Tiết Thanh Minh (tân truyện Liêu trai).
“ Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô thị gió mưa thay mầu.
An Viễn- Hầu lưỡng đầu thọ địch,
Chém bêu đầu kiện tướng Liễu Thăng.
Vương Thông thất đảm xin hàng,
Non sông Đại Việt huy hoàng từ nay”.
Lũng Tây là một tỉnh nằm sát biên giới Trung Á, đông giáp liền tỉnh Hà Nam, tây giáp tỉnh Ngọa Long Sơn, nam giáp sông Tô Giang nước chảy xiếc cuồn cuộn những thác cùng ghềnh giang sơn vùng vẫy của thuồng luồng thủy quái, phương Bắc có đường độc đạo quốc lộ 2 giáp giới miền Trung Á, bên này là nước Bồ Đan, bên kia nhà cửa dân chúng đìu hiu thưa thớt, nhưng phong cảnh lại rất nên thơ hữu tình lai láng non nước sông hồ xem ra rất đỗi ngoạn mục. Du khách nhàn rỗi tới Trung Á lấy điểm tựa hải hồ danh lam thắng cảnh, nơi đây được đặt tên là Tam Hải Đảo bao gồm ba hòn đảo nhỏ, một vùng trời nước mênh mông bao la, mặt nước bốn mùa trong xanh tận đáy. Ban ngày, rải rác lưa thưa vài du khách thuê thuyền độc mộc, thả trôi lênh đênh trên mặt nước phẳng lì, gió đưa mặt sóng lao xao mặc tình đưa đẩy. Người thuê thuyền thả hồn khép mắt mơ màng, liên tưởng câu thơ được chép một đoạn vỏn vẹn bài Le Lac của thi sĩ mười tám thế kỷ trước: Lamartine:
“ Một chiều nọ trên gương hồ phẳng,
Hồ nhớ chăng, thuyền lẳng lặng trôi?
Xa trông mặt nước, bầu trời,
Chỉ nghe rơi mái chèo rơi nhịp nhàng”.
( Dịch giả là Lê văn Vỵ, bút hiệu là Vita, còn có một tác phẩm khác nữa là “ Mây Ngàn”, không may nhà văn Vita mất sớm vì mắc bạo bệnh. Ông còn có một cô con gái, hiện đang theo học tại trường đại học sư phạm Đà Lạt, tên của nàng là Lê Hà Tố Lan, không rõ lúc này nàng còn sống hay đã khuất bóng).
Thúy Kiều Thúy Vân cùng ngồi cạnh nhau trên hai chiếc ghế thấp trước bàn gương trang điểm. Đối chiếu mặt gương thoa son nhồi phấn, Vân thấy người ngày trước kẻ hôm sau, thấy hình người nhân diện coi mòi đổi khác:
- Đối kính họa mi, độc nữ biến thành nhị nữ.
Vẽ gương trước kính, một phụ nữ hóa thành hai phụ nữ.
Ảnh là ảnh của một người phụ nữ, một người con gái? Có chuyện lạ lùng, quái dị! Chính Vân bằng xương bằng thịt, đã từng kết tóc xe tơ cùng người đàn ông phối ngẫu làm chồng là Kim Trọng, sinh đẻ sòn sòn năm một, đang ung dung nhàn nhã ngồi chăm chút kẽ lông mi, dồi má phấn, ngắm nghía bóng mình trước gương, đã không còn là một thiếu nữ xuân thì trâm cài lược giắt nữa, không phải Thúy Vân đã nghe theo lời yêu cầu mong em được kết duyên cùng Kim Trọng:
“ Sự đâusóng gió bất kỳ,
Hiếu tình có dễ vẹn bề cả hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.”
Thúy Vân ngưng trang điểm, nhìn kỹ hình ảnh bóng dáng trong gương hơn chút nữa, bất giác Vân thấy Vân không còn là Vân nữa, giờ đây lúc này Vân trở thành một người khác. Vân bị vong thân. Vân bị “phóng thể” aliéné khiến Vân rùng mình ghê sợ. Tôi là một người khác? Tôi không phải là tôi nữa? Tôi không phải là người phối ngẫu trước đây của Kim Trọng, là vợ tình chị duyên em đã từng đầu ấp tay gối hoan lạc gối chăn, là mẹ của những đứa con nuôi nấng đã một thời chắt chiu chăm sóc?
Vân kín đáo liếc mắt nhìn người chị Thúy Kiều đang chăm chú kẽ lông mày thoa son đánh phấn. Nhìn chung, dung nhan sắc đẹp Thúy Kiều vẫn vậy, mặc dù đã bảy nổi ba chìm kinh nghiệm cay đắng có thừa từng trải hơn xưa. Đột nhiên, Vân hỏi chị, có ý dò xét:
- Chị thấy những lúc gần đây, thời gian có làm cho chị đổi thay vì tuổi tác không?
Kiều vẫn tiếp tục tô đậm vành môi bên dưới, lơ đãng trả lời:
- Có. Chị đã đổi thay sắc diện vì tuổi tác, vì sức khỏe. Đoạn, Kiều khẽ ngâm một câu thơ, không biết rõ tác giả là ai:
- Giai nhân tự cổ như khanh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.
