Luật của Thơ Yết Hậu
Yết là teo, hậu là cuối. Thơ Yết Hậu là Thơ Tứ Tuyệt câu cuối bị teo chỉ còn là một chữ.
Vần bằng là những chữ có dấu huyền, thí dụ huyền, nàng, chàng, bàn, bò, vân vân, hoặc không có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, hay dấu nặng, thí dụ tôi, ta, anh, hoa, trâu, hiên, vân vân.
Vần trắc là những chữ có dấu sắc, đấu hỏi, dấu ngã, hoặc dấu nặng, thí dụ sắc, hỏi, ngã, nặng, vân vân .
Vần bằng viết tắt là B.
Vần trắc viết tắt là T.
O là vần bằng hay vần trắc cũng được.
Kiến trúc của Thơ Yết Hậu:
OTOBOTO
OBOTOBO
OBOTOBT
B
Giống như Thơ Tứ Tuyệt, chữ cuối cùng của câu thứ 3 của Thơ Yết Hậu luôn luôn phải là vần trắc (T).
Thí dụ:
Sống ở trần gian đánh chén nhè.
Thác về âm phủ xách kè kè
Diêm Vương thấy hỏi mang gì đấy ?
Be.
Tú Xương
Đánh chén nhè: nhậu say.
Be: một kiểu chai đựng rượu.
Luật Thơ Của Thất Ngôn Tứ Cú Đường Thi_Khai Phi Hạnh Nguyên
Thất Ngôn Tứ Cú Đường Thi nghĩa là thơ Đường bốn câu mỗi câu bảy chữ, còn gọi là Thơ Tứ Tuyệt (tứ là bốn tuyệt là hết nghĩa là bốn câu là hết).
Vần bằng là những chữ có dấu huyền, thí dụ huyền, nàng, chàng, bàn, bò, vân vân, hoặc không có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, hay dấu nặng, thí dụ tôi, ta, anh, hoa, trâu, hiên, vân vân.
Vần trắc là những chữ có dấu sắc, đấu hỏi, dấu ngã, hoặc dấu nặng, thí dụ sắc, hỏi, ngã, nặng, vân vân .
Vần bằng viết tắt là B.
Vần trắc viết tắt là T.
O là vẫn bằng hay vẫn trắc cũng được.
Kiến trúc của Thơ Tứ Tuyệt:
OTOBOTO
OBOTOBO
OBOTOBT
OTOBOTO
Chữ cuối cùng (chữ 7) của câu thứ 3 trong bài Thơ Tứ Tuyệt luôn luôn phải là vần trắc (T).
Thí dụ:
Hơn Hẳn
Chớ trách rằng em quá lõa lồ.
Chỉ là lên cưỡi chiếc mô tô
Khi chồng đi vắng vui giây lát,
Hơn hẳn chị em lén có bồ.
KPHN
Nếu bài thơ mới có nhiều đoạn, mỗi đoạn 4 câu mỗi câu 7 chữ, thì chữ cuối cùng (chữ 7) của câu thứ 3 của mỗi đoạn luôn luôn phải là vần trắc (T).
Thí dụ:
Đọc Thơ Tình Yêu
Thơ hay tôi thích đã từ lâu .
Khi xem hiểu được lúc ban đầu ,
Lòng chưa vương vấn tình nhung nhớ
Yêu nét thơ êm đượm chút sầu .
Tôi đọc khá nhiều thơ thế gian ,
Thơ tình đau khổ lúc ly tan ,
Thơ yêu mơ mộng đầy hoa bướm
Tưởng sẽ muôn thu chẳng úa tàn .
Thơ tình tuyệt vọng dấu trong tim .
Xa trông mòn mỏi dáng bên thềm ,
Gần câu chào hỏi tình lên tiếng ,
Yêu đó mà như chỉ mới quen .
Thơ gom những truyện ở ngoài đời ,
Tình người và cả chút tình tôi
Để thơ lên tiếng lòng nhân thế
Chẳng nói được ra nét tuyệt vời .
Tình yêu , ai biết được tình yêu ?
Đến đi như gió thoảng ban chiều ,
Tình cho người biết bao say đắm
Để cõi trần gian tốn mục nhiều .
