Đạo Tin Lành. (tham luận & hồi ký)
Sự phân liệt lần thứ hai của đạo Ki Tô vào đầu thế kỷXVI dẫn đến sự ra đời của đạo Tin Lành. Cuộc cải cách này gắn liền với tên tuổi hai đại biểu là Martin Luther(1483-1546) và Jean Calvin(1509-1546).
Thế kỷ XVI là thế kỷ mở đầu cho cuộc cách mạng tư sản châu Âu. Martin Luther chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự do tư sản, phản kháng lại những qui định khắc nghiệt của Công giáo. Luther thừa nhận Thánh kinh nhưng phủ nhận truyền thống của nhà thờ, bãi bỏ những lễ nghi phiền toái, cải cách ngày phục sinh của Chúa, chủ trương cho phép mục sư lấy vợ. Những tư tưởng cải cách này dẫn tới xung đột gay gắt quyết liệt với Tòa Thánh Vatican và dẫn đến việc ra đời một tôn giáo mới: đạo Tin Lành.
Lấy Kinh Thánh làm giáo lý nhưng Tin Lành chỉ công nhận 36 trong tổng số 46 cuốn Cựu Ước. Khác với Công giáo, Tin Lành không coi Kinh Thánh là cuốn sách chỉ có một số người hay giáo sĩ Tin Lành được quyền kê cứu, giảng giải, và tín đồ, giáo sĩ Tin Lành đều có quyền sử dụng, nói, và làm theo Kinh thánh.
Đạo Tin Lành tin rằng đức mẹ Maria sinh ra Chúa một cách mầu nhiệm nhưng xem bà không phải là mẹ Thiên Chúa và chỉ đồng trinh cho đến khi sinh ra Chúa. Tin có Thiên sứ, các Thánh tông đồ, các Thánh tử vì đạo và các Thánh khác nhưng không sùng bái và thờ lạy như trong Công giáo. Tin có Thiên đàng và Địa ngục nhưng không coi trọng đến mức dùng nó làm công cụ để khuyến khích, răn đe, trừng phạt con người.
Nói chung về nội dung cơ bản, Tin Lành vẫn giữ nguyên như Công giáo, nhưng về luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo và cơ cấu tổ chức giáo hội có nhiều thay đổi, ảnh hưởng khá đậm nét tư tưởng dân chủ tư sản, nhấn mạnh ý chí cá nhân.
Nghi lễ của đạo Tin Lành.- Nghi lễ của đạo Tin Lành khá đơn giản. Đạo không thờ tranh ảnh, hình tượng cũng như di vật. Thánh ca trở thành phương tiện diễn đạt hàng đầu. Tin Lành chỉ thừa nhận hai bí tích: rửa tội và thánh thể, song quan niệm và cách tiến hành nghi lễ đó cũng có nhiều nội dung khác với Công giáo. Tín đồ Tin Lành xưng tội trực tiếp với Thiên chúa( Công giáo phải thông qua linh mục). Khi xưng tội, cầu nguyện có thể ở nhà thờ, trước đám đông để sám hối, nói lên ý nguyện một cách công khai.
Cựu Ước được viết ra trước khi Chúa Giêsu đến thế gian và Tân Ước được viết ra sau khi Chúa Giêsu đến. Do Thái giáo không tin rằng Chúa Giêsu là đấng Mêsi mà Cựu Ước nói đến.
Từ giáo hội Thiên chúa giáo này khoảng thế kỷ mười sáu, một tu sĩ mang tên Martin Luther đứng ra kêu gọi một cải cách Cải Chánh giáo hội, kêu gọi giáo hội đi sát lại với Kinh Thánh và bỏ đi một số những nghi thức tôn giáo không thích hợp với Kinh Thánh.
Ngoài đạo Tin Lành, còn được đặt tên một tên khác nữa, nhưng ngày nay tín đồ không muốn sử dụng vì không mấy thích hợp bởi sợ ngộ nhận hiểu lầm: đạo Thệ Phản hoặc đạo Cơ Đốc Phục Lâm.
