Nov 21, 2024

Tiểu luận - Tạp bút

Chúng Ta Đang Sống Trong Một Quốc Gia Thất Bại
Quách Như Nguyệt * đăng lúc 08:31:00 PM, Apr 24, 2020 * Số lần xem: 978
Hình ảnh
#1


ĐỌC BẢN DỊCH: “CHÚNG TA ĐANG SỐNG TRONG MỘT QUỐC GIA THẤT BẠI - CORONAVIRUS ĐÃ KHÔNG PHÁ VỠ NƯỚC MỸ MÀ NÓ CHO CHÚNG TA THẤY NHỮNG GÌ ĐÃ BỊ TAN TÀNH TỪ TRƯỚC RỒI”

- Người dịch: Như Nguyệt
LND: Đây là một bài phân tích rất xuất sắc về thực trạng của đất nước Hoa Kỳ mà chúng ta đang sinh sống,
Người dịch đã cố gắng dịch vì bài phân tích rất dài, hay và có giá trị
Mong các bạn kiên nhẫn đọc hết bài để hiểu rõ thêm
Báo The Atlantic là một tạp chí uy tín với các bài phân tích sâu sắc
Nguyên văn: “We Are Living in a Failed State The coronavirus didn’t break America. It revealed what was already broken”. SPECIAL PREVIEW: JUNE 2020 ISSUE George Packer, Staff writer for The Atlantic
https://www.theatlantic.com/…/06/underlying-conditi…/610261/

Người dịch: Như Nguyệt

We Are Living in a Failed State

——————————///////
CHÚNG TA ĐANG SỐNG TRONG MỘT QUỐC GIA THẤT BẠI - CORONAVIRUS ĐÃ KHÔNG PHÁ VỠ NƯỚC MỸ MÀ NÓ CHO CHÚNG TA THẤY NHỮNG GÌ ĐÃ BỊ TAN TÀNH TỪ TRƯỚC RỒI
George Packer
The Atlantic Magazine

Khi virus đến đây, nó đã tìm thấy một quốc gia có các vấn đề nghiêm trọng về nền tảng nên nó đã khai thác đất nước này một cách tàn nhẫn. Với căn bệnh mãn tính đã ăn sâu bám chặt của một tầng lớp chính trị tham nhũng, một bộ máy quan liêu, một nền kinh tế vô tâm, một quần chúng bị chia rẽ và mất tập trung đã không được chữa trị trong nhiều năm qua. Chúng ta đã học cách sống không thoải mái với các triệu chứng đó và phải cần một đại dịch quy mô và có tính chặt chẽ để phơi bày cuộc sống thảm hại và gây sốc cho người Mỹ với sự thừa nhận rằng cuộc sống của chúng ta nằm trong diện có nhiều rủi ro cao

Cuộc khủng hoảng đại dịch này đòi hỏi một phản ứng nhanh chóng, hợp lý và liên kết. Thay vào đó, Hoa Kỳ đã phản ứng như Pakistan hay Belarus, giống như một quốc gia có cơ sở hạ tầng kém chất lượng và một chính phủ rối loạn với các nhà lãnh đạo quá tham nhũng hoặc ngu ngốc để đương đầu với sự đau khổ tột cùng. Chính quyền đã lãng phí hai tháng quý báu để chuẩn bị cho đại dịch. Từ tổng thống cố ý làm ngơ, đổ tội cho người khác, khoác lác và gian dối. Những phát ngôn từ miệng của ông ta về các âm mưu tưởng tượng và phương pháp cứu chữa kỳ diệu. Một vài thượng nghị sĩ và giám đốc điều hành của công ty đã hành động nhanh chóng nhưng không phải để ngăn chặn thảm họa sắp xảy ra, mà là để trục lợi. Khi một bác sĩ trong chính phủ cố gắng cảnh báo công chúng về sự nguy hiểm, White House đã không cho ông nói và đưa ra những tin đã bị chính trị hoá.

