Dec 16, 2024

Biên khảo

Lại Bàn Về Luật Bằng Trắc Của Thơ Lục Bát
Phạm Đức Nhì * đăng lúc 01:20:16 PM, Dec 06, 2024 * Số lần xem: 35

 

              
 

          
             

LẠI BÀN VỀ LUẬT BẰNG TRẮC CỦA THƠ LỤC BÁT

Luật Lục Bát “Cũ”

 

Tôi không biết luật này phát xuất từ đâu, vào lúc nào, nhưng ở thời điểm này rất đông thi sĩ sáng tác thơ lục bát vẫn còn tuân thủ nghiêm túc.


Luật  này được tóm tắt như sau:


1/ Chữ thứ 2, chữ thứ 6 câu lục vần Bằng.

2/ Chữ thứ 4 câu lục vần Trắc

3/ Chữ thứ 4 câu bát vần Trắc.

4/ Chữ thứ 2, 6, 8 câu bát vần Bằng

5/ Nếu chữ thứ 6 (câu bát) Thanh Ngang thì chữ thứ 8 Thanh Bằng và ngược lại

(Tôi chia thành từng điều luật rõ ràng chứ không "nói gộp" để khi cần phân tích rạch ròi sẽ dễ dàng hơn). 

 

 

Ba Điều Luật Căn Bản Cần Được Tuân Thủ Nghiêm Túc


     a/ Chữ thứ 4 câu bát vần Trắc

     b/ Chữ thứ 6 câu lục, chữ thứ 6, 8 câu bát vần Bằng 

     c/ Nếu chữ thứ 6 (câu bát) Thanh Ngang thì chữ thứ 8 Thanh Bằng và ngược lại

 

Ở thời điểm này nếu sai phạm bất cứ điều luật nào trên đây thì bài thơ sẽ bị cho là "mất tính lục bát"

 

Ba Điều Luật Đang Được Thay Đổi

 

     a/ Chữ thứ 2 câu lục vần Bằng

     b/ Chữ thứ 4 câu lục vần Trắc

     c/ Chữ thứ 2 câu bát vần Bằng

  

Thay đổi ở đây không phải là đang Bằng bắt buộc phải đổi thành Trắc (và ngược lại) mà là tùy ý tác giả - Bằng cũng được mà Trắc cũng không sao.

Theo thời gian, 3 điều luật này đã và đang được thay đổi không phải theo kiểu “phá cách”, “biệt lệ”, mà từng bước, từng bước chuyển mình rất tự nhiên và thành quả của sự thay đổi đó đã được giới thưởng ngoạn thơ lục bát vui vẻ chấp nhận.

Những thi sĩ làm thơ lục bát không chịu "bó mình" theo Luật "cũ" thì khi "cảm xúc bám theo tứ thơ" đòi hỏi có sự đổi Luật, nếu muốn, họ có thể đổi:


     a/ Chữ thứ 2 câu lục thay vì vần Bằng đổi thành vần Trắc (màu đỏ)

     b/ Chữ thứ 4 câu lục thay vì vần Trắc đổi thành vần Bằng (màu xanh đậm)

     c/ Chữ thứ 2 câu bát thay vì vần Bằng đổi thành vần Trắc (màu đen đậm)

 

 

Cho nên trong phần trích dẫn thơ (và Ca Dao) bạn đọc có thể liếc qua màu sắc để cảm nhận được sự bạo dạn và thức thời của thi sĩ một cách dễ dàng hơn.

Sau đây xin mời mọi người cùng tôi dạo chơi, thưởng ngoạn những đổi thay này.


TRUYỆN KIỀU

 

Chắc bạn đọc cũng đồng ý, đi dạo vườn thơ, nhất là vườn thơ lục bát, cũng nên đến thăm Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, phải không ạ.

 

Để viết bài này tôi đã đọc lại Truyện Kiều vài lần nữa và đã nhận thấy rằng: Mặc dù được viết vào khoảng 2, 3 thập niên đầu của thế kỷ 19, cụ Nguyễn Du đã đưa vào Truyện Kiều một số đổi thay ở 2 trong 3 điều luật đang được thay đổi.

 

 

Chữ Thứ 2 Câu Lục Vần Bằng

 

 

Truyện Kiều có 20 câu lục không tuân thủ điều luật này. Chữ thứ 2 của 20 câu lục này đã được đổi thành vần Trắc (màu đỏ)


17. Mai cốt cách, tuyết tinh thần

83. Đau đớn thay phận đàn bà

163. Ngƣời quốc sắc, kẻ thiên tài

487. Khi tựa gối, khi cúi đầu

577. Người nách thước, kẻ tay đao

583. Đồ tế nhuyễn, của riêng tây

945. Tin nhạn vẩn lá thư bài

1213. Khi khóe hạnh, khi nét ngài

1233. Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

1862. Sao chẳng biết ý tứ gì?

1915. Có cổ thụ, có sơn hồ

1295. Khi gió gác, khi trăng sân

2005. Ấy mới gan ấy mới tài

2305. Mụ quản gia, vãi Giác Duyên

2667. Hết nạn ấy đến nạn kia

2685. Hại một người cứu muôn ngƣời

2829. Người một nơi hỏi một nơi

2841. Người yểu điệu kẻ văn chương

3189. Thêm nến giá nối hương bình

3223. Khi chén rượu khi cuộc cờ

 

