|
Thơ mới hiện đại VNAi là người vẽ ra kiểu Chiếc áo dài ban đầu? - họa sĩ NGUYỄN CÁT TƯỜNG
#1 |
Ai là người vẽ ra kiểu
Chiếc áo dài ban đầu?
Hôm nay, mời mọi người ngẫm nghĩ về chiếc áo dài của người phụ nữ Việt Nam.
Người khai sinh ra nó là họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946). Ông quê ở Sơn Tây. Ông lấy bút danh là LE MUR CÁT TƯỜNG. Ông tốt nghiệp khoá 4 trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (1928-1933).
Ông nằm trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn mà Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đứng đầu. Ông khởi xướng cách tân áo tứ thân, áo truyền thống của phụ nữ Việt Nam thành ÁO DÀI hiện nay. Chính Ông vẽ các kiểu áo dài, mà ngày nay phụ nữ Việt mặc vào, làm thế giới xuýt xoa, ngưỡng mộ!
Ngày 17.12.1946, khi Ông về nhà để lấy thuốc men, quần áo cho các con và người vợ sắp sinh, thì Ông bị bắt tại Hà Nội, đem đi thủ tiêu. Khi ấy, Ông mới được 34 tuổi.
Mời mọi người xem bài thơ sau :
HOẠ SĨ NGUYỄN CÁT TƯỜNG
—————————————————-
Trên thế giới, khắp nơi đều ca ngợi
Chiếc áo dài người phụ nữ Việt Nam.
Nó duyên dáng quyến rũ, nó mơn man,
Nó toát ra vẻ dịu dàng phải ngắm :
Nét thanh lịch mơ màng đầy say đắm,
Nét yêu kiều nữ tính, tuyệt vời sao!
Áo dài gái Việt xếp hạng vượt cao,
Ai đã nhìn là ngẩn ngơ, mê mẩn!
Ai đã thấy là vấn vương bất tận,
Là bần thần, hồn trí lạc về đâu...?
Phụ nữ Việt rất khả ái đáng yêu,
Điều ấy đúng, chẳng có ai phản đối.
Nét thanh quí, rất sáng mà không chói,
Vẻ tươi xinh, rực rỡ ít, nhưng sang!
Gái Việt gợi tình ngầm, chớ sỗ sàng
Mà đắc tội với Trường Y Thần Nữ!
Hãy chiêm ngắm và mơ màng vinh dự
Được một ánh nhìn lưu luyến ban cho…
Rồi tha hồ dào dạt Nhạc và Thơ...
Đời chỉ vậy, cũng nhớ nhung…, man mác…
Gái Việt Nam mặc áo dài đẹp ác!
Nhưng ơ! Nguồn gốc của nó từ đâu?
Ai là người vẽ ra kiểu ban đầu?
Để ngày hôm nay Việt Nam tăm tiếng?
Cho chúng ta có áo dài hãnh diện?
Chúng ta vô ơn, bất nghĩa, bạc tình,
Bấy lâu nay thiếu sót đáng phê bình :
Ăn quả ngọt, mà lờ người trồng quả!
Phải chăng chúng ta ngậm câm vì lẽ
CÁT TƯỜNG nằm chung trong nhóm NHẤT LINH?
Chính LE MUR-NGUYỄN CÁT TƯỜNG khai sinh
Vẽ ra kiểu ÁO DÀI, năm băm bốn (1934).
Báo PHONG HOÁ của NHẤT LINH bận rộn
Đăng những phác thảo áo phụ nữ Ta,
Đơn giản, nhẹ nhàng, vẫn đẹp thướt tha...!z
Đến năm bốn sáu (1946), CÁT TƯỜNG bị "khử"
Bởi "lệnh trên", mới xong đời đấy chứ!
Cho đến bây giờ, áo đẹp khoe ầm,
Mà người khai sáng lờ tịt, nín câm!
Chúng ta bạc ơn, vì quen sợ sệt!
NĐP, Lâm Đồng, 2013. |
|
|
Ý kiến bạn đọcVui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.
|
|