Nét Đặc Thù Ở Một Ngôi Chùa Phố Núi
Bích Thủy
Có dịp được theo một nhóm bạn đi Pleiku, thành phố của núi, ............ nghe mọi người kháo nhau đến Pleiku mà không vãn cảnh chùa có nhiều cái nhất Việt Nam và thứ nhì của khu vực Đông Nam Á là kể như chưa biết đến Pleiku. Bị khích như thế, tôi đồng ý đi theo, dù biết rằng những kiến thức về tôn giáo này đối với mình là mù tịt.
Từ trung tâm TP Pleiku, đi khoảng 2 cây số theo hướng Tây Nam , trên đường Nguyễn Viết Xuân, mái chùa Minh Thành đã hiện ra. Từ cổng chùa, nhìn bao quát chùa này cũng như bao ngôi chùa khác, có mái cong, "rồng bay phượng múa". Còn đang "lớ ngớ" chưa biết cách nào để xin được vào được tham quan chùa thì thời may tình cờ gặp được một vị thầy mà sau này tôi mới biết là ĐĐ.Thích Tâm Mãn, người chịu trách nhiệm chính trong việc tái thiết chùa Minh Thành. Tôi thành thật trình bày: "Con là người theo đạo Thiên Chúa, đi lên Pleiku chơi, có người nói ở đây có một công trình tôn giáo và đáng để biết nên con đánh liều tới".
|
|
Thầy cho biết: "Chùa bắt đầu khởi công tái thiết từ năm 1997, với bề ngang là 22m, dài 40m lọt lòng chưa kể các tam cấp và hè hiên...". Đi một vòng ra phía sau, tại mé trái của chùa, một công trình khác đang được thi công và sắp hoàn thành đó là tháp Cửu trùng. Khi tôi tới vãn cảnh, tháp đang được làm tới tầng thứ 7. Kế đến là 4 bức tượng Thiên thủ Thiên nhãn, mà theo cách gọi dân dã đó là Phật nghìn mắt nghìn tay, đứng ở bốn góc chánh điện, cao khoảng 8m và ngang 3,5m. Đồng thời bên hông phải của chánh điện, một xưởng mộc cũng đang tấp nập làm việc để hoàn thành 500 vị La hán nữa. Trước khi bước chân vào cửa chính của chánh điện, hai bên thờ hai vị Kim Cang cao độ 5m, đủ để làm khiếp vía những kẻ không thiện tâm. Bên trong chánh điện, phía sau cửa chính, bên phải tôn trí một quả chuông, nặng 700kg, được đúc tại Huế. Thẳng theo hướng Tây của chánh điện thì có điện Đại Bi thờ Quan Thế Âm Bồ tát Thiên thủ Thiên nhãn theo phong cách Việt Nam được đúc bằng đồng, cao 6,5m. Hai pho tượng Hộ pháp đều được làm từ gỗ quý. Ngoài ra còn có các tượng Văn Thù, Phổ Hiền, Đức Tỳ Lô Giá Na, bộ Bát đại Kim Cang, Thập bát La hán v.v...
|
|
Theo vị thầy cho biết chiều cao của chánh điện là 16m, mái plafont được làm bằng gỗ pơ-mu và sập gụ (nơi để các Thượng tọa, Đại đức ngồi) được làm bằng gỗ quý của dân tộc. Ngoài ra, trong chánh điện còn có 3 ngàn vị Phật, sau lưng Đức Phật (Thiên thủ Thiên nhãn) là 88 vị Phật khác. Bộ lư và đèn được làm bằng chất liệu gốm, phục chế theo phong cách đời Lê mạt. Tượng Phật bằng đồng nặng 10 tấn, nhỏ hơn pho tượng tại một ngôi chùa ở gần Hà Nội (30 tấn) nhưng lại có chiều cao cao hơn. Và tới đây thì những cái nhất của Việt Nam mới được giới thiệu như: Bàn thờ Phật tại chánh điện lớn nhất Việt Nam , với chiều dài 6m và cao 1,2m. Bộ chuông mõ lớn nhất Việt Nam . Bộ cửa lớn nhất Việt Nam, cao 6m, dày 2 tấc với 6 cánh, khung cửa dày 4 tấc. Kế đến là cặp bảo cái, cặp tràng phan, bệ hoa sen được đưa từ Nhật về.
