Tô Thẩm Huy cùng với Lien Doan.

TRUNG THU, ĐÙA VỚI HẰNG NGA
TÚ MỠ, LÊ TA, HÁT NÓI, VÀ CÁC BÀI  XƯỚNG HỌA 

 

Cách nay mấy tuần tôi nhận được bản phóng ảnh tờ giai phẩm THƠ VĂN MÙA XUÂN, nhà xuất bản Đại La, in ngày 12 tháng 1 năm 1944 (Quý Mùi) tại Hà Nội, từ Doãn Cẩm Liên, ái nữ của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, cháu ngoại của nhà thơ Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu. Đây là một tài liệu thật đã làm tôi rất thú vị. Và thật là tài liệu quý hiếm, có được là nhờ công lao sưu tập của quản thủ thư viện Phạm Lệ Hương.

Trong số báo ấy có nhiều bài tôi đặc biệt lưu tâm. Như là bài viết của nhà báo, nhà biên khảo lịch sử Đào Trinh Nhất, về sự giao thoa trong pháp làm lịch giữa các tòa Khâm Thiên Giám của Trung Hoa, Việt Nam với các nhà truyền giáo am tường khoa Thiên văn học của Tây phương trong buổi giao thời thế kỷ 18, 19. Số báo ấy cũng có các bài thơ của Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, và đặc biệt hơn cả là thư từ qua lại, các bài hát nói xướng họa, giữa hai nhà thơ trào phúng nổi tiếng thời ấy là Tú Mỡ và Lê Ta. Tên tuổi của nhà thơ Tú Mỡ, tác giả hai tập thơ “Giòng Nước Ngược”, thì không xa lạ gì với mọi người, còn Lê Ta là ai thì có lẽ cũng không cần giới thiệu, vì ông chính là thi sĩ Thế Lữ Nguyễn Thứ Lễ, một trong những cây bút thành lập nên Tự Lực Văn Đoàn. Lê thêm ngã thì thành Lễ, nên có lúc ông ký tên là Lê Ngã. Và ngã tiếng Hán lại có nghĩa là tôi, là danh xưng ngôi thứ nhất, nên Lê Ngã cũng là Lê Ta vậy.

Vài hôm trước đây, tôi có đăng lại bài hát nói Mượn Rượu Đùa Hằng Nga, nhân việc nguyệt thực xảy ra vào ngày Trung Thu rằm tháng Tám năm nay, thì 80 năm trước trên giai phẩm Xuân Giáp Thân ấy cũng có thuật lại một giai thoại tương tự, về hai bài hát nói xướng họa của hai cụ Tú Mỡ và Lê Ta. Chuyện rằng vào đêm Trung Thu năm xưa ấy, các cụ nhà ta cùng một số bạn họp nhau ở nhà cụ Lê Ta thưởng nguyệt. Nhưng trời chẳng chiều người, chị Hằng cứ ẩn trong đám mây đen đặc tối mù. Các cụ ngồi dự tiệc, rượu thịt ê hề mà không ngắm được dung nhan chị Hằng Nga, nên buồn tình đã đem bài thơ “Muốn Làm Thằng Cuội” của Tản Đà ra, mỗi người làm một câu họa lại. (Xin xem trong phần Phụ Lục.)

Nhưng chuyện không ngừng ở đấy. Mấy hôm sau, về nhà, cụ Tú còn ấm ức, nên viết một bức thư cho cụ Lê, kèm theo một bài hát nói, dí dỏm nhờ cụ Lê đưa cho chị Hằng, vì “anh và chị ấy chẳng phải người xa lạ”, để trách móc Hằng Nga và bắt “chị” ấy phải họa lại. Thi sĩ đã viết thư thì thư cũng thành thơ (theo đúng điệu và cách gieo vần của hát nói), như sau:

Anh Lê Ta,

𝐻𝑎̆̉𝑛 𝑎𝑛ℎ 𝑐𝑜̀𝑛 𝑡𝑢̛́𝑐 𝑣𝑒̂̀ đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑣𝑜̂ 𝑙𝑦́
𝑉𝑎̀ 𝑣𝑜̂́ 𝑐ℎ𝑜̛𝑖 𝑘ℎ𝑎̆𝑚 𝑐𝑢̉𝑎 𝑐ℎ𝑖̣ 𝐻𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑁𝑔𝑎
Đ𝑒̂𝑚 𝑇𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑇ℎ𝑢 𝑙𝑎̂̉𝑛 𝑚𝑎̣̆𝑡 𝑐ℎ𝑎̆̉𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑜̀ 𝑟𝑎
𝐿𝑎̀𝑚 𝑝ℎ𝑎́ 𝑐𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑎 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛̉𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢𝑦𝑒̣̂𝑡
𝑇𝑜̂𝑖 𝑔𝑖𝑎̣̂𝑛 𝑙𝑎̆́𝑚, 𝑡ℎ𝑎̉𝑜 𝑣𝑎̀𝑖 𝑙𝑜̛̀𝑖 𝑡ℎ𝑎 𝑡ℎ𝑖𝑒̂́𝑡,
Đ𝑒̂̉ 𝑡𝑟𝑎́𝑐ℎ 𝑐ℎ𝑖̣ 𝑐ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑏𝑎̂́𝑡 𝑡ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝, ℎ𝑜̉𝑖 𝑙𝑎̀𝑚 𝑠𝑎𝑜
𝐿𝑎̣𝑖 𝑥𝑎̂́𝑢 𝑐ℎ𝑜̛𝑖 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑘ℎ𝑎́𝑐ℎ 𝑣𝑎̆𝑛 ℎ𝑎̀𝑜
𝐻𝑎̆̉𝑛 𝑙𝑎̀𝑚 𝑏𝑜̣̂, 𝑙𝑎̀𝑚 𝑐𝑎𝑜 𝑐ℎ𝑖 đ𝑜́ 𝑡𝑎́
𝐴𝑛ℎ 𝑐𝑢̀𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖̣ 𝑎̂́𝑦, 𝑐ℎ𝑎̆̉𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑥𝑎 𝑙𝑎̣,
𝑉𝑎̣̂𝑦 𝑔𝑖𝑢́𝑝 𝑡𝑜̂𝑖 đ𝑢̛𝑎 ℎ𝑜̣̂ 𝑙𝑎́ 𝑡ℎ𝑢̛ 𝑛𝑎̀𝑦
𝐿𝑒̂𝑛 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝑇ℎ𝑖𝑒̂̀𝑚, 𝑡𝑟𝑎𝑜 𝑡𝑎̣̂𝑛 𝑡𝑜̛́𝑖 𝑡𝑎𝑦
𝑉𝑎̀ 𝑡ℎ𝑢́𝑐 𝑐ℎ𝑖̣ 𝑎̂́𝑦 𝑡𝑟𝑎̉ 𝑙𝑜̛̀𝑖 𝑛𝑔𝑎𝑦 𝑡𝑢̛́𝑐 𝑘ℎ𝑎̆́𝑐
𝑋𝑒𝑚 𝑐𝑜̂ 𝑎̉ 𝑐𝑜́ 𝑙𝑒̃ 𝑔𝑖̀ 𝑡ℎ𝑎̆́𝑐 𝑚𝑎̆́𝑐
𝐻𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑑𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑐𝑜̛́ 𝑔𝑖̀ 𝑚𝑎̀ 𝑟𝑎̆́𝑐 𝑟𝑜̂́𝑖 𝑡𝑜
𝑂̛̉ 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑡𝑜̂𝑖 đ𝑜̛̣𝑖 𝑝ℎ𝑢́𝑐 𝑡ℎ𝑢̛…

Tú Mỡ

Và kèm theo thư là bài hát nói “Thư Gửi Chị Hằng”, nhờ cụ Lê Ta trao lại:

MƯỠU
Đ𝑒̂𝑚 𝑟𝑎̆̀𝑚 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑡𝑎́𝑚 𝑛𝑎̆𝑚 𝑛𝑎𝑦
𝑁ℎ𝑖̀𝑛 𝑙𝑒̂𝑛 𝐶𝑢𝑛𝑔 𝑄𝑢𝑎̉𝑛𝑔, 𝑟𝑒̀𝑚 𝑚𝑎̂𝑦 𝑚𝑖̣𝑡 𝑚𝑢̀𝑛𝑔
𝐻𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑁𝑔𝑎 𝑙𝑎̂̉𝑛 𝑚𝑎̣̆𝑡 𝑡ℎ𝑒̣𝑛 𝑡ℎ𝑢̀𝑛𝑔
𝐿𝑎̀𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑜̛ 𝑚𝑜𝑛𝑔 đ𝑜̛̣𝑖 𝑛𝑜́𝑛𝑔 𝑙𝑜̀𝑛𝑔, 𝑐ℎ𝑎̆̉𝑛𝑔 𝑟𝑎