Mỗi buổi sáng của tháng 3, một tháng dài bất tận, dân Mỹ thức dậy và thấy mình là công dân của một quốc gia thất bại. Không có kế hoạch quốc gia, không có hướng dẫn mạch lạc cho tất cả các vấn đề từ: gia đình, trường học và các công ty để tự quyết định xem có nên đóng cửa và cách ly tại gia hay không. Khi các dụng cụ xét nghiệm, khẩu trang, áo bảo hộ và máy thở nhân tạo được tìm thấy trong tình trạng thiếu thốn, các thống đốc đã van xin White House, White House không có, sau đó các Thống đốc kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân, họ cũng không có hàng. Các tiểu bang và thành phố đã bị buộc phải tham gia vào các cuộc chiến đấu thầu khiến họ trở thành con mồi của các doanh nghiệp trục lợi. Thường dân đã may khẩu trang để cố gắng giữ cho các nhân viên bệnh viện và bệnh nhân không được trang bị khẩu trang có cơ hội sống còn. Nga, Đài Loan và Liên Hợp Quốc đã gửi viện trợ nhân đạo cho một quốc gia có thế lực và giàu có nhất thế giới, bây giờ là một quốc gia đi ăn xin trong sự hỗn loạn hoàn toàn.

Donald Trump đã nhìn thấy cuộc khủng hoảng này gần như hoàn toàn có tính cách cá nhân và chính trị. Lo sợ cho chuyện tái ứng cử, ông ta tuyên bố đại dịch coronavirus là một cuộc chiến, và bản thân ông là một tổng thống thời chiến. Và nhà lãnh đạo mà ông nghĩ đến trong tâm trí là Thống chế Philippe Pétain, vị tướng người Pháp, vào năm 1940, đã ký một hiệp ước đình chiến với Đức sau khi Pháp thất thủ, rồi sau đó ông ta thành lập chế độ Vichy thân phát xít. Giống như Pétain, Trump hợp tác với quân xâm lược và từ bỏ đất nước của mình trước một thảm họa kéo dài. Và, giống như Pháp vào năm 1940, nước Mỹ năm 2020 đã tự gây kinh ngạc với một sự sụp đổ vừa lớn vừa sâu rộng hơn bởi một nhà lãnh đạo tồi tệ. Trong tương lai khi mổ xẻ lại chuyện đại dịch này thì đây sẽ được gọi là cuộc Thất bại kỳ lạ như sau khi nhà nghiên cứu lịch sử và kháng chiến Marc Bloch nghiên cứu về sự sụp đổ của Pháp. Mặc dù có vô số thí dụ trong nước Mỹ về lòng can đảm và sự hy sinh của cá nhân, nhưng thất bại thì mang tính quốc gia. Và chúng ta có nên đặt ra một câu hỏi mà hầu hết người Mỹ chưa bao giờ phải hỏi: Chúng ta có tin tưởng các nhà lãnh đạo của mình hay một cá nhân khác đủ sức để đối phó đối với một mối đe dọa sinh tử không? Chúng ta có khả năng tự trị không?

Đây là cuộc khủng hoảng lớn thứ ba trong khoảng thời gian ngắn của thế kỷ 21. Lần đầu tiên, vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, khi tinh thần người Mỹ vẫn còn đang ở thế kỷ trước, và ký ức về trầm cảm, chiến tranh thế giới và chiến tranh lạnh vẫn còn mạnh mẽ. Vào ngày đó, người dân ở các vùng nông thôn xa không xem New York là một vùng đất xa lạ của những người nhập cư và của những người có khuynh hướng phóng khoáng tự do bị tai hoạ là do số mạng đáng đời của nó, mà là một thành phố lớn của Mỹ đã lãnh tai hoạ cho cả đất nước. Nhân viên cứu hỏa từ tiểu bang Indiana lái xe 800 dặm để giúp các nỗ lực cứu hộ tại toà tháp đôi nơi xảy ra tai hoạ ( Ground Zero ). Phản xạ tự nhiên của chúng ta là thương xót và hỗ trợ tinh thần cho nhau.

