|
Thơ dịchTùng Cương Dịch thơ E.Eptushenko tiếp theo
#1 |
Tùng Cương Dịch thơ E.Eptushenko ::
Evghenhi Aleksandrovich Evtushenko tiếp theo
Đỉnh Cao Nhục Nhã
“ Này ông già, hãy tránh ra lề đường!
Chúng tôi trẻ, nghĩa là thường nói phải…”
“Đi đâu thế, ơi các chàng trai trẻ?”
“Chúng tôi trên đường lên đỉnh vinh quang…”
“Xin hãy khoan!
Đây là nơi tôi cũng đã trèo lên,
tôi từng vác khoan đục băng làm bậc,
cứ như tôi đã thành tượng đá băng.
Tôi đã giành vinh quang,
nhưng chẳng có ai thương.
Đây mà là đỉnh cao tôi mơ ước?”
Không làn khói,
chẳng có ánh lửa,
đến một lời tử tế cũng không,
chẳng có một nhành cây,
chỉ thấy ở đâu đây
tiếng lũ trẻ nhà tôi
bị bắt đi
đang gào thét.
Thật hoang tưởng:
cứ lên cao
đều có nghĩa
tiến về phía trước.
Cái đỉnh cao, dù có được mạ vàng,
tôi cần quái gì cái đỉnh cao ấy
nơi chỉ thấy
vỏ đồ hộp
với bao cao su
bám chặt vào băng đá.
Đứng trên đỉnh vinh quang
chỉ nghe mùi chết chóc.
Được làm đấng thiên tài
là điều khinh suất.
Trong bàn tay không sạch
gậy trèo núi thật dã man.
Nó có thể tống người vào áo quan quá dễ.
Lũ giết người,
ẩn hiện trong các đám mây
leo lên quyền chức,
trong ba lô chúng giấu những xác người
bị băm chặt ra nhiều mảnh nhỏ…”
“Này ông già,
sao ông làm giảm khí thế của chúng tôi?”
Đỉnh vinh quang
dễ bíên thành đỉnh cao nhục nhã.
Đang thét lên
là miền đất xa bị ép chèn,
những hồ ao
đều ngoảnh mặt đi,
khi cả đám vô lại
lũ lượt
trên đỉnh cao ô nhục.
Cái đỉnh cao
vừa là ngõ cụt,
vừa là đoạn đầu đài,
nơi ánh mắt sắc của Chúa trời nhìn rõ:
Thế nào là đỉnh ô nhục đáng nguyền rủa.
Trên đỉnh cao nhục nhã
đầy đá băng
nằm la liệt tượng vĩ nhân
bằng đất sét.
Mảnh vỡ nằm như rác trên đỉnh cao,
đám tượng đại nhân làm bằng nhựa.
Khắp nơi là đờm dãi đã hoá băng,
huân chương với mề đay,
tất những thứ, nhờ góp tay đê hèn đàn áp
người ta trao tặng họ vẻ khinh bạc, coi thường.
Cả một bãi tha ma
chôn bao nhiêu vương miện,
từ thành Rôm cổ đại
đến các nước toàn trị độc tài.
Tên tuổi vĩ nhân dài cả dẫy,
cơ man những phướn cờ
để mối mọt vô danh gặm thành mục nát.
Thật nguy hiểm,
mắt mờ sương gian giảo
dễ lẫn nhầm, do ngu dốt, các danh xưng:
đỉnh mục nát
thật xấu hổ gọi thành
đỉnh phồn vinh.
Biết bao giờ chúng ta mới dám
tránh xa bài nhảy vọt, tiến nhanh
thoát khỏi những suy vong nhục nhã
tránh đỉnh cao dối trá, đớn hèn?”
“Này ông lão,
lẽ nào ta không còn đỉnh cao thật sự?”
“Vẫn có mà,
chúng hiện hữu trước các em,
nhưng chúng ta, tất cả sẽ cùng nhau
làm những việc lớn lao hơn nữa.
Hỡi bạn trẻ,
tôi đi cùng các bạn nhé”
Tùng Cương dịch
ПИК ПОЗОРА
“А ну, отойди в сторонку, старик!