Một lần nữa, đưa mắt ngắm nghía người trong ảnh, Vân khẽ thở dài lẩm bẩm một mình:
- Nếu bạn nhìn một cách chăm chú, bạn sẽ thở thành một con khỉ( Si vous vous regardez attentivement, vous serez un singe). Dường như tác giả câu nhận xét trên là triết gia Jean-Paul Sartre.
Vân lúc này chìm đắm trong triền miên liên tưởng. Trước, lúc còn là một thiếu nữ nho phong khuê các, Vân chứng kiến trước gian nhà láng giềng, Vân thấy trước gió lủng lẳng tòn ten treo một tấm gương hình bát quái. Vân thắc mắc không tìm được câu trả lời tại sao, nguyên nhân nào có hình bát quái như thế. Một sự im lặng. Một sự bí mật. Một chuyện cấm kỵ.
Về nhà, Vân nêu thắc mắc, hỏi Vương Bà, than mẫu hai chị một em. Bà cụ trầm ngâm ít lâu đoạn cất tiếng trả lời một cách dè dặt:
- Chủ nhà láng giềng sở dĩ treo hình bát quái là có ý. Họ không muốn ma quỷ tới nhà họ quậy phá. Gương bát quái đã được bùa chú trù ếm rồi đó.
Vân vẫn tiếp tục thắc mắc:
- Nhưng tại sao ma quỷ sợ hình bát quái?
- Họ(đây là ma quỷ) không muốn trông thấy hình ảnh “người ngợm” dị hình dị tướng của chúng. Trông thấy hình bát quái, họ vội vàng lánh xa, kinh nhi viễn chi. Đối với người thuộc thế giới cõi âm, gương bát quái giống như kính chiếu yêu. Những kẻ khuất mặt cấm kỵ đối với tấm hình bát quái; họ sợ, không dám lai vãng vào nhà những người thuộc cõi dương gia đình thân thích, muốn hàn huyên chuyện trò hỏi thăm sức khỏe ông bà cha mẹ anh chị em cũng không thể: ngôn ngữ bất lực, chỉ biết đứng nhìn; mà dù ông bà đấng song thân anh chị em muốn bày tỏ tình cảm xót thương nhung nhớ, người thuộc cõi âm, lĩnh vực thế giới vô hình, không nghe, không biết, không cảm nghiệm. Đó là lý do tại sao những người đã khuất thường rất đau khổ. Vong linh người quá cố đứng thẫn thờ nghẹn ngào trong giây lát, sau cùng thổn thức bỏ đi.Hồn ma lẩn thận nghĩ ra một cách kể ra cũng rất “ linh nghiệm “có thể dụ dỗ khách dương gian trần tục mắc kế dễ dàng như hồn ma biến thành một nữ nhân yêu kiều diễm hương sắc mặn mà lắng nghe gã thư sinh đọc sách ngâm thơ lúc nàng trăng chênh chếch xiên qua khung cửa sổ lùa cả ánh trăng vào thư phòng, để rồi giai nhân gạ gẫm tán tỉnh làm tình, hút cả nguyên khí vào người nữ nhân; như hồ ly tinh Đắc Kỷ mê hoặc Trụ Vương làm gì muốn gì sai khiến những gì chẳng được, nhưng duy cho cùng hồn ma không thể làm, không dám làm sợ giảm âm đức.
Kỷ niệm băm lăm năm đắc thắng.
Đồng Minh tháo chạy thua cay đắng.
Phi cơ hỏa tiễn súng tàu ngầm,
Trấn lột ngư thuyền tung lựu đạn.
Bá chủ độc quyền mộng thực dân,
Trùng trùng điệp điệp mơ sung mãn.
Thanh minh tảo mộ vái hương linh.
Thổ phỉ hằm hè dọa mật đắng.
Mặt trời đã lên cao hơn hai con sào, ánh nắng xuân xiên qua khung cửa, lung linh chập chờn hoa nắng, gió mát đong đưa rì rào. Chị em Thúy Kiều Thúy Vân thong thả đứng lên giã từ bàn phấn. Thúy Vân ánh mắt ngừng lại trên dung mạo Thúy Kiều nhẹ nhàng đánh gíá, một chút phũ phàng tàn nhẫn:
- Coi chị cũng còn mặn mà nhan sắc quá ; hai mươi năm ba chìm bảy nổi còn gì. Gái thập thành thanh lâu quả thực đáng nể. Ai khác không nói làm gì chớ ông xã Kim Trọng nhà em cầm lòng chắc cũng chẳng đặng.
Kiều im lặng không nói một lời nào, không tán đồng, không phản đối. Một lúc, Kiều ngâm một câu thơ, ý chừng một mình than thân trách phận, chẳng ai chia xẻ nỗi niềm:
“Sắc tài mà cậy chi tài?
Sắc tài hai chữ oan tai một vần.
Mình từ gặp nạn đến giờ
Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa”.
