Những Ngày Giỗ.
Thằng bé đứng dưới mái hiên gian nhà lợp ngói cũ âm dương yên lặng tựa cột một mình ngước mắt nhìn trời. Mưa rơi và gió lạnh. Làn mưa thướt tha làm ướt sũng những tàu lá dừa, mấy cây bưởi cây cam, cây lựu, những khóm bông trang màu đỏ màu trắng, những khóm đinh lăng và những khóm cây trạng nguyên màu đỏ không bao giờ đơm bông chỉ trổ lá những lúc xuân về.
Thằng bé áng chừng hiện giờ vào độ tháng hai. Tết đã qua từ lâu. Nó vẫn tưởng hiện giờ vào độ tiết xuân và mùa đông mưa dầm gió bấc đã qua đi. Trẻ con cứ nghĩ một cách ngây thơ( nhưng cũng khá xuẩn) là sau đêm giao thừa, tiếng pháo tiếp tục nổ đì đùng là đã bắt đầu xuân mà chẳng biết khoa học địa dư cho biết mùa xuân bắt đầu tháng tư dương lịch. Thằng bé đứng dựa cột dưới hàng hiên nhìn mưa rơi chính là thằng tôi, cách nay đã ngoài sáu mươi năm, hiện giờ ngoài bảy mươi, suýt soát bảy mươi lăm.
Đứng dựa cột dưới hàng hiên nhìn mưa rơi, vào thời buổi ấy tôi lên năm tuổi, cái tuổi ngu ngơ khờ khạo, chỉ mới biết đánh vần học chữ quốc ngữ, đánh vần học vần xuôi, chưa biết không biết ráp chữ vần ngược:Ỳ Bà đi ra thì cô đã vô. Bà về bà ngủ mê đa. Cà rá cô mi đã cho ta. Cà ri gà đủ thứ vị. Gà mẹ đá gà cồ xỏ lá. Đá cá quá đá gàỲ. Thấy vậy, cha tôi bắt tôi phải học chữ Ỳ An Nam Ỳ tức chữ Nho, tức chữ Hán.Để bắt đầu học chữ gọi là chữ thánh hiền, tôi phải chịu phép vỡ lòng khai tâm, giết một con gà trống luộc, một chai rượu trắng. Ngày lễ khai tâm học chữ An Nam, tôi phải khép nép xì xụp lạy trước Ỳ Vạn Thế Sư BiểuỲ tức Khổng Tử, ông thánh chí tôn trong đạo Nho. Chưa bao giờ tôi đặt một câu nghi vấn: học chữ An Nam để làm nên công to chuyện lớn gì khi nền văn hóa Hán học suy tàn mai một. Trong lúc đang xì xụp lễ đức thánh hiền, tôi thoáng thấy có ông anh cả(lớn hơn tôi những mười hai tuổI, lớn hơn một con giáp) cúi xuống chõ miệng sát vào tai tôi thì thầm tuy phát âm nhỏ nhưng rất rõ:
Hán(g) rộng lòi nho.
Qua ngày hôm sau, tôi lẽo đẽo theo cha tôi bắt đầu khai tâm học chữ Hán. Thầy đồ( tức cha tôi) trịnh trọng bảo tôi:
Phải đọc thuộc lòng đọc thông suốt ba ngàn chữ tam thiên tự mới có thể xem các sách người xưa được.
Hằng ngày, tôi đọc vanh vách như một cái máy những chữ An Nam tôi vừa mới học. Những chữ như sau:
Thiên là trời, địa là đất, tử là mất, tồn là còn, tử là con, tôn là cháu, lục là sáu, tam là ba, gia là nhà, quốc là nước, tiền là trước, hậu là sau, ngưu là trâu, mã là ngựa, hỏa là lửa, nha là răng, nguyệt là trăng, thố là thỏ, khuyển là chó, đương là dê, gia là nhà, quốc là nước, hành là đi, tẩu là chạy, bái là lạy, quỳ là quỳ, khứ là đi, lai là lại.
Cha tôi lại bảo:
Những chữ An Nam không được vứt trên đống rác bởi đó là những chữ của thánh hiền. Tờ giấy lịch được in ngày tháng năm không được vất ném tứ tung mà phải đốt cháy trong bếp lửa.
Tôi đã từng trông thấy cảnh chướng tai gai mắt không nén nhịn được nên buột miệng:
Con thấy thiên hạ dùng giấy chữ An Nam để gói hàng.
Mặc kệ thiên hạ. Khi thấy chữ An Nam rơi vãi trên đất, con nên lượm gói xếp cẩn thận rồi đem đốt, vứt ngoài đống rác, mang tội.
Rồi người cha bắt tôi học thuộc lòng những bài thơ bằng chữ An Nam, ý quên, những bài thơ chữ Hán, tuyệt nhiên ông không giải thích không chú thích những bài thơ chữ Hán ấy bằng tiếng Việt, như thể tôi đã hiểu đã biết thông suốt những chữ Hán ấy rồi. Rõ thật khổ!
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
Mãi về sau, khi nghiêm đường đã quá vãng, tôi mới vỡ lẽ ra rằng hai bài thơ ấy là của Trương Kế và của Vương Hàn.
Độ một năm sau, việc học chữ An Nam tôi thực sự chẳng thấy tiến bộ gì. Vả, tình trạng văn hóa An Nam ngày càng mai một lần mòn chết dần, thiên hạ người người đua nhau học tiếng Pháp nên nghiêm đường cũng nản đành bỏ cuộc chơi nghỉ dạy.
Ỳ Hán học ngày nay đã thải hồi.
Nghiêm đường phóng chữ nét tinh khôi.