KPHN
Luật Thơ Của Thất Ngôn Bát Cú Đường Thi_Khai Phi Hạnh Nguyên
Vần bằng là những chữ có dấu huyền, thí dụ huyền, nàng, chàng, bàn, bò, vân vân, hoặc không có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, hay dấu nặng, thí dụ tôi, ta, anh, hoa, trâu, hiên, vân vân.
Vần trắc là những chữ có dấu sắc, đấu hỏi, dấu ngã, hoặc dấu nặng, thí dụ sắc, hỏi, ngã, nặng, vân vân .
Vần bằng viết tắt là B.
Vần trắc viết tắt là T.
O là vẫn bằng hay vẫn trắc cũng được.
Luật về vần bằng vần trắc:
OTOBOTO
OBOTOBO
OBOTOBO
OTOBOTO
OTOBOTO
OBOTOBO
OBOTOBT
OTOBOTO
Thí dụ bài Thất Ngôn Bát Cú Đường Thi sau đây:
Tôn Phu Nhân Quy Thục
Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng .
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông .
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc .
Về Hán trau chia mảnh má hồng .
Son phấn thà cam dầy gió bụi .
Đá vàng chị để thẹn nong sông .
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn (T)
Thà mất lòng anh được bụng chồng .
Tôn Thọ Tường
hoặc
OBOTOBO
OTOBOTO
OTOBOTO
OBOTOBO
OBOTOBO
OTOBOTO
OTOBOTT
OBOTOBO
Chú thích: chữ cuối cùng của câu 7 trong bài Thất Ngôn Bát Cú Đường Thi luôn luôn phải là vần trắc (T)
Luật về đối tự (chữ đối nhau) trong câu 3 với 4 và trong câu 5 với 6.
Thí dụ:
Lìa Ngô và về Hán đối nhau, bịn rịn và trau chia đối nhau, chòm mây bạc và mảnh má hồng đối nhau.
Son phấn và đá vàng đối nhau, thà cam và chi để đối nhau, dầy gió bụi và thẹn non sông đối nhau.
Nói khác đi, câu 3 và 4 làm thành một cặp câu đối (cặp liễn), câu 5 và 6 làm thành một cặp câu đối (cặp liễn) khác.
Author Khai PhiPosted on May 30, 2018Categories INFORMATION_TIN TỨC
Luật Về Vần Bằng Vần Trắc Của Thơ Việt Nam_Khai Phi Hạnh Nguyên
Vần bằng là những chữ có dấu huyền, thí dụ huyền, nàng, chàng, bàn, bò, vân vân, hoặc không có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, hay dấu nặng, thí dụ tôi, ta, anh, hoa, trâu, hiên, vân vân.
Vần trắc là những chữ có dấu sắc, đấu hỏi, dấu ngã, hoặc dấu nặng, thí dụ sắc, hỏi, ngã, nặng, vân vân .
Vần bằng viết tắt là B.
Vần trắc viết tắt là T.
O là vẫn bằng hay vẫn trắc cũng được.
Có bốn loại câu thơ.
Câu thơ năm chữ : 1 2 3 4 5
Câu thơ sáu chữ : 1 2 3 4 5 6
Câu thơ bảy chữ : 1 2 3 4 5 6 7
Câu thơ tám chữ: 1 2 3 4 5 6 7 8
Luật về vần bằng vần trắc của câu thơ 5 chữ :
OBOTO hoặc
OTOBO
Câu đầu của bài thơ ngũ ngôn cổ điển không cần phải theo luật vần bằng vần trắc của câu thơ 5 chữ.
Thí dụ :
Mỹ (T) nhân (B) quyển (T) châu (B) liêm (B) .
Thâm tọa tần nga mi .
Đãn kiến lệ ngân thấp .
Bất tri tâm hận thùy .
Câu đầu 5 chữ có các vần TBTBB không đúng theo luật vần bằng vần trắc của câu thơ 5 chữ (xem ở trên)
Luật về vần bằng vần trắc của thơ ngũ ngôn cổ điển (thơ ngũ ngôn tứ tuyệt).
Bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu 5 chữ, và có thể là 1 trong 4 kiến trúc:
OBOTO
OTOBO
OTOBT
OBOTO
OTOBO
OBOTO
OBOTT
OTOBO
OBOTO
OBOTO
OBOTT
OTOBO
OTOBO
OTOBO
OTOBT
OBOTO
Chữ cuối của câu thứ 3 của thơ ngũ ngôn cổ điển luôn luôn phải là vần trắc (T).