Vân nghe chị ngâm thơ không nói gì, lặng yên thông cảm, một chút ngậm ngùi, cả hai lần lượt trước sau ra cửa chính, con đòi cẩn thận ra khép cửa. Thúy Kiều đề nghị:
- Chúng mình tới nhà rủ mẹ cùng đi tảo mộ trước, Đạp Thanh sau đó cho vui. Thúy Vân gạt phắc:
- Thôi, để mẹ ở nhà. Mẹ có thể viếng chùa lạy lễ Thanh Minh, chùa chúng mình viếng lạy thì xa, mẹ lụm cụm đi theo sợ mẹ mệt. Vả lại hộI Đạp Thanh nhiều kẻ nam thanh nữ tú tham dự, mẹ vốn đã mệt lại càng mệt thêm, chẳng thích thú gì đâu.
Nghe Vân nói, Thúy Kiều lặng thinh không nói nữa. Trong giây lát, Kiều phá tan bầu không khí yên lặng:
- Chị nghe nói vừa rồi ủy ban xã địa phương loan báo huyện Nghị Lũng mời đại sứ Bắc triều cùng các quan chức tới huyện dâng hương các anh hùng liệt sĩ vị quốc vong thân vào tiết Thanh Minh chết năm 1979 nhân cuộc chiến dữ dội xảy ra khi Bắc triều quyết tâm dạy cho Đại Việt một bài học đích đáng. Bắc triều đã bội nghĩa vong ân, viện trợ quân sự vũ khí cho nhân dân nước Đại Việt đánh mau đánh mạnh đánh Mỹ cút hầu tiếp thu nhanh chiến thắng. Kết quả cuộc chiến Bắc triều- Đại Việt ra sao không biết, không nghe báo cáo, chỉ biết Bắc triều dạy cho nước Đại Việt một bài học đích đáng như thế là đủ, riêng nước Đại Việt khua chiêng gióng trống rằng thì là Đại Việt đại thắng Bắc triều: cơ khổ!
Suy ngẫm giây lâu, người em gái Vân thong thả đáp:
- Sự thật chân lý rành rành sờ sờ còn cãi chày cãi cối làm gì. Chẳng nói đâu cho xa, lịch sử nhà Minh Bắc triều đại bại bị tướng An Viễn Hầu Liễu Thăng chịu chém bêu đầu tại núi Mã Yên biên giới tỉnh Lạng Sơn cùng hơn một trăm kỵ binh bị mai phục chết không kịp ngáp. Chiến thắng lẫy lừng đó, vua Lê Thái Tổ bèn xoa dịu mối nhục bằng cách “ dĩ hòa vi quý “,phân trần cùng Minh triều rằng vì lỡ tay giết nhầm một danh tướng An Viễn Hầu có mắt như mù, vậy xin chuộc tội ba năm một lần triều cống người vàng Liễu Thăng. Minh triều biết thế, bọn quan lại Nam Man(tức là bọn man rợ phương Nam) giả mù làm mưa, ta cũng nhắm mắt làm ngơ mà tha cho tội ác tày đình. Nhưng lịch sử vẫn tiếp tục kéo dài chưa biết bao giờ chấm dứt. Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc xuất kỳ bất ý đánh cho một trận thừa sống thiếu chết khiến quân Mãn Thanh đại bại chạy dài cốt tìm cái sống. Tả dực Thượng Duy Thăng, tiên phong Trương Sĩ Long đều tử trận. Tri Phủ Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tận. Dân chúng bị quân Đại Việt đuổi sát tận biên giới phải chạy dài ngoài mấy mươi dặm, khỏi phải nói quan Tổng Đốc Tôn Sĩ Nghị phải bỏ cả ấn tín mà phải bỏ của chạy lấy người. Nhạc sĩ Nguyễn văn Cao đã hồi tưởng làm nên nhạc khúc rất hùng và rất đẹp Thăng Long Thành:” Nhị Hà còn kia, Nhị Hà còn đó, lũ quân chàng Tôn sập cầu trôi đầy sông.”
Tổng đốc Lưỡng Quảng( Quảng Đông & Quảng Tây) chạy thoát chết về Yên Kinh tạ tội. Vua Càn Long thấy thế giận lắm, không ngờ chiến cuộc chuyển thắng thành bại, bèn giáng chức tổng đốc Lưỡng Quảng của Nghị, rồi thăng chức cho Phúc Khang An làm tổng đốc Lưỡng Quảng. Thật ra, Phúc Khang An là con thỏ đếm nhút nhát, sợ sệt, tìm cách hoãn binh, ngưng động binh hai tỉnh Quảng Đông Quảng Tây để dò động tĩnh, bởi thấy chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung, Phúc Khang An cảm thấy hơi...lạnh gáy. Nhưng giấc mộng rửa nhục mất nước mất vùng hai tỉnh Quảng Đông Quảng Tây rồi ra sẽ đòi lại được( đáng tiếc, giấc mộng không thành chưa thành hiện thực thì vị vua anh hùng mất sớm). Nguôi cơn giận, Càn Long hoàng đế cho mời vua nước Nam sang nước thiên triều thăm viếng, trước tiên là xí xóa thù xưa nhục cũ, sau nữa là muốn vua nước Đại Việt phải trước sau như một thần phục nhà Thanh.
Tình hình nước Nam sau chiến thắng triều đại nhà Thanh đột nhiên trở nên khó xử: nên hay không nên nhận lời mời chuyến thăm Yên Kinh, kinh đô nước Mãn Thanh? Nhận lời mời là giao phó nhiều rủi ro bất trắc hơn là ít rủi ro an toàn. Vua Quang Trung đã đặt sự an nguy an toàn cho bản thân ông, tính mệnh ông. Hơn nữa, ông là ông vua chiến thắng, không dễ gì chịu thần phục Thanh triều sớm vậy.