Ngày nay học nếp văn minh mới,
Trải chiếu trăng hè ngắm cuội chơi.Ỳ
Cha tôi tiếp tục đọc báo Tràng An. Tình hình thế giới bắt đầu biến động loạn lạc. Thế giới đại chiến lần thứ hai bùng nổ. Nước Đức do Adolph Hitler lãnh đạo tuyên chiến với nước Pháp và nước này bị thua cuộc bị chiếm đóng lãnh thổ dễ dàng. Tràng An báo do thống chế Pétain làm tay sai, triều đình Huế cũng đua nhau làm tay sai, suốt ngày ra rả loan tin rùm beng quân phát xít Đức bị giết lên tới hàng trăm nhân mạng, quân Pháp bị giết bị thương đáng kể: vài người.Nên nhớ rằng nước Việt Nam vốn là thuộc địa của nước Pháp, mẫu quốc bèn sai quan Toàn Quyền ở Sài Gòn chiêu dụ các thanh niên vốn ít học dốt nát soạn theo Ỳmẫu đơn đặt hàng Ỳđăng lính, mang danh nghĩa đi chinh phạt bọn xâm lăng phát xít Đức. Một nhóm văn nô An Nam cũng theo lệnh Ỳ đơn đặt hàng Ỳ xúm nhau sáng tác một bài thơ sáu chữ tám câu ngụ ý công khai lên án bọn phát xít Đức đồng thời ca tụng xiển dương mẫu quốc bị nước ngoài xâm lăng. Thơ rằng:
Hỡi anh em bạn tùng chinh,
Vì sao nước Pháp hưng binh phen này:
Chỉ vì nước Đức cố gây,
Muốn làm bá chủ đông tây một mình.
Vào thuở tôi học lớp Đồng Ấu tức lớp Năm tức lớp sơ cấp trường làng Vĩnh Điềm, đi tới trường tới lớp, tôi thật sự chơi nhiều hơn học. Thầy giáo lớp chúng tôi là vị hương sư Nguyễn công Giáo( mãi về sau tôi mới được biết họ và tên vị hương sư ấy), thầy thường nói về bài thơ sáu chữ tám chữ Ỳ Hỡi anh em bạn tùng chinhỲ ấy. Nhưng Ỳtùng chinh Ỳ là gì nhỉ? Theo tôi hiểu, Ỳ tùng Ỳ là theo, như Ỳ tùng phụ Ỳ là theo cha; tại gia tùng phụ: lúc còn con gái thì ở nhà theo cha; xuất giá tùng phu: lấy chồng thì theo chồng; ở đây Ỳ tùng chinh Ỳ là theo đánh giặc. Bài thơ Ỳ Hỡi anh em bạn tùng chinh Ỳ chắc hẳn khá dài, nhưng tôi chỉ nhớ vỏn vẹn mỗi bốn câu thơ lục bát ấy. Tôi suýt quên, đại tướng Pháp Charles De Gaulle sau khi bị quân phát xít Đức xâm chiếm toàn bộ nước Pháp đã đào vong trốn sang nước Anh Cát Lợi đợi ngày tái chiếm quốc gia bị tạm chiếm( đổ bộ tại Normandie).
Tháng hai để lại trong tôi nhiều kỷ niệm dai dẳng về những ngày giỗ trong họ tộc: ngày giỗ ông sơ tôi, hình như nhằm ngày 25 tháng giêng âm lịch; ngày giỗ bà nội tôi, nhằm ngày 30 tháng chạp âm lịch tức ngày cuối năm âm lịch và ngày giỗ của ông nội tôi, tức nhằm ngày 27 tháng hai âm lịch. Ngày giỗ ông sơ tôi, cha tôi chỉ cúng tưởng nhớ tổ tiên ông bà một cách đơn giản. Tôi nhớ nhất vào ngày húy kỵ ông sơ, lễ vật không có gì dâng cúng, mẹ tôi chỉ làm một mớ mì được chế biến bằng bánh tráng nhúng nước mềm, xắt nhỏ và mỏng, trộn với thịt xào và tôm tươi. Đơn giản chỉ có thế, nhưng sau khi cúng tất, dĩa mì xào được đem xuống trên bàn ăn chuẩn bị xong xuôi cho bũa cơm trưa, ấy thế mà tôi được lễ vật là mì xào thưởng thức một cách rất ngon lành, nhưng mùi vị thơm ngon món mì xào của ngày giỗ ông sơ tôi từ lúc hoa niên thiếu thời sẽ không bao giờ trở lại nữa.
Tôi vẫn biết và tôi vẫn nhớ ngôi mộ của bà nội đích của tôi. Tại sao tôi có bổn phận phải gọi một cách kiêng nể là Ỳ bà nội đích Ỳ nhỉ? Họ và tên của bà là gì, sống với ông nội của tôi được bao nhiêu năm và bà mất vào năm nào, bà thọ được bao nhiêu tuổi, tôi hoàn toàn mù tịt lai lịch gốc gác của bà, chỉ biết ngôi mộ bà nằm tại một khu đất khá cao và khá khô ráo tại làng Vĩnh Xuân: gò Tràm. Tôi nghĩ Ỳđích Ỳ là lớn, như cháu Ỳđích tônỲ, là cháu nội lớn của ông hoặc bà nội, kẻ chịu tang trở khi hai ông bà nội qua đời, chịu thừa kế lo chu toàn ngày húy kỵ cúng giỗ, lẽ dĩ nhiên còn có bổn phận trông coi gia tài vườn tược đất đai ruộng nương. Bà nội Ỳ đíchỲ tôi đoán chừng là bà nội lớn, người đàn bà đầu tiên ông nội kết hôn. Ròi tôi lại nghĩ xa hơn: bà Ỳ đích mẫuỲ, tức là người đàn bà đầu tiên được người cha kết duyên làm vợ.
Rải rác đó đây có những ngôi mộ, nhưng chỉ có ngôi mộ của bà nội đích là đồ sộ và bề thế nhất, trông như ngôi mộ lớn của người Hời, vừa dài , vừa to rộng bề ngang, được xây bằng đất vôi, trước kia mộ được xây bằng vôi có tẩm mật cho chắc chắn. Không có xi măng để xây vì thời ấy chưa có xi măng. Ngắm nhìn ngôi mộ nằm bất động yên lặng, tôi có cảm tưởng người chết đang nghe con cháu nói năng chuyện trò, không hiểu bà nội đích có hiểu ngôn ngữ của trần gian? Xa hơn nữa là khu vực của một dòng sông tôi không biết tên nhưng tôi áng chừng dòng sông chắc phải là rất rộng rất sâu, quanh bờ sông toàn bụi dừa nước chà là không ngớt đêm ngày cuốc hè rái cá gọi kêu inh ỏi điếc tai, trong lòng tôi dấy lên một mối lo sợ vẩn vơ. Ngày giỗ của bà nội đích, thật tình tôi chẳng biết, chẳng nhớ, tôi chỉ nhớ một bài viết có nội dung ngắn, thuật lại chuyện thờ cúng tổ tiên một ngườI làm hành tẩu ở kinh đô. Nội dung câu chuyện như sau:
Thờ cúng tổ tiên.