Chính trị đảng phái và các chính sách ngu xuẩn, đặc biệt là Chiến tranh Iraq, đã xóa bỏ ý thức đoàn kết toàn dân và mang một sự cay đắng đối với giai cấp lãnh đạo chính trị và vết hằn này thực sự không bao giờ phai nhạt. Cuộc khủng hoảng thứ hai, năm 2008, đã làm vết hằn này sâu thêm. Nếu nhìn từ trên cao, cuộc khủng hoảng tài chính gần như có thể được coi là một thành công. Quốc hội lưỡng đảng đã thông qua dự luật cứu trợ để cứu hệ thống tài chính. Các quan chức chính quyền của Tổng thống Bush sắp mãn nhiệm hợp tác với các quan chức chính quyền Obama sắp tới. Các chuyên gia tại Cục Dự trữ Liên bang và Bộ Tài chính đã sử dụng chính sách tài chính và tiền tệ để ngăn chặn cuộc Đại khủng hoảng thứ hai. Các ngân hàng hàng đầu đã bị ô danh nhưng không bị truy tố; hầu hết họ giữ được tài sản và các công việc bình thường của họ. Không lâu sau họ đã trở lại thương trường. Một tay buôn bán chứng khoán của Wall Street nói với tôi rằng cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua là một cái ụ để kềm tốc độ.

Tất cả những khó khăn đã kéo dài và ảnh hưởng nhiều đến tầng lớp trung lưu và dân nghèo, bởi dân Mỹ mắc nhiều nợ và mất công ăn việc làm, gánh nặng nhà cửa và mất tiền tiết kiệm hưu trí. Nhiều người trong số họ không bao giờ hồi phục, và thế hệ trẻ tuổi trưởng thành trong cuộc Đại suy thoái sẽ nghèo hơn so với thời của cha mẹ. Bất bình đẳng - chính là sức mạnh đã tàn nhẫn làm cuộc sống của người Mỹ kể từ cuối những năm 1970 đã trở nên tồi tệ hơn.

Cuộc khủng hoảng thứ hai này đã cho thấy có 2 tầng lớp rõ rệt ở Mỹ: tầng lớp thượng lưu và hạ lưu, bất kể là đảng Cộng hòa hay Dân chủ, là dân thành thị hay nông thôn, là người bản xứ hay người nhập cư, người Mỹ bình thường hay các nhà lãnh đạo của họ. Mối gắn kết xã hội đã bị căng thẳng trong nhiều thập kỷ, và bây giờ chúng bắt đầu rách nát. Những cải cách của Obama, như bảo hiểm sức khoẻ cho toàn dân, (Obamacare), các luật lệ chỉnh lý tài chính, năng lượng xanh, chỉ có tác dụng xoa dịu các khó khăn. Sự phục hồi kéo dài trong thập kỷ qua đã làm giàu cho các tập đoàn và nhà đầu tư, làm cho chuyên gia tạm thời im lặng nhưng tầng lớp lao động vẫn bị bỏ lại phía sau. Ảnh hưởng lâu dài của sự đình trệ này làm tăng sự khác nhau của 2 nhóm và làm mất uy tín, đặc biệt là chính phủ.

Cả hai đảng đều chậm chạp trong việc nhận ra mức độ tin cậy mà họ đã mất. Chủ trương chính trị sắp tới là muốn được nhiều người ngưỡng mộ. Người đi tiền trạm không phải là Obama, nhưng là Sarah Palin, ứng cử viên phó tổng thống, người đã khinh bỉ các chuyên gia và chỉ ham mê nổi tiếng. Bà ta là tiền bối của Donald Trump

Trump lên nắm quyền khi không thừa nhận mình là thành viên của đảng Cộng hòa. Nhưng các nhân vật bảo thủ và ông tổng thống mới đã sớm đạt được sự đồng cảm. Bất kể sự khác biệt của họ về các vấn đề như thương mại và di dân, họ đã cùng chia sẻ một mục tiêu cơ bản: tước đoạt tài sản công cộng cho lợi ích cá nhân. Các chính trị gia và nhóm người đã cúng tiền cho đảng Cộng hòa, những người chỉ muốn chính phủ làm thật ít cho các lợi ích chung có thể sống hạnh phúc vui vẻ với một chế độ hầu như không biết cách cai trị, và họ tự biến mình thành những người hầu của Trump.