Ễ Ễ
Ễ
Tôi đặt mông ngồi phịch trên mái hiên nhà nghỉ, đưa mắt nhìn quanh. Con đường Ulric lượn vòng quanh vắng ngắt, không xe không khách bộ hành. Mấy ngày qua, thời tiết San Diego mưa bão dữ dội liên miên, hết trận này tiếp tục trận khác, khí trời lạnh cóng, tôi co co khoác áo ngự hàn lơ đãng nhìn mưa rơi hắt tạt trên khung cửa kính. Nắng chiều hiu hắt cuối năm trải dài trên mái ngói xám đỏ, trên bãi cỏ, trên ngọn cây khiến lòng người không vơi được nỗi nhớ nhà.
Tôi nằm dài, ngửa mặt nhìn trời. Trời nhiều mây trắng chập chùng bao phủ chân trời. Cây phong mọc bên đường mùa đông trụi lá, một con quạ đen từ xa bay lại đậu trên cây phong kêu lên mấy tiếng lạc lõng rồi cũng vỗ cánh bay mất. Tôi thầm nghĩ trong yên lặng đất trời tiêu sái: “ Mùa đông, mùa đông tàn tạ với bầu trời đen xám làm cho vạn vật tiêu điều buồn bã,” tôi nghĩ tới một đoạn văn ngắn trong quyển sách giáo khoa Việt Ngữ lúc sáu mươi năm trước trong kỳ thi tuyển vô lớp Nhất trường Nam Tiểu Học Nha Trang, ngày ấy giờ này sao mà xa xôi đến vậy? Bạn bè của tôi đã chết đã ra đi gần hết, một ít còn lại già nua ốm yếu bệnh tật. Tôi có gởi thiệp chúc Tết Canh Dần cho một bạn nối khố ở Việt Nam kèm thêm mười đồng bạc lì xì cầu may, nhân viên bưu điện không biết, không xét nét đa nghi dò xét may thì thoát, không may thì mất toi, âu cũng là may rủi.
Tôi miên man liên tưởng đến tập đoàn Bắc phương mà ngao ngán cho thân phận đất nước ngày nay. Hiện giờ tôi đã không có không còn mảnh đất thiêng liêng là Tổ quốc non sống của tôi nữa. Tôi đã mất nước từ hơn ba mươi năm nay. Hoàng Sa Trường Sa bị tập đoàn Bắc phương lấn chiếm từ năm 1974 đến năm 1989. Tàu đánh cá của các ngư dân Việt Nam liên tục bị cái gọi là “ tàu lạ” liên tục uy hiếp, thậm chí bị cướp bóc, trấn lột, nhận chìm thuyền đánh cá của ngư dân. “ Tàu lạ” là tàu của ai, của quốc gia nào, của cường quốc nào, nhóm ngư dân đánh cá hoạt động ngoài biển khơi thừa biết là tàu của những tập đoàn Phương Bắc, nhưng tập đoàn Việt Nam vì nhu nhược vì sợ hèn nên phát ngôn viên bộ Ngoại giao phải nói, phải tuyên bố một cách mơ hồ “ tàu lạ” để phủi trách nhiệm. Hoàn cảnh hiện nay tương tự hoàn cảnh tình huống của bọn Mạc Đăng Dung ngày trước cúi đầu trói tay xin dâng đất bọn quan nhà Minh hầu được yên thân trên ngôi thiên tử. Nghiệp! Lại Nghiệp! Tôi thiển nghĩ dân tộc Việt Nam đau khổ khốn khổ vì phải trả Nghiệp từ bao nhiêu đời trước kiếp trước khi Việt Nam xâm lược từ nước Lâm Ấp hay nước Chiêm Thành và nước Cao Mên ngày trước hay còn gọi là Thủy Chân Lạp, Dân tộc Chiêm Thành giờ đây đã bị đồng hóa từ lâu, bản nhạc “ Hận Đồ Bàn” của cố nhạc sĩ Xuân Tiên thỉnh thoảng vẫn được nghe trên đài phát thanh TNT( Tiếng Nước Tôi). Nhạc thức thứ và âm điệu trầm buồn nói lên tâm trạng u uất nỗi niềm nghẹn ngào vong quốc. Giòng họ của dân tộc Chiêm Thành vẫn còn vang vọng. Ông vua Chế Bồng Nga là một ông vua anh hùng quyết tâm rửa nhục cho dân tộc Chàm, không may ông bị tử trận khi ông đang huy động quân Chiêm đánh chiếm Thăng Long không biết lần thứ mấy. Bà láng giềng bên cạnh gia đình tôi Chế thị Song dân Việt gốc Chàm mất gốc tự bao giờ. Bạn học với tôi thỉnh thoảng về quê thăm nhà ở Tháp Chàm vốn là người Việt gốc Chàm họ và tên Trà văn Bông, có họ xa với vua Chàm ngày trước: Trà Toàn và một giáo sư bộ môn Pháp văn giảng dạy tại trường Trung học Duy Tân sau làm dân biểu đơn vị Phan Rang cũng là một người dân Việt gốc Chàm: ông Lưu quang Sang.