Vua Quang Trung bèn hỏi ý kiến hoàng hậu Lê Ngọc Hân, lúc ấy nhà vua đang nằm trên long sàng nghỉ ngơi, cũng cùng lúc ấy hoàng hậu đang ngồi bên cạnh nhà vua nghe vua kể lại những việc chính sự ban ngày. Long sàng vốn là hậu cung, là nội cung của nhà vua sau một lần Bắc Bình vương ra kinh đô Thăng Long lần thứ nhất, bệ kiến vua Lê Hiển Tông và nhà vua mời Bắc Bình Vương ra nơi nghỉ đêm tại gác Kỳ Lân. Công chúa Ngọc Hân vốn đã yêu thích gác Kỳ Lân lúc công chúa chưa xuất giá. Khi đã xuất giá tòng phu, hoàng hậu vẫn mơ ước có được gác Kỳ Lân được kiến trúc y nguyên gác Kỳ Lân độ nọ, và hoàng đế Quang Trung đã chiều ý Ngọc Hân hoàng hậu.
- Ý hậu thế nào, có muốn trẫm chấp nhận lời mời vua Càn Long mà sang tận Yên kinh chăng?
- Thiếp không dám có ý kiến gì. Việc chính sự là việc chính sự cộng thêm lễ nghi xã giao phép tắc, thiếp không dám cả gan lạm bàn.
- Hậu đừng nghi ngại, trẫm cho phép hậu đóng góp ý kiến nên hay không nên.
- Nếu thế, thiếp xin đưa ra một thiển ý góp ý bệ hạ. Theo thiển ý của thiếp, bệ hạ không nên thân hành lặn lội quan san cách trở xa xôi ngàn vạn dặm, thế nào sức khỏe của bệ hạ cũng bị sút giảm. Vả lại những lúc gần đây thiếp nhận thấy bệ hạ thường xuyên bị nhức đầu mỏi mệt, đó là lý do chính đáng nhất để bệ hạ phải ở nhà để nghỉ ngơi dưỡng sức.
- Thực tình trẫm chẳng muốn đi qua Yên Kinh, chỉ ngặt một nỗi là một khi đi qua kinh đô phương Bắc, dư luận dòm ngó thị phi bàn tán. Nếu trẫm đi, sẽ có hậu cùng đi, trước là đỡ nhớ nhà, sau nữa trẫm sẽ có người cố vấn đóng góp vào việc xã giao quân cách. Trẫm vốn tính võ biền, ăn ngay nói thẳng, không sợ mếch lòng người đối thoại, điều này hậu cũng đã biết rồi. Vả,Đại Việt nước ta từ trước đến giờ mỗi khi đi ra nước ngoài triều cống thần phục nước lân bang kêu cứu xin được viện trợ đầu tư một cách ăn mày khất thực, chẳng khi nào dám cõng vợ cùng đi, tỉ như Võ văn Kiết, Phạm văn Đông, Phan văn Khái, Lê đức Ảnh, Lê Khả Ái, Lê Mươi, gần đây nhất mới nhất có Nguyễn Tân Rũng, Nùng đức Mãnh trước sau như một chỉ đi một mình, thâm tâm cũng rất muốn vợ cùng đi theo, chỉ sợ quê mùa cộc kệch, nói năng lúng ta lúng túng phạm nội qui thì mệt, nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy.
Ý trẫm như thế này: trẫm không muốn đi Yên Kinh viếng thăm Bắc quốc, nhưng đánh tráo một chức quan khác đi viếng Yên Kinh, hậu thấy được không? Trẫm sẽ bảo Ngô Thì Nhậm một người rất thân tín lo liệu công việc đó.
- Tâu bệ hạ, người thay mặt bệ hạ viếng Yên Kinh là ai, thiếp biết được không? Theo thiển ý, người đó sẽ có gương mặt bộ tịch dáng điệu đi đứng phải rất giống bệ hạ mới được. Hai người giống nhau như đúc. Hai người giống hệt như hai giọt nước. Hai nhân vật giống nhau tựa hai hạt đậu. Hai nhân vật giống nhau như sự tích Trầu cau.
- Họ và tên nhân vật ấy là Phạm công Trị, một quan chức nhỏ của trẫm, riêng Ngô thì Nhậm tất phải biết. Trẫm chỉ thị Ngô thì Nhậm công bố mật để Phạm công Trị biết mà nghiêm chỉnh thừa hành nhưng tuyệt đối bảo mật không được tiết lộ. Phạm công Trị phải gấp rút học ngày tập đêm cung cách khoa ăn khoa nói thích hợp triều nghi đường đường chính chính không sai không phạm mảy may sơ suất. Học tập phải hoàn chỉnh gấp rút không quá mười ngày để còn liệu định lên đường sớm sủa. Triều chính lễ nghi quan cách có Phạm công Trị đi và Ngô thì Nhậm hộ giá.
- Tâu bệ hạ, như vậy Phạm công Trị sẽ phải chầu Yên Kinh, triều kiến vua Càn Long, thiếp không được đi phải ở nhà hầu hạ ...long nhan?
