Nov 23, 2024

Ký sự

Tây Tạng & những bi kịch
NGUỒN INTERNET * đăng lúc 08:25:08 PM, Dec 06, 2023 * Số lần xem: 390
Hình ảnh
#1
#2
#3
#4
#5
#6
#7
                       
               Tây Tạng & những bi kịch

        Đức Lạt Ma thứ 14. Nguồn. southasiatime.com


Tây Tạng nằm trên cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng, trải dài 1.2 triệu km2 dân số khoảng 7 triệu người, nằm yên ổn tuốt luốt trên cao Hy Mã Lạp Sơn là nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma xuất thân; nơi người ta gọi là “Nóc nhà của thế giới”, thủ đô là Lhasa. Nhưng, số phận của quốc gia này không êm thắm như vậy.

 

                        Thành phố Lhasa. Nguồn. thelandofsnows.com    

 

Số phận của Tây Tạng thực tế gắn liền với Trung Quốc, nước đã tuyên bố có “chủ quyền hàng thế kỷ” đối với quốc gia này. Tây Tạng hiện là khu tự trị dưới ách của Tàu cộng, cho dù đa số dân chúng luôn hiểu rằng, Đức Đạt Lai Lạt Ma là nhà lãnh đạo thật sự của họ. Chúng ta cùng đi sâu vào lịch sử đầy bi kịch của đất nước này.

 

 

Mông Cổ đô h

 

 

Vào thế kỷ 13, Tây Tạng gặp rắc rối bởi Mông Cổ. Matthew T. Kapstein đã viết như sau: “Các phong trào của người Mông Cổ ở Châu Á đã tạo thế gọng kềm lớn chung quanh Tây Tạng, báo trước một cuộc xâm lăng. Năm 1239, Mông Cổ động binh, đoàn quân của Mông Cổ tàn sát dân cư vùng trung tâm Tây Tạng, và phá nát tu viện Reting”.

 

 

Tây Tạng đầu hàng người Mông Cổ và trở thành quốc gia phụ thuộc của Đế quốc Mông Cổ cho đến năm 1368. Trong triều đại nhà Minh của Trung Quốc (1368-1644), Tây Tạng hoàn toàn độc lập dưới sự cai trị của 3 dòng họ ở Tây Tạng.

 

             Tu sĩ ở Tây Tạng. Nguồn. lowerbuckstimes.com

 

Trung Quốc xâm lăng

 

Tây Tạng có chung đường biên giới trên đất liền với TQ. Vào ngày 1-1-1950, TQ tuyên bố chủ quyền đối với Tây Tạng, bắt đầu cho một thời kỳ gọi là “Thời kỳ khủng hoảng”. Ngày 7-3-1950, đại diện của 2 quốc gia gặp nhau tại Ấn Độ, Trung Quốc yêu cầu các quan chức cao cấp của Tây Tạng phải có mặt ở Bắc Kinh vào ngày 16-9-1950. Dĩ nhiên là Tây Tạng từ chối. Tháng 10, TQ xua quân xâm lăng Tây Tạng. 

Kể từ đó, mọi chuyện trở nên tệ hại. Tây Tạng yêu cầu Ấn Độ trợ giúp quân sự, và người lãnh đạo tinh thần của đất nước, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đưa ra trước Liên Hiệp Quốc, lên án vụ tấn công. Tuy nhiên, tất cả những điều này không thể ngăn cản được tham vọng của TQ. Vào năm 1956, CIA nhảy vào, yểm trợ tài chánh và vũ khí cho quân nổi dậy Tây Tạng. Quân nổi dậy đã có mặt tại các vùng miền Đông Tây Tạng, và đến năm 1958, bạo động tràn ngập tới thủ đô Lhasa, đến nỗi TQ phải hăm dọa đánh bom thủ đô. Tất nhiên, quân nổi dậy Tây Tạng không lùi bước.

Trang web Tây Tạng Tự Do cho biết, ngày 10-3-1959, ngày dân Tây Tạng và những người ủng hộ chính nghĩa của mình, gọi là ngày “Quốc gia khởi nghĩa”. Ngày 10-3-1959, khoảng 300,000 người Tây Tạng kéo tới chung quanh cung điện mùa Hè Norbulingka của Đức Lạt Ma, như một hành động công khai chống TQ. Bởi, dân chúng lo sợ TQ sẽ bắt cóc Đức Lạt Ma đưa về Bắc Kinh, vì bộ tư lệnh quân đội TQ đã mời Đức Đạt Lai tới dự tiệc trà ca nhạc kịch tại đó. Những người trung thành với Tây Tạng đã “ngửi” thấy âm mưu của TQ nên biểu dương lực lượng ngăn cản Đức Lạt Ma. 

