Jan 10, 2025

Biên khảo

Quốc phục Việt Nam thay đổi qua các thời kỳ
Webmaster * đăng lúc 05:49:16 AM, Feb 22, 2015 * Số lần xem: 2699
Hình ảnh
#1

 

Trang phục là một trong những sản phẩm văn hóa sớm nhất của xã hội loài người. Mỗi quốc gia đều có một quốc phục của riêng mình thể hiện cái hồn của dân tộc. Với dân tộc Việt, trang phục dân tộc qua thời gian luôn thay đổi để thích hợp với từng thời kỳ lịch sử khi sự phân chia, tranh giành quyền lực thường xuyên diễn ra.

Có thể nói thời kỳ nhà Lê là thời kỳ thăng hoa của trang phục phụ nữ Việt Nam khi giai đoạn này xuất hiện rất nhiều kiểu dáng và thiết kế vô cùng đa dạng. Nhưng nhìn chung các trang phục thời nhà Lê đều có thiết kế khá cầu kỳ với nhiều lớp áo choàng, màu sắc bắt mắt. Chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Hoa nên các trang phục truyền thống thời kỳ nhà Lê chưa thoát khỏi cái bóng của vùng đất hùng mạnh này. Trang phục của phụ nữ Việt  thời Lê có nhiều nét giống với kiểu áo choàng Hanfu của Trung Quốc  với phần ống tay rộng, chiếc thắt lưng to ngang eo được dùng để cố định bộ áo choàng này lại. Chính vì ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa mà bộ trang phục này không được nhiều người hưởng ứng.

Nhưng đến thời kỳ nhà Nguyễn các bộ quần áo đã được may thêm phần cổ áo và thắt lưng mang nét đặc trưng rất riêng của người Việt..

 


 

Cho đến thời kỳ hậu lệ bắt đầu xuất hiện nhiều kiểu trang phục khác nhau và các bộ váy áo đã thể hiện được nét văn hóa riêng.


 


 


 


 

Triều đại nhà Lý từ thế kỷ 11-13 có 2 trang phục tiêu biểu. Đầu tiên là trang phục được đặc trưng bởi chiếc mũ đội đầu và áo choàng lửng khá đơn giản và mộc mạc. Trong khi đó thiết kế đời sau có phần cầu kỳ và điệu đà hơn với nhiều lớp áo choàng


 


 

Đến nhà Trần từ thế kỷ 13-16, trang phục dân tộc của phụ nữ được chia làm 2 giai đoạn. Từ thế kỷ 13-15 đặc trưng với áo có phần ống tay rộng, phần áo choàng có cổ áo khoét sâu rộng, bên trong mặc một chiếc yếm quây. Đến thế kỷ 15-16, thời kỳ cuối nhà Trần, đầu nhà Lê, phần cổ áo đã được may kín đáo hơn với phần cổ tròn, ống tay gọn gàng hơn. Tuy nhiên, màu sắc lại có phần cầu kỳ và bắt mắt hơn.

Linh Nga - Nguồn ảnh: Internet

************************
                                           ************************
 

rước khi áo dài thành quốc phục chính thức, trong 4.000 năm lịch sử Việt Nam cũng chứng kiến nhiều mẫu quốc phục đẹp mắt lắm nhé.

 

Ông cha ta vẫn thường nói: "Dân ta phải biết sử ta". Vậy bạn đã tường tận về bộ quốc phục của Việt Nam mình chưa nhỉ? Ngay từ 2.000 năm Trước Công nguyên, những bộ trang phục truyền thống đầu tiên đã ra đời với cảm hứng từ văn hóa trống đồng Đông Sơn. Kế đó, thời nhà Lý cũng cho ra đời những bộ quốc phục khác nhau.

 

 

 

Trang phục của phụ nữ thời nhà Trần sử dụng tông màu tối, trong khi đó thời nhà Lê lại chịu ảnh hưởng nặng nề từ văn hóa Trung hoa với họa tiết gốm xanh trắng.

 

 

 

Trong khi phụ nữ thời nhà Mạc diện quần áo rộng rãi, thướt tha với màu sắc tươi sáng, thời Hậu Lê lại chuộng những trang phục màu đất, áo gọn gàng, váy dài chấm chân.

 

 

 

Trong thời Hậu Lê, các đời vua khác nhau đưa ra những tiêu chuẩn khác nhau về trang phục. Từ năm 1645 đến những năm 1757, sự phóng khoáng, thoải mái được phụ nữ thời kỳ này ưa chuộng hơn cả.

 

 

 

Trang phục của thời Tây Sơn khá cầu kỳ với các chi tiết thêu, may đắp tỉ mỉ. Trong khi đó, những năm đầu thế kỷ 19, phụ nữ bị cấm mặc váy vì cho là dung tục.

 

 

 

Những bộ áo dài đầu tiên ra đời vào cuối thế kỷ 19. Phụ nữ An Nam lúc đó diện trang phục còn chịu nhiều ảnh hưởng của sườn xám Trung Hoa. Áo dài bắt đầu biến đổi về kiểu dáng vào những năm 30-40 để phù hợp hơn với phụ nữ Việt. Những năm 50 là một cuộc cách tân áo dài với các thiết kế ôm sát, tôn tối đa đường cong cơ thể.

 

 

 

Những năm 1958, áo dài được xem là trang phục của các "madame" (quý bà). Tuy nhiên, đến những năm 70, một làn sóng phản đối bộ quốc phục này rộ lên với nhiều ý kiến cho rằng nó là biểu hiện của sự "suy đồi". Quan niệm này không tồn tại được bao lâu.

Áo dài ngày nay đã trở thành bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Việt với nhiều chất liệu, biến tấu khác nhau trên nền kiểu dáng cổ điển. Áo dài được xem là trang phục không thể thiếu trong những dịp lễ hội, đại sự.

 

 

 

Trang Shaelyn
Nguồn: iridescentdream.com


 

Trương Thị May diện áo dài 200 triệu kết từ tóc

Á hậu thu hút mọi ánh nhìn khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống kỳ công.
1-1657-1392354083.jpg

Tối 13/2, Trương Thị May tham gia Lễ tri ân Tổ nghiệp ngành tóc Việt Nam2014 tại TP HCM. Á hậu được mời biểu diễn tiết mục thời trang chủ đề ThiênThần của nhà tạo mẫu tóc Sáng Tân Vĩnh.

2-5168-1392354083.jpg

Người đẹp khoe vẻ quyến rũ, bí ẩn khi diện bộ áo dài được thiết kế từ tóc trị giá 200 triệu đồng. Trang phục này được nhà tạo mẫu Sáng Tân Vĩnh thực hiện ròng rã gần 2 tháng. "Chất liệu kết thành áo dài hoàn toàn bằng tóc thật", anh chia sẻ thêm.


 

 

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.