Khi ông W.G. Bush (tức Bush con) làm tổng thống, ông Bush đã đưa Việt Nam vào danh sách CPC, tức vào danh sách Việt Nam cần quan tâm đặc biệt vì Việt Nam đã vi phạm nhiều lần trong việc đàn áp các nhà dân chủ, trong việc đàn áp khủng bố tôn giáo không cho tín đồ tự do hành đạo; nhưng sau đó không lâu, Hoa Kỳ lại rút Việt Nam ra khỏi CPC. Trong tình trạng hiện nay, Việt Nam nên xếp loại vào hạng CPC là vừa. Nữ dân biểu thuộc đảng Dân Chủ bà Loretta Sanchez đã đề nghị Việt Nam nên liệt kê vào hạng CPC, nhưng rất tiếc tổng thống Barack Obama đã không duyệt khán. Ông ấy sau khi nhậm chức tổng thống đầu tiên năm 2009, còn phải lo giải quyết những vấn đề gai góc: kinh tế suy thoái, việc cắt giảm bảo hiểm y tế và đặc biệt cuộc chiến sa lầy tại nước Afganistan. Hình như ông ấy không quan tâm việc đàn áp tôn giáo ở Việt Nam, Phật giáo và Công giáo. Cũng xin nói thêm cho rõ, ông Obama là người theo đạo Hồi.
Có một sự kiện lạ lùng tôi hằng cố tâm tìm hiểu: tại sao chỉ có bọn công an từng được mệnh danh là” đầy tớ của nhân dân”( thường được chủ tịch chết từ rất lâu đã từng ca ngợi xiểng dương) thường xuyên trấn áp từ gậy gộc roi điện vòi rồng tới chó nghiệp vụ không nương tay, từ giáo xứ Thái Hà tới Đồng Chiêm, tới tu viện Bát Nhã tỉnh Lâm Đồng, bỗng nhiên mấy lúc gần đây không thấy đám “ đầy tớ nhân dân” hùng hổ trấn áp giáo dân nữa, chỉ khoanh tay đứng nhìn bọn xã hội đen vô công rồi nghề đầu trâu mặt ngựa thẳng tay đàn áp. Nguyên nhân thầm kín này phải do một bàn tay lông lá trùm mật thám ra lệnh đâm thuê chém mướn, vừa đỡ tốn công tốn sức vừa đỡ công chỉ trả thuê cho bọn lưu manh, vừa bắn ngã hai con chim chỉ tốn có một viên đạn.
Người con trai của nhà thơ Cù Huy Cận là luật sư Cù Huy Hà Vũ nộp đơn lên Quốc Hội kiện thái thú đã khiến những mỏ bauxit tại Tây Nguyên làm ô nhiễm môi trường, nhưng tòa án Hà Nội đã bác bỏ đơn vì từ trước tới nay không có một ai” dám “nộp đơn kiện thái thú, một nhân vật quyền lực cao nhất nước. Thái thú vẫn đứng nguyên, rất an toàn trên xa lộ. Con kiến mà kiện củ khoai! Nhưng luật sư Vũ vẫn tiếp tục nộp đơn kiện quan thái thú tại tòa nhà quốc Hội. Nực cười châu chấu đá xe, vững như bàn thạch ai dè xe nghiêng.