Мы молоды ,
значит
правы…”
“Куда вы, юноши?”
“Мы на пик
славы …”
“Постойте!
Я тоже взбирался туда,
ступени долбя ледорубом,
но стал я,
как статуя изо льда,
прославленным,
но безлюбым.
И это мой пик?
Ни дымка,
ни огня,
но доброго слова,
ни веточки,
лишь где-то,
отобранные у меня,
кричат
мои малые деточки.
Неправда,
что вверх означает
вперёд.
Да хоть бы озолотили,
на чёрта мне высь,
где вмерзшие в лёд
жестянки
и презервативы.
На пике славы
убийств запашок.
Быть гением
неосторожно.
В нечистых руках
жесток альпеншток.
Им и угробить можно.
Когда,
полускрытые в облаках,
убийцы взбираются к власти,
то спрятаны трупы в их рюкзаках,
раскроенные на части…”
“Ты что настроенье нам портишь, старик?”
Для общего кругозора.
Пик славы
легко превращается в пик позора.
Кричит
изнасилованная даль
и отворачиваются
озёра,
когда альпиниствуют всякая шваль
на пике позора.
Вершина
и одновременно тупик,
плаха,
где лезвие божьего взора:
вот что такое проклятый пик позора
На пике позора,
таком ледяном,
колоссы
только из глины.
Убого разваливаются на нём
пластилиновые властелины.
Там, словно смерзшиеся плевки,
все ордена и медали,
те, что за подлые поддавки
трусам презрительно дали.
Там ржавое кладбище стольких корон
и Древнего Рома
и самодержавья.
Там груды имён
и груды знамён,
съеденных молью бесславья.
Опасно с обманным туманом в глазах
по дурости спутать названья,
пиком расцвета
постыдно назвав
пик загниванья.
Когда же избавиться мы решим
от наших взбираний,
потений ,
от наших бесславных падений
и низменных ложных вершин?
“Старик, разве нет настоящих вершин?”
“Есть, юноши, вы перед ними
но вместе мы большее совершим.
Я с вами иду
с молодыми.”
СЕМЬЯ
И та, которую любил, измучена тобой
и смотрит в страхе на тебя, будто на врага,
когда в репьях ночных безумств приходишь ты домой,
дом оскверняя, где тебе не сделали вреда.
И забивается твой пёс в испуге под кровать
настолько пахнешь ты бедой для дома своего.
Не подбегает утром сын тебя поцеловать,
уже неведения нет в глазенках у него.
Так ты старался отстоять свободонку свою
от гнёта собственной семьи. Добился наконец.
Тот мещанин убогий, кто мещанством счёл свою семью,
кто ставший мужем и отцом не муж и не отец.
Мысль о несчастности страшна. Приятна между тем
подлинка сладенькая так оправыдать вину:
“Ах, я несчастный человек, непонятый никем!”
А ты попробовал понять хотя б свою жену?
Защита грубостью позор, когда так беззащитен взор
той, чью единственную жизнь сумел ты обокрасть,
а покаяние – уют, где справку дают,
что ты покаялся, ты чист и можешь снова в грязь.
Но всё же видит сын, что ты велик и всемогущ
и синева в его глазах до зависти свежа.
Ты головеночку его случайно не расплющи,
когда ты хлопаешь дверьми, к свободе вновь спеша.
Благослави, Господь, семью - творения венец.
На головеночках детей покоится земля.
Святая троица земли: Ребёнок – Мать – Отец,
и человечество само нечто- нибудь – семья.
Пора кончать весь этот бред,
пока ещё презренья нет
к тебе ни в собственной жене, ни в шелесте сосны
пока сквозь ветки иногда в окно глядит ещё звезда
без отвращения на тебя, а с жалостью сестры.
1972
Gia đình
Người đàn bà anh từng yêu đang khốn khổ vì anh,
nàng sợ hãi nhìn anh như nhìn thù ác,
điên đảo đêm đêm là lúc anh về,
anh nguyền rủa ngôi nhà, nơi anh không hề bị xâm hại.