 

Chữ Thứ 4 Câu Lục Vần Trắc

 

Truyện Kiều có 10 câu lục không tuân thủ điều luật này. Chữ thứ 4 của 10 câu lục này được đổi thành vần Bằng (màu xanh đậm)


393. Mặt nhìn mặt, càng thêm tươi

487. Khi tựa gối khi cúi đầu

1213. Khi khóe hạnh, khi nét ngài

1295. Khi gió gác, khi trăng sân

1297. Khi hương sớm, khi trà trưa

1749. Khi chè chén, khi thuốc thang

1819. Càng trông mặt, càng ngẩn ngơ

2291. Khi Vô Tích, khi Lâm Tri

3013. Tưởng bây giờ  bao giờ

3223. Khi chén rượu, khi cuộc cờ


Theo tôi, những đổi thay trong 2 điều luật này (mặc dù so với độ dài của Truyện Kiều còn chưa nhiều) đã nói lên nét đặc biệt về con nguời Nguyễn Du. Ở thời điểm mà Luật Tắc về thơ đều được mọi người tuân theo nghiêm ngặt mà dám "vượt rào" đưa vào Truyện Kiều 30 câu thơ "thoát vòng cương tỏa" thì lá gan của cụ chắc không nhỏ, và tầm cỡ thi tài thì "khỏi phải nói".

 


Chữ Thứ 2 Câu Bát Vần Bằng

 

Cụ Nguyễn Du  không hiểu sao đã tuân thủ rất nghiêm túc điều luật này. Tất cả 1627 câu bát của Truyện Kiều (100%) đều có chữ thứ 2 là vần bằng.


 

 

NHỮNG NHÀ THƠ KHÔNG CHUYÊN NGHIỆP


Đây là những thi sĩ lấy thơ làm thú tiêu khiển nên dĩ nhiên, thơ của họ còn có mặt này mặt nọ chưa đến mức hoàn hảo. Điều đáng mừng là họ - ở mức độ khác nhau - đã "thấy" được sự cần thiết phải thay đổi và đã can đảm dấn thân vào công việc đổi thay. 

Ở đây tôi chọn một số câu, đoạn lục bát của các nhà thơ từ 2 nhóm Lục Bát Việt Nam và Lục Bát Sài Gòn, một đoạn tình cờ gặp trên Facebook và một cặp lục bát trong số Thơ Lục Bát Về Quê Hương. 

Tuy nghiệp dư nhưng họ đã "bạo" hơn rất nhiều nhà thơ có tay nghề cao. Họ phá luật một cách tự nhiên chứ không gượng ép.

 

 

Trước biển chiều in bóng hình

Anh trao tôi chút nghĩa tình anh em

Ôi hạnh phúc, đời đẹp thêm

Ơi Vạn Giã sóng êm đềm lòng tôi

 

(Trấn Phước Ninh, LBSG)


Chiều tà bên gốc thông già (Đà Lạt Chiều Tà)

Ngắm lá lá rụng, ngắm hoa hoa tàn

Trịnh Duy Sơn (Lục Bát Sài Gòn)


 Đánh giậm, cắt cỏ, chăn trâu...(Nhà Quê)

Lội bùn nhem nhuốc từ đầu tới chân


Thương mẹ già đã lưng còng

Mỗi chiều ra ngõ chỉ mong con về...

Ta mãi là người nhà quê

Xin em đừng bỏ bùa mê làm gì!

(Đặng Vương Hưng, LBSG)

 

 

Thì tu luyện pháp im thinh (110)

Tẩu hỏa lỡ chửi cũng mình mình nghe

(Nguyễn Liên Châu, LBSG)

 

 

Em đi trốn-Anh đi tìm (Trốn Tìm)

Miễn là đừng trốn khỏi tim được rồi

(Ngô Đình Hải, LBSG)

 

Đang đêm lại ngỡ ban ngày (Hình Như)

Đang vui thoắt đã chuyển ngay sang buồn

Vừa cười đấy lại khóc luôn

Đến giấc mơ cũng chẳng suôn sẻ gì

(Nguyên Thảo, LBSG)

 

 Cháu đi học lúc lên năm (Bà Tôi)

Thương cháu bé bỏng đêm nằm bà ru

(Trương Nam Chi, LBSG)

 

Tiếc thay hương sắc phai mờ (Ta Mãi Gọi Vừng Ơi)

Con tạo trót đẩy đến bờ vực ngâu

 

Lời mặn đắng ly chừng xây

Vần chua chát cụng đưa cay với đời

Say lúy túy gọi Vừng ơi!

Đằng sau cánh cửa có ngời lóe tin?