Thì ra con người một khi đã nhảy vô làm chính trị, nhân cách giá trị nhân phẩm thường lộ rõ trong cuộc sống thường ngày. Quân tử hay tiểu nhân lộ rõ trong những hành vi cao thượng hoặc ti tiện nhỏ nhen. Những kẻ vô học thường làm những việc lén lút ném đá giấu tay. Kẻ tiểu nhân đem lòng thù ghét kẻ đã dám nộp đơn kiện quan thú, sai bọn dầu trâu mặt ngựa tới nhà luật sư đập phá bức tường bị cơn bão tàn phá mấy tháng gần đây cho bõ ghét. Thái thú vốn kẻ vô học võ biền, vô sản chuyên chính, nhờ phất cờ làm nên sự nghiệp, trưởng giả học làm sang nên có tự ti mặc cảm sinh ra thù ghét những ai có trình độ học thức. Một nhà tâm lý học không nhớ tên có một nhận xét hết sức sâu sắc:” khi tôi yêu anh, tôi nghĩ đến anh; khi tôi ghét anh, tôi nghĩ đến tôi.”
Ngồi ôn lại những bạn bè thuở sáu mươi năm trước, tôi biết có một số bạn theo tôn giáo nọ theo tôn giáo kia. Trần Trọng Hải, Đào văn Hòa theo đạo Tin Lành. Cao thị Minh Châu, Võ Hinh, Phan thị Mỹ Liên, Đỗ thị Minh Tâm theo đạo Công giáo. Về sau, lúc đi qua Mỹ, tôi biết thêm một người có liên hệ bà con xa theo đạo Tin Lành: Võ đình Tiên; tôi kêu Tiên là anh, tôi chẳng rõ tôi và Tiên bà con họ hàng anh em cật ruột ra sao, chỉ biết Tiên và tôi là anh em, vả , bốn biển đều là anh em , tứ hải giai huynh đệ dã, lời đức Khổng đã dạy( nhưng chân lý đó còn lâu mới có thể thực hiện được). Sau ngày qua Mỹ theo chương trình ODP(Orderly Departure Program), tôi được biết thêm có hai cựu môn sinh từ lâu theo đạo Tin Lành: một người là Nguyễn văn Trí, hiện đang định cư tại thành phố San Diego, một người là Lê thị Ngọc Thanh hiện đang định cư cùng với gia đình tại Louisana.
Ngay từ lúc nhỏ, tôi vốn mờ mịt dốt nát về các tôn giáo, nhất là Công giáo và đạo Tin Lành. Sự mờ mịt dốt nát ấy xét về chiều sâu có một nguyên nhân. Học từ những lớp tiểu học rồi lên trung học, tôi chẳng lưu tâm tìm hiểu gì về tôn giáo, nhất là vào thời điểm này tôi lại tham gia tổ chức thiếu nhi do các người trên núi trong bưng xúi dục.Cả nhà trừ cha tôi, ai ai cũng hoạt động kín, mẹ tôi chị tôi. Tôi có nghe qua sự nghiệp thành quả chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung, tuyệt nhiên không hề ca ngợi tán dương thành tích của Nguyễn Phúc Ánh tức vua Gia Long. Vua Tự Đức, vua Đồng Khánh, vua Bảo Đại lại càng không. Cả một làng Bình Cang toàn dân làng theo đạo Công giáo nổi tiếng chống Cộng sản, mấy ông cán bộ im thin thít khi họ nói đến Bình Cang: họ kỵ “jeux”. Thật ra, dù giáo dân có theo đạo Công giáo hay đạo Tin Lành, theo tôi đều không quan trọng không bận tâm không cần tìm hiểu giáo lý làm chi. Mà tìm hiểu giáo lý các tôn giáo ấy làm gì cho mệt trí nhức đầu nhức óc, tôi mù tịt. Giáo lý đạo Công giáo, không am tường. Giáo lý đạo Tin Lành, không thông suốt. Vào những năm tôi theo ban Triết trường đại học sư phạm Đà Lạt, tôi đã từng thấy một số khá đông sinh viên nội trú lẫn ngoại trú đều là những tín đồ Công giáo. Điều đáng chú ý quan tâm là gần như không có một tín đồ nào theo đạo Tin Lành. Nhìn chung, tất cả sinh viên theo học tại trường này đều không quan tâm, không để ý. Đạo Công giáo, đạo Tin Lành ai muốn tin một tín ngưỡng nào, cứ việc tin, tự do tôn giáo.