NÓI
𝑁𝑎𝑛 𝑑𝑢 𝑐ℎ𝑖 𝑡ℎ𝑒̂́ ?
𝑇𝑟𝑎́𝑐ℎ 𝑐ℎ𝑖̣ 𝐻𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑥𝑢̛̉ 𝑡𝑒̣̂ 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑡𝑟𝑖 𝑎̂𝑚
𝑇𝑖𝑒̂́𝑡 𝑇𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑇ℎ𝑢 đ𝑎̃ ℎ𝑒̣𝑛 𝑡𝑜̛́𝑖 ℎ𝑜̂𝑚 𝑟𝑎̆̀𝑚
𝑆𝑎𝑜 𝑙𝑎̂̉𝑛 𝑏𝑜́𝑛𝑔 𝑎̂𝑚 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑚 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑁𝑔𝑢𝑦𝑒̣̂𝑡 đ𝑖𝑒̣̂𝑛 ?
𝐻𝑜𝑎̀𝑖 𝑣𝑜̣𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑖 𝑛ℎ𝑎̂𝑛 𝑡𝑢̛ 𝑛𝑔𝑜̣𝑐 𝑑𝑖𝑒̣̂𝑛 (1)
懷 望 詩 人 思 玉 面
𝑉𝑜̂ 𝑡𝑖̀𝑛ℎ 𝑡𝑖𝑒̂𝑛 𝑛𝑢̛̃ 𝑎̂̉𝑛 𝑘𝑖𝑚 𝑐𝑢𝑛𝑔,
無 情 仙 女 隱 深 宫
𝐻𝑎𝑦 𝑐𝑜́ 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝑐ℎ𝑖, 𝑙𝑜̂𝑖 𝑡ℎ𝑜̂𝑖, 𝑟𝑎̆́𝑐 𝑟𝑜̂́𝑖, ℎ𝑜̛̀𝑛 𝑡𝑢̉𝑖, 𝑠𝑢̛𝑜̛̣𝑛𝑔 𝑠𝑢̀𝑛𝑔 ?
𝐻𝑎𝑦 𝑙𝑎̀ 𝑠𝑜̛̣ 𝑠𝑢́𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑛 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑐𝑎𝑜 𝑠𝑎̣ ?
𝐻𝑎𝑦 ℎ𝑜̛̣𝑚 ℎ𝑖̃𝑛ℎ 𝑐𝑎̣̂𝑦 𝑚𝑖̀𝑛ℎ 𝑥𝑖𝑛ℎ đ𝑒̣𝑝 𝑞𝑢𝑎́,
𝑇ℎ𝑎̂́𝑦 𝑡𝑟𝑎̂̀𝑛 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑚𝑒̂ 𝑚𝑒̣̂𝑡, ℎ𝑜́𝑎 𝑙𝑎̀𝑚 𝑐𝑎𝑜,
𝐾ℎ𝑖𝑒̂́𝑛 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑣𝑎̆́𝑛𝑔 𝑚𝑎̣̆𝑡, 𝑘ℎ𝑎́𝑡 𝑘ℎ𝑎𝑜 ?
𝑇𝑢́ 𝑀𝑜̛̃

Và đây là thư cụ Lê trả lời cụ Tú, bằng mấy vần lục bát:

𝐴𝑛ℎ 𝑇𝑢́ 𝑀𝑜̛̃ 𝑜̛𝑖,
𝑉𝑢̛̀𝑎 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝐶𝑢𝑛𝑔 𝑄𝑢𝑎̉𝑛𝑔 𝑣𝑒̂̀ đ𝑎̂𝑦,
𝑇𝑜̂𝑖 đ𝑒𝑚 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑏𝑢̛́𝑐 𝑡𝑜̛̀ 𝑚𝑎̂𝑦 𝑐𝑜̂ 𝐻𝑎̆̀𝑛𝑔.
𝐶𝑜̂ 𝑡𝑎 𝑛ℎ𝑎̆́𝑛 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑡𝑜̂𝑖 𝑟𝑎̆̀𝑛𝑔
𝐶ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑛𝑎𝑦 𝑜̂𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑎́𝑛 “𝑝ℎ𝑖 𝑛𝑎̆𝑛𝑔” 𝑐𝑜́ 𝑛ℎ𝑎̀,
𝑇ℎ𝑖̀ 𝑚𝑜̛̀𝑖 𝑇𝑢́ 𝑀𝑜̛̃ 𝑡ℎ𝑖 𝑔𝑖𝑎,
𝑆𝑎𝑛𝑔 đ𝑎̂𝑦, 𝑡𝑎 𝑢𝑜̂́𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑒́𝑛 𝑡𝑟𝑎̀ 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 𝑡𝑎̂𝑚,
𝐶𝑢̀𝑛𝑔 𝑔𝑎̂𝑦 𝑙𝑎̂́𝑦 𝑐ℎ𝑢́𝑡 ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑎̂̀𝑚
𝑅𝑜̂̀𝑖 𝑐𝑢̀𝑛𝑔 𝑐𝑎𝑜 𝑔𝑖𝑜̣𝑛𝑔 𝑚𝑎̀ 𝑛𝑔𝑎̂𝑚 𝑡ℎ𝑜̛ 𝑛𝑎̀𝑛𝑔.
Lê Ta

𝑇𝑎́𝑖 𝑏𝑢́𝑡: 𝑀𝑎̂́𝑦 𝑔𝑖𝑜̛̀ 𝑙𝑎̀ 𝑙𝑢́𝑐 𝑎𝑛ℎ 𝑠𝑎𝑛𝑔 ? 𝑋𝑖𝑛 𝑐ℎ𝑜 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 đ𝑒̂̉ 𝑠𝑎̆̃𝑛𝑔 𝑠𝑎̀𝑛𝑔 ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 ℎ𝑜𝑎. 𝑉𝑎̀ 𝑐ℎ𝑜 𝑡ℎ𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑏𝑜̣̂𝑐 𝑠𝑜𝑎̣𝑛 𝑡𝑟𝑎̀.