- Hiển nhiên hậu phải ở nhà rồi, hậu không cần phải đích thân hầu hạ chăm sóc trẫm, đã có các ngự y.
Hai chị em tới gần một nấm mộ, đất mấp mô, một vùng cỏ áy úa vàng trơ trọi đã bao nhiêu năm trường chẳng ai viếng thăm chăm sóc, có lẽ là ngôi mộ hoang. Hai hồn ma tần ngần đứng lại giây lâu, ý hẳn cũng buồn rầu vì hương tàn khói lạnh. Chinh chiến binh lửa chấm dứt từ hơn ba mươi năm, người chết giờ này đã đầu thai kiếp khác. Đại Thắng Mùa Xuân, tác phẩm viết vội vã của Vũ Tiến Dũng được xuất bản thiếu khách quan, thiếu chính xác, thiếu trung thực khiến độc giả nhiều người mỉa mai dè bỉu. Xin nhắc lại, Vũ Tiến Dũng nguyên một đại tướng, chấp hành theo mật lệnh trong chiến dịch Hồ Chí Minh trực tiếp đổ quân xâm lăng từ Bắc vô Nam dứt điểm chỉ trong năm mươi lăm ngày. Sau ba mươi lăm năm, đại tướng giờ này đã về hưu chưa và đã trăm tuổi già chưa, nhăm mắt xuôi tay không kèn không trống.
Tảo mộ Thanh Minh trời sắc xám,
Mùa xuân chẳng thấy nở hoa xuân.
Chỉ thấy mù sương trời ảm đạm,
Mấy chục năm qua tưởng thật gần.
Mây biếc về đâu bay gấp gấp,
Con cò trên ruộng cánh phân vân.
Vào năm 1945-46 thời cuộc đất nước non sông biến động, đoàn thể quần chúng đủ mọi thành phần đa số là thanh niên hăng hái xung phong phong trào cứu quốc, giã từ nhà trường lớp học xếp bút nghiên lên đường tranh đấu. Lớp người luống tuổi hoặc lớp thanh niên hoặc lớp thiếu niên bỏ nhà ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Phong trào quần chúng chạy theo hối hã ồn ào tựa một guồng máy như nhận định thời cuộc vào thế kỷ thứ hai mươi của triết gia kiêm học giả “ Guồng Máy- l’ Engrenage” Jean-Paul Sartre. Nhưng có một số không ít đâm ra hoài nghi cái lý tưởng tuy rất trong sáng nhưng cũng rất ư mập mờ thực chất sâu xa.
“ Mây biếc về đâu bay gấp gấp,
Con cò trên ruộng cánh phân vân.
Khói lửa giờ ngưng mưa gió táp,
Cò gầy rúc ngủ hết bâng khuâng.”
Tầng lớp thanh niên, giai cấp tiểu tư sản đành phải có thái độ dứt khoát quyết liệt, không thể đắn đo chẳng thể do dự, chần chờ. Không có thái độ dứt khoát sẽ bị cỗ máy nghiền nát, sẽ bị guồng máy tập thể đào thải loại trừ không thương tiếc, sẽ bị “lò cừ nung nấu sự đời”(Cung Oán Ngâm Khúc).
Thúy Vân thẫn thờ ngơ ngác nhìn quanh, một vùng mồ mả hương tàn khói lạnh, then hạ vắng tanh không một ai thăm viếng. Người chết khuất bóng đã từ lâu, không bà con thân thích anh em ruột thịt viếng thăm, một nén hương, một vòng hoa không có, chỉ có bãi cỏ héo úa gió hiu hiu thổi. Đã ba mươi lăm năm qua, chiến cuộc huynh đệ tương tàn kết thúc từ lâu nhưng vết thương in sâu vẫn rỉ máu chưa lành. Càu Đà Rằng vẫn để nguyên chưa sửa. Sông Bến Hải, cầu Hiền Lương vết tích ô nhục chia đôi lãnh thổ hai miền đất nước không muốn tái thiết, phơi bày những cồn cát lộ liễu của giòng sông, chẳng khác chi kẻ chứng nhân của lịch sử là kẻ lạc đường mất hướng đi. “ Bến Hải trơ gan cùng tuế nguyệt, Đà Rằng cau mặt với tang thương. “ Tập truyện dài “Con Đường Sáng” của nhà văn Hoàng Đạo đâu chẳng thấy, chỉ thấy bóng tối u u minh minh trong đêm trường vô tận.
Thúy Vân cất tiếng thở dài, ý nghĩ chìm sâu trong tư lự. Thấy dường như người em gái buồn lo cho đất nước sau ba mươi lăm năm kết thúc cuộc chiến, Thúy Kiều đánh trống lãng an ủi:
- Lâu nay em có tin tức gì về Kim trọng không?
