Nov 23, 2024

Bài giới thiệu

Về đây mặc áo the đi guốc mộc
NGUỒN INTERNET * đăng lúc 01:22:15 PM, Oct 21, 2023 * Số lần xem: 321
Hình ảnh
#1
VỀ ĐÂY MẶC ÁO THE ĐI GUỐC MỘC

See the source image

 
Andy Van ST
Great Day GIF by memecandy
Mức độ nổi tiếng của ca khúc “Về đây nghe em” gần như tỷ lệ nghịch với số phận nhà thơ A Khuê, người từng có những ngày lầm lũi “lùa bò trong sương”.Tiếc thương sự ra đi của nhạc sĩ Trần Quang Lộc, công chúng càng thêm yêu ca khúc “Về đây nghe em” do ông phổ thơ A Khuê. Mức độ nổi tiếng của “Về đây nghe em” gần như tỷ lệ nghịch với số phận nhà thơ A Khuê. Thậm chí, rất nhiều năm nhạc sĩ Trần Quang Lộc cũng không biết A Khuê đang làm gì và đang ở đâu.
 
 
Nhà thơ A Khuê tên thật là Hoàng Văn Phúc sinh năm 1948, nhỏ hơn nhạc sĩ Trần Quang Lộc 3 tuổi. Thế nhưng, nhà thơ A Khuê đã vĩnh biệt dương gian trước nhạc sĩ Trần Quang Lộc 11 năm. Quê quán Tứ Kỳ – Hải Dương, cuộc đời 61 năm của nhà thơ A Khuê giống như một chuyến phiêu dạt. Từng học hành ở Đà Nẵng và làm việc ở Quảng Ngãi, nhưng ông bỏ đi làm ruộng ở Sóc Trăng rồi chuyển qua chăn bò ở Long Khánh để có tập thơ “Lùa bò trong sương”. Năm 1998, nhà thơ A Khuê mới đưa vợ cùng 8 đứa con đến Đồng Xoài – Bình Phước định cư.

Có cha là nhạc sĩ Hoàng Liêu và anh trai là nhạc sĩ Hoàng Lương, nên nhà thơ A Khuê cũng viết khoảng 300 ca khúc. Tuy nhiên, sự nghiệp âm nhạc của A Khuê không để lại nhiều dấu ấn như bên lĩnh vực thi ca.Vì sao có bút danh A Khuê? Lúc sinh thời, tác giả giải thích: “Khuê là tên của cô gái mà tôi thầm yêu lúc mới lớn. Còn A là tôi mơ ước được cường tráng như A Ma Kông!”.
Nhà thơ A Khuê thổ lộ gốc tích bài thơ “Về đây nghe em” gắn liền với tên tuổi mình: “Tôi sáng tác khoảng cuối năm 1969. Khời điểm đó ở Sài Gòn thì chiến tranh đang ở cao trào. Ban ngày tôi đến giảng đường, buổi tối thì đi đánh đàn ở các quán bar. Sài Gòn giới nghiêm, mỗi đêm chỉ còn lại những người lính viễn chinh Mỹ, những cô vũ nữ và những cô sinh viên mặc mini jupe phục vụ trong quán bar này… Lúc ấy mình là con người Việt Nam nên thấy điều gì đó ray rứt trong lòng… Vài tháng sau, khi lánh đô thị để đi chăn bò, mình viết bài thơ như một lời thì thầm nhắc nhở những bóng hồng nghèo khổ và lầm lạc”.

Bài thơ “Về đây nghe em” in trên báo vào năm 1970 và lập tức được nhạc sĩ Trần Quang Lộc đồng cảm phổ nhạc. Suốt nửa thế kỷ qua, “Về đây nghe em” đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ công chúng.Mời bạn đọc thưởng thức bài thơ “Về đây nghe em” là một trong những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ A Khuê.
 

VỀ ĐÂY NGHE EM

Về đây nghe em!

Về đây mặc áo the đi guốc mộc
 
 
 
 
Kể chuyện tình bằng lời ca dao

Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới

Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai

Về đây gọi tiếng xưa.

Về đây nghe em!

Về đây thả ước mơ đi hát dạo

Để chào đời bằng hạt sương mai

Để bằng lòng ngọt ngào hấp hối

Hận thù người lắng xuống

Tìm nhau như tìm xót xa…

Này hồn ơi lên cao

Đem ánh sáng hân hoan trên trời

Rọi vào đời

Cho ta tinh cầu yêu thương

Này thịt xương

Ta chưa mang theo

Khi ngã xuống mê man tủi hờn

Về đây nghe nhau thở dài trong đêm!

Về đây nghe em!

Cùng khóc trên sông nước buồn

Chờ lòng người trở về quê hương

Chờ hồn mình về dòng suối mát

Chờ thật thà vào lòng dối trá

Và nhạc hoa xin kiếp

Tạ ơn hoang phế gặp nhau…

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.