Trải qua bao lịch sử, bao thời đại, trải bao tang thuơng biến đổi trăng trầm thịnh suy suy thịnh vật đổi sao dời, con người mong ước thoát ly xa lánh cuộc đời tục lụy, lánh xa trần thế, như “Bích câu kỳ ngộ” trong truyện thần tiên Tú Uyên Giáng Kiều. Như “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ. Như nhạc khúc “ Bến xuân “ rất đỗi lãng mạn trữ tình của Phạm Duy giờ này đã trở về quê cũ nơi chôn nhau cắt rốn:
“ Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước”.
Nhà của tôi được xây cất như thế nào? Hiển nhiên nhà của tôi không phải là một toà lâu đài lũy rộng hào sâu tường cao núi nhọn như lâu đài Cổ Loa thành của An Dương Vương Thục Phán. Nhà của tôi không phải là một biệt thự một dã thự nhà cao cửa rộng đồng ruộng mênh mông cò bay thẳng cánh. Nhà tôi cũng chẳng phải là một gian nhà ngói năm gian thênh thang rộng, có máng nước mưa, có bể nước, có giếng khơi, có sân lát gạch rộng thênh thang hai mùa phơi thóc lúa, có mấy cột rơm khô dành riêng cho trâu bò lừa ngựa, có ao sâu nuôi bầy cá tràu cá bống, có những chậu cảnh trồng hoa tươi tứ thời bát tiết.
Nhà tôi là một gian nhà nhỏ, mái lợp lá gồi, che mưa tránh gió bằng khung cửa liếp, mở đóng cửa phải chống bằng một cây gậy tre tròn, mùa hè gió mát lồng lộng thổi vào từ ngoài nội, mùa đông phải đóng kín cửa liếp để tránh gió bấc. Nền nhà được nện bằng đất thịt đất sét, sân nhà cũng được nện đắp cùng một loại đất, mùa mưa trơn trợt ướt át nhầy nhụa như bôi mỡ. Trong nhà không có một ai hiện diện trừ tôi, nhưng gian nhà nhỏ nhắn và khiêm tốn ấy được điểm tô một vẻ đẹp nên thơ duyên dáng và lãng mạn: chiếc cầu được bắc ngang trên giòng sông tuy cạn nhưng làn nước trong vắt, đàn cá con tung tăng bơi lội tìm mồi.
“...bên chiếc cầu soi nước”. Tôi nghĩ chiếc cầu soi nước là nhịp cầu tre, không phải, không thể người dân không đủ khả năng tài chính bắc một nhịp cầu bằng gỗ, nhiều lắm nhịp cầu có thể bắc bằng những gốc tre già được phân được chẻ làm đôi. Dân trong làng vì thế có thể đi chợ làng bên hoặc đi qua chiếc cầu đến một nơi làng khác xa hơn và khuất nẻo hơn. Lúc này tôi đã là một thanh niên bắt đàu lớn, biết yêu đương và đã biết mơ mộng, chiều chiều ra chiếc cầu để mong ngóng chờ đợi một ai. Người bạn gái của tôi có đủ táo bạo và lãng mạn đến thăm tôi một chiều trên bến sông soi bóng nước, như “ Đợi Chờ” trong một truyện ngắn rất nên thơ của người thiếu nữ khỏe mạnh người đất nghìn năm văn vật là Phụng?