Lại một lần nữa, Thúy Vân thực tình không muốn nhớ “ cố nhân” người cũ tình xưa mà chẳng được, như bóng ma dằng dai ám ảnh quấy rối không buông tha chập chờn lảng vảng. Vân cất tiếng hờ hững trả lời:
- Không chị ạ. Kể từ khi biết được thói đổ đốn trăng hoa lăng loàn của người ấy, em” nghỉ chơi, tuyệt giao luôn, không nói chuyện, không giao thiệp, đường ai nấy đi. Lúc người ấy chưa mang bệnh hiểm nghèo, em cũng giả đui giả điếc không ngó ngàng trông nom chăm sóc, thậm chí người ấy khi mới về nhà vì bị học tập cải tạo do ngụy quyền ngụy đảng có “sáng kiến”, nhiều đêm người ấy lân la mon men đòi được tòm tem, em dứt khoát từ chối bỏ qua giường khác em nằm, riết rồi người ấy thua buồn bỏ cuộc. Người ấy có một đứa con riêng ngoại hôn, con trai, chắc chị không biết; chị không biết nhưng em biết.
Thúy Kiều bức xúc, ngạc nhiên và buồn rầu khi nghe Vân trình bày kể lể sự cố:
- Chị rất buồn khi được nghe em kể lại và thật tình chị cũng ngờ khi xẩy ra tình trạng hư đốn lăng loàn trăng hoa của Kim Trọng. Tri nhơn, tri diện, bất tri tâm. Chị đã mắc phải sai lầm không nhỏ khi chị đặt hết niềm tin vào tâm địa của người chị yêu...
Vân tìm cách chống chế an ủi người chị:
- Em không oán trách gì chị hết, chẳng qua...nào ai biết được lòng người. Để em kể nốt: kể từ khi người ấy mắc bệnh hiểm nghèo( ung thư tuyến tiền liệt) ngày càng trầm trọng sợ không qua khỏi cái chết mùa thu năm ấy, em nghĩ có lẽ em phải xa nhà đi chơi xa, em tới nhà của Vương Quan nhờ gia đình Quan tá túc, em khỏi phải trách nhiệm. Vài ngày sau, hai đứa con gái của em loan tin người ấy chết. Nói nào ngay, khi nghe tin, em cũng có một thoáng buồn. Riêng việc ma chay tống táng, nhà quàn đảm nhiệm việc chôn cất, tuyệt nhiên em khỏi phải lo liệu công việc gì, kể ra thì cũng có chút mỉa mai “ nghĩa tử là nghĩa tận.” Chôn cất mai táng xong xuôi đâu vào đó rồi, em thong thả bước chân trở lại về nhà, mỗi năm một lần nhằm ngày húy kỵ, em lo việc cúng giỗ người ấy, em nghĩ đừng nên cạn tàu ráo máng.
Trầm ngâm giây lát, Vân trầm buồn tiếp nối giòng suy tư:
- Lúc còn mười sáu mười bảy tuổi, khi nghe chị dặn dò lời tâm huyết trối trăn vì hiếu mà đành phải phụ tình tha thiết cầu xin tình chị duyên em, “xót tình máu mủ, thay lời nước non”,em phải vâng lời chị kết nghĩa tao khang. Tâm hồn em vốn bản tính hiền hòa giản đơn, không cầu kỳ màu mè rắc rối, bảo sao nghe vậy, không lãng mạn lai láng hồn thơ “ khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”. Nghe chị nhắn lại lời thề sắt son, em phải tuân theo không dám cưỡng lại( ai dám cưỡng lại lời vàng đá!). Mà kể cũng lạ: theo chế độ phong kiến cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó, không được cãi, không được chống đối. Lúc Kim Trọng ngỏ lời muốn xe tơ kết tóc trăm năm giai ngẫu với người tình, người chị đã nói “ không dám mặc áo khỏi đầu cha mẹ hai đấng sinh thành công ơn dưỡng dục” mười hai bến nước trong nhờ đục chịu:
“Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.”
Đằng này thì không! Sau khi nghe những lời bộc bạch thỉnh cầu với Thúy Kiều, Thuý Vân liền khứng chịu, không đắn đo do dự cân nhắc gá nghĩa cùng chàng họ Kim, không cần phải hỏi phải thưa trước hai đấng sinh thành, mà ví dầu hai vị họ Vương, Vương Ông Vương Bà có lựa chọn quyết định cho đôi trẻ thì sự quyết định đã xong. Quand je délibère, les jeux sont faits. Khi tôi bàn tính, mọi sự đã xong.
Thúy Kiều nghe, xong, ngẫm nghĩ: mình có cùng một tâm trạng, một khổ dục (masochisme) bẩm sinh. Ngày trước, lúc ba người Kiều Du Thanh Minh trở về, “ bước lần theo ngọn tiểu khê, nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh”, Kiều nhác trông thấy một nấm mộ hoang. Vương Quan nói cho hai chị em biết nấm mộ ấy là nấm mộ của Đạm Tiên, một nữ ca nhi tài sắc một thời “ xôn xao trước cửa thiếu gì yến anh” không may mất sớm. Chỉ có bấy nhiêu sự việc đó thôi mà Thúy Kiều đã bật khóc, thương cho phận bạc hồng nhan( hồn ma Đạm Tiên), thương cả phận mình.” Thương cả phận mình” là một hình thức tiêu biểu cho sự khổ dục. Gia đình gặp ngộ biến, Kiều đã mau chóng quyết định vì hiếu bán mình chuộc cha khỏi vòng tù tội, Kiều đã liều mình thân gái dặm trường dấn thân một mình ngoài sương gió, một nỗi ám ảnh vô thức: khổ dục. Nhưng hai cụ Vương Ông Vương Bà đều đồng ý chấp thuận Kiều quyết định bán mình chuộc cả gia đình, không khuyên bảo, không can gián, không gạn hỏi. Bán mình chuộc cha cho tròn chữ hiếu, kể khá lạ lùng!
