01/09/2023 07:09:02(GMT+7)
Nhiều thông tin cho rằng Bùi Viện là vị quan đầu tiên đặt chân đến Mỹ, tuy nhiên sự thật là trước ông đã có 1 người đàn ông đi phiêu bạt đất Mỹ sau đó trở thành nhà báo Việt đầu tiên trên đất Mỹ, nhiều bài báo của ông hiện nay vẫn còn ở thư viện Đại học California.
Đầu những năm 1870, Bùi Viện (một vị quan sống dưới triều vua Tự Đức) được cho là người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ để đặt quan hệ ngoại giao. Thế nhưng trong cuốn sách “Con đường thiên lý” nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê đã đưa ra những bằng chứng thuyết phục, chứng minh rằng trước Bùi Viện 20 năm đã có người Việt thực hiện 1 chuyến phiêu lưu ở miền Tây hoang dã của Hoa Kỳ như 1 cao bồi thực sự, đó chính là Trần Trọng Khiêm.
Trần Trọng Khiêm sinh năm 1821, là con của 1 gia đình thế gia vọng tộc ở làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Năm 21 tuổi sau khi vợ ông bị 1 viên chánh tổng âm mưu làm nhục rồi giết hại, ông đã trả thù cho vợ bằng cách giết tên chánh tổng rồi trốn xuống Phố Hiến (Hưng Yên) xin làm việc trong một tàu buôn ngoại quốc và bắt đầu bôn ba khắp năm châu bốn bể.
Chân dung Trần Trọng Khiêm.
Suốt từ năm 1842 đến 1854, Trần Trọng Khiêm đã đi qua nhiều vùng đất, từ Hương Cảng đến Anh Cát Lợi, Hoà Lan, Pháp Lan Tây, những vùng đất mà chưa 1 người Việt Nam nào đặt chân đến. Đi đến đâu ông học được ngoại ngữ của các nước đó. Năm 1849, ông đặt chân đến thành phố New Orleans (Hoa Kỳ), bắt đầu chặng đường 4 năm phiêu bạt ở Mỹ cho đến khi tìm đường về cố hương.
Tại đây, ông đã đổi tên thành Lê Kim và bắt đầu 1 cuộc sống mới tại Mỹ, Ông làm nhiều công việc khác nhau bao gồm phu mỏ vàng, lái buôn và cuối cùng là trở thành nhà báo. Ông cũng là nhà báo người Việt đầu tiên trên đất Mỹ. đó, vào giữa thế kỷ 19 khi có 1 chút vốn nhờ tích trữ được 1 số vàng ông đã quay trở lại San Francisco. Là người học rộng, hiểu nhiều, lại thông thạo nhiều ngoại ngữ, Lê Kim nhanh chóng xin được công việc chạy tin tự do cho nhiều tờ báo như tờ Alta California, Morning Post rồi làm biên tập cho tờ nhật báo Daily Evening. Lê Kim thường viết về cuộc sống đầy hiểm họa và cay đắng của những người khai hoang ở bắc Califonia và quanh khu vực San Francisco. Ông đồng cảm với những người da vàng là nạn nhân của sự phân biệt chủng tộc. Hiện nay, nhiều bài báo của ông đăng trên tờ Daily Evening hiện vẫn còn lưu giữ ở thư viện Đại học California.
Ở Hoa Kỳ, Lê Kim vừa tìm vàng, vừa làm nhà báo và được một nhà văn viết trong cuốn “Đổ xô đi tìm vàng”.
Năm 1854, sau khi quá mệt mỏi với cuộc sống nhiễu nhương ở Mỹ, Lê Kim đã tìm đường về Việt Nam. Khi trở về Việt Nam ông không dám trở về quê nhà mà lấy thân phận là người Minh Hương đi khai hoang ở tỉnh Bình Định. Ông là người có công khai hoang, sáng lập ra làng Hòa An, phủ Tân Thành, tỉnh Định Tường. này khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Lê Kim đã bán hết tài sản của mình cùng với Võ Duy Dương chiêu mộ mấy ngàn nghĩa binh phất cờ khởi nghĩa ở Đồng Tháp Mười. Năm 1866, Lê Kim thất thế, nhưng nhất quyết không chịu chết trong tay giặc mà tuẫn tiết.
Cuộc đời của Trần Trọng Khiêm vẫn còn nhiều điều bí ẩn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng ông là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Việt Nam và Mỹ. Ông không chỉ là người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Mỹ mà còn là 1 trong những nhà yêu nước can đảm đứng lên chống thực dân Pháp.
Nguồn Internet
|