(Phạm Thị Cúc Vàng, LBSG)


 Nhớ áo trắng phút xôn xao (Hoa Bướm Ngày Xưa)

Nhớ màu phượng đỏ rót vào dòng thơ

Nhớ mắt ai giả tình cờ

Nhớ chạm sóng biếc vụt mơ đêm ngày

Đôi tám má ửng hồng say

Dưng không hè bỗng rụng đầy túi xinh.

(Phạm Thị Cúc Vàng, LBSG)

 

Anh là biển, em là mây (Bình Minh Trên Biển)

Tặng nhau một áng thơ hay giữa dòng

 

Còn lại gì giữa vô thường

Lưu ly vẫn sáng, tình thương nhẹ nhàng

(Đỗ Thiên Hương, LBSG)

 

Trước biển chiều sóng vô cùng (Trước Biển)

Tôi ngồi đây nối trùng trùng cùng anh

 

Bài trước chẳng khác bài sau (Thơ Và Tôi)

Nhớ nụ hôn, nhớ tình đầu chia xa

 

Tôi buồn…tôi thương thằng tôi

Hận người dưng ấy…hứa rồi…lại quên

(Nguyên Hoàng, LBVN)

 

Muốn được chia sẻ ngọt  bùi (Trưa Hè)

Động viên khích lệ niềm vui nào bằng

(Trần Khắc Nam, LBVN)

 

Chủ bảo phải chạy cho hăng (Cây Gậy Và Cà Rốt)

Cà Rốt sẽ được cho ăn ngon lành

Chạy chậm Gậy đập thân tàn

Cà Rốt cùng Gậy song hàng với nhau

Không nên tách bạch trước sau

Sẽ bị hậu quả rồi mau oán hờn

(Hoàng Anh, LBVN)

 

Người già chỉ sợ cô đơn (Trống Rỗng)

Lại hay tủi phận, giận hờn vu vơ

Cháu con xin chớ làm ngơ

Cơ hội báo hiếu đừng chờ hôm sau

(Vinh Lê, LBVN)

 

Chưa đủ lớn để hiểu đời (Tuổi Thơ Tôi)

Huống chi biết mẹ lên trời làm chi

 

Tủi thân tôi quá trời ơi

Quần áo rách tướp ai thời vá may

(Hồng Vui, LBVN)

 

Thân hình bụng bự nặng cân (Tự Sửa Thân Mình)

Ăn nhậu quá độ Tiền Dân phí nhiều

Bao nhiêu dinh dưỡng mỗi chiều

Quan bắt Dân đãi Nhậu nhiều món sang

Bụng bự nhiều bệnh gian nan

Tham ăn mê uống Tim Gan hỏng dần

Quan Tham Hãy Biết Thương Dân

Sửa Mình Đổi Tánh Bỏ Dần Lòng Tham

(Hoàng Anh, LBVN)

 

Đứa lớn trách nhiệm là anh (Các Con Hãy Nhớ)

Thương em thì phải dỗ dành ốm đau

 Làm chị càng khó biết bao

Thay Mẹ lúc sống giúp nhau ân cần.

 Nhớ câu em ngã chị nâng

Bảo bọc lo lắng người thân một nhà

(Kieu Hoa, LBVN)

 

Sát sanh chẳng thấy ghê tay (Cảnh Tỉnh)

Công nghệ lò mổ hàng ngày ngàn con

Lưới giăng đánh bắt kinh hồn

Triệu triệu thủy sản cá tôm tiêu đời

(Nguyễn Xuân Lượng, LBVN)

 

Kinh tế phát triển bền lâu (Ngày Giỗ Mẹ)

Cả nhà phấn khởi làm giàu được không?

Toàn gia hạnh phúc thành công

Đi lại thuận tiện hanh thông mọi bề

(Trần Thị Nhung, LBVN)

 

Gió thổi từng đợt heo heo (Gió Mùa Đông Bắc)

Dặt dìu xô dạt cánh bèo trôi sông.

Ánh nắng le lói chiều đông.

Lắc lư mấy quả bưởi bòng trên cây

(Quang Đáp, LBVN)

 

MẸ mất anh cứ khóc hoài (Tuổi Thơ Anh Nguyễn Đức Cây) 

Đời vào bể khổ mấy ai ở đời

Biết vậy anh chẳng mải chơi

Giúp cha công việc mọi nơi cần làm

 

Nỗi đau nghẹn đắng nuốt vào

Anh phải thay mẹ lo sao cho tròn

(Hồng Vui, LBVN)


Quê hương là tiếng sáo diều (Quê Hương)

Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê

(Nguyễn Đình Huân, Thơ Lục Bát Về Quê Hương)

 

 Quá ác mất hết lương tâm (Quá Đáng)

Quá sức lao lực âm thầm đắng cay

Quá chén dẫn đến mê say

Nói năng xằng bậy suốt ngày mất khôn

(Vũ Do, FB 20/11/2024)


 

 

Sau đây là trích dẫn thơ lục bát của một số thi sĩ được nhiều người coi là có tay nghề cao. 