Luật về vần bằng vần trắc của thơ ngũ ngôn mới.
Mỗi câu gồm 5 chữ và có vần điệu. Những câu không đúng luật bằng trắc phải có âm điệu nghe ít nhất xuôi tai.
Thí dụ:
Màu Hoa Phượng
Hoa ơi , còn nhớ ngập trời ,
Lòng ta yêu mãi một người dưới hoa .
Ngày xưa hoa phượng nở
Cánh hồng vương mái nâu .
Em cười hoa thắm đỏ .
Em buồn hoa cũng sầu .
Ngày xưa phương trời nhớ ,
Những lần xa cách lâu ,
Thư hồng đôi tay mở
Cả ngàn lời yêu nhau .
Em ơi màu áo đỏ
Đã qua một nhịp cầu ,
Tình đôi ta muôn thuở
Chỉ còn là thương đau .
Em ơi trời giông tố ,
Lòng anh biết về đâu
Chiều nay hoa phượng nở
Cánh hồng rơi xuống mau .
Em ơi màu phượng nhớ
Là một áng thơ sầu
Viết cho tình đang dở
Những ngày ta có nhau …
KPHN
Luật về vần bằng vần trắc của thơ ngũ ngôn tự do.
Mỗi câu gồm 5 chữ, có vần điệu, chỗ nào không có vần điệu thì phải có âm điệu nghe ít nhất xuôi tai. Câu tuy không theo luật bằng trắc của thơ 5 chữ nhưng có âm điệu nghe ít nhất xuôi tai.
Luật về vần bằng vần trắc của câu thơ 6 chữ.
OBOTOB
Luật về vần bằng vần trắc của câu thơ 7 chữ.
OBOTOBO hoặc
OTOBOTO
Luật về vần bằng vần trắc của câu thơ 8 chữ.
OBOTOBOO
4 cước chú quan trọng:
1) Những chữ 1, 3, 5, 7 và 8 có thể là vẫn bằng hay trắc (O) cũng được .
(Điều nầy gọi là nhất, tam, ngũ, thất, bát bất luật = chữ 1,3,5,7 và 8 không cần theo luật).
2) Câu đầu của bài thơ lục bát hay của quyển truyện thơ lục bát không cần đúng luật bằng trắc:
Thí dụ :
Ngày (B) xưa (B) có (T) anh (B) Trương (B) Chi (B)
Người thì thật xấu hát thì thật hay .
Câu đầu 6 chữ có các vần BBTBBB không đúng theo luật vần bằng vần trắc của câu thơ 6 chữ (xem ở trên).
3) Trong bài thơ lục bát hay trong quyển truyện bằng thơ lục bát, khi câu thơ 6 chữ diễn tả hai ý cách nhau một dấu phẩy (phết) , thì câu này không cần đúng luật bằng trắc:
Thí dụ :
Đầu lòng hai ả tố nga .
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân .
Mai (B) cốt (T) cách (T) , tuyết (T) tinh (B) thần B) .
Mọi người một vẻ mười phân vẹn mười .
Câu thứ ba có 6 chữ có các vần BTTTBB không theo đúng luật vần bằng vần trắc của câu thơ 6 chữ (xem ở trên).
4) Câu đầu của bài thơ ngũ ngôn không cần phải theo luật vần bằng vần trắc của câu thơ 5 chữ.
Thí dụ :
Mỹ (T) nhân (B) quyển (T) châu (B) liêm (B) .
Thâm tọa tần nga mi .
Đãn kiến lệ ngân thấp .
Bất tri tâm hận thùy .
Câu đầu 5 chữ có các vần TBTBB không đúng theo luật vần bằng vần trắc của câu thơ 5 chữ (xem ở trên).
Luật Về Vần Điệu Của Thơ Việt Nam_Khai Phi Hạnh Nguyên
Chữ cùng màu trong mỗi đoạn thơ vần với nhau.
Đặc biệt trong thơ lục bát, một bài thơ có khi chỉ là hai câu thơ.
Thí dụ:
Đường Chiều PARIS
Paris cô gái mỹ miều ,
Khách du xao xuyến đường chiều Paris .