Hà Nội, mùa xuân, xuân đất Bắc,
Đàn chim vỡ tổ bay tan tác.
Băm lăm năm cũ vẫn còn nguyên,
Bến nước làng xưa toàn đói khát.
Mỏi cổ xuân về chẳng thấy xuân,
Bầy heo ủn ỉn vui ca hát.
Giao thừa súng nổ pháo tàn canh.
Ngày một tháng năm chiêng trống quạt.
Thúy Kiều miên man nhớ lại danh từ “ tiếng lóng “ nhưng cũng rất “ hàn lâm “: xuân. Xuân! Kiều làm gì có, làm sao có được mùa xuân tuyệt hảo ngây ngất ấy? Mười lăm năm dằng dặc nhưng cũng rất thấm thoắt trôi qua, Kiều là một gái thanh lâu, một ả lầu xanh, một gái điếm, một thương nữ. Chưa bao giờ Kiều có được một phen chung chạ xuân với khách làng chơi, với khách tục tìm hoa thú vui trong khoảnh khắc, với Mã Giám Sinh môi giới của Tú Bà.
“ Mặc người mưa Sở mây Tần,
Những mình nào biết có xuân là gì.”
“ Mây “ và “ mưa”, hai hiện tượng chỉ sinh hoạt xác thịt, sinh hoạt tình dục, chủ thể chỉ khách chơi hoa, những khách làng chơi hoa tường liễu ngõ. Gái thanh lâu, gái lầu xanh, thương nữ chỉ là những gái những phụ nữ mua hoa đa phần là những nạn nhân cam chịu, mặc cho khách làng chơi tha hồ mặc sức dày vò, mưa Sở mây Tần. Tính theo ngày tháng thời gian những lượt mưa Sở mây Tần như thế, nạn nhân không cách nào có thể đếm được, mưa Sở mây Tần vô số, nào biết xuân, khoái cảm nhục dục là gì, chỉ một mình, một thân trơ trọi. Chơi xong, khách làng chơi mệt nhoài nhắm mắt lăn quay ra ngủ. Họa hoằn mới có được một khách buôn giàu có kếch xù, ăn chơi rất mực hào phóng, “ ngàn vàng đổi một trận cười như không,” ngườI ấy họ tên là Thúc Kỳ Tâm còn gọi là Thúc Sinh. Thúy Kiều có bao giờ có dụng ý tắm khỏa thân lõa lồ khêu gợi không nhỉ? Người viết thiển nghĩ chắc có trong lúc khêu lửa dục tình;thái độ lãnh cảm đã chết từ lâu, nay bỗng đột nhiên hứng tình thức dậy.
“ Rõ màu trong ngọc trắng ngà,
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.”
Nếu thực tình anh chàng thương gia từng trải biết cách chiều lòng người đẹp, người viết trộm nghĩ gái làng chơi có thể đạt tới giây phút xuân sau khi đã áp dụng bảy chữ tám nghề.
Nhưng hiếm có một tướng giặc giang hồ khét tiếng là Từ Hải có thể xiêu lòng người đẹp chốn thanh lâu.
“ Thiếp danh đưa đến lầu hồng,
Hai bên cũng liếc hai lòng cũng ưa.”
Xã hộI làng chơi nơi chốn trà đình tửu quán là nơi ôm đồm phức tạp, kẻ gian người ngay, vàng thau lẫn lộn. Nhưng Từ Hải biết chọn đúng người,nhưng thật tình khó phân biệt ai là kẻ tri âm, ai là người tri kỷ, giai nhân giang hồ, anh hùng tứ chiếng, đồng thị thiên nhai luân lạc khách. Kinh cung chi điểu, thấy cây cung thì chim tất nhiên phải sợ, ban đầu lần đầu tiên diện kiến, gái thanh lâu tất phải hoài nghi, không biết khách chơi sẽ trổ những nghề ngón gì, phàm phu chăng, tục tử chăng, nào ai biết được. Nhưng không, hiện thực cuộc đời khác hẳn. Từ Hải đã có bong nghi ngờ ả thanh lâu có ý coi thường người trai giang hồ này rồi:
“ Bấy lâu nghe tiếng má đào
Mắt xanh chẳng để ai vào phải không?”
Trương Tịch đời Tấn nổi tiếng nghe mặt mà biết người. Khi người khách đầu tiên tiếp kiến, Trương Tịch sẽ tiếp người ấy bằng cặp mắt màu trắng, gián tiếp ngụ ý chỉ người tiếp kiến là hạng người không ngay thẳng, không trung thực. Nếu người ấy được bồi tiếp bằng cặp mắt xanh, ngườI ấy là người ngay thẳng trung thực: “mắt xanh trắng đổi nhầm bao khách tục”( Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu).