 

 

 

TỐ HỮU

 

Than Phấn Mễ, thiếc Cao Bằng (Việt Bắc)

Phố phường như nấm như măng giữa trời.

 

Muối Thái Bình ngược Hà Giang

Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh.

 

Hồ Suối Hai, nước trong xanh,

 

Tản Viên núi đẹp như tranh giữa trời.


Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh


Tôi đọc 10 bài thơ lục bát của nhà thơ Tố Hữu và đã trích ra được 4 cặp lục bát "phớt 

lờ" 2 trong 3 điều luật còn đang tranh cãi. Tất cả 4 cặp lục bát này đề nằm trong bài Việt 

Bắc 

 

https://toplist.vn/top-list/bai-tho-luc-bat-cua-nha-tho-to-huu-hay-nhat-56890.htm

 

 


LÊ TIẾN VƯỢNG

https://vanhoavaphattrien.vn/doc-tho-luc-bat-cua-hoa-sy-le-tien-vuong-a17908.html

 

Một thời trắng, một thời đen (Không biết từ bài nào)

 cấu cơm áo, ta quên cả mình


Thơ tôi không rượu, không hoa (Thơ Tôi)

Có mẹ đi cấy, có cha đi cày

 

Có mẹ để được mẹ thương (Thôi Đừng Trách Mẹ Nữa Em)

Đi thưa về hỏi rõ đường mà đi

Chai lọ, đồ cũ cất đi

Khắp nơi lỉnh kỉnh có khi không dùng

 

Lục bát thì phải phân thân (Nghe Câu Lục Bát)

Câu lục xếp tứ, xoay vần câu sau

 

Quan ta sướng nhất trần đời (Thở Than)

Bao tội nợ đổ cho Trời… phi tang

 

Mắng vợ mình chả có gan (V Tôi)

 

Thôi thì vợ mắng, có oan cũng cười

 

Dăm quả cam, mấy quả hồng (Không biết từ bài nào)

Ta thành “kẻ chợ” chạy rông phố phường

 

Nghệ  là phải ăn chơi (Không biết từ bài nào)

Một khi đã “máu”, đầu rơi cũng liều


Hình như em hơi bị ngầu (Không biết từ bài nào)

 

Anh hơi bị choáng, bắt đầu ... hơi yêu 


Tôi mới "biết" thi sĩ đa tài Lê Tiến Vượng qua bài viết "Đọc Thơ Lục Bát Của Họa Sĩ Lê Tiến Vượng" của Phạm Thị Phương Thảo. Thấy khoái nên mày mò trên mạng đọc thêm được một số bài nữa. Phạm Thị Phương Thảo "trích thơ" của thi sĩ mà không cho biết trích từ bài nào nên đoạn tôi viết về những nét mới của thơ Lê Tiến Vượng có 4 cặp lục bát “lang thang”. Mong thi sĩ và bạn đọc thông cảm.

Điều tôi thích là mới đọc một số ít bài lẻ tẻ ở trên mạng mà đã thấy "chàng thi sĩ trẻ" (ít nhất cũng trẻ hơn tôi) đã dám "lờ tít" cả 3 điều luật của thơ lục bát mà ở thời điểm này nhiều thi sĩ khác còn bó tay tuân thủ.



 

 NGUYỄN DUY


Áo trắng là áo trắng ai (Áo Trắng Má Hồng)

buồn phơ phất thuở ban mai tới trường

 

Áo trắng là áo trắng à

một hôm ta thấy bạn ta thẹn thùng

 

Áo trắng là áo trắng này

ngứa nga ngứa ngáy cỏ may trong lòng

 

Áo trắng là áo trắng ơi

cho ta xin lại dáng người ngày xưa

 

Áo trắng là áo trắng bay

thấp tha thấp thoáng tháng ngày mỏng manh

 

Nhớ trưa xanh như tiếng ve (Người Con Trai)

Dòng sông lặng biếc cho tre gội đầu

 

Rối ren tay bí tay bầu (Ngồi Buồn Nhớ Mẹ Ta Xưa)

Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

 

Gió đi giật cục bàng hoàng (Người Đang Yêu)

Mây đỉnh núi chít khăn tang ngang trời

 

Thương nhau tre không ở riêng (Tre Xanh)

Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.

 

Mai sau

Mai sau

Mai sau

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.

 

 


 

ĐỒNG ĐỨC BỐN

 

Tia chớp như sợi chỉ mềm (Chạy Mưa Không Chạy Qua Rào)

Tôi ngồi khâu áo trả đền cho em

 

Chiều nay Hồ Tây có giông (Chiều Nay Hồ Tây Có Giông)

Tôi ngồi trên sóng mà không thấy chìm

 

Đang trưa ăn mày vào chùa (Vào Chùa)

Sư ra cho một lá bùa rồi đi

Lá bùa chẳng biết làm gì

Ăn mày nhét túi lại đi ăn mày.