KPHN
Thí dụ về thơ thất ngôn bát cú:
Tôn Phu Nhân Quy Thục
Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng .
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông .
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc .
Về Hán trau chia mảnh má hồng .
Son phấn thà cam dầy gió bụi .
Đá vàng chi để thẹn nong sông .
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn
Thà mất lòng anh được bụng chồng .
Tôn Thọ Tường
Thí dụ về thơ tứ tuyệt:
Khứ niên kim nhật thử môn trung .
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng .
Nhận diện bất tri hà xứ khứ .
Đào hoa y cựu tiếu đông phong .
Thôi Hậu
KPHN dịch ra văn xuôi :
Cũng ngày hôm nay năm trước, tại giữa cửa ,
Mặt người và hoa đào phản chiếu ánh hồng lên nhau .
Mặt người chẳng biết đi xứ nào .
Hoa đào vẫn như cũ cười gió đông .
KPHN dịch :
Năm xưa cũng giữa cửa này ,
Hoa đào tương ánh mặt người hồng nhau .
Mặt người nay đã về đâu ?
Hoa đào còn đứng cười đầu gió Đông .
Thí dụ về thơ ngũ ngôn:
Mỹ nhân quyển châu liêm ,
Thâm tọa tần nga mi .
Đãn kiến lệ ngân thấp .
Bất tri tâm hận thùy .
KPHN dịch ra văn xuôi :
Người đẹp vén bức rèm có những hạt châu ,
Ngồi im lặng lông mày cau lại .
Ta thấy rõ ràng nước mắt ướt long lanh
Chẳng biết lòng giận ai .
Lạc Thủy Đỗ Quý Bái dịch:
Mỹ nhân vén bức rèm châu ,
Lặng ngồi buồn bã nhẹ cau nét ngài .
Rành rành ngấn lệ vừa phai .
Chẳng hay lòng đã vì ai giận hờn ?
Thí dụ về thơ lục bát:
Trong như tiếng hạc bay qua .
Đục như nước suối mới sa nửa vời .
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài .
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa .
Trích Kim Vân Kiều Truyện – Nguyễn Du
Thí dụ về thơ song thất lục bát:
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi ,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên .
Xanh kia thăm thẳm từng trên ,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?
Trích Chinh Phụ Ngâm – Đoàn Thị Điểm
KPHN dịch ra văn xuôi :
Vào thời kỳ chiến tranh ,
Phụ nữ bị nhiều nỗi khổ đau .
Hỡi Trời ở trên mây xanh cao kia !
Vì ai mà cảnh này xảy ra ?
Thí dụ về thơ mới:
Đọc Thơ Tình Yêu
Thơ hay tôi thích đã từ lâu .
Khi xem hiểu được lúc ban đầu ,
Lòng chưa vương vấn tình nhung nhớ
Yêu nét thơ êm đượm chút sầu .
Tôi đọc khá nhiều thơ thế gian ,
Thơ tình đau khổ lúc ly tan ,
Thơ yêu mơ mộng đầy hoa bướm
Tưởng sẽ muôn thu chẳng úa tàn .
Thơ tình tuyệt vọng dấu trong tim .
Xa trông mòn mỏi dáng bên thềm ,
Gần câu chào hỏi tình lên tiếng ,
Yêu đó mà như chỉ mới quen .
Thơ gom những truyện ở ngoài đời ,
Tình người và cả chút tình tôi
Để thơ lên tiếng lòng nhân thế
Chẳng nói được ra nét tuyệt vời .
Tình yêu , ai biết được tình yêu ?
Đến đi như gió thoảng ban chiều ,
Tình cho người biết bao say đắm
Để cõi trần gian tốn mục nhiều .
KPHN
Thí dụ về thơ tự do:
Yêu
Yêu là gì nhỉ ? Là sự rung động …
Của con tim non nớt dại khờ ,
Của kẻ mới tập tễnh bước vào đời ,
Của gã tập uống rượu nhớ , thương , đau
Mới nhấp môi đã chết đứng say mèm
Trong khi nàng vẫn bướm lượn nhởn nhơ
Như tiên nữ dáng huyền đầy quyến rũ
Đang bay tới chân trời nàng ước mơ
Gặp hoàng tử trẻ , khoẻ , đẹp , khôn , giàu …
Nhưng mộng là giả và cuộc đời mới thực .