Xưa, có một ngườI đỗ cử nhân, được bổ vào làm hành tẩu trong kinh, nhưng vì nhà nghèo không quen biết ai cho nên mãi không được thăng chức khác. Người ấy làm hành tẩu đến mười ba, mười bốn năm trời, lương bổng không đủ ăn mà muốn về cũng chẳng được. Tình cảnh tuy khổ sở như thế nhưng đến ngày giỗ ông giỗ cha cũng cố dành được ít tiền, mua hương hoa bày lên cúng lễ.
Một hôm, gặp ngày giỗ cha, người ấy đặt lễ vật cúng xong, ngồi ngâm thơ mà khóc. Chợt khi vua vi hành nghe tiếng than khóc, mới vào hỏi chuyện:
- Sao nhà thầy than khóc như thế?
NgườI ấy đáp rằng:
Hôm nay là ngày lễ của cha tôi. Tôi học hành đã đỗ nên được nhưng đã bao nhiêu năm không làm gì vẻ vang cho ông cha, thậm chí đến ngày giỗ cha cũng không có gì mà cúng, cho nên tôi nghĩ mà tủi thân, ngâm mấy câu thơ cho giải buồn.
Vua nói:
Tôi là người làm việc trong Nội, được quen thân với các cụ Thượng; vậy nhà thầy muốn gì, tôi có thể giúp cho nhà thầy được.
Người kia nói:
- Tôi chỉ muốn triều đình cho tôi trở về quê hương làm ăn mà thờ phụng tổ tiên.
Vài hôm sau, người ấy được nhận giấy cho về quê quán. Vừa về đến nhà, người ấy được triều đình gởi cho đi làm quan to.
Ấy cũng vì người ấy có nghĩa với tổ tiên và được hiển vinh.
( Ngày nay, việc đi làm nhà nước chính phủ có hơi khác: đồng lương chết đói, ba cọc ba đồng, làm việc bao năm ròng rã không tăng lương, nếu có tăng chỉ nhỏ giọt, không y tế bảo hiểm sức khỏe; nếu bị đuổi khỏi việc, không có chính sách trợ cấp thất nghiệp).
Tôi gọi bà nội là...bà nội, không gọi là Ỳ bà nội đíchỲ, vì bà nội đây là bà nội chính thức do ông nội tôi sau khi bà nội đích mất đã tục huyền một người đàn bà khác. Họ và tên của bà nội tôi là Lê thị Hớn còn gọi là cụ Thượng tức người vợ chính thức của quan Thượng Thơ hàm chức bộ Lễ. Bà cũng mất khá sớm, trước khi tôi chưa hề sinh ra và lớn lên Tôi nhớ bà nội tôi mất vào ngày cuối cùng tức ngày ba mươi tháng chạp, như thế tôi sẽ có được một ngày giỗ khá tươm tất . Lúc ấy là ngày cuối năm, ruớc lễ trừ tịch, tống cựu nghinh tân, đuổi năm cũ năm làm ăn xui xẻo rước cái mới cái may mắn hạnh phúc từ ngõ vô nhà. Tôi lấy làm thích thú sung sướng khi thấy gia đình mọi người từ già đến trẻ đều quây quần xúm xít trước bàn thờ trầm hương nghi ngút trước lễ rước gia tiên. Tôi thấy họ hàng người đã khuất trước tối ba mươi đều hiện diện. Tôi đặt câu hỏi một cách ngây thơ:
Bà nội đích có về với bà nội của chúng con vào ngày giỗ của bà nội không, hở Bác?
Nghiêm đường trả lời suông sẻ, chóng vánh, như thể ông ta đã biết trước những câu hỏi do đứa con:
Tao đã nhắc chừng rồi, đã mời luôn thể cả hai bà cùng dự. Cả hai bà cùng dự, cùng vui chớ sao.
Chiều ba mươi, đêm trừ tịch, gia đình mọi người xum xít chung quanh bếp lửa đặt thùng bánh tét bánh chưng đang sôi sùng sục. Trên mâm cỗ bàn, tôi thấy những hộp bánh, những lọ mứt được bày ra được sẵn sàng chưng dọn như bánh thuẫn, bánh kẹp, bánh bông lan, những lọ mứt khô mứt dẻo mẹ tôi chuẩn bị làm từ trước: mứt gừng( gừng củ và gừng xắt lát), mứt khoai lang xắt lát, mứt bí, mứt dừa khô xắt lát, mứt hạt sen; mứt dẻo: mứt thơm, mứt chanh, mứt khế; những trái cây khô như táo, hồng. Riêng tôi khoái khẩu nhất là me già lột vỏ ngâm đường. Sau ngày Tết, những lúc đi đánh cò con lục cục xóc dĩa ở chợ về, trước tiên bao giờ tôi cũng viếng hũ me ngâm đường và tôi cũng hiểu tại sao hũ me ngâm đường bao giờ cũng hết trước tiên, có lẽ bởi me ngâm đường vừa ngon vừa ngọt lại vừa dòn hợp khẩu vị. Tôi cũng không rõ tại sao cha tôi lại không lấy gì làm sỡ thích ở me ngâm đường. Người chỉ thích những điếu thuốc vấn bằng giấy quyến mỏng dính và thuốc Cẩm Lệ, một địa danh chuyên sản xuất thuốc lá ở tỉnh Quảng Nam. Ngày xuân ngày Tết, ông chỉ có một niềm vui, một thú vui độc nhất để thưởng thức: ăn bánh tét, bánh chưng, uống trà Tàu ướp sen ướp hoa sói hoa cúc, và nhất là thưởng thức ngắm nghía những chậu hoa xuân vừa kịp nở đúng thì. Cha tôi mê nhất trong các loại hoa như hoa mai, hoa vạn thọ, hoa mồng gà, thược dược nhưng người để ý chăm chút nhất là cúc. Cúc tần ô, cúc vạn thọ, cúc đại đóa, cúc kim, cúc mâm xôi, vân vân. Thấy người cha chăm sóc tận tình những chậu cúc nhỏ bằng sứ sành màu xanh lục nhất là vào những đêm mưa dầm gió bấc sợ nước sông dâng cao ngập nước chết cúc, người cha ra lệnh người con trai lớn phải đội nón lá hì hục khuân từng chậu cúc đặt lên lan can bằng xi măng như thế tôi nghĩ an toàn hơn. Thấy cái thú chơi hoa dày công phu của người cha như thế, tôi thầm nghĩ trong bụng: yêu hoa thì có thích hoa thật, nhưng tôi không mê. Tôi nghĩ cần phải nói thêm nói về những chậu hoa cúc: ban đêm lúc trời vừa tối, cha tôi bảo tôi thắp cây đèn dầu hỏa ra bắt giết những con bọ rầy. Bọ rầy như một phản xạ tự nhiên mỗi khi có ánh đèn ánh sáng thì lập tức bay đến tới tấp, bám vào thân cây cúc và ăn cả lá cúc, giống giặc Châu Chấu về đời Tự Đức. Chỉ một vài đêm, thân cây cúc còn trơ những gân lá. Bọ rầy cũng khôn ra phết: không bao giờ ăn những gân lá.