 

 

Đường đời còn rộng thênh thang (Trở Về Với Mẹ Ta Thôi)

Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời

 

Giữa khi cát bụi đầy trời

Sao mẹ lại bỏ kiếp người lầm than

 

Đưa mẹ lần cuối qua làng

Ba hồn bảy vía con mang vào mồ

 

 

Tôi vừa lo được miếng cơm (Đời Tôi)

Thì mất tí lửa tí rơm gầy lò.

Tôi vừa vượt bão mưa to

Chân đã phải lội đi mò sông sâu.

 

Bòn mãi được mấy sợi tơ

 

Giăng ra bao kẻ đã vơ vào lòng.



 

NGUYỄN BÍNH

 

Nguyễn Bính là thi sĩ gần gũi với thôn làng, ruộng lúa, con sông, bến đò, rất đậm nét “Chân Quê” và thơ lục bát của ông "nghe thoang thoảng cũng có mùi ca dao".

 

Tưng bừng vua mở khoa thi (Giấc Mơ Anh Lái Đò)

Tôi đỗ quan Trạng, vinh quy về làng. 


Nhà gái ăn chín nghìn cau

Tiền cheo tiền cưới chừng đâu chín nghìn

 

Ăn gỏi cá, đánh cờ người (Anh Về Quê Cũ)

Thần tiên riêng một góc trời thôn Vân.


 

Cách mấy mươi con sông sâu (Lỡ Bước Sang Ngang)

 

Và trăm nghìn vạn dịp cầu chênh vênh

 

 

Mẹ trông theo, mẹ thở dài

Dây pháo đỏ bỗng vang trời nổ ran


Úp mặt vào hai bàn tay

Chị tôi khóc suốt một ngày một đêm.



 

“Cái quạt mười tám cái nan” (Cái Quạt)

Anh phất vào đấy muôn vàn nhớ nhung.

Gió sông, gió núi, gió rừng!

Anh niệm thần chú thì ngừng lại đây! 

 

 

Hôm qua em đi tỉnh về (Chân Quê)

 

Đợi em ở mãi con đê đầu làng.


Như hôm em đi lễ chùa

 

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.


Hôm qua em đi tỉnh về 

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

 

 

Anh đi đấy, anh về đâu? (Không Đề) 

Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu ... cánh buồm


Tháng chạp cho cải hoa vàng (Vu Quy)

 

Cho cam da đỏ, cho nàng vu quy.


 

 

 

 

BÙI CHÍ VINH

 

Cô gái ơi anh nhớ em (Anh Nhớ Em)

Như con nít nhớ cà rem vậy mà

 

Con dế thì gáy một hơi

Còn anh gáy hết một thời con trai

Tiếng gáy bò lên lỗ tai

Làm em nhột suốt một ngày một đêm

Cô  ơi, anh nhớ em

Như  lúm nhớ đồng tiền đúng chưa

 

Cái nhớ nhảy qua hàng rào

Không thèm đăng ký cứ nhào vô anh

 

Con kiến còn nhớ củ khoai

Huống chi tóc ngắn tóc dài nhớ nhau

 

 

Con gái Huế rất khó chơi (Gái Huế)

Ta dân Nam bộ thốt lời vũ phu

 

Cộng lại thì thành văn chương

Trừ ra thì dễ bất thường động tâm

“Sơn bất cao, thủy bất thâm”

Lên núi Ngự mới ớn thầm sông Hương

 

Dù các em rất khó chơi

Nhưng ta cũng thử ngỏ lời bướm ong

 

 

Con gái Bắc rất chịu chơi (Gái Bắc)

Ta dân Nam bộ ngỏ lời cầu hôn

Chịu chơi vì lắm hồi môn

Chẳng hạn răng khểnh, má tròn đồng xu

 

Chưa kể con mắt tiểu thư

Dáng đi công chúa, lời ru thiên thần

 

Chanh chua vẫn ngọt như đường

Nói xạo cách mấy vẫn tương tư hoài

 

 

Con gái Nam rất hay cười (Gái Nam)

Ta dùng ngôn ngữ cao bồi biểu dương

 

Chỉ người điên mới không ham

Ta tỉnh táo muốn gỡ làm vốn riêng

 

Vòng Bến Tre, bọc Cần Thơ

Ở đâu ta cũng choán giờ cơ quan

 

 

Đưa anh ngón út anh cầm (Đưa Anh Ngón Út Anh Cầm)

Cái ngón ốm nhách mà em giấu hoài

 

Cái mũi không có tội đâu

Đánh hơi thấy sự ngọt ngào mới hôn

 

Bắt bướm là bướm ngồi yên

Hái hoa, hoa sẽ nở trên tay mà

Chưa kể lúc em pha trà

Cái ngón sẽ hát bài ca con người

Anh nâng ngón út vào môi

Cái ngón sẽ nói những lời trái tim

 

 

Sống như Hàn Tín lòn trôn (Thợ Giặt Đồ)