Chú cún con hoảng hốt lủi xuống gậm giường,
mùi bất hạnh sặc sụa trong nhà do anh đem lại.
Sáng sớm mai, con trai không chạy đến hôn anh,
trong cặp mắt con đã không còn sự thông hiểu.
Anh khăng khăng bảo vệ cái tự do nho nhỏ của anh
trước áp bức gia đình của chính anh đấy.
Và cuối cùng, anh được thứ anh mong.
Ai coi gia đình là tù ngục, người ấy thực què quặt đáng thương,
người đã thành chồng, thành cha, mà nay không làm chồng, làm cha nữa.
Thật khủng khiếp khi nghĩ về đau khổ.
Nhưng nhìn chung cũng thấy nó hay hay,
một kịch bản ngọt ngào – tự tay bào chữa lỗi:
“ Ôi, mình không may, chẳng ai hiểu nổi mình!”
Anh đã thử thấu hiểu vợ mình một chút?
Bào chữa với lời lẽ cục cằn nghe mà nhục,
khi người đàn bà nhìn, không được chở che,
anh đánh cắp cuộc đời có một thôi của vợ,
chút ăn năn là chỗ an lành
cấp cho anh một tờ chứng nhận
rằng anh hối hận, anh trong sáng
và anh có thể lại sa xuống bùn lầy,
con trai anh vẫn thấy anh vĩ đại,
đầy sức mạnh vô biên,
màu mắt con xanh, tươi mát đến phát ghen.
Xin anh chớ vò đầu đứa con nhỏ bé,
khi anh sầm đóng cửa, vội vã lao đến tự do.
Lạy Chúa trời,
xin Người ban phước cho gia đình – một vòng hoa sáng tạo.
Cả trái đất đặt trên đầu con cái.
Kiềng ba chân thần thánh: Con cái – Mẹ - Cha,
và nhân loại chính là gia đình, không là gì khác.
Đã đến lúc phải ngừng cơn mê sảng,
khi chính vợ anh, khi xào xạc tiếng lá thông
còn chưa hề tỏ khinh miệt với anh,
khi xuyên đám cành cây bên cửa sổ
một vì sao vẫn ghé nhìn anh
không lộ vẻ coi thường
mà đầy ắp tình thương của em gái nhỏ.
Tùng Cương dịch
СУМЕРКИ ДЛИННЫЕ
Как я люблю эти сумерки длинные,
их перламутрово-пепельный цвет
будто в ботинках с прилипшею глиною
тяжко бреду на неведомый свет.
Помню, как в сумерках, за огородами,
где мы играли, резвясь, как щенки,
у одноклассницы - рыженькой родины
родинку слизывал я со щеки.
Сумерки длинные, чуть серебристо-полынные
тянут в себе, зазывая, тревожа, маня.
Сам я забыл, как зовусь я по имени.
Я бы хотел, чтоб звали Россией меня.
Нету у нашей души завершения,
рад умереть бы, да не до того.
Что же ты, жизнь моя, так завечерилась,
будто и ноченька недалеко?
Буду когда-нибудь снова мальчишкою,
встану горой за девчачью слезу,
буду играть в деревянного чирика,
родинку чья-нибудь снова слизну.
Сумерки длинные, крики в дали журавлиные
и над колодцем скрипт журавль у плетня.
Сам я забыл, как зовусь я по имени.
Я бы хотел, чтоб звали Россией меня.
25.9.2003
Hoàng Hôn Dài Mãi
Tôi yêu lắm chiều hoàng hôn dài mãi,
bầu trời màu xám óng ánh xà cừ,
giày tôi đi như dính lớp đất dầy
tôi vất vả lê chân miền xa lạ.
Tôi còn nhớ hoàng hôn, vườn rau quả,
chúng tôi chơi, nhảy nhót, giống cún con,
một nữ sinh cùng lớp có nốt ruồi hung
cho tôi đánh lưỡi xoá nốt ruồi con trên má.
Hoàng hôn dài, bàng bạc màu ngải cứu
cứ mời chào, làm xao xuyến, cuốn ta đi.