Sau nhiều buổi bận bịu chùi đồ đồng những ngày sắp Tết, tôi phải thành thực mà nói với người anh tôi là khá vất vả. Tôi nghĩ cha tôi quan niệm rằng Ỳ nhàn cư vi bất thiệnỲ. Sau ngày đậu xong văn bằng tiểu học, anh tôi không có việc làm, suốt ngày chỉ biết dạy học tôi qua môn Pháp văn và Toán Pháp. Sáng: học. Trưa: học. Chiều: đánh quần đánh áo đi chơi, bỏ mặc đứa em cắm đầu cắm cổ học thuộc một đoạn Pháp văn, hoặc loay hoay hì hục giải đáp những bài tính đố theo tôi nan giải. Nan giải là khó giải quyết một đáp số nhưng không có nghĩa là không thể có một đáp số. Khó thì khó nhưng không thể không có đáp số.
Tôi còn nhớ một bài Tập Đọc lớp Tư tức lớp Dự Bị sách Quốc văn Giáo Khoa Thư nói về một ngày giỗ gia đình trong đó có một đoạn như sau:
Ngày giỗ.
Trên bàn thờ đồ đồng đồ sơn bóng lộn, đèn nến sáng choang, khói hương nghi ngút trông thật nghiêm trang.
Thầy tôi đứng ở trước, châm một nắm hương, cắm vào bình hương, lạy hai lạy, rồi quỳ xuống, hai tay chắp ngang trán miệng lẩm nhẩm khấn. Thầy tôi khấn và lạy xong thì liên tục những người trong họ vào lễ. Lễ xong, được một lát thì cỗ trên bàn thờ được dọn xuống, cả nhà tụ họp ăn uống rất vui vẻ.
Tuy còn nhỏ, tuổi còn vô tư ngây thơ hồn nhiên trong sáng, tôi vẫn chất chứa nuôi dưỡng một hoài nghi một thắc mắc cho đến lúc khôn lớn biết nhận xét. Vào ngày giỗ ông bà nội tôi, cha tôi phải cúng, phải khấn vái, phải quỳ lạy, giòng họ chú bác cô dì thím đượng bác họ gần xa mỗi khi nhằm ngày giỗ kỵ ông bà nội tôi, lúc tới nhà từ đường đều phải khấn vái quỳ lạy răm rắp, không sai không thiếu người nào, ngoại trừ một biệt lệ: mẹ tôi cùng mấy người con không kính lạy những người đã khuất. Riêng mẹ tôi, tôi thông cảm được, hiểu được mẹ tôi vì người đã quá bận. Ngày cuối năm tháng chạp, mẹ tất bật từ sang sớm đến chiều tối, phải lo lễ vật cúng kính tươm tất, áo quần xốc xếch lôi thôi luộm thuộm khổng thể đứng trước lạy tổ tiên, rước ông bà, và nhất là lạy bà mẹ chồng được. Tôi nghĩ cha con chúng tôi đều hiểu và đồng thông cảm. Riêng ông anh tôi thì tìm đường lẩn tránh cái cảnh phải lạy ông nội. Riêng ba bà chị gồm ba người một khi bắt đầu buổi lễ thì y như rằng ba người đều rút lui có trật tự có lớp lang vào buồng trong chuyện trò rỉ rả, giả tảng như không biết lạy như chưa biết lạy ông nội chúng tôi. Riêng cha tôi phải chú mục vô việc cúng lễ, không mấy quan tâm con cháu việc bái lạy, nếu có lạy để con cháu tưởng nhớ chỉ không đầy một phút cũng phải cũng tốt, nếu không lạy thì thôi chẳng sao cả. Suốt mấy mươi năm nay, việc thờ cúng tổ tiên của cha mẹ tôi, không thiếu một ngày, cha tôi hoàn toàn nương cậy tài quán xuyến đảm đang trong việc thờ cúng giỗ chạp của người phối ngẫu, biết ơn một cách thầm lặng mặc dù không tâng bốc nịnh hót không khoe mẻ. Chỉ mỗi một kỷ niệm duy nhất kỷ niệm độc đáo nhất mà tuổi trẻ của tôi không bao giờ quên của cha tôi. Độ ấy vào khoảng năm 1948-49, chiến cuộc Việt Nam còn trường kỳ còn tan hoang đổ nát, cơ ngơi nhà cửa của cha mẹ chúng tôi bị bom đạn dội phá tan hoang thành bình địa, chỉ còn một gian nhà độc nhất che mưa đụt nắng là gian nhà dưới, mái ngói âm dương quanh năm ám khói bồ hóng nhện giăng chằng chịt, không có cửa sổ chỉ một cánh cửa lớn độc nhất ra vào.
Tôi cũng xin thưa cho rõ thêm tình hình chiến cuộc Việt Nam vào thời buổi ấy. Lúc ấy miền Trung bị tạm chia cắt làm ba lãnh địa phân biệt; cả ba lãnh địa không còn liên lạc gì với nhau, chẳng khác chi hai vùng chiến tuyến phân biệt song Gianh của hai họ Trịnh Nguyễn, ba tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên; Nam Nghĩa Bình Phú, Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên. Quê ngoại chúng tôi là lãnh địa của Bình Trị Thiên thuộc vùng kiểm soát của Việt Minh Cộng sản nên cả chúng tôi mất liên lạc tin tức kể từ dạo nọ. Trước năm 45, gia đình chúng tôi thỉnh thoảng cũng có liên lạc với những người thân thuộc mẹ tôi, đặc biệt là cậu Phan văn Thừa, em ruột mẹ tôi. Cău Thừa làm thư ký bưu điện tỉnh Thừa Thiên, lâu lâu cậu cho biết tình hình sinh hoạt nơi gia đình, nơi ăn chốn ở của mấy ngườI con.