Còn đây là thư cụ Lê Ta báo cáo với cụ Tú Mỡ về chuyến đi lên Nguyệt điện gặp chị Hằng (viết theo điệu hát nói):

Đ𝑒̂́𝑛 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖̣ 𝐻𝑎̆̀𝑛𝑔, 𝑑𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑥𝑒 𝑡ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑙𝑦́
𝑇𝑜̂𝑖 𝑛𝑔ℎ𝑒 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑡𝑖𝑒̂́𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖̣ 𝑚𝑜̛́𝑖 𝑛𝑔𝑎̂𝑚 𝑛𝑔𝑎
𝐺𝑜̃ 𝑐𝑢̛̉𝑎 𝑣𝑎̀𝑜, 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑐ℎ𝑖̣ 𝑏𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑛𝑔𝑎𝑦 𝑟𝑎
𝑉𝑢𝑖 𝑣𝑒̉ 𝑛𝑜́𝑖: “𝑁𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑡𝑎 𝑙𝑒̂𝑛 𝑣𝑎̂́𝑛 𝑁𝑔𝑢𝑦𝑒̣̂𝑡 ?”
𝐺𝑖𝑜̣𝑛𝑔 ℎ𝑜́𝑚 ℎ𝑖̉𝑛ℎ 𝑛ℎ𝑢̛𝑛𝑔 𝑚𝑎̀ 𝑙𝑜̛̀𝑖 𝑡ℎ𝑎̂𝑛 𝑡ℎ𝑖𝑒̂́𝑡
𝑄𝑢𝑎́𝑖! 𝑆𝑎𝑜 𝑐ℎ𝑖̣ 𝐻𝑎̆̀𝑛𝑔 đ𝑎̂𝑦 𝑚𝑜̛́𝑖 𝑏𝑎̣̆𝑡 𝑡ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝 𝑙𝑎̀𝑚 𝑠𝑎𝑜
𝐶ℎ𝑜 𝑡𝑜̂𝑖 𝑥𝑒𝑚 𝑏𝑎̀𝑛 ℎ𝑎̉𝑖 𝑣𝑖̣ 𝑠𝑜̛𝑛 ℎ𝑎̀𝑜,
𝑉𝑜̛́𝑖 𝐴𝑛𝑖𝑠, 𝑆𝑎̂𝑚-𝑏𝑎𝑛ℎ, 𝑃𝑒𝑟𝑛𝑜𝑢, 𝑐𝑎𝑐𝑎𝑜…ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑚𝑎̂́𝑦 𝑙𝑜̣
𝑇ℎ𝑜̛̀𝑖 ℎ𝑎̣𝑛 𝑐ℎ𝑒̂́, 𝑚𝑎̀ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑛𝑔𝑜𝑛, 𝑣𝑎̣̂𝑡 𝑙𝑎̣
𝑆𝑎̆̃𝑛 𝑠𝑎̀𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑢̛ ℎ𝑜𝑎 𝑙𝑎́ 𝑜̛̉ 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑛𝑎̀𝑦.
𝑅𝑜̂̀𝑖 𝑡𝑖𝑒̂𝑛 𝑛𝑔𝑎 𝑙𝑎̣𝑖 𝑚𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑚𝑎̣̆𝑡 𝑏𝑎̆́𝑡 𝑡𝑎𝑦
𝐿𝑎̀𝑚 𝑡𝑜̂𝑖 𝑐𝑢̛́ đ𝑢̛́𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑎̂𝑦 𝑟𝑎 𝑚𝑎̂́𝑦 𝑘ℎ𝑎̆́𝑐
𝐶ℎ𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑡𝑜̂𝑖 𝑠𝑒̃ 𝑙𝑒̂𝑛 ℎ𝑜̉𝑖 𝑚𝑎̆́𝑐
𝐶𝑜̂ 𝑛𝑎̀𝑛𝑔 𝑡𝑜𝑎̀𝑛 𝑟𝑒𝑜 𝑟𝑎̆́𝑐 ℎ𝑎̣𝑡 𝑡𝑖̀𝑛ℎ 𝑡𝑜̛
Đ𝑒̂̉ 𝑡𝑜̂𝑖 𝑞𝑢𝑒̂𝑛 𝑏𝑎̆̃𝑛𝑔 𝑏𝑢̛́𝑐 𝑡ℎ𝑢̛…

Trong hát nói, đến câu 6 chữ là bài thơ chấm dứt. Nhưng cụ Lê chưa kể hết chuyện, bèn viết tiếp, thêm phần cụ bảo là “tái bút”:

…𝐶𝑢̉𝑎 𝑎𝑛ℎ 𝑔𝑢̛̉𝑖. 𝑁ℎ𝑢̛𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒 𝑐ℎ𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑠𝑢̛́ 𝑚𝑒̣̂𝑛ℎ
𝐴𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑎𝑜 𝑐ℎ𝑜, 𝑣𝑎̂̃𝑛 𝑐𝑜̀𝑛 𝑡ℎ𝑢̛́𝑐 𝑡𝑖̉𝑛ℎ
𝑇𝑜̂𝑖 𝑣𝑜̣̂𝑖 đ𝑒𝑚 𝑛𝑔𝑎𝑦 𝑐𝑎́𝑖 𝑙𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑡𝑜̀𝑎
Đ𝑢̛̣𝑛𝑔 𝑜̛̉ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑣𝑎̀𝑖 𝑐ℎ𝑢̣𝑐 𝑐𝑎̂𝑢 𝑡ℎ𝑜̛,
𝐷𝑜̣𝑛 𝑐𝑎𝑜 𝑔𝑖𝑜̣𝑛𝑔, 𝑛𝑔𝑎̂𝑚 𝑛𝑔𝑎 𝑚𝑎̀ 𝑡𝑟𝑎́𝑐ℎ 𝑚𝑜́𝑐.
𝐶𝑜̂ 𝑐𝑢́𝑖 đ𝑎̂̀𝑢 𝑛𝑔ℎ𝑒: 𝑀𝑜̣̂𝑡 𝑙𝑎̀ 𝑐𝑜̂ 𝑘ℎ𝑜́𝑐
𝐻𝑎𝑖 𝑙𝑎̀ 𝑐𝑜̂ 𝑡𝑢̉𝑖, 𝑏𝑎 𝑙𝑎̀ 𝑐𝑜̂ 𝑏𝑢𝑜̂̀𝑛
𝐶𝑜̀𝑛 𝑡ℎ𝑜̛̉ 𝑑𝑎̀𝑖, 𝑡ℎ𝑜̛̉ 𝑛𝑔𝑎̆́𝑛 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑙𝑢𝑜̂𝑛
𝑇𝑟𝑒̂𝑛 𝑘ℎ𝑢𝑜̂𝑛 𝑚𝑎̣̆𝑡 𝑝ℎ𝑎̂́𝑛 𝑠𝑜𝑛…đ𝑎̂̀𝑦 ℎ𝑜̂́𝑖 ℎ𝑎̣̂𝑛.
𝑅𝑜̂̀𝑖 𝑐𝑜̂ 𝑛𝑜́𝑖: 𝑋𝑖𝑛 ℎ𝑎𝑖 𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔𝑢𝑜̂𝑖 𝑔𝑖𝑎̣̂𝑛
𝑇ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜 𝑒𝑚 𝑙𝑎̀ 𝑡ℎ𝑎̂𝑛 𝑝ℎ𝑎̣̂𝑛 𝑡𝑖𝑒̂𝑛 𝑛𝑔𝑎
Đ𝑒̂𝑚 ℎ𝑜̂𝑚 𝑘𝑖𝑎 𝑙𝑜̛̃ 𝑝ℎ𝑎̣̂𝑡 𝑦́ 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑡ℎ𝑜̛,
𝑉𝑖̀ 𝑚𝑎̂́𝑦 𝑙𝑒̃, 𝑟𝑖𝑒̂𝑛𝑔 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑙𝑎̀ 𝑘ℎ𝑜́ 𝑛𝑜́𝑖
𝐸𝑚 𝑣𝑎̂̃𝑛 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 𝑠𝑒̃ 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑜̛ ℎ𝑜̉𝑖 𝑡𝑜̣̂𝑖
𝐿𝑜̀𝑛𝑔 𝑏𝑎̆𝑛 𝑘ℎ𝑜𝑎̆𝑛, 𝑟𝑎̆́𝑐 𝑟𝑜̂́𝑖 𝑡ℎ𝑎̣̂𝑡 𝑣𝑜̂ 𝑐ℎ𝑢̛̀𝑛𝑔
Đ𝑎̃ 𝑡𝑜𝑎𝑛 đ𝑒𝑚 𝑙𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑙𝑎̂̃𝑦 𝑐𝑢̉𝑎 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑡𝑟𝑎̆𝑛𝑔
𝑅𝑎 𝑑𝑢̣ 𝑘ℎ𝑎́𝑐ℎ ℎ𝑜̣𝑎 𝑐ℎ𝑎̆𝑛𝑔 𝑚𝑎𝑦 𝑏𝑜̛́𝑡 𝑣𝑎̣