Ngay chính tôi quên tên gọi của tôi.
Chỉ muốn lấy Raxia làm luôn tên gọi.
Thời gian ấy, tâm hồn đâu hoàn thiện,
tôi sẵn sàng chết ngay, chứ đâu có nghĩ hơn,
cuộc đời tôi sao đã sớm hoàng hôn,
như đã thấy bóng đêm không xa lắm?
Sẽ có lúc tôi lại thành cậu bé
bạn gái mà rơi lệ, tôi bảo vệ đến cùng,
tôi chơi trò chim gỗ chiêm chiếp kêu,
đưa lưỡi xoá nốt ruồi cho bạn gái.
Hoàng hôn dài, từ xa nghe tiếng sếu,
giếng bên rào, cần gàu nước cót két vang.
Ngay chính tôi quên tên gọi của tôi.
Chỉ muốn lấy Raxia làm luôn tên gọi.
Tùng Cương dịch
ПОМОЖЕМ БОГУ, МИЛЫЙ МОЙ
Женская молитва
Нас друг для друга создал Бог,
а мы ему неблагодарны.
Мы не жестоки, не коварны,
но слишком ждём, чтоб он помог.
А Бог чего-то ждёт от нас,
но мы ему не помогаем ,
чтобы тебя со мной он спас
и покаяний избегаем.
Поможем Богу, милый мой
в нас ему не обмануться,
и как в последнее “Домой”
в любовь - ну хоть ползком вернуться.
Ещё любовь - она жива
в тебе, во мне, а не в могиле,
хотя её похоронили
всех сплетен лживые слова.
Какой поссорил нас навет,
чья это зависть, бессердечность?
Когда мы любим не на век,
мы этим обижаем вечность.
2009
Anh yêu ơi, xin hãy giúp Chúa trời,
Anh và em được Chúa tạo thành đôi
vậy mà ta trả ơn Người sao bạc bẽo.
Ta chẳng dã tâm, ta không thủ ác,
ta chỉ mong chờ Chúa giúp đỡ ta.
Mà Chúa trông mong đìêu gì đó ở ta,
muốn giúp Chúa, nhưng ta không động tay gì cả,
chỉ muốn hai ta được Người cứu vớt
và ta hay tránh sám hối, ăn năn.
Anh yêu ơi, xin hãy giúp Chúa trời,
để vì ta Người không còn bị lừa dối,
giống như cuộc trở về “lần cuối”
mình quay về tình yêu, dù lết gối vẫn về.
Tình yêu hai ta vẫn còn nguyên,
sống trong anh, trong em, không sống trong hầm mộ
dù những chuỵên dệt thêu, dối lửa đó
đã chôn vùi tình yêu dưới đất sâu.
Bôi nhọ nào làm hai ta cãi nhau,
ai ghen ghét, ai nhẫn tâm, độc ác?
Khi yêu nhau không trọn đời trọn kiếp
khiến “tình trọn đời” chỉ biết đau lòng
Tùng Cương dịch
ПОЛОВИНЧАТОСТЬ
Смертельна половинчатость порывов,
Когда, узду от ужас грызя,
мы прядаем, всё в пене, у обрывов,
но полуперепрыгнуть их нельзя.
Тот слеп, кто пропасть лишь полуувидел.
Не полупяться, в трёх соснах кружа,
Полумятежник, полуподавитель
родившегося полумятежа.
При каждой полумере полугодной
полународ остатный полурад.
Кто полусытый, тот полуголодный,
полусвободный - это полураб.
Полубоимся, полубезобразим…
Немного тот, а всё же полутот
Партийный, слабовольный Стенька Разин
полу-идёт на полу-эшафот.
Определённость фронда потеряла -
Нельзя, шпажонкой попусту коля,
быть и в полугвардейцах кардинала
и полумушкетёрах короля.
Неужто полу-Родина возможна?
И полусовесть может быть в чести?
Свобода половинная – осторожна,
и Родину нельзя полу-спасти.
1989
SỰ NỬA VỜI
Sự nửa vời có tác hại chết người,
khi ta gặm dây cương, do sợ hãi,
tai ta vẫy, bọt đầy người, bên khe vực,
nhảy lừng chừng không vượt được khe sâu.
