Nov 21, 2024

Biên khảo

Bài Tống Biệt Hành của Thâm Tâm thừa một khổ
Trần Trung Thuần * đăng lúc 07:48:55 AM, Jun 25, 2008 * Số lần xem: 3654
*
Trần Trung Thuần

Hoài Thanh tác giả cuốn Thi Nhân Việt Nam, bản in lần đầu xuất bản năm 1942, tại Hà Nội, có phần nói về Thâm Tâm và dẫn ra một bài thơ của Thâm Tâm. Chính vì bài thơ dẫn trong sách này mà tôi thấy có vấn đề khi đọc thêm về Thâm Tâm trong cuốn Thơ Việt Thế Kỷ 20 Chọn Lọc Và Bình của Trinh Ðường xuất bản năm 1999 do Nhà Xuất Bản Thanh Niên trong nước, không ghi địa chỉ và nơi xuất bản.

Bài Tống Biệt Hành in trong cuốn Thi Nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942 và tái bản chính thức lần thứ mười bảy năm 2001) gồm 22 câu, còn cũng bài đó in trong cuốn của Trinh Ðường, xuất bản năm 1999 thì lại tới những 26 câu, tức thừa 4 câu, xếp như một khổ thơ phân biệt trong tổng thể của bài thơ.

Nói về Thâm Tâm, Hoài Thanh viết như sau:

Chính tên là Nguyễn Tuấn Trình. Sinh ngày 12 ố 5 ố 1917 ở Hải Dương. Học ở Hải Dương.
Hiện viết giúp: Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Truyền Bá
Bài thơ trích dưới đây rút ở tập Thơ Thâm Tâm chưa xuất bản.
Thơ thất ngôn của ta bây giờ thực có khác thơ thất ngôn cổ phong. Nhưng trong bài dưới đây lại thấy sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ. Ðiệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi, gân guốc. Không mềm mại uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ. Nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại.

Hoài Thanh bình thơ Thâm Tâm, bài Tống Biệt Hành như vậy, trước khi in trọn bài Tống Biệt Hành. Hoài Thanh đề : Tháng 11 ố 1941.

Dưới đây là nguyên văn bài Tống Biệt Hành của Thâm Tâm in trong cuốn Thi Nhân Việt Nam, xuất bản nhiều lần trong vòng Sáu Mươi Năm nay vẫn như bản đầu tiên của sách:

TỐNG BIỆT HÀNH

Ðưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Ðưa người, ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dưngà
- Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ
- Chí nhớn chưa về bàn tay không
- Thì không bao giờ nói trở lại!
- Ba năm, mẹ già cũng đừng mong.

Ta biết người buồn chiều hôm trước.
Bây giờ mùa Hạ sen nở nốt,
Một chị, hai chị cũng như sen
Khuyên nốt em trai đừng lệ sót.

Ta biết người buồn sáng hôm nay
Giời chưa mùa Thu, tươi lắm thay,
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tayà

Người đi? Ừ nhỉ người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say

(Thơ Thâm Tâm)

Ðó là nguyên văn những gì Hoài Thanh viết về Thâm Tâm. Lúc Hoài Thanh viết về Thâm Tâm, dẫn thơ của Thâm Tâm vào sách, thì Thâm Tâm còn sống. Thâm Tâm, sau tháng 8 ố 1945 theo Việt Minh, tức theo Ðảng Cộng Sản Ðông Dương giải tán trá hình lấy tên mới là Ðảng Lao Ðộng Việt Nam (Ðảng Cộng Sản Việt Nam chính thức mang tên này từ năm 1976). Trong cuốn Thơ Việt Nam 1945 ố 1985, nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội xuất bản năm 1985, do một tập thể thi sĩ tuyển chọn, gồm có: Chính Hữu, Hà Minh Ðức, Hữu Thỉnh, Lý Hải Châu, Nguyễn Bao, Nguyễn Minh Tân, Quang Huy, Võ Văn Trực, Xuân Diệu, có phần Thâm Tâm, chỉ ghi sơ lược tiểu sử Thâm Tâm và Tác Phẩm Thơ của Thâm Tâm như sau:

Tên thật: NGUYỄN TUẤN TRÌNH
Năm sinh: 1917
Năm mất: 1950
Quê Quán: Hải Hưng
Tác phẩm Thơ:
- Tống Biệt Hành
- Chiều Mưa Ðường Số 5