“ Em đến tôi một lần.” Như một nhân vật nữ là Thu trong tiểu thuyết “Bướm Trắng” của nhà văn Nhất Linh. Hai nhân vật chủ yếu là thanh niên Trương và Thu, hai bạn có cảm tình với nhau. Một sáng tình cờ, Trương đang ở tại một nhà trọ trên đường phố Hà Nội thì người thiếu nữ đến chơi, thật bất ngờ nhưng cũng thật hạnh phúc. Tôi cũng đang sống trong hạnh phúc của người thanh niên được diễm phúc có người bạn gái đến thăm. Gian nhà tranh yêu dấu quen thuộc của tôi giờ này chẳng có ai, ngoại trừ một kẻ duy nhất đang yêu và đang được yêu, tha hồ hàn huyên tha hồ tâm sự. Không gian bao la, đất trời ngập tràn âm thanh ánh sáng. Bầy chim rừng tôi không biết tên cùng nhau bay về bến bên cầu cùng nhau tung tăng dập dìu ca hát nhạc khúc yêu đương vào lúc bến xuân trở về. Tôi không ca ngợi, tôi không xiểng dương nhà thơ tập tễnh nhảy vô sinh hoạt chính trị Tố Hữu làm chủ nhiệm kinh tế cả nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam từ khi ông được gia nhập đảng Lao Động Việt Nam mà thực chất đảng Cộng Sản trá hình lúc Tố Hữu còn rất trẻ người non dạ, chỉ mới không đầy hai mươi tuổi. Ông có sáng tác một bài thơ “ Từ ấy”. Phải công nhận bài thơ ấy rất nhiều ý nghĩa, dồi dào tư tưởng cảm xúc, tràn ngập hương sác, âm thanh, nhạc điệu:
“ Hồn tôi là một vườn hoa lá,
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”
“ Bao lũ chim rừng họp đàn trên khắp bến xuân.”
Tôi nhỏm dậy, tiếp tục đứng lên, cầm gậy tiếp nối cuộc tập đi bộ. Đi bộ, một trong những lần trị liệu vật lý hằng ngày không thể thiếu. Tôi ngại nhất là nếu phải bỏ tập nhiều bận, chân trái và cánh tay trái sẽ teo ngày càng nhỏ lại, cũng như bả vai bên trái lệnh nghiêng một phía. Hơn nữa, đôi lúc tôi cảm thấy đầu của tôi choáng váng chao đảo vì mất quân bình: bán cầu não bên phải bị nghẽn mạch máu khiến động mạch phải thiếu dưỡng khí oxy. Bác sĩ chuyên khoa bệnh tim mạch Nguyễn Thượng Trí đề nghị giải phẫu động mạch cổ, làm sạch mạch máu ấy khiến dưỡng lưu thông trong máu trở nên dễ dàng thoải mái hơn; vợ chồng đứa con gái cũng đề nghị với tôi như thế nhưng tôi từ chối chỉ sợ có bề gì nguy hiểm.
Một người đàn ông cao niên bách bộ từ nhà ra sân, ông tên là Xiêm. Ông ấy suýt soát tám mươi. Tôi buột miệng mời ông Xiêm ngồi bên mái hiên chơi. Tôi hỏi ông Xiêm:
- Anh có thấy ngoài phố chợ đã trưng bày hàng Tết chưa anh?
- Có rồi anh, ông Xiêm đáp.
- Anh thấy thiên hạ bán Tết những gì?
- Thì cũng mấy thứ bánh, mứt, chà là, củ kiệu, dưa món, bánh tét, bánh chưng, chả giò...
- Anh thấy chợ hoa đã bày bán chưa?
- Có rồi. Cúc, vạn thọ, anh đào, thược dược, cũng có hoa mai, nhưng là mai giả.
Ông Xiêm qua Mỹ đã hơn bốn tháng, được hưởng trợ cấp tiền già SSI, sóng độc thân, không gia đình, không có con cái, vợ mất sớm do tai nạn máy bay nhưng nhất quyết không tục huyền. Ông Xiêm bảo sẽ không về Việt Nam khi xuân về Tết đến, ăn một cái Tết xa quê. Xuân tha hương, bao giờ cái Tết vẫn chất chứa nỗi buồn.
1.- Một buổi chiều êm như giấc mộng.
Tà dương hấp hối xe di động.
Ven hồ vỗ cánh quạ chơi vơi,
Cạnh suối tìm đàn hươu lạc lõng.
Tượng đá u hoài bịt mắt tai,
Thiền môn gióng giã khua chuông trống.
Năm cùng tháng tận tết Canh Dần,
Lặn suối trèo non vui thạch động.
2.-Vượt suối trèo non vui thạch động.
Tìm về lạc quốc không xao động.
Hoàng kim thời đại buổi thanh bình,
Mạt pháp ngàn năm mùa gió lộng.
Giấc mộng tu tâm trị quốc khoa,
Tan tành mây khói tài lương đống.
Hăm ba tháng chạp tiễn “Đầu Rau.”
Trừ tịch Giao Thừa mừng pháo “tống”./.
VDN