mười Tết để toàn thể giáo dân lên đó cầu nguyện. Nhưng đến năm 1975, sau khi chiếm được miền Nam, Cộng Sản đã phá ngay tấm bia dựng ở phía sau và phá hai bàn thờ nằm ở phía trước. Từ đó về sau, người ta có đến cũng chỉ đến trong âm thầm lặng lẽ hoặc cá nhân mà thôi, không dám công khai.”

Liệu, việc huỷ hoại những chứng tích ấy có thể che dấu sự thật đã xảy ra tại Huế, khi người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ, đã hát hay đã đọc các chứng tích khác, được ghi lại qua âm nhạc, văn chương và báo chí?

Mậu Thân 1968, những gì xảy ra cho người đã khuất, sẽ còn mãi trong lòng người đang sống. Biến cố ấy sẽ không trôi qua trong quên lãng.

Quí vị vừa theo dõi bài thứ tư trong loạt bài tưởng niệm biến cố Mậu Thân 1968 tại Huế. Trong phần sau, cũng là phần cuối cùng, biên tập viên Thiện Giao sẽ có bài tổng kết lại những con số, các tài liệu liên quan đến số nạn nhân trong biến cố Mậu Thân. Trình bày lại các số liệu ấy cũng là một cách để đặt lại câu hỏi: đến bao giờ, nạn nhân của biến cố Mậu Thân sẽ được trả lại công lý và công bằng?


 
Tội ác CSVN - Tết Mậu Thân 1968 (Bài 5)





“Ai Đã Giết Người Dân Huế?” Câu Hỏi 40 Năm Chưa Trả Lời 
 

Thiện Giao, phóng viên đài RFA

Hôm nay, chúng tôi xin trình bày bài cuối cùng trong loạt bài gồm 5 phần, do biên tập viên Thiện Giao thực hiện, trong chương trình Tưởng Niệm Cuộc Thảm Sát Mậu Thân tại Huế năm 1968. Trong 4 phần trước, chúng tôi đã lần lượt điểm qua các giai đoạn của cố đô những ngày trước, trong và sau cuộc thảm sát.

Nhiều ngàn người Huế đã bị giết trong vòng chưa đầy 1 tháng phía quân đội Bắc Việt chiếm đóng Huế. Cuộc thảm sát chỉ kết thúc khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà và Hoa Kỳ tiến đánh, vãn hồi an bình cho Huế ngày 24 tháng Hai với đỉnh điểm là hai trận đánh tại Đại Nội và Kỳ Đài Phu Văn Lâu.
Trong phần trình bày sau đây, qua lời kể của các nhân chứng và cả những người đã từng tham gia Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam lúc ấy, chúng tôi sẽ đặt lại câu hỏi: cuối cùng thì, ai sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát Mậu Thân. Xin theo dõi qua phần trình bày của Việt Long.

Các nạn nhân xấu số

Cuối cùng, mặt trận Mậu Thân 1968 tại Huế cũng chấm dứt. Ngày 25 tháng Hai năm 1968, những lực lượng cuối cùng của phía Bắc Việt bị đẩy lui ra khỏi thành phố. An bình được vãn hồi. Cờ Việt Nam Cộng Hoà được kéo lên trên tháp Kỳ Đài Phu Văn Lâu thay cho cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chễm chệ giữa cố đô trong hơn 3 tuần trước đó.

Nỗi kinh hoàng đối với dân Huế qua đi, nhưng trong lòng họ, vẫn còn nỗi đau. Người còn sống vẫn đau với vết thương chưa lành, trong khi người đã khuất vẫn chưa được giải oan. “Vết thương đó vẫn chưa khô máu, vết sẹo đó mỗi lần trái gió trở trời vẫn đau xót xa.”

Cho đến nay, chưa bao giờ chính quyền Hà Nội chính thức lên tiếng giải trình những thảm sát xảy ra cho Huế mùa Xuân năm 1968. Nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến cuộc thảm sát kinh hoàng này: Ai sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng trong Biến Cố Mậu Thân? Những cuộc thảm sát xảy ra trong hoàn cảnh nào? Các nạn nhân xấu số đã bị giết ra sao?

“Theo những báo cáo của các cuộc cảnh sát các xã thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, do các xã báo cáo, khoảng 5,300 nạn nhân bị chôn sống tại tỉnh Thừa Thiên.” (Nguyễn Phúc Liên Thành, Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên)

Theo những báo cáo của các cuộc cảnh sát các xã thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, do các xã báo cáo, khoảng 5,300 nạn nhân bị chôn sống tại tỉnh Thừa Thiên.

Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm tìm được là các mồ chôn tập thể. Trong 22 địa điểm này, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau tết, chúng tôi lập Hội Gia Đình Nạn Nhân Cộng Sản trong Tết Mậu Thân. Các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Người ta ước tính vào khoảng 6,000 người. có nhà báo ước tính 5,000. Chúng tôi cho con số 5 đến 6 ngàn là không sai lệch lắm đâu.

(Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân Biểu khu vực Thừa Thiên)

Thủ phạm của vụ thảm sát

Nhiều nguồn dư luận được đưa ra, liên quan đến thủ phạm của vụ thảm sát. Có người nói rằng, chính những thành phần thiên Cộng tại Huế, đa số là sinh viên, đã thoát ly lên mật khu năm 1966 trong các phong trào sinh viên tranh đấu phải chịu trách nhiệm. Trong số này, những tên tuổi được nhắc đi, nhắc lại gồm có Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Văn Hảo.

Thật sự, một số thành viên trong nhóm này đã về lại Huế trong những ngày Mậu Thân. Điều này được khẳng định bởi ông Nguyễn Phúc Liên Thành, vào thời điếm 1968 là Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên.

“Năm 1966, như Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân… đã vượt thoát lên mật khu, đã xâm nhập vào thành phố Huế trong thời gian đó.”

Trở về Huế, họ có tham gia vào các cuộc thảm sát trong 25 ngày thành Huế thất thủ? Ông Nguyễn Phúc Liên Thành tin rằng, trên thực tế, trong thành phần sinh viên trở về Huế, một số người đã thực hiện các vụ hành quyết, nhưng chỉ là một số rất ít, vì tư thù cá nhân.

“Trường hợp đó chỉ là 1 phần trăm. Như trường hợp các sinh viên tranh đấu cũ, nay trở lại, vì thù hận bạn bè, nay mang ra xử và chôn sống, nhưng rất ít, chỉ khoảng 1 phần ngàn.”

Trong khi đó, ông Lê Văn Hảo, từng là Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên – Huế vào thời gian ấy, khẳng định về sự vô tội của ông.

 
 

Các quan tài của những nạn nhân chưa nhận dạng nằm trong một trường học tại Huế,
Tết Mậu Thân, 1968. Photo courtesy of Wikipedia.

“Đó không phải là sự thật lịch sử. Tôi chỉ là một con tin trong thế kẹt, phải nhận một chức vụ để bảo tồn sự sống còn để mong có ngày về với vợ con thôi. Chứ tôi nói thật, trong Tết Mậu Thân, vai trò của tôi hoàn toàn thụ động, chỉ ngồi trên núi thôi. Lâu lâu, các ông lãnh đạo, như Trần Văn Quang, ghé qua thăm, an ủi là thôi, sự việc diễn tiến như vậy thì mình đi theo Cách Mạng thôi.”

Ông Hảo, trong cuộc trả lời phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do hồi năm 2006 cũng nói về vai trò bù nhìn của Mặt Trận Giải Phóng.

“Khi lên trên núi, tôi biết ngay Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam chỉ là một trò bịp bợm, một tổ chức hữu danh vô thực của Cộng Sản thôi, do Hà Nội chỉ đạo. Mà họ có dấu điều đó đâu.”

Ai chịu trách nhiệm?

Như vậy, thì câu hỏi là: Ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho những cái chết oan khuất của nhiều ngàn người Huế cách đây 40 năm? Trước khi thử tìm cách đi vào trả lời câu hỏi này, hãy nghe những phát biểu nói về cố gắng che dấu, hay chính xác hơn, xúc phạm vào nỗi đau của các nạn nhân, từ phía chính quyền Hà Nội. Nhà báo Vũ Ánh, nguyên phóng viên chiến trường Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 nhớ lại.

“Một bản tin của đài Giải Phóng mà về sau tôi nghe được qua kiểm thính của nhân viên của đài (Truyền Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà) thì họ nói đó là cảnh sát và quân đội VNCH khi thua, rút đi thì làm điều đó. Chuyện đổ vạ là điều bình thường của Cộng Sản từ trước đến giờ. Nhân chứng vẫn còn sống đây thôi, cả trong lẫn ngoài nước. Họ không thể xoá được những điều ấy.”

Trong những trận đánh tại chiến trường Huế, người dân cố đô đã chọn cho mình phía bên nào? Một trung uý tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân đã tham gia trận tái chiếm Huế, ông Trần Tiễn San, kể lại:

“Lúc đánh ở Vỹ Dạ, lực lượng chính của Việt Cộng không còn nữa. Nhưng khó đánh vô cùng. Mình tiến từ nhà này qua nhà khác, nhà thì có kẽm gai, bờ tường. Mình bên này thì dân chúng bên kia thấy là họ đâm đầu họ chạy qua. Không biết làm sao. Dân thì ở giữa làn đạn. Mà họ thấy mình thì họ đâm đầu chạy qua.”

Câu hỏi lại được đặt ra lần nữa: Ai đã giết người dân Huế năm 1968?