Em cứ ngây thơ bận sống trong mơ
Để anh sống trong nỗi niềm tuyệt vọng
Vì kiếp nghèo , xấu , dở … lại ngu ngơ …
Vu Hung
Chính Vận & Thông Vận_Phần Thêm Vào Của Lạc Thủy Đỗ Quý Bái
Vận là vần điệu, chính vận là vần điệu chính thống, nghĩa là hai chữ có vần điệu tuyệt đối giống nhau. Thí dụ: tòng, Đông, hồng, sông, chồng vần tuyệt đối với nhau như dưới đây:
Tôn Phu Nhân Quy Thục
Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng .
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông .
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc .
Về Hán trau chia mảnh má hồng .
Son phấn thà cam dầy gió bụi .
Đá vàng chi để thẹn nong sông .
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn
Thà mất lòng anh được bụng chồng .
Tôn Thọ Tường
Thí dụ: châu và cau; ngài, phai và ai vần tuyệt đối với nhau như dưới đây:
Mỹ nhân vén bức rèm châu ,
Lặng ngồi buồn bã nhẹ cau nét ngài .
Rành rành ngấn lệ vừa phai.
Chẳng hay lòng đã vì ai giận hờn ?
Lạc Thủy Đỗ Quý Bái dịch từ thơ chữ Hán
Thông vận là vần điệu không tuyệt đối giống nhau. Thí dụ trung vần với hồng như dưới đây:
Khứ niên kim nhật thử môn trung .
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng .
Nhận diện bất tri hà xứ khứ .
Đào hoa y cựu tiếu đông phong .
Thôi Hậu
Các Loại Thơ & Thể Thơ Việt Nam_Khai Phi Hạnh Nguyên
Có ba loại thơ, trong mỗi loại có nhiều thể thơ.
Loại thơ cổ điển.
Loại thơ mới.
Loại thơ tự do.
Loại thơ cổ điển gồm có năm thể thơ.
Thể thơ thất ngôn bát cú (bài thơ gồm tám câu mỗi câu bảy chữ).
Thể thơ tứ tuyệt (bài thơ gồm bốn câu mỗi câu bảy chữ).
Thể thơ ngũ ngôn (bài thơ gồm bốn câu mỗi câu năm chữ).
Thể thơ lục bát (một bài thơ, hoặc một quyển truyện bằng thơ, bắt đầu bằng một câu sáu chữ tiếp theo là một câu tám chữ và cứ thế tiếp tục).
Đặc biệt trong thơ lục bát, một bài thơ có khi chỉ là hai câu thơ.
Thí dụ:
Đường Chiều PARIS
Paris cô gái mỹ miều ,
Khách du xao xuyến đường chiều Paris .
KPHN
Thể thơ song thất lục bát (một bài thơ, hoặc một quyển truyện bằng thơ, bắt đầu bằng hai câu mỗi câu bảy chữ tiếp theo là một câu sáu chữ rồi một câu tám chữ và cứ thế tiếp tục).
Loại thơ mới.
Bài thơ mới
Gồm toàn những câu thơ năm chữ (mỗi câu là một câu của thơ ngũ ngôn).
Gồm toàn những câu thơ bảy chữ (mỗi câu là một câu của thơ thất ngôn bát cú).
Gồm toàn những câu thơ tám chữ (mỗi câu là câu tám chữ của thơ lục bát).
Gồm cả những câu năm chữ (giống như câu thơ ngũ ngôn), bảy chữ (giống như câu thơ thất ngôn), sáu chữ (giống như câu sáu chữ trong thơ lục bát) và tám chữ (giống như câu tám chữ trong thơ lục bát).
Như vậy thơ mới dùng những câu thơ của thơ cổ điển.
Loại thơ tự do
Không theo luật của loại thơ cổ điển và loại thơ mới.
Người làm thơ tự do viết theo ý mình, nhưng phải có vần điệu vì thơ không có vần điệu không gọi là thơ.
Thí dụ về thơ thất ngôn bát cú:
Tôn Phu Nhân Quy Thục
Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng .
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông .
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc .
Về Hán trau chia mảnh má hồng .
Son phấn thà cam dầy gió bụi .
Đá vàng chi để thẹn nong sông .