Người bị mù thấy một nửa vực thôi.
Chuyện đơn giản mà vẫn lầm, không thể rút lui dang dở,
là người nưả nổi loạn, là kẻ dẹp loạn không trịêt để
trong cuộc bạo loạn nửa vời mới nảy sinh.
Mỗi biện pháp nửa vời vừa thích hợp vừa không
nửa dân còn lại chỉ vui một nửa.
Ai nửa no là người đói dở.
Ai nửa tự do là nô lệ nửa vời.
Ta nửa sợ, nửa làm bậy làm càn…
Chính Stêpan Radin, một đảng viên, hèn ý chí,
vừa nửa sợ, vừa lừng chừng làm bậy,
tấn công dang dở nửa đoạn đầu đài.
Hội bất đồng đã mất mục đích rồi.
Ta không thể chỉ múa suông gươm kíêm
không thể vừa làm dở vệ binh của Hồng y giáo chủ,
lại vừa làm dở ngự lâm của Đức vua.
Có lẽ nào có nửa Tổ quốc hay sao?
Liệu có thể nửa lương tâm lại đặt cao trang trọng?
Tự do nửa vời là điều đáng ngại,
không thể cứu Tổ quốc bằng cách nửa vời’
СТРАХ ГЛАСНОСТИ
Страх гласности
ещё от крепостничества,
где главный мозг-
под палкой мозг спинной,
и вот от замены
царского величества
чуть не на “ваше социалистичество…”
на вбитый в мозг спинной-
тридцать седьмой.
Страх гласности
от собственной неясности:
про что
во что
что
то, а что - не то,
и в частности
от злобненькой несчастности
всех тех, чья тайна
что они - ничто
Страх гласности
от ужаса невластности
удерживать запаханную власть
и только при посредстве гладкогласности
по-ханжески кормить сограждан всласть
Народоразвратители,
вы ласками
и страхом
нас хотите развратить
и нашу гласность
в шлюху полугласности
из орлеанской девы превратить.
1987
Nỗi Sợ Sự Công Khai
Có nỗi sợ sự công khai
từ chế độ nông nô để lại,
khi não người
đặt dưới vọt roi,
từ khi đổi cách nói “ Bẩm bệ hạ”
sang “Thưa ngài chủ nghĩa xã hội” suýt thành,
nó đã ăn vào máu,
đã ngấm sâu xương tuỷ.
Có nỗi sợ sự công khai
do cái gì cũng không minh bạch:
về việc gì,
vì sao nhỉ,
ở đâu,
nghe nói vậy mà không phải vậy.
Và nói riêng,
do những người đang bí bách hàng ngày,
họ bất hạnh mang theo điều bí mật:
họ chẳng là gì sất trong cuộc đời.
Có nỗi sợ sự công khai
do lo ngại không còn quyền lực
duy trì bộ máy thành thục cầm quyền,
chỉ công khai những gì thấy bùi tai,
giả nhân nghĩa, nuôi dân mình bằng lời ngon ngọt.
Ơi những kẻ làm toàn dân tha hoá,
các người vừa dậm doạ,
vừa vỗ về,
muốn hủ hoá chúng tôi
và sự công khai
lũ các người muốn biến
từ nữ thánh Ooclêan
thành dở công khai trong vai con điếm.
Tùng Cương dịch
РАСПЛАТА
Так вот расплата за исмены-
и мысленные и во снах,
я натыкаюсь, как на стены,
на близких в собственных стенах.
Измена может быть случайной,
нестрастью – чем- нибудь взамен,
но не бывает она тайной -
Есть запах стойкий у измен.
Хотел я быть родным всем в мире,
но как признаться нам себе,
что стали,
если изменили,
чужими в собственной семье.
16.1.2005
Trả giá
Phải trả giá cho những lần phản bội –
cả trong tư tưởng, cả lúc nằm mơ,
giờ tôi đang đối đầu với người thân
trong chính nhà mình, như va tường đá.