“Người chịu trách nhiệm cuối cùng về vụ thảm sát

Vụ này không do một cá nhân nào chủ trương, không do một sự tình cờ hay hoàn cảnh bó buộc nào bắt buộc phải làm như vậy cả. Đây là chủ trương của Hà Nội, là dùng bao lực cách mạng trấn áp dân Huế. Hà Nội tin là khi họ chiếm Huế, người dân Huế sẽ nổi dậy theo họ. Đó là một đánh giá sai lầm.

Người Huế sợ cộng sản vô cùng. Vô cùng sợ. Khi Việt Cộng tràn vào Huế, họ đến đâu, dân chúng bỏ chạy đến đó. Mà chạy thì họ bắn. Đó là sự thật không hề nói thêm một lời nào hết. Những ai sống tại Huế thời đó điều biết.”

Họ đã bị giết trong hoàn cảnh nào?

“Năm 1972, tôi bắt được một trung tá Việt Cộng, tên Hoàng Kim Loan, là thành uỷ viên hoạt động bí mật tại Huế 20 năm. Tôi hỏi: tại sao các anh thảm sát đồng bào Huế man rợ đến như vậy? Thì Loan nói đây là chủ trương bạo lực Cách Mạng của cấp trên chỉ thị. Thứ hai, khi trên đường rút lui, do không thể đem theo tù nhân, nên phải giết. Loan nói, người Cộng Sản chúng tôi có chủ trương thà giết lầm còn hơn bỏ sót.”

Và, họ đã bị giết ra sao?

“Tôi hỏi tại răng không bắn họ, cho họ viên đạn còn dễ hơn lấy búa, dùng vật cứng đập đầu họ và đẩy xuống hố. Loan nói: Đạn chúng tôi để bắn Mỹ Nguỵ. Đạn đâu để bắn những đám người như vậy.”

Một vết thương chưa lành

Rồi đến năm 1975, khi quân đội Bắc Việt tiến vào miền Nam, một lần nữa, những người đã khuất vẫn không được yên nghỉ. Nghĩa trang trên núi Ba Tầng, còn gọi là núi Bân, nơi an táng khoảng 400 thi hài tìm được nơi Khe Đá Mài vùng Đình Môn Kim Ngọc tháng 9 năm 1969 bị đập phá cả tấm bia và các bàn thờ. Linh mục Phan Văn Lợi kể lại.

“Năm 1975, sau khi chiếm được miền Nam, Cộng Sản đã phá ngay tấm bia dựng ở phía sau và phá hai bàn thờ nằm ở phía trước. Từ đó về sau, người ta có đến cũng chỉ đến trong âm thầm lặng lẽ hoặc cá nhân mà thôi, không dám công khai.”

Đã 40 năm trôi qua kể từ Biến Cố Mậu Thân 1968, vụ thảm sát vẫn là một vết thương chưa lành, vẫn còn là đau mỗi khi trái gió, trở trời. Người dân Huế sẽ vẫn tiếp tục sống, tiếp tục vươn lên, đó cũng chính là cá tính của người dân đất thần kinh.

“Thân nhân bị mất, tài sản bị mất, trong một hoàn cảnh như vậy, nhưng người Huế khi nào họ cũng cố gắng vươn mình lên để sống. Thành ra, đời sống ở Huế trở lại rất là nhanh. Khoảng 5, 6 tháng sau, đời sống trở lại bình thường.”

Riêng đối với người dân Huế, với sông Hương, với núi Ngự, với Nam Dao, với thành vách kinh thành cũ, mùa Xuân 1968 vẫn luôn luôn là một ngày đại tang. Đến bao giờ, công lý và công bằng sẽ được trả lại cho người đã chết?

Đến đây là kết thúc bài thứ 5, cũng là bài cuối cùng trong chương trình phát thanh tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế năm 1968. Tưởng cũng xin nhắc lại những gì đã được trình bày trước đây, cuối cùng, sẽ không một ai có đầy đủ thẩm quyền để trả lời câu hỏi: ai, bằng cách nào, và tại sao đã giết nhiều ngàn người Huế chỉ trong vòng vỏn vẹn chưa đến 1 tháng?

Có lẽ, chỉ có người dân Huế, với tư cách là nạn nhân của thảm kịch, mới có quyền đòi hỏi công lý, đòi hỏi sự phán xét, và cả quyền đưa ra những lên án. Loạt bài tưởng niệm Biến Cố Mậu Thân tại Huế, xin hãy được xem là một nén hương, được thắp lên, để tưởng niệm những người đã chết, và cũng để chia buồn cùng tất cả những thân nhân đang còn sống, trong một biến cố đã bị chính quyền Hà Nội giữ kín gần nửa thế kỷ qua.





 
 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.