Ðiều khó hiểu ở phần Thân Thế và Sự Nghiệp của Thâm Tâm nêu trên, thấy hai chỗ: Quê Quán Hải Hưng thay vì Hải Dương như Hoài Thanh cho biết và tác Phẩm Thơ là sách đã xuất bản hay chỉ là tên bài thơ. Quả thật từ trước tới nay chưa ai thấy có tập thơ nào của Thâm Tâm in thành sách xuất bản cả. Không lẽ Thâm Tâm chỉ có hai bài thơ, Tống Biệt Hành, Hoài Thanh dẫn nơi cuốn Thi Nhân Việt Nam và bài Chiều Mưa Ðường Số 5 do tập thể thi sĩ tuyển chọn bài chọn in trong cuốn Thơ Việt Nam 1945 ố 1985? Tôi nhớ tôi có đọc được một bài Thâm Tâm làm cho T.T.Kh nữa (Thâm Tâm và Nguyễn Bính bị mắc lừa J.Leiba và Vũ Bằng, nhất là Vũ Bằng người đóng vai Tổng Thư Ký Tòa Soạn báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy ố cả hai, J. Leiba mất năm 1941, và Vũ Bằng, mất năm 1985, bịa ra cái tên T.T.Kh để dụ độc giả mua báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy). Bài Thâm Tâm làm cho T.T.Kh là một bài thơ dở, dở nhất trong các bài thơ nào người đời cho là dở.

Cuốn Thơ Việt Nam 1945 ố 1985 không dẫn bài Tống Biệt Hành (vì làm trước 1945), chỉ dẫn bài Chiều Mưa Ðường Số 5 (không ghi chú năm làm bài này).

Theo nhiều người nghiên cứu văn học cho biết thì Hoài Thanh khi biên soạn cuốn Thi Nhân Việt Nam, ông rất cẩn trọng: viết thư cho từng tác giả một để xin họ tiểu sử và một số bài tâm đắc, ông không tự ý muốn nói gì thì nói về ai đó. Sau khi nhận được hồi âm, ông đọc và chọn một số bài ông thích nhất rồi viết nhận định của mình trước khi trích thơ của người được đưa vào sách. Hoài Thanh làm việc không đơn lẻ mà còn có người em cộng tác, đó là Hoài Chân ố ông này giữ phần kỹ thuật ấn loát và xuất bản ố Hoài Thanh cân nhắc rất kỹ lưỡng từng người, từng bài thơ, tuy nhiên ông cũng không tránh khỏi cái óc chủ quan và tình cảm riêng tư (thật hiếm thôi), thí dụ ông làm “mếch lòng” Nguyễn Vỹ, buông tay với Lưu Trọng Lư, nâng đỡ Lưu Kỳ Linh (anh của Lưu Trọng Lư), Nguyễn Giang, Quách TấnàÐặc biệt với Thâm Tâm, tuy dẫn chỉ một bài thôi, nhưng nhận xét của Hoài Thanh về Thâm Tâm thật tinh tế và đúng với nội dung của bài thơ Tống Biệt Hành. Ðiều này cho thấy Hoài Thanh rất thích bài Tống Biệt Hành, rất bằng lòng phong cách thi nhân của Thâm Tâm. Thì như thế, Hoài Thanh không thể dẫn thiếu bài thơ của Thâm Tâm được! Hơn nữa, lúc sách Thi Nhân Việt Nam được xuất bản công khai, Thâm Tâm còn sống, Thâm Tâm không có ý kiến gì, tức chấp nhận Hoài Thanh đúng (chỉ có trường hợp Nguyễn Vỹ quá giận Hoài Thanh mà vung bút tùm lum trên một số báo chỉ trích việc làm “thiếu vô tư” của Hoài Thanh).

Bây giờ nói về cuốn Thơ Việt Thế Kỷ 20àcủa Trinh Ðường, xuất bản năm 1999, là gần đây lắm, là xa sau Hoài Thanh nhiều năm lắm, ông này quả quyết rằng mình “đã đọc bài Tống Biệt Hành hồi mới đăng báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy từ còn thanh niên và thuộc lòng cho đến nay cả bốn câu cuối mà Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh ố Hoài Chân không giữ lại”. Nói như thế là sau khi Trinh Ðường đã trích ngay lúc vào phần Thâm Tâm, bài Tống Biệt Hành. Trinh Ðường dẫn bài Tống Biệt Hành với tất cả 26 câu, chia làm 5 khổ. Bốn (4) khổ đầu y hệt bài trích của Hoài Thanh trong cuốn Thi Nhân Việt Nam. Khổ thứ 5, bốn câu, là khổ cuối của bài thơ.

