Thất bộ thi (Tào Thực - 曹植, Trung Quốc)
Thể thơ: Cổ phong (cổ thể) (thời kỳ: Tam Quốc, Tấn, Nam Bắc, Tuỳ)
七步詩
煮豆持作羹,
漉豉以為汁,
萁在釜下然。
豆在釜中泣,
本自同根生,
相煎何太急。
Thất bộ thi
Chử đậu trì tác canh,
Lộc thị dĩ vi trấp,
Cơ tại phủ há nhiên.
Đậu tại phủ trung khấp,
Bản tự đồng căn sinh,
Tương tiễn hà thái cấp.
Thơ bảy bước (Người dịch: (Không rõ))
Nấu đậu để làm canh,
Hạt bỏ vào nồi nấu,
Cành ở dưới mà đun.
Đậu ở trong nồi khóc,
Sinh ra từ một gốc,
Sao nỡ đốt thiêu nhau. |
Dị bản:
煮豆燃豆箕,
豆在釜中泣。
本是同根生,
相煎何太急。
Chử đậu nhiên đậu cơ,
Đậu tại phủ trung khấp.
Bản thị đồng căn sinh,
Tương tiễn hà thái cấp.
(Nấu đậu đun cành đậu,
Đậu ở trong nồi khóc.
Sinh ra từ một gốc,
Sao nỡ đốt thiêu nhau.)
Nguyễn Thị Bích Hải dịch :
Nấu đậu để làm canh
Lọc đậu chắt nước cốt
Cành đậu đốt đáy nồi
Hạt đậu trong nồi khóc
Vốn từ một gốc sinh
Đốt nhau sao tàn khốc
|
Chú thích xuất xứ của bài thơ:
Theo Thế thuyết tân ngữ, thiên Văn học thì Văn đế(Tào Phi) từng ra lệnh cho Đông A Vuơng(Tào Thực) trong bảy bước phải làm một bài thơ, không xong thì sẽ chém đầu. Lời Phi chưa dứt, Thực đã đọc bài thơ trên, vì vậy mà người ta gọi là Thơ bảy bước. Phi nghe xong, có ý thẹn liền tha tội chết cho Thực. Bài thơ này lưu truyền rất rộng, nhắc nhở người ta chớ nên "huynh đệ tương tàn". Trong quá trình lưu truyền, bài thơ được giản lược chỉ còn bốn câu (bỏ hai câu đầu).
Trong bản dịch sách Tam Quốc Chí, cụ Phan Kế Bính dịch:
Cành đậu đun hạt đậu
Hạt đậu khóc hu hu:
Cùng sinh từ một gốc
Thui nhau nỡ thế ru ?