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn
Thà mất lòng anh được bụng chồng .
Tôn Thọ Tường
Thí dụ về thơ tứ tuyệt:
Khứ niên kim nhật thử môn trung .
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng .
Nhận diện bất tri hà xứ khứ .
Đào hoa y cựu tiếu đông phong .
Thôi Hậu
KPHN dịch ra văn xuôi :
Cũng ngày hôm nay năm trước, tại giữa cửa ,
Mặt người và hoa đào phản chiếu ánh hồng lên nhau .
Mặt người chẳng biết đi xứ nào .
Hoa đào vẫn như cũ cười gió đông .
KPHN dịch :
Năm xưa cũng giữa cửa này ,
Hoa đào tương ánh mặt người hồng nhau .
Mặt người nay đã về đâu ?
Hoa đào còn đứng cười đầu gió Đông .
Thí dụ về thơ ngũ ngôn:
Mỹ nhân quyển châu liêm ,
Thâm tọa tần nga mi .
Đãn kiến lệ ngân thấp .
Bất tri tâm hận thùy .
KPHN dịch ra văn xuôi :
Người đẹp vén bức rèm có những hạt châu ,
Ngồi im lặng lông mày cau lại .
Ta thấy rõ ràng nước mắt ướt long lanh
Chẳng biết lòng giận ai .
Lạc Thủy Đỗ Quý Bái dịch:
Mỹ nhân vén bức rèm châu ,
Lặng ngồi buồn bã nhẹ cau nét ngài .
Rành rành ngấn lệ vừa phai .
Chẳng hay lòng đã vì ai giận hờn ?
Thí dụ về thơ lục bát:
Trong như tiếng hạc bay qua .
Đục như nước suối mới sa nửa vời .
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài .
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa .
Trích Kim Vân Kiều Truyện – Nguyễn Du
Thí dụ về thơ song thất lục bát:
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi ,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên .
Xanh kia thăm thẳm từng trên ,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?
Trích Chinh Phụ Ngâm – Đoàn Thị Điểm
KPHN dịch ra văn xuôi :
Vào thời kỳ chiến tranh ,
Phụ nữ bị nhiều nỗi khổ đau .
Hỡi Trời ở trên mây xanh cao kia !
Vì ai mà cảnh này xảy ra ?
Thí dụ về thơ mới:
Đọc Thơ Tình Yêu
Thơ hay tôi thích đã từ lâu .
Khi xem hiểu được lúc ban đầu ,
Lòng chưa vương vấn tình nhung nhớ
Yêu nét thơ êm đượm chút sầu .
Tôi đọc khá nhiều thơ thế gian ,
Thơ tình đau khổ lúc ly tan ,
Thơ yêu mơ mộng đầy hoa bướm
Tưởng sẽ muôn thu chẳng úa tàn .
Thơ tình tuyệt vọng dấu trong tim .
Xa trông mòn mỏi dáng bên thềm ,
Gần câu chào hỏi tình lên tiếng ,
Yêu đó mà như chỉ mới quen .
Thơ gom những truyện ở ngoài đời ,
Tình người và cả chút tình tôi
Để thơ lên tiếng lòng nhân thế
Chẳng nói được ra nét tuyệt vời .
Tình yêu , ai biết được tình yêu ?
Đến đi như gió thoảng ban chiều ,
Tình cho người biết bao say đắm
Để cõi trần gian tốn mục nhiều .
KPHN
Thí dụ về thơ tự do:
Yêu
Yêu là gì nhỉ ? Là sự rung động …
Của con tim non nớt dại khờ ,
Của kẻ mới tập tễnh bước vào đời ,
Của gã tập uống rượu nhớ , thương , đau
Mới nhấp môi đã chết đứng say mèm
Trong khi nàng vẫn bướm lượn nhởn nhơ
Như tiên nữ dáng huyền đầy quyến rũ
Đang bay tới chân trời nàng ước mơ
Gặp hoàng tử trẻ , khoẻ , đẹp , khôn , giàu …
Nhưng mộng là giả và cuộc đời mới thực .
Em cứ ngây thơ bận sống trong mơ
Để anh sống trong nỗi niềm tuyệt vọng
Vì kiếp nghèo , xấu , dở … lại ngu ngơ …
Vu Hung
Nguồn: khaiphi.com