Nếu trí nhớ của tôi không đến nỗi phải lú lẫn nhớ trước quên sau, vào thời kỳ tôi đang theo học lớp Tư sơ học trường làng Vĩnh Điềm. Vào một buổi chiều tan học, tôi thong thả cặp sách vở về nhà, vừa đi vừa chuyện trò với mấy đứa bạn học cùng lớp ở tận xóm Bến Đò, tức xóm Kim Bồng. Vừa về tới nhà, tôi chợt nghe mẹ tôi loan báo một tin dữ: bà ngoại tôi vừa mới thất lộc tại tỉnh quê nhà. Tin tức cho biết rất ít về cái chết của bà ngoại, bà ngoại già yếu, lâm bệnh vài hôm không ăn uống gì được rồi chết. Bà ngoại tôi thọ được bao nhiêu niên kỷ, tôi cũng không biết, tôi chỉ nhớ rành rành tựa đinh đóng cột là ngoại mất nhằm ngày mười bốn tháng bảy âm lịch, chỉ trước một ngày Đại Lễ Vu Lan tức ngày rằm tháng bảy âm lịch. Trẻ con như tôi không đủ hiểu biết để hỏi mẹ mộ phần bà ngoại nằm ở vạt đất nào, mà thật sự cha tôi chắc cũng không biết nốt.
Chúng tôi phải có bổn phận để trở, tức là phải để tang cho bà ngoại của chúng tôi. Để tang phải để ở trên đầu, nếu đi ra ngoài phải đeo một thẻ tang nhỏ màu đen gắn ở trước ngực. Mẹ tôi may một giải băng tang màu trắng trên chiếc mũ nỉ xám do anh tôi cho ngày trước lúc anh tôi còn đội đi học từ nhà đến trường tư thục Kim Yến Nha Trang.
Tôi đội mũ nỉ xám nhạt kết băng tang trắng đi học, từ nhà đến trường với Tiến, bạn học cùng lớp. Tôi phải đi men theo vệ đường cái quan, bên phải, dài ước độ hai trăm mét mới tới trường. Lúc ấy, Tiến và tôi đã trở thành một đôi bạn kết thân không biết từ lúc nào, khi đi học cũng như khi tan trường, hai đứa chúng tôi lúc nào cũng đứa trước đứa sau.
Trời trưa, những toán học sinh oắt con lũ lượt kéo nhau ra về, chuyện trò râm rang, gọi kêu ơi ới. Những chiếc xe ngựa giờ này chở hành khách đi buôn đi chợ từ Nha Trang tới tận thôn quê như Phú Vinh, Phú Nông, Xuân Lạc, Xuân Phong, Bình Cang, Chợ Ông Bộ trở về, người nào người nấy chuyện trò rôm rả. Những chiếc xe đò xe buýt khum mui bốn bánh nhãn hiệu Peugeot hoặc hiệu Renault chạy bon bon huýt còi toe toe từ Nha Trang Citadelle- Thành và ngược lại Citadelle Thành- Nha Trang.Thuở ấy, tiếng Pháp, tiếng Tây tiếng u còn rất xa lạ đối với chúng tôi, nên mỗi lần biết được học lóm được một đôi tiếng Pháp, bọn chúng tôi thích ra mặt nên nói tiếng bồi huyên thuyên: mẹt cờ rờ đi(Mercredi), quít xơ măng bông sên( quăng xơ mít bên sông), lê cô lơ me zông lô( trường nhà nước), vân vân. Thỉnh thoảng, thấy có một chiếc xe buýt từ hướng trên Thành xuống Nha Trang, thấy trên quốc lộ Một vắng vẻ không có bộ hành, hai đứa chúng tôi vội vàng ném hai cái mũ, một cái mũ lát, một cái mũ nỉ ra ngoài con lộ để xe buýt...cán! Cái mũ lát của Tiến, bánh xe buýt cán trước, mũ nỉ xám của tôi cán sau, cả hai đều bị cán xẹp lép, nhưng, giải băng tang màu trắng vẫn y nguyên trên chiếc mũ bị bẹp rúm. Xe chạy đã khá xa, hai đứa chúng tôi chạy ra ngoài đường nhựa nhặt mũ, đội lên đầu. Chúng tôi nhác trông thấy một người đàn ông đứng tận bửng xe buýt đang bon bon chạy, quay ngoái lại nhìn chúng tôi đưa tay vẫy vẫy. Ngạc nhiên, tôi hỏi:
Ai vậy?
Tiến mau miệng trả lời:
Anh Hai Huy đó.
Thì ra đó là anh Hai Huy, Hà xuân Huy. Tôi hỏi tiếp, không ngớt thắc mắc:
Nhưng ảnh đi đâu vậy?
Lại một lần nữa, Tiến thông thạo đáp:
- Ảnh bán vé xe buýt Nha Trang- Thành.
Tôi biết anh Hà xuân Huy khá rõ. Ảnh là một thanh niên cao ráo, khỏe mạnh, rất đẹp trai, nhiều thiếu nữ phải lòng thầm yêu trộm nhớ. Ảnh có một giọng ca vọng cổ xuống giọng rất mùi. Anh Huy có gia đình khá sớm, vợ là chị Năm Nuôi, nhan sắc khá , hiền lành, không may mất sớm, ít lâu sau anh Huy tục huyền, tôi nhớ người vợ là chị Bông, làm cô đỡ chuyên đỡ đẻ, nhưng rồi chi Bông cũng chẳng sinh nở đái đẻ gì nên rốt cục hai người chia tay. Chị Bông có chồng khác nên sòn sòn đẻ năm một. Lại một lần nữa anh Huy chắp nối cùng một người đàn bà khác, chị Bèo, vốn đạo Công giáo. Vài năm sau anh Huy chết vì bệnh ung thư.