Về sau, gái thanh lâu được Từ Hải thù tiếp bằng sự cảm thông, hai thực hữu tri âm tri kỷ gặp gỡ giữa hai tâm hồn ấm lạnh bằng niềm ân ái giao hoan cực khoái xuân. Nhưng xuân ở đây phải được hiểu một cách chính xác đúng mức: xuân không phải là cảm giác cực khoái trong việc giao hoan ân ái dục tình mà là tuổi trẻ, hồn xuân phơi phới, cái tuổi xuân thì như trong ca dao thường gặp:
“ Chơi xuân kẻo hết xuân đi,
Cái già xồng xộc nó thì đến nơi.”
Thế chữ xuân trong hai câu kết của bài thơ Đánh Đu của nhà thơ Hồ xuân Hương có nghĩa là gì?
“ Chơi xuân đã biết xuân chăng tá?
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không”.
Hiểu theo nghĩa đen, “chơi xuân” không có ý nghĩa gì là dâm bôn trăng gió; “ chơi xuân “ cùng trong một nghĩa “chơi xuân kẻo hết xuân đi”, chỉ có nghĩa hưởng xuân, thưởng thức tuổi xuân, tuổi trẻ, chẳng khác gì câu thơ của thi sĩ trữ tình Malherbe”cueillez! Cueillez votre jeunesse!trong bài thơ La fuite de la jeunesse. Nhưng nếu “chơi xuân”được hiểu theo một nghĩa thứ hai, tức nghĩa bóng, ý nghĩa cụm từ “ chơi xuân “ lập tức được hiểu một ý nghĩa khác, ỡm ờ hơn mỉa mai hơn và chua chát hơn.
Chị em thơ thẩn giang tay ra về. Cả hai cầm tay nhau, lặng lẽ ra về. Thúy Vân ngước mắt nhìn trời, một vừng hồng đỏ rực phương tây phóng hỏa đất trời. Thúy Kiều cất bước chầm chậm, lòng ngẩn ngơ tựa một kẻ lạc đường:
Tựa một hành nhân kẻ lạc đường.
Hành trình hũ nút cuộc tang thương.
Tự do báo chí: đi lề phải,
Tín ngưỡng niềm tin, ấy sái đường.
Ễ Ễ Ễ
Một mình đứng giữa quãng chơ vơ,
Có gặp ai không, để đợi chờ?
Nước biếc non xanh, coi vắng vẻ,
Kẻ qua người lại, dáng bơ vơ.
Trông trời chỉ thấy mây xanh ngắt,
Đợi nước càng thêm tóc bạc phơ.
Đường đất xa khơi ai mách bảo.
Biết đâu mà ngóng đến bao giờ.
Ễ Ễ
Người xây biệt thự làm đường,
Chỗ gây sòng bạc giáo đường đập tan.
Từ ngày vận nước tan hoang,
Lạc đường bèo hợp mây tan cũng nhiều.
Mắt dụi mắt ráng chiều rực lửa,
Nước thanh bình một thuở hoàng kim.
Nửa khuya gió gác trăng thềm,
Hồn oan tuẫn tiết đêm đêm vọng về.
Ngàymất nước não nề rả rich,
Trận mưa rào mờ mịt đất trời,
Niềm đau vật đổi sao dời,
Mõi mòn con mắt trông vời chờ mong.
Thúy Kiều dáo dác nhìn quanh. Tà dương đã ngả bóng Tây, ánh nắng chiều hiu hắt, em gái Thúy Vân giờ này đã di chuyển một đoạn khá xa, Thúy Kiều nhanh chân rảo bước đi theo, người chị biết rõ tâm lý người em không muốn hàn huyên tâm sự chuyện trò, một câu chuyện hoàn toàn có tính cách riêng tư thầm kín. Trên thinh không văng vẳng nhưng rõ mồn một có một nguồn tin loan báo từ trần gian đưa đến. Kiều lắng tai để ý nghe: một vì sao vừa mới tắt: Hoàng Cầm( họ tên thật là Bùi tằng Việt). Một nạn nhân nổi tiếng ngày trước với phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. Cầm mất chiều ngày 6 tháng 5, 2010, thọ tám mươi tám tuổi, sau cơn bệnh dai dẳng, Kiều chỉ nhớ loáng thoáng thi phẩm nổi tiếng của người vừa nằm xuống, Bên Kia sông Đuống.
“ Ra tù,
Nếu thấy tao đi mất rồi,
Uống xong, ngửa mặt nhìn trời,
Hai vai ngất ngưỡng trên đời có tao.”
“ Uống”, Hoàng Cầm nói trên đây là uống rượu, thứ rượu đế đặc biệt của thị xã Bắc Ninh.
Sông Đuống trôi đi,
Một dòng lấp loáng,
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ,
Xanh xanh bãi mía bờ dâu,
Ngô khoai biêng biếc,
Đứng bên này sông sao nhớ hết,
Sao xót xa trong lòng bàn tay,
Bên kia sông Đuống,
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng,
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong,
Màu dân tộc sáng hồng lên giấy trắng.
***
Hiện tại thương gì ký vãng?
Tài hoa mệnh bạc lẽ thường!
Tạp chí Nhân Văn Giai phẩm,
Bầy heo giữ vững lập trường.
Sao rụng đường bay đứt đoạn
Chìm trong bóng tối mịt mùng./.
( Chết giữa Lời Thơ)
VNN