|
|
Các tượng Phật và Bồ tát thì được đưa từ Đài Loan về. Ra sau lưng chánh điện, tại đây, từ lan can theo hướng chánh Tây, có ao Liên Trì, pho tượng Di Đà bằng đá cao 7m, nặng 40 tấn. Trước mặt tượng có lư hương cao 4m, nặng 4 tấn, cũng là lớn nhất Việt Nam. Gần đó, còn có tháp Hòa thượng khai sơn vừa được hoàn thành vào tháng 7-2004. Và cũng đứng từ vị trí này, phóng tầm mắt ra xa một chút, có thể nhìn thấy toàn bộ cảnh trí của tỉnh Gia Lai...
Vâng, một ngôi chùa mà có quá nhiều những điểm nhất đối với Việt Nam này, thì đối với các Tăng Ni, Phật tử cũng đáng để tự hào lắm chứ?! Và nếu có dịp đi du lịch lên vùng phố núi này, thì với các bạn không cùng tôn giáo, có thể đến để chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc độc đáo nhất của Việt Nam . Còn những bạn là Phật tử, thì nơi đây cũng là một điểm đến để vừa hành hương, vừa tham quan trong chuyến du lịch của mình.
CHÙA MINH THÀNH
TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO
Thích Minh Thông
Pleiku quanh năm lãng đãng sương mù, những buổi chiều chỉ có mùa đông và có lẽ nhờ thế mà Pleiku đẹp đến say lòng người. Một quần thể kiến trúc mang tính tâm linh góp phần làm nên nét đẹp của thành phố cao nguyên. Đó là chùa Minh Thành, một ngôi chùa không cổ nhưng là nơi có thể níu bước chân của những người yêu cái đẹp.
Chùa tọa lạc ở số 14A đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Chùa cách trung tâm thành phố 2km về hướng tây nam. Điện thoại: 059.872690.. Chùa thuộc Hệ phái Bắc tông.
Chùa Minh Thành do Đại Đức Thích Tâm Mãn làm trụ trì. Đai Đức xuất gia và tu học từ 6 tuổi và ở TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, năm 1987 Thầy vào chùa Niết Bàn núi Thị Vải, năm 1989 Thầy lên Sài Gòn và ở chùa Long Bửu, Khánh Hội quận 04 trong khoảng thời gian thầy ở chùa Long Bửu 11 năm và du học Đài Loan được 7 năm, Đại Đức Thích Tâm Mãn đã tốt nghiệp thủ khoa cao học mỹ thuật học Phật giáo, kiến trúc chùa tháp Phật giáo, nghệ thuật Phật giáo, là người tu sĩ đầu tiên ở Việt nam tốt nghiệp khoa này. Đại Đức đang là giảng viên của Phật học viện Phật giáo.
Ngôi Chánh Điện có hai tầng,
Đại Hùng Bửu Điện, Đại Bi Điện.
Chánh điện chùa bố trí theo một hình thức đơn giản của mạn-đà-la (maṇḍala). Đó là một vòng tròn, được tượng trưng như một đóa hoa sen nở trọn, và vòng tròn này là căn bản vũ trụ luận của Mật giáo. Thông thường, có hai bộ mạn-đà-la. Kim cang giới mạn-đà-la (vajradhātu-maṇḍala) biểu tượng cho trí tuệ sở chứng của Phật. Thai tạng giới mạn-đà-la (garbhadhātu-maṇḍala) biểu tượng cho phương tiện độ sinh của Ngài. Mỗi mạn-đà-la đều dựa trên một số chủ điểm tư tưởng của Đại thừa giáo.
Những tác phẩm nghệ thuật chạm khắc tượng ở nơi đây, dựa trên nền tảng của triết học Mật giáo. Nó bao hàm cả hai khía cạnh văn chương và triết lý, gần như tất cả tinh hoa của tư tưởng và văn học Phật giáo Đại thừa Mật tông được gói trọn vào đây.
Trước cửa chánh điện có tạc hai tượng Kim Cang Lực Sĩ cao 6m, trông rất sống động với cái nhìn dữ dội, xoáy vào tâm can kẻ tà tâm nhưng vẫn là hiện thân của cái thiện.