𝑁𝑔𝑜̛̀ đ𝑎̂𝑢 𝑘ℎ𝑎́𝑐ℎ 𝑙𝑎̀ 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑐𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑖̣ 𝑞𝑢𝑎́
𝑆𝑎̆́𝑐 𝑡ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑎̆̉𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑎́ đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑎̂̀𝑛…
𝐸𝑚 𝑙𝑎̀ 𝑡𝑖𝑒̂𝑛 𝑛ℎ𝑢̛𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑜̛ 𝑐ℎ𝑎̆̉𝑛𝑔 𝑙𝑎̀ 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑛
𝐶𝑢̃𝑛𝑔 𝑥𝑖𝑛 𝑐𝑜́ 𝑚𝑎̂́𝑦 𝑣𝑎̂̀𝑛 đ𝑎̂𝑦 𝑔𝑢̛̉𝑖 𝑙𝑎̣𝑖
𝑁ℎ𝑜̛̀ 𝑙𝑢̛𝑜̛̣𝑛𝑔 𝑐𝑎̉ 𝑎𝑛ℎ 𝑑𝑢̛𝑜̛́𝑖 𝑛ℎ𝑎̀, 𝑞𝑢𝑎̉𝑛𝑔 đ𝑎̣𝑖
𝑉𝑎̀ 𝑛ℎ𝑜̛̀ 𝑎𝑛ℎ đ𝑎̂𝑦 𝑐𝑜̂́ 𝑛𝑜́𝑖 𝑙𝑎̣𝑖 𝑑𝑢̀𝑚 𝑐ℎ𝑜
𝐶𝑜̂ 𝑐𝑢̛𝑜̛̀𝑖, 𝑛ℎ𝑢̛𝑛𝑔 𝑐𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑣𝑒̉ 𝑡ℎ𝑒̣𝑛 𝑡ℎ𝑜̀,
𝐿𝑎̂́𝑦 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑏𝑢̛́𝑐 𝑡ℎ𝑜̛ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡𝑢́𝑖 𝑔𝑎̂́𝑚
𝑇ℎ𝑜̛ 𝑚𝑜̛́𝑖 ℎ𝑜̣𝑎, 𝑚𝑢̛̣𝑐 𝑐𝑜̀𝑛 𝑡𝑢̛𝑜̛𝑖 𝑛𝑒́𝑡 𝑡ℎ𝑎̆́𝑚
𝐶𝑢̃𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖, 𝑐𝑎̀𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑎̆́𝑚 𝑙𝑎̣𝑖 𝑐𝑎̀𝑛𝑔 𝑡𝑖̀𝑛ℎ
𝑇𝑜̂𝑖 𝑙𝑎̂̀𝑛 𝑘ℎ𝑎̂𝑛 𝑣𝑜̛̀ 𝑣𝑖̣𝑡 𝑑𝑎̣𝑜 𝑙𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑞𝑢𝑎𝑛ℎ
𝐵𝑜̂̃𝑛𝑔 ℎ𝑢̣𝑡 𝑏𝑢̛𝑜̛́𝑐, 𝑡ℎ𝑖̀𝑛ℎ 𝑙𝑖̀𝑛ℎ 𝑟𝑜̛𝑖 𝑥𝑢𝑜̂́𝑛𝑔 đ𝑎̂́𝑡
𝐶𝑢̛̉𝑎 𝑡𝑖𝑒̂𝑛 𝑐𝑢̛́ 𝑏𝑎̆𝑛𝑔 𝑏𝑎̆𝑛𝑔 𝑥𝑎 𝑘ℎ𝑢𝑎̂́𝑡
𝑇𝑖𝑒̂𝑛 𝑛𝑔𝑎 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑛𝑔𝑎̂́𝑡 𝑛𝑔𝑎̂́𝑡 𝑏𝑖𝑒̂́𝑛 𝑙𝑒̂𝑛 𝑘ℎ𝑜̛𝑖
𝑉𝑎̂̃𝑛 𝑐𝑜̀𝑛 𝑣𝑎𝑛𝑔 đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑡𝑖𝑒̂́𝑛𝑔 𝑐𝑢̛𝑜̛̀𝑖.
Lê Ta