Giống như một thằng bé tinh nghịch ném que diêm vào một cánh đồng khô cằn, Trump bắt đầu thiêu hủy những gì còn lại của cuộc sống cộng đồng, công cộng của quốc gia này. Ông ta thậm chí không bao giờ chủ trương làm tổng thống của cả nước ngay cả ý định giả vờ, mỗi ngày ông ta xúi giục chúng ta chống nhau về chủng tộc, giới tính, tôn giáo, quyền công dân, giáo dục, khu vực, đảng phái chính trị . Công cụ lãnh đạo đất nước của ông là nói dối. Vì vậy một phần ba của đất nước tự nhốt mình trong một hội trường và tự soi gương mà tin đó là thực tế; một phần ba nổi điên lên với ý chí sẽ cố gắng tìm hiểu và tin tưởng vào sự thật ; và một phần ba đã đầu hàng mà không hề cố gắng tìm hiểu thêm.

Trump lên nắm một chính phủ liên bang bị tê liệt sau nhiều năm bị ý thức hệ của cánh hữu tấn công , chính trị hóa bởi cả hai đảng và quốc gia bị ô uế. Ông ta bắt đầu để hoàn thành công việc phá hủy các chương trình phục vụ cộng đồng . Ông đã đuổi các quan chức tài năng và giàu kinh nghiệm nhất, không bổ nhiệm các vị trí quan trọng và cài đặt những người trung thành làm uỷ viên như các tên chăn bò còn sống sót, với một mục đích: phục vụ lợi ích riêng của ông ta. Thành quả duy nhất của ông ta là đạo luật giảm thuế lớn nhất trong lịch sử, đạo luật này đã cho hàng trăm tỷ đô la cho các đại công ty và giới nhà giàu. Đám nhà giàu này đổ xô đến thụ hưởng ở các khu giải trí mà ông ta làm chủ và cúng tiền cho quỹ tái ứng cử của ông ta. Nếu nói dối là phương tiện của ông ta để sử dụng quyền lực, thì tham nhũng là nơi ông ta muốn kết thúc .

Đây là toàn bối cảnh của Mỹ đã mở cửa cho virus: ở các thành phố giàu có, một lớp nhân viên làm việc được kết nối toàn cầu phụ thuộc vào một nhóm nhân viên vô hình; ở nông thôn, tình trạng đổ nát nghèo nàn đang nổi dậy chống lại thế giới văn minh; trên phương tiện truyền thông xã hội, hận thù và chửi rủa lăng mạ lẫn nhau giữa các nhóm ; trong nền kinh tế, ngay cả khi có nhiều công ăn việc làm, một khoảng cách lớn và ngày càng lớn giữa người giàu và dân lao động; ở Washington, một chính phủ trống rỗng được lãnh đạo bởi một kẻ lừa đảo và đầu óc bịnh hoạn thích phá nát; trên khắp đất nước, một tâm trạng mệt mỏi hoài nghi, không có tầm nhìn về một hướng chung trong tương lai.

Nếu đại dịch thực sự là một loại chiến tranh, thì nó là cuộc chiến đấu ở vùng đất này trong hơn một thế kỷ rưỡi qua. Cuộc xâm lược và chiếm đóng này đã phơi bày một xã hội với rất nhiều lỗi lầm mà trong thời bình không được chú ý hoặc thừa nhận, và nó làm sáng tỏ cái thực tế thối hoắc của miếng thịt mới được chôn

Đáng lẽ đối phó với virus phải đoàn kết được dân chúng để chống lại kẻ thù chung . Với sự lãnh đạo khác, nó có thể thực hiện. Thay vào đó, ngay cả khi nó lan từ các tiểu bang xanh ( đảng Dân chủ) qua các tiểu bang đỏ ( đảng Cộng Hoà) , thái độ đối phó cũng bị chia rẽ theo 2 đảng. Virus này có thể là một thứ công cụ để san bằng mâu thuẫn. Chỉ cần là người, không phải ở trong quân đội hoặc là dân mắc nợ để trở thành mục tiêu của nó. Nhưng ngay từ đầu, những ảnh hưởng của nó đã bị làm sai lệch bởi sự bất bình đẳng mà chúng ta đã chịu đựng quá lâu. Khi các xét nghiệm cho virus gần như không có, thì dân giàu có, dân người mẫu và người dẫn chương trình truyền hình thực tế Heidi Klum, toàn bộ lực sĩ, nhân viên của đội banh Brooklyn Nets, các đồng minh bảo thủ của tổng thống, bằng cách nào đó đã được xét nghiệm, mặc dù nhiều người không có triệu chứng. Việc xét nghiệm một cách hời hợt cho các cá nhân này đã không giúp được gì để bảo toàn cho sức khỏe cộng đồng. Trong khi đó, những người dân bình thường bị sốt và ớn lạnh phải chờ đợi trong những hàng dài với dân bị nhiễm bệnh, họ sẽ bị từ chối cho xét nghiệm vì họ chưa thực sự bị nghẹt thở. Một câu khôi hài phát tán trên mạng cho rằng cách duy nhất để biết xem bạn có bị nhiễm virus hay không là hắt xì hơi vào mặt của một người nhà giàu.