Cửa chánh điện chiều cao 6m, khung cửa dày 4 tấc với 6 cánh cửa dày 2 tấc, tất cả cửa được chạm khắc 6 vị đại Bồ Tát. Chánh điện chùa cao 16m, trần nhà làm bằng gỗ pơ-mu, và sập gụ. Bộ lư và đèn được làm bằng chất liệu gốm, phục chế theo phong cách đời Lê mạt. Bàn thờ Phật tại chánh điện lớn nhất , với chiều dài 6m và cao 1,2m. Bộ chuông mõ lớn nhất. Kế đến là cặp bảo cái, cặp tràng phan, bệ hoa sen được đưa từ Nhật về. Các tượng Phật và Bồ tát thì được đưa từ Đài Loan về.
Chánh giữa điện tôn trí tượng Tỳ Lô Giá Na Phật, cao 6m, nặng 16 tấn, mỗi cách sen có chạm khắc nổi những vị Phật, và vách phía sau là bát thập bát Phật (88 vị Phật). Ngũ phương Phật (5 vị Phật) Đông, Tây , Nam , Bắc, bát bộ kim cang (8 vị Hộ Pháp), tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, ngoài ra còn có các tượng Văn Thù, Phổ Hiền,
Hai bên tả hữu, tôn trí tượng Thập nhị Duyên Giác (12 vị đại bồ tát), mỗi tượng cao ba mét làm bằng gỗ mít, sơn son thiếp vàng, Hai bên vách chánh điện có 30 ngàn vị Phật
Tất cả các bức tượng này được chạm nổi vào tường rất công phu. Thẳng theo hướng tây tầng dưới của chánh điện là; Đại Bi đường thờ Quan Thế Âm Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn, mà theo cách gọi dân dã đó là Phật nghìn mắt nghìn tay, theo phong cách Việt Nam, cao 7,5m, thờ hai bên tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn là 2 tượng Hộ Pháp cao 3m, ba pho tượng được chạm khắc bằng gỗ.
Bên trái chánh điện là tháp Từ Ân thờ tổ khai sơn, tháp có ba tầng mái, lợp ngói vảy rồng, trang trí rồng và hoa sen cách điệu. Bên trái chánh điện là tháp chuông, tôn trí đại hồng chung nặng 4 tấn. Trước sân chùa Tượng đức Phật A Di Đà bằng đá, cao 7,5m, nặng 40 tấn được tôn trí uy nghiêm giữa hồ nước Liên Trì ao sen với hoa nở ánh hồng cả mặt nước. Trước ao Liên Trì là lư hương bằng đồng lớn nhất, cao 4m, nặng 4 tấn.
Một công trình khác đang được thi công và sắp hoàn thành đó là ngôi bảo tháp thờ Xá Lợi 9 tầng cao 72m, được tôn trí bên trong bảo tháp là 4 vị Thiên thủ Thiên nhãn, cao 8m và ngang 3,5m, được chạm khắc rất tinh tế sống động từng chi tiếc bằng gỗ mít. Tầng 1 và các tầng khác sẽ là nơi thờ thất Phật và Xá lợi của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Bên phải chánh điện là khu tăng phường (gồm trai đường, giảng đường, thiền đường và tàng kinh cát) có diện tích hàng ngàn mét vuông, và những công trình khác như; phương trượng đường; khách đường. Những công trình đang sắp hoàn thành, xây cổng tam quan; nhà Tổ; nhà tăng; Điện thờ 500 vị La hán được làm bằng gỗ mít. Giới đường, đang chuẩn bị thi công, điện thờ tứ Thiên Vương.
Bằng tất cả tâm, trí, lực. Đại đức Thích Tâm Mãn đã nói, không biết trong tương lai, bằng sự đóng góp công đức của các phật tử trong và ngoài nước thì chùa Minh Thành sẽ có nhiều công trình lớn lao, hoành tráng hơn. Bởi đó là tâm niệm, là niềm tin của phật tử ở Việt Nam , mà còn là nơi hướng định của các phật tử trên khắp thế giới.
Đại Đức Thích Tâm Mãn chính là người thiết kế những kiểu mẫu là người đứng ra thi công