Chân bước đi trong một thoáng rất nhanh, tôi có một nỗi xót xa ân hận: tôi đã để chiếc xe buýt ngang nhiên cán trên mũ chịu tang của bà ngoại tôi vừa mới mất, giờ này, lúc này, bà ngoại tôi có biết gì đâu, điềm nhiên, thản nhiên nhắm mắt ngủ yên trong lòng đất lạnh. Một lương tâm xót xa bị cắn rứt dằn vật, tôi quyết tâm tự nhủ từ rày về sau không được để xe buýt cán trên mũ như thế nữa, âu cũng là một cách chuộc tội với bậc tiên nhân.
Cùng với thời gian lặng lẽ trôi, một năm qua mỗi năm qua, vào ngày mười bốn tháng bảy, tôi nhớ ngày mãn tang, ngày giỗ đầu bà ngoại, tôi lưu ý nhắc mẹ tôi, nhưng mẹ vẫn nhớ kỹ ngày ấy, tuy không nói lời nào nhưng mẹ tôi tỏ vẻ bằng lòng thằng con hóa ra còn nhớ tới ngày húy kỵ bà ngoại. Cha tôi cũng nhắc mẹ tôi, nhưng điều đáng lưu ý là mẹ tôi không lo tổ chức ngày giỗ bà ngoại. Tôi hỏi thì được mẹ tôi trả lời ngắn gọn:
Đã có các cậu lo cho bà ngoại rồi, khỏi cúng...mệ.
ỲMệỲ ở đây là Ỳ bàỲ, cũng như ỲônỲ ở đây là Ỳ ôngỲ, tiếng địa phương miền Trung, chỉ Huế.
Trước năm 75 trước ngày mất lãnh thổ miền Nam Việt Nam, mẹ tôi thỉnh thoảng một chuyến về Huế miền quê ngoại và cũng là chuyến trở về nhằm ngày kỵ giỗ mẹ của mẹ tức bà ngoại chúng tôi. Lúc ấy, tuy tuổi hạc đã cao nhưng nom mẹ tôi vẫn còn khỏe mạnh, hăng hái, xốc vát, một mình ngồi xe hơi khách ra tận cố đô đất thần kinh. Rồi mẹ tôi thân hành làm bánh trái chuẩn bị cho ngày húy kỵ bà ngoại tôi, các con trai con gái và ngay cả mợ Thừa tức vợ cậu Thừa cũng không được xắn tay giúp cô tức đỡ đần mẹ tôi. Lý do mẹ không muốn Ỳcác côỲlàm hỏng việc rách việc. Mấy người chỉ biết xớ rớ chung quanh bà cô làm việc, lâu lâu bà cô sai vặt, như lau lá chuối gói bánh, bánh chưng, bánh tét, bánh ếch và...kê chiếc đòn ngồi để ngồi gói bánh.
Henri Bergson, triết gia Pháp, sống vào cuối thế kỷ mười chín đấu thế kỷ hai mươi, đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng Ỳ ý thức trước hết là ký ức.Ỳ (Conscience signifie d’abord mémoire). Nhưng cũng chính Bergson lại đề cao vai trò quan trọng thiết yếu của quên. Ông viết Ỳký ức là khả năng quênỲ( La mémoire est la faculté d’oublier). Quên, theo tôi, là chuyện tương đối bình thường, tương đối lành mạnh, nhưng một khi quên xẩy đến khá thường xuyên, sự kiện gì cũng quên thì đó là một hiện tượng khá bất thường, ít nhiều bệnh hoạn. Nhà phân tâm học đầu tiên Sigmund Freud đã giải thích hiện tượng quên một cách sâu sắc khi nói rằng Ỳtôi chỉ quên những điều mà chính tôi không muốn nhớỲ: quên ngày sinh nhật một người cha, quên một buổi hẹn với người bạn gái, vân vân. Cha tôi, từ trước vốn sinh hoạt tâm lý bình thường; những ngày giỗ chạp, những ngày húy kỵ của tổ tiên ông bà cha mẹ, cha tôi nhớ rất kỹ. Ấy thế mà cha tôi lại quên một việc rất ư ngớ ngẩn gần như ...lẩm cẩm: cha tôi quên phức ngày giỗ của bà ngoại, tức nhạc mẫu, tức mẹ vợ của cha tôi. Nhận xét theo tâm lý học, sở dĩ cha tôi quên mất ngày giỗ bà ngoại tôi, có lẽ cha tôi đã đối xử khá lạnh nhạt, khá thờ ơ lúc ngườI còn sinh tiền. Từ khi xuất giá theo chồng, mẹ tôi đã ra đi biền biệt, cha tôi đã không một lời một câu viết thư thăm hỏi bà ngoại, tình trạng sức khỏe nhạc mẫu của chàng rể như thế nào. Mà cũng lạ: có bao giờ cha tôi chịu khó bỏ chút thì giờ viết thư thăm hỏi gia đình bên vợ? Chỉ có một lần duy nhất: hai ông bà đưa cháu ngoại về thăm quê nhà lúc tôi chưa đầy bốn, năm tuổi. Ký ức hoang mang mơ hồ về một mớ hoài niệm xa xôi quê ngoại, đường xe lửa nắng chang chang ngút ngàn bốc khói đen kịt vang động tiếng còi tàu, những ruộng đồng sau vụ gặt khô khan nứt nẻ nắng cháy, thằng bé con lên bốn lên năm đứng tựa cửa ngó mông ra ngoài đồng trời cao đất rộng.
Năm 1963-64, dạy học được 3 niên khóa, vào độ nghỉ hè, tôi bước vô tiệm sách Khai Trí, tiệm sách lớn vào bậc nhất thủ đô Sài Gòn nằm trên đại lộ Lê LợI, xem hiệu sách có những gì có thể mua đọc. Ngắm đi ngắm lại, tôi tôi thấy tại quầy sách có những tác phẩm tôi đã mua đã đọc như la philosophie de Martin Heidegger, L’Ombre de Dieu của Souriau, La Morale de Kant, Vers la Fin de l’ Ontologie của Jean Wahl, Qu’est-ce-que la Métaphysique? và Sein und Zeit cũng của Heidegger. Lân la qua những quầy hàng sách tiếng Pháp, tôi dán mắt vào những tác phẩm loại bỏ túi như L’angoisse, Le Perfectionnisme, Nỗi Lo âu và Tật toàn hảo. Tôi vội mua ngay Le Perfectionnisme, Tật Toàn Hảo.Người Ỳtoàn hảoỲ là le perfectionniste, danh từ giống đực, và la perfectionniste danh từ giống cái.