Khi Trump được hỏi về sự bất bình đẳng trắng trợn này, ông đã bày tỏ sự không tán thành nhưng nói thêm “ đời là thế”. Hầu hết người Mỹ không để ý đến loại đặc quyền này trong những lúc bình yên. Nhưng trong những tuần đầu tiên của đại dịch, nó đã gây ra sự phẫn nộ, vì khi tình thế thay đổi, người giàu đã chạy tiền để trốn quân dịch và tích trữ khẩu trang phòng độc. Khi bệnh đã lây lan rộng, nạn nhân của nó có thể là những người nghèo, da đen và da mầu. Sự bất bình đẳng của hệ thống y tế của chúng ta là bằng chứng rõ rệt khi nhìn thấy những chiếc xe tải đông lạnh xếp hàng bên ngoài cổng bệnh viện.

Bây giờ chúng ta có hai công việc: thiết yếu và không thiết yếu. Ai là công nhân thiết yếu ? Hầu hết những nhân viên có lương thấp phải có mặt tại công ty và sẽ bị nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe của họ: nhân viên kho hàng, nhân viên sắp xếp hàng trong siêu thị, nhân viên giao hàng online, tài xế xe giao hàng, nhân viên thành phố, nhân viên bệnh viện, nhân viên y tế tới nhà bệnh nhân, tài xế xe tải đường dài. Các bác sĩ và y tá cũng là những anh hùng chiến đấu chống đại dịch, nhân viên thu ngân của siêu thị với chai rửa tay khô luôn bên cạnh, tài xế giao hàng tận nhà lúc nào cũng mang găng tay cao su là đội quân tiếp tế và hậu cần giữ cho các nhân viên ở tuyến đầu không bị sứt mẻ. Ngày nay với nền kinh tế của điện thoại di động đã che giấu số người phục vụ, nhưng chúng ta được biết nguồn gốc của thức ăn và hàng hóa, và ai là người cho chúng ta sống như thế này. Một dịch vụ để mua rau arugula trên AmazonFresh rất rẻ và được chuyển hàng qua đêm một phần vì những người trồng nó, phân loại, đóng gói và giao nó phải tiếp tục làm việc trong khi bị bệnh. Đối với hầu hết nhân viên phục vụ, nghỉ bệnh là một điều xa xỉ không thể được. Thật đáng để hỏi liệu chúng ta có chấp nhận mức giá cao hơn và giao hàng chậm hơn để họ có thể ở nhà không?.

Đại dịch cũng đã làm rõ ý nghĩa của những người lao động không thiết yếu. Một ví dụ là Kelly Loeffler, thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa từ tiểu bang Georgia, người được bổ vào chức vụ này hôm tháng 1 là vì sự giàu có kinh khủng của bà ta. Chưa đầy ba tuần làm việc, sau một cuộc họp ngắn về vấn đề virus, bà ta đã biết tin mật từ chính quyền nên đã giàu hơn từ việc bán cổ phiếu, rồi sau đó bà ta cáo buộc đảng Dân chủ đã phóng đại mối nguy hiểm và đưa ra những bảo đảm sai lầm và điều đó có thể giết hàng loạt các cử tri của bà ta . Các hành động bốc đồng của Loefler trong việc phục vụ dân chúng đúng là kẻ ăn bám nguy hiểm. Một cơ chế chính trị đã đặt một người như thế này vào chức vụ cao cũng đã bị thối rữa nặng