Hăm bốn chữ cái nuôi mồm không xong

 

 

Lên đến biển  nhớ em (Biển Động)

Kỷ niệm như sóng làm nghiêng con đò

 

 


CA DAO

 

Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà


Chồng giận thì vợ bớt lời

Cơm sôi bớt lửa mấy đời có khê

 

Khó nghèo một vợ một chồng

Một miệng cơm tấm mà lòng thảnh thơi

 

Màn hoa lại trải chiếu hoa

Bát ngọc lại phải đũa ngà mâm son

 

Cơm trắng ăn với chả chim

 

Chồng đẹp vợ đẹp những nhìn mà no

 

Tu đâu cho bằng tu nhà

Thờ cha kính mẹ mới là chân tu

 

Con mèo mà trèo cây cau,

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà?

Chú chuột đi chợ đường xa

Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo

 

Nghĩ gì, cò đậu cành cao

Nghiêng nghiêng, nghé nghé nửa chào nửa e

Xuống đây cho ta nhắn nhe

Đừng đứng trên ấy gãy tre của làng.

 

Bắc Nam là con một nhà

Là gà một mẹ, là hoa một cành

 

Gặt hái ta đem về nhà,

Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.

 

Ông tha mà  chẳng tha,

Trời cho cái lụt hăm ba tháng mười (23 tháng 10)

 

Hòn đất mà biết nói năng

Thì thầy Địa lý hàm răng chẳng còn 

 

Nói ra, xấu thiếp hổ chàng,

 

Nó giận, nó phá tan hoang cửa nhà.

 

Cà cuống uống rượu la đà

Chim ri ríu rít bò ra lấy phần

 

Thầy bói gieo quẻ nói rằng,

Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn.

 

Làm anh ăn trước, bước đầu

Dạy dỗ em út ngõ hầu thay cha.

 

Mã , Hàng Điếu, Hàng Giày,

Hàng Cờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn.

Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than,

Hàng , Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng.

Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông

Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè

(Rủ Nhau Chơi Khắp Long Thành)

 

Bao giờ cho đến tháng hai,

Con gái làm cỏ, con trai be bờ

 

Yêu kính thầy mới làm thầy

Những phường bội bạc sau này ra chi.

 

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

 

Cái cò là cái cò quăm,

Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai?

Có đánh thì đánh sớm mai,

Chớ đánh chập tối, chẳng ai cho nằm

 

Chị em một ruột cắt ra

Chị có em có mới là thân nhau

 

Người về em vẫn trông theo

Trông nước nước chảy, trông bèo bèo trôi

 

Đi bộ thì khiếp Hải Vân

Đi thuyền thì sợ sóng Thần hang Dơi.

 

Hết gạo thì có Đồng Nai

Hết củi thì có Tân Sài chở vô.

 

Quê anh có cửa biển sâu

Có ruộng lấy muối, có dâu nuôi tằm..

 

Ai chơi ta cũng chơi cùng,

Chơi trúc quân tử, chơi tùng trượng phu.

 

Bà chết cháu được ăn xôi,

Hai tay hai nắm bà ôi là bà.

 

Bao giờ trạch đẻ ngọn đa,

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.

Bao giờ cây cải làm đình,

Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta.

 

Cái bống cõng chồng đi chơi,

Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng.

 

Chập chập thôi lại cheng cheng,

Con gà trống thiến để riêng cho thầy.

Đơm xôi thì đơm cho đầy,

Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng!

 

Con chó chê khỉ lắm lông,

Khỉ lại chê chó ăn dông ăn dài.

Lươn ngắn lại chê trạch dài,

Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm.

 

Con gà cục tác lá chanh,

Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi.

Con chó khóc đứng, khóc ngồi,

Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.

 

Con nhện ở trên mái nhà,

Nó đương làm cỗ cúng bà nó mai.

Nó rằng nó chẳng mời ai,

Mời một ông chú với hai bà dì.

 

Thứ nhất thì đỗ thủ khoa,

Thứ hai vợ đẹp, thứ ba ỉa đồng.

 

Ai nhất thì tôi thứ nhì

Ai mà hơn nữa tôi thì thứ ba

 

Anh đánh thì tôi chịu đòn,

Tính tôi hoa nguyệt mười con chẳng chừa

 

Áo  để vận trong nhà,

Áo mới để vận đi ra ngoài đường.

 

Bị rách nhưng lại có vàng,

Tuy rằng miếu đổ thành hoàng còn thiêng.

 

Chớ thấy áo dài mà sang,

Bởi không áo ngắn phải mang áo dài

 

Chớ thấy sóng cả mà lo,

Sóng cả mặc sóng, chèo cho có chừng.

 

Đã trót nhúng tay thùng chàm,

Chẳng xanh thì cũng phải làm cho xanh.

 

Đã trót nhúng tay vào thùng,

Chưa thanh thì cũng vẫy vùng cho thanh.

 

Đất tốt trồng cây rườm rà,

Những người thanh lịch nói ra quý quyền.