Và đây là thư trả lời của chị Hằng, do cụ Lê Ta viết, họa nguyên vận bài thơ của cụ Tú Mỡ. Thơ xướng đã theo điệu hát nói thì thơ họa cũng thế, và phải họa đúng mọi vần, vừa cước lẫn yêu vận.

CHỊ HẰNG TRẢ LỜI

MƯỠU
𝑇𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑒̂̀𝑚 𝑞𝑢𝑒̂́ 𝑛𝑎̆𝑚 𝑛𝑎𝑦
𝐻𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑁𝑔𝑎, 𝑐ℎ𝑖̣ 𝑘𝑒́𝑜 𝑛𝑔𝑎̀𝑛 𝑚𝑎̂𝑦 𝑔𝑖𝑎̆𝑛𝑔 𝑚𝑢̀𝑛𝑔
𝑀𝑎̣̆𝑐 𝑐ℎ𝑜 𝑡𝑟𝑜̂́𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢́𝑐 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑡ℎ𝑢̀𝑛𝑔
𝐿𝑎̀𝑚 ”𝑟𝑒𝑜”, 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑚𝑢̛̣𝑐 𝑞𝑢𝑦𝑒̂́𝑡 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑎̆̉𝑛𝑔 𝑟𝑎.

NÓI
𝑇𝑎̣𝑖 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑡𝑟𝑎̂̀𝑛 𝑡ℎ𝑒̂́,
𝐵𝑎𝑜 𝑙𝑎̂𝑢 𝑛𝑎𝑦 𝑡𝑎́𝑐 𝑙𝑒̣̂ 𝑙𝑜𝑎̣𝑛 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑎̂𝑚
𝑇𝑟𝑜̂𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑎̆𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑚𝑎̀ 𝑘ℎ𝑢𝑎 đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑟𝑎̂̀𝑚 𝑟𝑎̂̀𝑚
𝐾ℎ𝑖𝑒̂́𝑛 𝑐ℎ𝑖̣ 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑏𝑢̛̣𝑐 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑚 𝑛𝑜̛𝑖 𝑡𝑖̣𝑐ℎ đ𝑖𝑒̣̂𝑛
Đ𝑜̂́𝑖 𝑑𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑛ℎ𝑎̂𝑛 𝑔𝑖𝑎𝑛 ℎ𝑎̀𝑜 𝑠𝑖̃ 𝑑𝑖𝑒̣̂𝑛 (2)
對 面 人 間 豪 仕 面
𝐶𝑎̂̀𝑚 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝑡𝑖𝑒̂𝑛 𝑛𝑢̛̃ ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝 𝑘ℎ𝑖𝑒̂𝑚 𝑐𝑢𝑛𝑔
擒 宫 仙 女 狹 謙 宫
𝑇ℎ𝑒̂́ 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑚𝑎̣̆𝑐 𝑎𝑖 𝑡ℎ𝑜̛, 𝑎𝑖 𝑣𝑖̣𝑛ℎ, 𝑎𝑖 𝑛𝑖̣𝑛ℎ, 𝑎𝑖 𝑠𝑢̀𝑛𝑔
𝑀𝑎̣̆𝑐 𝑙𝑢̃ 𝑡𝑟𝑒̉ 𝑟𝑎 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑢𝑎 𝑙𝑜𝑎̣𝑛 𝑠𝑎̣.
𝐿𝑎̀𝑚 𝑐𝑎𝑜 𝑡ℎ𝑒̂́ - 𝑙𝑎̀𝑚 𝑐𝑎𝑜, 𝑡𝑢𝑦 𝑘ℎ𝑖́ 𝑞𝑢𝑎́
𝑁ℎ𝑢̛𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑛𝑎𝑦 ℎ𝑎̀𝑛𝑔 ℎ𝑜́𝑎…𝑡ℎ𝑎̉𝑦 đ𝑒̂̀𝑢 𝑐𝑎𝑜.
𝐶ℎ𝑜 đ𝑜̛̀𝑖 𝑐𝑜̀𝑛 𝑘ℎ𝑎́𝑡!...𝑐𝑜̀𝑛 𝑘ℎ𝑎𝑜.
𝐿𝑒̂ 𝑇𝑎

Phong cách giao thiệp của người xưa sao vừa lịch sự, quý mến nhau, lại vừa tao nhã, thú vị dường nào. Nay có còn ai như thế chăng?

CHÚ:
(1) Các nhà thơ trông ngóng được thấy mặt ngọc / Nàng tiên hờ hững, mãi nấp trong cung vàng. (Trên trang báo, chữ Quốc ngữ viết là kim cung, nhưng chữ Hán lại viết là thâm cung).
(2) Đối diện với nhân gian toàn những khuôn mặt lừng lẫy / Tiên nữ xin nhún mình giam cầm giữa cấm cung.
(3) Một số lỗi chính tả xin được để nguyên để thấy cách viết thời ấy, như đã đăng trên trang báo.
(4) Ngày xưa có tục khua chiêng trống ầm ĩ để thúc mặt trăng ló ra, nhất là trong những dịp nguyệt thực.
PHỤ LỤC: Các bài xướng họa với bài thơ của Tản Đà.

XƯỚNG

Đ𝑒̂𝑚 𝑡ℎ𝑢 𝑏𝑢𝑜̂̀𝑛 𝑙𝑎̆́𝑚! 𝐶ℎ𝑖̣ 𝐻𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑜̛𝑖!
𝑇𝑟𝑎̂̀𝑛 𝑡ℎ𝑒̂́ 𝑒𝑚 𝑛𝑎𝑦 𝑐ℎ𝑎́𝑛 𝑛𝑢̛̉𝑎 𝑟𝑜̂̀𝑖.
𝐶𝑢𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑒̂́ đ𝑎̃ 𝑎𝑖 𝑛𝑔𝑜̂̀𝑖 đ𝑜́ 𝑐ℎ𝑢̛̉𝑎?
𝐶𝑎̀𝑛ℎ đ𝑎 𝑥𝑖𝑛 𝑐ℎ𝑖̣ 𝑛ℎ𝑎̆́𝑐 𝑙𝑒̂𝑛 𝑐ℎ𝑜̛𝑖.
𝐶𝑜́ 𝑏𝑎̂̀𝑢, 𝑐𝑜́ 𝑏𝑎̣𝑛, 𝑐𝑎𝑛 𝑐ℎ𝑖 𝑡𝑢̉𝑖,
𝐶𝑢̀𝑛𝑔 𝑔𝑖𝑜́, 𝑐𝑢̀𝑛𝑔 𝑚𝑎̂𝑦, 𝑡ℎ𝑒̂́ 𝑚𝑜̛́𝑖 𝑣𝑢𝑖.
𝑅𝑜̂̀𝑖 𝑐𝑢̛́ 𝑚𝑜̂̃𝑖 𝑛𝑎̆𝑚 𝑟𝑎̆̀𝑚 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑡𝑎́𝑚.
𝑇𝑢̛̣𝑎 𝑛ℎ𝑎𝑢 𝑡𝑟𝑜̂𝑛𝑔 𝑥𝑢𝑜̂́𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑒̂́ 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑐𝑢̛𝑜̛̀𝑖. (Tản Đà)