Người toàn hảo, nói theo tâm lý học là một người hoàn toàn, tuyệt đối không có một khuyết điểm một khuyết tật nào. Một mẫu người lý tưởng gồm đủ mọi đức tính, điển hình là tính sạch sẽ. Người toàn hảo có một nỗi ám ảnh, có cảm tưởng lúc nào tay chân, áo xống và đồ vật môi trường không khí chung quanh...đều bị ô nhiễm lây lan dịch bệnh. Người toàn hảo phải rửa tay thậm chí rửa chân không biết bao nhiêu bận mỗi ngày. Rửa tay, rửa tay và rửa tay. Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh. Theo tâm lý học thì đa số người toàn hảo thuộc giới phụ nữ. Theo tiếng Pháp, bộ phận sinh dục người nữ là le vagin, giống đực, riêng bộ phận sinh dục người nam là la verge, giống cái, kể cũng lạ lùng. Khi người đàn ông có bệnh thì như là người toàn hảo lúc nào chỗ nào cũng bị nhiễm trùng lây lan. Khi bệnh nhân ho, người toàn hảo đưa tay bịt mũi, thậm chí sẽ mang khẩu trang cho chắc ăn. Trong lúc người bình thường không nom thấy mùi vị gì thì người toàn hảo cảm thấy khứu giác rất nhậy, rất dễ đánh hơi. Vào phòng vệ sinh người toàn hảo đã cảm thấy ngay mùi khai của nước tiểu.
Khi còn trẻ, người toàn hảo dường như chẳng mấy quan tâm vấn đề vệ sinh, ngay cả chuyện tình dục chăn gối phòng the. Phương pháp Ỳkhẩu dâmỲ(oral sex) vẫn được người toàn hảo thường xuyên áp dụng một cách tận tình thấu đáo. Vệ sinh, vấn đề gìn giữ sức khỏe đối với người toàn hảo không quan trọng. Yêu, là trao đổi cho nhau, dâng hiến cho nhau, miễn sao sự cực khoái tột đỉnh là được. Sự cực khoái không thể hiện bằng ngôn ngữ, bằng lời nói mà bằng sự im lặng. Bằng một cách nào đó, sự cực khoái được thể hiện bằng sự ngụy tín(mauvaise foi): cực khoái nhưng như thể không cảm thấy cực khoái. Lúc còn thanh xuân tươi trẻ, người toàn hảo không vì thế mà nhãng xao thói tật nâng niu giữ gìn một Ỳbáu vậtỲ, tâm bệnh lý học thường đặt một biệt danh là fétichisme. Người mắc bệnh fétichisme là fétiche. Người toàn hảo mắc bệnh fétiche không phải ít. Dực Tông tiếc thương Khóc Bằng Phi khi tiếc rẻ nhớ thương Thị Bằng sớm khuất bóng, nhớ mùi hương quần áo xiêm y hơi hướng Bằng Phi đã mặc Ỳ xếp tàn y lại để dành hơiỲ; các bậc vua chúa ngày trước hiện giờ vẫn còn đang săm soi chăm chút nâng niu cái quạt, một biểu tượng của ái ân chăn gối nhục dục trong những câu thơ sặt mùi mỉa mai chua chát của nữ sĩ Hồ xuân Hương: vịnh cái quạt:
"Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
Phì phạch trong lòng đã chán chưa?"
"Hồng hồng má phấn duyên vì cậy.
Chúa dấu vua yêu một cái này."
Người toàn hảo thường xuyên mang mặc cảm lúc nào mình cũng dơ, không sạch, nên ngày nào cũng tắm gội, thường xuyên thay đổi quần áo, không phải quần áo mới mà là quần áo mới giặt sạch, thậm chí có ướp mùi long não nồng nàn, đầu tóc thường xuyên gội, lúc nào cũng bốc mùi bồ kết mùi vỏ bưởi vỏ chanh, xua tan mùi ố khí tạp khí. Khi người có bệnh, lập tức người toàn hảo đem những thức ăn như chén dĩa bát rếch sát trùng vào ấm hoặc vào soong nước sôi: cẩn, tắc vô ưu, nói theo ngôn ngữ thời thượng: cẩn tắc vô áy náy.
Người toàn hảo lúc này trở nên luống tuổi, tóc hóa muối tiêu, tiêu ít muối nhiều, thi thoảng tiêu nhiều muối ít. Người toàn hảo đâm ra mộ đạo, có ngườI yêu thích Công giáo hơn Phật giáo, đọc kinh ở lễ giáo đường hoặc nơi chốn chùa chiền thiền viện. Người toàn hảo đọc kinh một cách máy móc, hiểu ý nghĩa những bài kinh một cách mơ hồ mông lung trừu tượng như kinh chuỗi Mân Côi, kinh Kính Mừng Đức Mẹ Hằng Cùu Giúp, kinh Ruột, tức Tâm Kinh Bát Nhã, kinh Kim Cang hay kinh Thủ Lăng Nghiêm. Mà thực ra người toàn hảo không cần phải hiểu rõ ý nghĩa thâm thúy của các kinh, chỉ cần lòng thành có thiện ý hảo ý thành tâm tự nhiên tất có kết quả mong muốn. Lễ Phật Đản, ngày sinh của đức Phật Thích Ca, rằm tháng tư âm lịch, toàn thể phật tử phải ăn chay vào ngày ấy. Có một vị thiền sư nổi tiếng đã nói Bụt thay vì nói Phật, bụt tử (!) thay vì phật tử. Không rõ nói bụt tử thay vì phật tử có... phạm thượng hay là không. Rằm tháng tư âm lịch trăng tròn trăng sang, người bệnh và không toàn hảo không ăn chay, ăn mặn. Bữa cơm chiều người ốm lặng lẽ ngồi trên ghế ăn canh chua người toàn hảo nấu từ ngày hôm trước. Người ốm phải mặc nhiên công nhận người toàn hảo vốn có biệt tài nội trợ, nấu thức ăn chi người không toàn hảo ăn cũng vừa hạp khẩu vị. Chợt có tiếng xe hơi tắt máy một cách êm ả, người con dâu của người ốm bước vô nhà, tay rủng rẻng ôm chùm chìa khóa xe. Nhìn những thức ăn bày dọn trên bàn ăn, người con dâu chợt nói:
Ủa, hôm nay ngày rằm ba ăn chay mà, ba không nhớ sao?
