Nov 21, 2024

Viết về tác giả & tác phẩm

Mẹ Ta Trả Nhớ Về Không
Lê Đức Tế * đăng lúc 12:39:07 PM, Jul 20, 2021 * Số lần xem: 666
Hình ảnh
#1

 


  

 


Mẹ Ta Trả Nhớ Về Không

Tản mạn cuối tuần…

Bài thơ “Quê Hương Là Chùm Khế Ngọt” của Đỗ Trung Quân, một thanh niên Sài Gòn lớn lên khi chế độ CS miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam đã thực sự chạm vào trái tim của những người con Việt lưu lạc trên khắp năm châu vào những năm cuối thập niên 80.
Tựa đề đầu tiên của bài thơ là “Bài Học Đầu Cho Con” được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc năm 1986 và được đổi tựa thành “Quê Hương Là Chùm Khế Ngọt”.

Bài ca sau đó được phổ biến rộng rãi và được CSVN tận dụng để tuyên truyền kêu gọi người Việt Hải ngoại (những người trước kia bị CS kết án là những tên phản động, phản quốc) về thăm lại quê hương, đem tiền của cứu giúp chế độ đang trong cơn hấp hối.
Thấy ý đồ bẩn thỉu của CSVN có người đã mỉa mai thêm một câu rất thấm thía vào bài hát “Quê hương là chùm khế ngọt. Lọt khọt một đống khế chua”

Thi sĩ Đỗ Trung Quân còn được biết đến với bài thơ “Phượng Hồng”, viết về mối tình thời học sinh cũng rất dễ thương và khá nổi tiếng, được Vũ Hoàng phổ nhạc. Nhiều danh ca trong và ngoài nước đã thay nhau thu băng bài hát này trong nhiều năm. “Phượng Hồng” được xem là một trong vài bài hát hay, sáng tác trong nước sau 1975.
“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng,
Em chở mùa hè của tôi đi đâu,
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám,
Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu.
….
Mối tình đầu của tôi
Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp,
Là áo ai bay trắng cả giấc mơ
Là bài thơ còn hoài trong vở,
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về…

Nhưng có lẽ nhiều người công nhận thi tài của Đỗ Trung Quân thể hiện cao nhất là bài thơ “Mẹ Ta Trả Nhớ Về Không” được viết vào tháng 9, 2016.
“Ngày xưa chào mẹ, ta đi
Mẹ ta thì khóc, ta đi thì cười
Mười năm rồi lại thêm mười
Ta về thì khóc, mẹ cười lạ không
Ông ai thế? Tôi chào ông
Mẹ ta trí nhớ về mênh mông rồi
Ông có gặp thằng con tôi
Hao hao...tôi nhớ...nó ...người ...như ông.
Mẹ ta trả nhớ về không
Trả trăm năm lại bụi hồng...rồi...đi...”

Chỉ mười câu lục bát và chính hai câu cuối cùng:

“Mẹ ta trả nhớ về không
Trả trăm năm lại bụi hồng...rồi...đi...”

đã cho Đỗ Trung Quân một chỗ đứng thực sự vững chải trên thi đàn Việt Nam mai sau!






 

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.