Sự kiện rõ ràng của chủ nghĩa vô chính phủ không phải là chính ông Trump mà là con rể và cố vấn cấp cao của ông, Jared Kushner. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Kushner đã được đề bạt một cách gian dối là một người có công và được nhiều người ngưỡng mộ. Anh ta sinh ra trong một gia đình giàu có kinh doanh bất động sản lúc mà Ronald Reagan lên làm tổng thống, năm 1981, một hoàng tử của Thời đại mạ vàng thứ hai. Mặc dù với thành tích học tập tầm thường của Jared, nhưng anh được nhận vào Harvard sau khi cha anh, Charles, cam kết quyên góp 2,5 triệu đô la cho trường đại học này. Cha đã giúp con trai vay 10 triệu đô la để bắt đầu kinh doanh cho gia đình, sau đó Jared tiếp tục con đường học vấn của mình tại trường luật và kinh doanh của New York University, nơi cha anh đã đóng góp 3 triệu đô la. Jared trả ơn cho cha bằng sự trung thành mãnh liệt khi Charles bị kết án hai năm tù liên bang vào năm 2005 vì đã giải quyết một cuộc cãi vã của gia đình bằng cách gài bẫy chồng của em gái mình với một cô gái điếm và thu băng video cuộc gặp gỡ này

Jared Kushner là chủ một tòa nhà chọc trời và chủ một tờ báo nhưng đã thất bại , và anh ta luôn tìm thấy ai đó để giải cứu mình, và sự tự tin của anh ta càng ngày càng tăng lên. Trong cuốn sách American Oligarchs, Andrea Bernstein mô tả là Jared có triển vọng của một doanh nhân vì biết chấp nhận may rủi, một kẻ phá rối của nền kinh tế mới. Dưới ảnh hưởng của người cố vấn là Rupert Murdoch, Jared đã tìm mọi cách để kết hợp các hoạt động tài chính, chính trị và báo chí của mình. Từ đó anh ta đã tạo ra xung đột về mô hình kinh doanh của mình.

Khi cha vợ trở thành tổng thống, Kushner nhanh chóng giành được quyền lực trong một chính quyền chuyên đưa người thiếu kinh nghiệm, kéo các thành viên trong gia đình và tham nhũng vào các chức vụ quan trọng. Chừng nào anh ta còn bận rộn với hòa bình Trung Đông, thì sự can thiệp của anh ta đã không còn quan trọng đối với hầu hết người Mỹ. Nhưng kể từ khi anh ta trở thành cố vấn tin cẩn của Trump về đại dịch coronavirus, kết quả là dân chết hàng loạt.

Trong tuần đầu tiên khi làm cố vấn, vào giữa tháng 3, Kushner là đồng tác giả của bài diễn văn được phát biểu từ Phòng Bầu dục và là bài diễn văn tồi tệ nhất được ghi nhận, làm gián đoạn công việc quan trọng của các quan chức khác, có thể đã vi phạm các điều khoản an ninh quốc gia, khêu gợi sự xung đột quyền lợi , vi phạm luật liên bang, và thực hiện những lời hứa ngốc ngếch rồi sau đó nhanh chóng trở thành cát bụi. Anh ta nói “Chính phủ liên bang không có kế hoạch để giải quyết tất cả các vấn đề của chúng ta“, rồi anh ta giải thích cách anh ta sẽ dùng mối quan hệ từ công ty của mình để tạo ra các trang web xét nghiệm không cần xuống xe mà chỉ cần tạt xe qua. Ý tưởng này không hề thành hiện thực. Jared đã bị thuyết phục bởi các chủ công ty rằng Trump không nên sử dụng quyền lực của tổng thống để buộc các ngành công nghiệp sản xuất máy thở nhân tạo, sau đó chính Kushner đã cố gắng đàm phán một thỏa thuận với General Motors nhưng cũng thất bại. Không mất niềm tin vào bản thân, anh ta lại đổ lỗi cho sự thiếu hụt các thiết bị y tế là do các thống đốc bất tài.