 

Đất xấu trồng cây khẳng khiu,

Những người thô tục nói điều phàm phu.

 

Đó ngọc thì đây cũng ngà,

Đó hoa thiên lý, đây là mẫu đơn.

 

Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

 

Phù thuỷ, thầy bói, lái trâu,

Nghe ba anh ấy đầu lâu không còn

 

Thứ nhất là tu tại gia,

Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.

 

Trâu buộc thì ghét trâu ăn,

Quan  thì ghét quan văn dài quần.

 

Trông mặt mà bắt hình dong,

Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon.


Có vợ để đi theo trai

 

Nhìn xuống dưới bụng trách hoài Thằng Cu


Còn nhiều nữa những câu ca dao không bị gò bó trong Luật “cũ” của Lục Bát. Ở đây tôi chỉ chọn một số cặp để độc giả thấy “Thơ Lục Bát Dân Gian Việt Nam" (tức Ca Dao) đã đi một đoạn dài trên đường “tháo cũi sổ lồng” khỏi những Luật "cũ" mà ở thời điểm này nhiều thi sĩ vẫn còn ngoan ngoãn tuân theo.

Ở bài viết trước bàn về Luật Bằng Trăc Trong Thơ Lục Bát (1) tôi có đưa ra 2 cặp lục bát để chứng minh luận điểm của mình:


Bác Cả bán sáu mẫu vườn                                                                                              

Để lại một mẫu chú Hương cất nhà

 

Ba đi Hà Giang mua chè

 

Kêu con lên giúp đem về Hà Nam 


Luận điểm đó là: Về Luật và (và Thanh) của thơ lục bát thì chỉ cần chú ý đến 4 chữ in đậm (3 đen, 1 đỏ), 10 chữ còn lại thì tự do, bằng cũng được mà trắc cũng ok.


Hôm nay viết bài này, sau khi đã trích dẫn đủ kiểu lục bát của nhiều thi sĩ cũng như vài chục câu Ca Dao để làm bằng chứng, tôi hy vọng bạn đọc đã có cơ sở để đánh giá luận điểm về thơ lục bát của tôi.


Tôi chủ quan nghĩ rằng: Nhiều người trong số các bạn yêu thơ lục bát, và cả tôi nữa, bao nhiêu năm qua đã bị trói, bị "3 sợi dây chết tiệt" quấn vào người. Chúng không đến nỗi làm mình nghẹt thở, máu nghẽn lưu thông, hoặc tay chân không thể  cử động, nhưng lúc đọc thơ chúng cứ nhởn nhơ trước mắt khiến mình trở nên "khắt khe vô lối", hạ thấp giá trị một câu thơ, một bài thơ một cách sai lạc. 


Và khi làm thơ, nhìn những con chữ của mình vừa xuất hiện trên trang giấy mà bụng cứ thấp thỏm lo sợ là "3 sợi dây chết tiệt" ấy đang đứng đâu đó rình mò, khiến đôi lúc dòng thơ đang bon bon chảy phải khựng lại tìm đường luồn lách.


KẾT LUẬN


Tôi hy vọng những người yêu thơ lục bát, lúc đọc thơ hoặc lúc cao hứng muốn cầm bút viết mấy câu thơ sẽ tự cởi, tự tháo "3 sợi dây chết tiệt" ấy, 3 sợi dây đã trói buộc, không cho mình được thả hồn vào thơ hoặc tự do phóng bút.

 

Và tôi đã cao hứng muốn khoe với mọi người 2 cặp lục bát khác:


Chú Béo thích nhất cháo 

Có sáng đến quán “quất” ba bát liền

 

Thằng Cu mơ màng trên giường

 

Lăn qua lăn lại rồi “tương” ra quần

 

Những gì tôi muốn gởi đến bạn đọc yêu thơ lục bát trong bài viết này, quanh đi quẩn lại cũng chỉ có thế.


League City ngày 02 tháng 12 năm 2024

Phạm Đức Nhì

nhidpgam@gmail.com

 

PHẦN VIẾT THÊM


Chuyện Lạ Về "THANH" Của Truyện Kiều

 

Như đã đề cập ở phần đầu bài viết, thơ lục bát có một điều luật về THANH như sau:

 

Nếu chữ thứ 6 (câu bát) Thanh Ngang thì chữ thứ 8 Thanh Bằng và ngược lại.

 

Lúc nào đổi từ Thanh Ngang qua Thanh Bằng (hay ngược lại) thì thi sĩ được hoàn toàn tự do. Tuy nhiên, nếu để quá lâu mới đổi Thanh thì đoạn thơ “trùng thanh” đó đọc lên sẽ đơn điệu, tẻ nhạt và “hội chứng nhàm chán vần” sẽ càng nặng nề hơn.

Chúng ta hãy cùng đọc thử đoạn Kiều sau đây – 16 cặp lục bát “trùng thanh” (từ câu 19 đến 50).