HỌA

Đ𝑒̂𝑚 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑜̂́𝑖 𝑙𝑎̆́𝑚! 𝐶ℎ𝑖̣ 𝐻𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑜̛𝑖!
𝑀𝑎̂𝑚 𝑡𝑖𝑒̣̂𝑐 𝑡𝑟𝑜̂𝑛𝑔 𝑚𝑜𝑛𝑔, 𝑘ℎ𝑢𝑦𝑒̂́𝑡 𝑛𝑢̛̉𝑎 𝑟𝑜̂̀𝑖.
𝐺𝑎̀ 𝑏𝑒́𝑜 𝑏𝑎 𝑐𝑜𝑛 đ𝑒̂̀𝑢 ℎ𝑜́𝑎 𝑘𝑖𝑒̂́𝑝
𝑅𝑢̛𝑜̛̣𝑢 𝑛𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑎𝑖 𝑏𝑜̂́ 𝑛𝑜̂́𝑐 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑐ℎ𝑜̛𝑖.
𝑉𝑎̆́𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑏𝑒̀ 𝑏𝑎̣𝑛 𝑡𝑢𝑦 ℎ𝑜̛𝑖 𝑡𝑢̉𝑖,
𝐶𝑜̀𝑛 𝑐ℎ𝑢́𝑡 𝑡ℎ𝑜̛ 𝑡𝑟𝑎̆𝑛𝑔 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑡𝑎̣𝑚 𝑣𝑢𝑖.
𝑀𝑜𝑛𝑔 đ𝑒̂́𝑛 𝑠𝑎𝑛𝑔 𝑛𝑎̆𝑚 𝑟𝑎̆̀𝑚 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑡𝑎́𝑚.
𝐻𝑜̣𝑝 𝑛ℎ𝑎𝑢 đ𝑢̉ 𝑚𝑎̣̆𝑡 𝑝ℎ𝑎́ 𝑔𝑖𝑎 (𝑠𝑖𝑐) 𝑐𝑢̛𝑜̛̀𝑖. (Tú Mỡ, Lê Ta)

Cụ Huyền Kiêu có mặt hôm ấy nghe hai cụ Tú, Lê họa thơ cũng nổi hứng, bèn đùa là “𝑐𝑎́𝑐 𝑏𝑎̣𝑛 𝑠𝑎𝑦 𝑐𝑎̉ 𝑟𝑜̂̀𝑖, 𝑡ℎ𝑜̛ ℎ𝑜̣𝑎 𝑡𝑢𝑦 𝑠𝑎́𝑡 𝑣𝑎̣̂𝑛 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑛𝑔𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑥𝑢̛𝑜̛́𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑢̛𝑛𝑔 𝑦́ 𝑡𝑢̛́ “𝑡ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑡ℎ𝑒̣𝑜” 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑏𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑐ℎ𝑎̂𝑛 𝑎𝑛ℎ 𝑏𝑒́𝑡 𝑛ℎ𝑒̀”, và tự mình họa một bài như sau:

Đ𝑒̂𝑚 𝑐𝑜̀𝑛 𝑑𝑎̀𝑖 𝑙𝑎̆́𝑚 𝑐𝑎́𝑐 𝑎𝑛ℎ 𝑜̛𝑖
𝑀𝑎̀ 𝑐𝑎́𝑐 𝑎𝑛ℎ 𝑠𝑎𝑦 𝑚𝑎̂́𝑡 𝑐𝑎̉ 𝑟𝑜̂̀𝑖
𝐺𝑎̀ 𝑐𝑜́ 𝑏𝑎 𝑐𝑜𝑛 𝑡𝑢𝑦 𝑠𝑎̆́𝑝 ℎ𝑒̂́𝑡
𝑅𝑢̛𝑜̛̣𝑢 𝑐𝑜̀𝑛 đ𝑎̂̀𝑦 ℎ𝑢̃ ℎ𝑎̃𝑦 𝑐𝑢̀𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜̛𝑖
𝐵𝑎̣𝑛 𝑏𝑒̀ 𝑑𝑎̂̃𝑢 𝑣𝑎̆́𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑜 𝑛𝑒̂𝑛 𝑡𝑢̉𝑖
𝐺𝑎̣̆𝑝 𝑔𝑜̛̃ 𝑐𝑜̀𝑛 𝑚𝑜𝑛𝑔 ℎ𝑎̃𝑦 𝑐𝑢̛́ 𝑣𝑢𝑖
𝐶𝑜̀𝑛 𝑚𝑎̂́𝑦 𝑐ℎ𝑢̣𝑐 𝑛𝑎̆𝑚 𝑟𝑎̆̀𝑚 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑡𝑎́𝑚
𝑅𝑜̂̀𝑖 𝑟𝑎 𝑐ℎ𝑎́𝑛 𝑣𝑎̣𝑛 𝑙𝑢́𝑐 𝑛𝑜̂ 𝑐𝑢̛𝑜̛̀𝑖. (Huyền Kiêu)