Cứ nhìn cài bản mặt xanh lè, ốm nhom không có chuyên môn này bước vào giữa một cuộc khủng hoảng chết người, líu nhíu nổ một cách khó hiểu về các lớp học về thương mại để che giấu sự thất bại to lớn của chính quyền cha vợ của anh ta, và thấy sự sụp đổ của toàn bộ của sự lãnh đạo. Nó cho ta thấy rằng các chuyên gia khoa học và các công chức về y tế không phải là thành viên của tổ chức bí mật chống chính phủ mà họ là các công chức thiết yếu của quốc gia, loại bỏ họ ra theo lời của nhóm nịnh bợ sẽ là lời đe doạ cho nền y tế của quốc gia. Nó cho thấy rằng các công ty quá lanh lợi không thể chuẩn bị cho một thảm họa hoặc phân phối hàng hóa cứu hộ, chỉ có một chính phủ liên bang tài giỏi mới có thể làm điều đó. Nó cho thấy rằng mọi thứ đều có cái giá của nó, từ việc nhiều năm lên án chính phủ, vắt kiệt sức lực và làm cạn kiệt tinh thần đã gây ra một cái giá quá đắt mà công chúng phải trả bằng chính mạng sống của mình. Tất cả các chương trình bị cắt viện trợ, dự trữ đã cạn kiệt và các kế hoạch bị loại bỏ có nghĩa là chúng ta đã trở thành một quốc gia thứ yếu hạng hai. Sau đó víu đến tấn công và sự thất bại kỳ lạ này.

Cuộc chiến để vượt qua đại dịch cũng phải là một cuộc chiến để phục hồi sinh lực của đất nước chúng ta, và xây dựng nó như mới, hoặc các khó khăn và đau khổ mà chúng ta hiện đang chịu đựng sẽ không bao giờ được bù đắp. Dưới sự lãnh đạo của chính quyền hiện tại, sẽ không có gì thay đổi. Nếu 9/11 và 2008 chúng ta mất niềm tin vào cơ chế chính trị cũ, thì năm 2020 nên bỏ suy nghĩ rằng chống chính trị là cứu cánh của chúng ta. Nhưng chấm dứt chế độ này, rất cần thiết và đáng phải chấm dứt, nhưng mới chỉ là sự khởi đầu.

Chúng ta phải đối mặt với một sự lựa chọn mà cuộc khủng hoảng làm cho chúng ta không thể lờ đi được. Chúng ta có thể bị dồn nén trong sự cô lập bản thân, sợ hãi và trốn tránh nhau, để cho mối ràng buộc chung của chúng ta không còn nữa. Hoặc chúng ta có thể tạm dừng cuộc sống bình thường của chúng ta để chú ý đến các nhân viên bệnh viện cầm điện thoại di động để bệnh nhân của họ có thể nói lời vĩnh biệt với những người thân yêu; máy bay chở nhân viên y tế bay từ Atlanta đến giúp đỡ New York; các công nhân hãng máy bay ở Massachusetts yêu cầu nhà máy của họ được chuyển đổi sang sản xuất máy thở nhân tạo; dân Florida đứng xếp hàng dài vì họ không thể gọi điện thoại đến văn phòng thất nghiệp nơi mà không có đủ nhân viên phục vụ; cư dân của Milwaukee dũng cảm chờ đợi vô tận dưới cơn mưa đá và sợ bệnh lan truyền để bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử mà Tối cao pháp viện đã quyết định dựa theo đảng phái (trường hợp này là các thẩm phán theo đảng Cộng Hoà) để bắt họ làm như vậy. Chúng ta có thể học hỏi từ những ngày khủng khiếp này rằng sự ngu ngốc và bất công là giết người; rằng, trong một nền dân chủ, trở thành một công dân là công việc thiết yếu; rằng sự thay thế cho tinh thần đoàn kết là cái chết. Sau khi chúng ta rời khỏi những ngày cách ly tại gia và tháo khẩu trang ra, chúng ta không nên quên cảm giác cô đơn như thế nào.

- Người dịch: Như Nguyệt

- Nguyên văn: “We Are Living in a Failed State The coronavirus didn’t break America. It revealed what was already broken”. SPECIAL PREVIEW: JUNE 2020 ISSUE George Packer, Staff writer for The Atlantic

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.