 

 

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

Kiều càng sắc sảo, mặn mà

So bề tài, sắc, lại  phần hơn

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Một, hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai

 

Thông minh vốn sẵn tư trời

Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm

Cung thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân

Phong lưu rất mực hồng quần

Xuân xanh sấp xỉ tới tuần cập 

Êm đềm trướng rủ màn che

Tường đông ong bướm đi về mặc ai

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

 

Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội  đạp Thanh

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử, giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm

Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay

 

 

Lục bát “trùng thanh” 5, 6 lần thì có thể cũng không sao. Nhưng đến 16 lần thì tôi chỉ biết lắc đầu than: “Ghê quá!”

Thôi thì tùy bạn đọc nhận xét.



Ba Hồi Nhập Một


Tra cứu để viết bài này tôi đã gặp vài trường hợp “3 sợi dây chết tiệt” được tác giả cởi bỏ ở cùng một chỗ - cùng nằm trong một bài thơ, một đoạn thơ, một đoạn ca dao, có khi cùng nằm trong một cặp lục bát.

 

Tôi sắp xếp lại cho có thứ tự, lớp lang rồi đọc vài lần. Và tôi thấy đã quá. Không cần lý luận, chứng minh dài dòng. Chỉ cần đọc những câu thơ có 3 màu nổi bật trang điểm thì những điều tôi cần chứng minh, cần truyền đạt, tôi nghĩ bạn đọc có thể “thấy” tương đối dễ dàng. Không những "thấy", bạn đọc còn có thể cảm được tầm cỡ  thi tài của tác giả.

 

 

Và bây giờ xin mời bạn đọc cùng trải nghiệm.

 

Trước biển chiều in bóng hình

Anh trao tôi chút nghĩa tình anh em

Ôi hạnh phúc, đời đẹp thêm

Ơi Vạn Giã sóng êm đềm lòng tôi

(Trấn Phước Ninh, LBSG)

 

Bài trước chẳng khác bài sau (Thơ Và Tôi)

Nhớ nụ hôn, nhớ tình đầu chia xa

 

Tôi buồn…tôi thương thằng tôi

Hận người dưng ấy…hứa rồi…lại quên

(Nguyên Hoàng, LBVN)

 

Cách mấy mươi con sông sâu (Lỡ Bước Sang Ngang)

Và trăm nghìn vạn dịp cầu chênh vênh

 

Mẹ trông theo, mẹ thở dài

Dây pháo đỏ bỗng vang trời nổ ran

 

Úp mặt vào hai bàn tay

Chị tôi khóc suốt một ngày một đêm.

(Nguyn Bính)


 

Cô gái ơi anh nhớ em (Anh Nhớ Em)

Như con nít nhớ cà rem vậy mà

 

Con dế thì gáy một hơi

Còn anh gáy hết một thời con trai

Tiếng gáy bò lên lỗ tai

Làm em nhột suốt một ngày một đêm

Cô  ơi, anh nhớ em

Như  lúm nhớ đồng tiền đúng chưa

 

Cái nhớ nhảy qua hàng rào

Không thèm đăng ký cứ nhào vô anh

 

Con kiến còn nhớ củ khoai

Huống chi tóc ngắn tóc dài nhớ nhau

(Bùi Chí Vinh)

 

 

Con gái Huế rất khó chơi (Gái Huế)

Ta dân Nam bộ thốt lời vũ phu

 

Cộng lại thì thành văn chương

Trừ ra thì dễ bất thường động tâm

“Sơn bất cao, thủy bất thâm”

Lên núi Ngự mới ớn thầm sông Hương

 

Dù các em rất khó chơi

Nhưng ta cũng thử ngỏ lời bướm ong

(Bùi Chí Vinh)

 

 

Đưa anh ngón út anh cầm (Đưa Anh Ngón Út Anh Cầm)

Cái ngón ốm nhách mà em giấu hoài

 

Cái mũi không có tội đâu

Đánh hơi thấy sự ngọt ngào mới hôn

 

Bắt bướm là bướm ngồi yên

Hái hoa, hoa sẽ nở trên tay mà

Chưa kể lúc em pha trà

Cái ngón sẽ hát bài ca con người

Anh nâng ngón út vào môi

Cái ngón sẽ nói những lời trái tim

(Bùi Chí Vinh)

 


Lên đến biển  nhớ em (Biển Động)

Kỷ niệm như sóng làm nghiêng con đò

(Bùi Chí Vinh)


 

CA DAO 


Con mèo mà trèo cây cau,

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà?

Chú chuột đi chợ đường xa

Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo

 

Cái bống cõng chồng đi chơi,

Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng.

 

  vợ để đi theo trai

Nhìn xuống dưới bụng trách hoài Thằng Cu


Con chó chê khỉ lắm lông,

Khỉ lại chê chó ăn dông ăn dài.

Lươn ngắn lại chê trạch dài,

Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm.

 

Con nhện ở trên mái nhà,

Nó đương làm cỗ cúng bà nó mai.

Nó rằng nó chẳng mời ai,

Mời một ông chú với hai bà dì.

 



 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.