Khổ thơ thêm (hay thừa) như sau:

Mây Thu đầu núi giá lên trăng
Cơn lạnh chiều mưa bóng đổ thầm
Ly khách ven trời nghe muốn khóc
Tiếng đời xô động, tiếng hồn câmà

Theo tôi, khổ thơ này không dính líu gì với bài Tống Biệt Hành cả. Nếu nằm chung với bài Tống Biệt Hành thì nó là “một khổ thơ”, nằm riêng biệt thì nó là “một bài thơ” ố bài Tứ Tuyệt.

Không phải riêng tôi thấy nó không dính líu gì với bài Tống Biệt Hành, ngay cả Trinh Ðường cũng nhận thấy như thế. Trinh Ðường viết: “Trừ đoạn này, thời gian bài thơ nằm về cuối “mùa hạ sen nở nốt”, nhưng chuyển sang đọan cuối thì trời đã Thu “giá cả trăng”, cơn lạnh đã “đổ bóng thầm”, người đi là ly khách đã đi, đã ở ven trời”. Ông Trinh Ðường có cái nhìn sáng đấy chứ, nhưng ông viết hơi sai, đáng lẽ ông phải viết “người đi là ly khách đã xa, đã ở ven trời”. Nếu ông viết đừng ỡm ờ thì hẳn ông thấy bốn (4) câu thêm ở cuối bài Tống Biệt Hành lưu hành hơn nửa Thế Kỷ phải có vấn đề gì đóà Càng đọc bốn câu Mây Thu đầu núi giá lên trăng, cơn lạnh chiều mưa bóng đổ thầm, ly khách ven trời nghe muốn khóc, tiếng đời xô động tiếng hồn câm ta sảng khoái vô cùng. Ngắn. Gọn. Ðanh thép và giá băng. Ðúng là hoàn cảnh của một ly khách ven trời. Ly khách ven trời là người đã rời xa rồi, lâu rồi chỗ người thân tiễn mình ra đi. Bài Tống Biệt Hành của Thâm Tâm chỉ nói lúc đưa người ta đi, lúc người ta đi thực sự, không còn bịn rịn gì nữa, Mẹ, Chị, Em, Bạnà, phải về thôi. Những người về không dám nhìn theo người đi ố nhìn theo thấy gì nữa, ngàn dâu xanh ngắt một màuà-, người đi cũng quyết định rồi: Mẹ là lá rụng, Chị là bụi bặm, Em là hơi rượu phà ra khi say. Những ý tưởng đó ngụ ý rằng Quên! Quên hết! Ly khách là kẻ ra đi, đi đây là biệt ly, là không trở lạiànếu không hoàn thành sứ mệnh nào đó, mà cũng không vì chí lớn dễ gì tới với người đi hai tay không!

Một lúc nào, sau buổi từ ly, bên trời, ly khách dừng bước, lúc đó mới ngậm ngùi, mây Thu đầu núi, giá lên trăng, cơn lạnh chiều nao đổ bóng thầm, ly khách ven trời nghe muốn khóc, tiếng đời xô động, tiếng hồn câm.. Ngậm ngùi rồi hối tiếc? Dám lắm chứ! Cái gì cũng đã lỡ làngà

Viết bài này, tôi muốn Trinh Ðường, một cơ hội nào đó, có ghé mắt tới, xin coi lại việc đánh giá một bài thơ của một người thơ. Hồi trước năm 1999, người ta chưa chơi nhạc “liên khúc”. Việc chơi nhạc “liên khúc” mới về sau này, từ năm 2000, lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, hát tứ tung tứ xèng, là việc “cân hồ”, tức mua giờ, kéo dài giờ chơi, thì việc lấy thêm một bài thơ khác gắn chồng lên bài có sẵn (vìợ thấy còn ngắn) cũng là thế sao? Thế thì “tùy tiện” vậy!

Bới lại đống tro than dĩ vãng, đôi khi cũng thú, nếu không ấm lòng người thiên cổ thì cũng ấm lòng người bây giờ. Tiếc một điều: ai chết cũng “ngậm cười”. Chuyện vui là của người còn sống! Nghĩ chẳng “buồn”ư?


TrầnTrung Thuần

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.