Người bệnh lắc đầu im lặng, tiếp tục nhai nốt thức ăn. Một lát độ nửa phút sau, người không toàn hảo nói, cốt chỉ để một mình mình nghe:
Ăn mặn nói ngay, ăn chay nói láo.
Tức thì đằng trước sân xi măng có tiếng phản đối, tuy rõ, nhưng đó là một người đàn bà chủ nhà cho người bệnh thuê nhà hàng tháng:
Nói như vậy là không được rồi.
Người không toàn hảo vẫn tiếp tục bữa cơm chiều, không nói nửa lời. Y nghĩ đến một ông bạn cố tri, di cư từ năm 1954, người Bắc, đạo Công giáo, tên Nguyễn Duy Diện, đã chết từ lâu vì bệnh xơ gan. Tuy là một tín đồ Công giáo, Diện có một đầu óc phóng khoáng rất cởi mở không cuồng tín khép kín mù quáng; Diện lại thích nghe nói về Phật giáo, đặc biệt là sư tổ Bồ Đề Đạt Ma. Cách nay khoảng trên mười năm vào lúc người không toàn hảo chưa bị ngã bệnh, tình cờ y gặp Diện tại một bãi đău xe ở thị trấn Santa Ana. Trông thấy y, Diện vội vàng kêu y, vẫy tay y lại gần xe, mở cửa xe, giục y ngồi vào bên trong xe, đoạn khoác tay bảo y im lặng ngồi nghe thuyết pháp của Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Tôi chỉ được nghe loáng thoáng, tiếng được tiếng chăng những nhận định của bài thuyết pháp.
Tổ Bồ Đề Đạt Ma là Bodhidharma, dòng Sát đế lợi ở Nam Ấn, cha là Hương Chí vua nước này. Vua Hương Chí sanh được ba người con, ngài là vương tử thứ ba. Từ lúc nhỏ, Ngài đã có chí siêu việt và đặc tài hùng biện.
Những bài thuyết pháp của Bồ Đề đạt ma được giữ kín trong các chùa chiền đền đài Phật giáo và chỉ được xuất hiện qua những học giả phương Tây. Những người này không thể nào tin được rằng các phật tử lại không cho phép thế giới biết tới mà bài giảng cực kỳ có ý nghĩa nghịch lý này chứa đựng. Thực sự Bồ Đề đạt ma là một vương tử, một vị thầy nghiêm khắc nhất và từ bi nhất. Những bài thuyết pháp của Bồ Đề đạt ma đều phá chấp triệt để (ăn mặn nói ngay, ăn chay nói láo), lời nói của những bài thuyết pháp này có giọng điệu lời lẽ cách mạng cùng cực. Người đọc cần phải vượt qua những ý nghĩa thông thường của ngôn từ để đạt đến tinh thần giải thoát mà không nên chấp vào chữ mà hiểu sai ý nghĩa để rồi vin vào chữ lời mà sinh ra chủ quan ngạo mạn thì rất nguy hiểm và tai hại.
Hầu hết những người tu Phật giáo đều ăn chay và giáo luật của những Phật tử là tuyệt đối không được nói dối tức vọng ngữ. Nói dối là một cấm luật không có ngoại lệ, biệt lệ. Nhưng có bao giờ, có khi nào người phật tử luôn luôn nói thật? Người không toàn hảo sẽ nói một cách rất thành thực rằng "tôi thường xuyên không nói sự thực". Thực tế, vô số người không theo một tôn giáo nào, không theo Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao đài, Hòa Hảo, Mật giáo, Hiển giáo, nhưng lại Ỳ ăn mặn nói ngay, ăn chay nói láo."
Chuyện kể từ 1400 năm về trước.
Lương Võ Đế hỏi Ngài Bồ Đề đạt ma:
Trẫm từ lên ngôi đến nay, thường cất chùa, độ tăng ni, đã mở kho báu trong việc dịch tất cả kinh sách với hàng ngàn học giả đang làm việc, không biết bao nhiêu. Vậy trẫm có công đức gì chăng?
Bồ Đề đạt ma hỏi lại Lương Võ Đế:
Ông nghĩ rằng ông đang làm điều công đức sao? Tất cả đều không có công đức. Những việc ông đã làm chỉ là tâm trí của một con buôn tầm thường.
Trong phẩm chất tôn giáo, không có phần thưởng, không có công đức và không có sự trừng phạt về tội lỗi. Tất cả là hư cấu.
Lương Võ Đế đã không lãnh ngộ được.
Tựa những người già, lặng lẽ âm thầm ra đi bỏ lại một mớ hành trang. Thằng bé ấy là tôi đây, là một trong những người già còn sót lại, chuẩn bị chờ đợi một chuyến xe tốc hành chạy suốt, đoàn tàu sẽ sừng sững đỗ lại nơi một nơi chính tưởng rằng rất quen biết ngày trước xa xưa hóa ra rất đỗi lạ lùng. Nhân viên đường sắt kiểm soát hành khách đòi cho xem nhân thế bộ, xem xét việc sinh sống, việc chết và việc cưới hỏi trong một địa phương.
Những linh hồn đã ra đi không trở lại xem ra cũng cạn kiệt, mỏi mòn, chết gần hết. Cha tôi quá vãng đã rất lâu, ngoài nửa thế kỷ. Mẹ tôi đã quá vãng cũng quá mười năm. Tôi chỉ nhớ ngày mất tức ngày giỗ, ngày húy kỵ cha tôi , của mẹ tôi. Nghiêm đường mất ngày hai rháng tư âm lịch. Huyên đường mất ngày mùng chín tháng hai âm lịch.
Kẻ ỏ người đi đà cạn kiệt.
Tốc hành giục giã chuyến tàu vét.
Người đi vạn cổ khóc sinh ly,
Khách trọ trăm năm cười tử biệt.
Rạng rỡ vầng dương ánh mặt trời,
Lung linh khói tỏa vầng trăng khuyết.
Luân hồi nghiệp báo kiếp phù sinh.
Chép một lời thơ ngâm Tống biệt.(1)
(1) Tống biệt, thi phẩm trữ tình nổi tiếng của Tản Đà Nguyễn khắc Hiếu.
VDN