Đoàn người yêu nước này bị quân đội Tàu cộng tấn công và nhanh chóng trở thành cuộc tắm máu. Ngày 17-3, dân Tây Tạng đưa Đức Đạt Lai qua tị nạn tại Ấn Độ. Đến 19-3, xảy ra cuộc chiến giữa lực lượng Tây Tạng nổi dậy và Trung Quốc với sự chênh lệch về mọi mặt. Ngày 21-3, quân TQ nã trọng pháo vào người dân Tây Tạng đang tụ tập trước cung điện. Sau đó, quân TQ tiếp tục tấn công Tây Tạng, sát hại toàn bộ cận vệ của Đức Lạt Ma, tàn phá tu viện lớn nhất của thủ đô. Cả chục ngàn người đã bỏ mạng.

Sinh nhật Đức Lạt Ma. Nguồn. Time

 

Thảm họa từ thiên nhiên

 

Không chỉ bị tàn phá bởi ngoại xâm, người dân Tây Tạng còn bị thảm họa từ thiên tai. Tạp chí Life Science kể, năm 1950, miền Đông Tây Tạng và Assam kế bên của Ấn Độ đã bị trận động đất lớn nhất trong lịch sử với 8.6 độ, tâm chấn động nằm ngay Tây Tạng nên gây nhiều thiệt hại cho khu vực này, đã tạo những vết nứt trên mặt đất, cùng với núi lở. Đặc biệt những vùng đất lở lại tạo các thiên tai khác như cản dòng nước lũ của sông, nước tràn mạnh, ngập các làng, giết hàng trăm người.

Cung điện mùa Đông Potala. Nguồn.traveldigg.com

 

Nội bộ chia r

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma là nhà lãnh đạo tôn giáo được kính trọng nhất của Tây Tạng nhưng điều đó không có nghĩa là ai cũng tôn sùng. Trước đó, đã có 4 vị Lạt Ma gặp những kết cuộc bí ẩn. Cung điện Potala, nơi ở mùa Đông của Đức Lạt Ma, đã chứng kiến những bi kịch chính trị của nội bộ Tây Tạng. 

Suốt đầu thế kỷ 19, các Đức Lạt Ma đã trở thành nạn nhân của những chuyện tranh giành quyền lực tiềm ẩn trong nội vi cung điện này.

Một tu viện lớn của Tây Tạng. Nguồn. ferretingoutthefun.com

Đất nước đang ở trong thời kỳ biến động chính trị, vị Lạt Ma thứ 8 tránh xa các chuyện thế tục, ông đã chọn những vị Lạt Ma thấp hơn làm nhiếp chính. Tuy nhiên, những người này đều thích thú với chuyện trần thế, vì vậy mà họ qua đời sớm; có 4 vị Lạt Ma, từ thứ 9 tới thứ 12, đã bịnh nặng khi còn trẻ. Người ta cho rằng do bệnh hoạn tự nhiên, nhưng nguồn tin cho biết là Đức Lạt Ma thứ 10 bị đè chết vì trần phòng ngủ sập. Do vậy, những cái chết kỳ lạ này xảy ra trong thời gian ngắn, khiến cho người ta nghi ngờ đây là các vụ thanh toán do những quý tộc tham lam quyền lực gây ra.

Tu viện Ganden ở Lhasa, Tây Tạng. Nguồn. wondersoftibet.com

Chúng ta đã biết, Đức Lạt Ma thứ 14 là lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo và chính trị của dân Tây Tạng. Ông đã rời khỏi Tây Tạng năm 1959 sau khi thất bại trong việc nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Trung Quốc. Đức Lạt Ma lãnh đạo chính phủ lưu vong của Tây Tạng trong nhiều năm, sau đó chuyển giao quyền lực cho các thể chế dân chủ.

Sau khi tới Ấn Độ năm 1959, Đức Lạt Ma đã trở thành nhà vận động tự do nổi tiếng thế giới của Tây Tạng, một nhà lãnh đạo tôn giáo rất được kính trọng. Ông được trao giải Nobel Hòa Bình Thế giới năm 1989 và tiếp tục đi vòng quanh trái đất rao giảng về tâm  linh và đạo đức.


                  Cảnh trí thủ đô Lhasa. Nguồn. happylandtreks.com

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.