Phản bội có thể tình cờ, chợt đến,
không phải say mê gì đó để đổi trao,
không bao giờ phản bội giữ kín được lâu-
tội phản bội luôn bốc hơi nồng nặc.
Tôi muốn gần mọi người trên thế giới,
nhưng như ta thường nói với chính ta:
nếu mà ta phản bội
ngay tại gia đình mình,
ta thành người dưng xa lạ.
Tùng Cương dịch
САМОЖАЛОСТЬ
Что такое на меня напало?
Жалость к самому себе и страх,
будто вьюга внутри меня попала
и свистит в расшатанных костях.
Снег, а под ногами уголечки
жгут, как босоногого мальца
и вокруг меня ни огонечка,
ни крыльца, ни двери, ни лица.
Зрящно – закричать, заплакать – зрящно:
не услышат небо и земля.
Страшно не того, что стало страшно,
а того, что жалко мне себя.
Мало ли душа наунижалась,
чтоб ещё унизиться сейчас!
Не чужая жалость – саможалость-
вот что унизительно для нас.
Нагадала мне одна гадалка
много слёз, но сдерживал я их,
и себя мне не бывало жалко,
уходила жалость на других.
Как же я упал до послабленья?
Мой повинный лоб отяжелел.
Допустил себя да преступленья:
сам себя сегодня пожалел.
И себе я говорю: “Ты что же?
За такие жалобы ответь”
Лучше пожалел бы тех ничтожеств,
кто умеют лишь себя жалеть.
Пожалеть себя всегда приятна.
Всех послушать - каждый чуть не свят.
Пожалей траву когда примята.
Не жалей себя, когда ты смят.
Скомканный, как будто рубль – калека,
сам ты смялся - только и всего.
Смять ничто не может человека,
кроме человека самого,
При ожоре только зубы стисни -
Радуйся, что нежно обожгло.
Лишь не хлебанувший тяжкой жизни
Плачется, что слишком тяжело.
что на свете есть ещё позорней
чем, себя жалея, преуспеть
их, входя туристом в лепрозорий
собственные насморки воспеть.
Все победы - пирровы победы,
и на свете нет других побед.
Пожалел себя - не лезть в поэты.
Скидки запросивший - не поэт.
Все твои мученья - только малость,
если вся в крови земная ость.
Может, слишком дёшево давалось
всё, что и далось и удалось?
За непрокаженность, неуродство
доплати - сломанным хребтом.
Всё, что слишком дешево даётся,
встанет слишком дорого потом.
1981
Tự Thương Thân
Có chuyện gì đã ập xuống đầu tôi?
Mà tôi thấy thương thân và sợ hãi,
như bão tuyết trong lòng tôi vần vũ,
tiếng rít nghe trong xương khớp rã rời.
Tuyết đầy trời, mà than cháy dưới chân tôi
đang đốt nóng, như thiêu cậu bé đi chân đất,
nhìn bốn phía, không thấy đâu ánh lửa,
một bậc thềm, một khuôn cửa, bóng người.
Kêu – uổng công, gào thét – uổng công thôi:
cả trời đất đều sẽ không nghe thấu.
Ta không sợ cái đã thành sợ hãi,
mà sợ rằng ta lại thấy thương ta
Có ít chăng, khi ta đã hạ mình,
để đến lúc phải chịu nhục hình hơn nữa!
Tự thương thân – không phải là lòng thương của người khác,
đó là điều xỉ nhục với chính ta.
Có một bà từng xem bói cho tôi:
tôi gặp nhiều nước mắt, nhưng luôn kìm giữ được,
và hiếm khi tỏ thương thân tôi trước,
lòng xót thương chuyển sang người khác mất rồi.
Vậy vì sao tôi sa sút đến yếu hèn?
Vầng trán lỗi lầm của tôi nhìn nặng chịch.
Sao cho phép mình thành phạm tội:
ngày hôm nay, tôi tự thấy thương tôi.
Tôi nói cùng tôi:”Anh sao thế này?
Hãy giải đáp ngay các lời góp ý”.
Thà thương xót những người nhỏ bé,
họ chỉ biết lo thân họ, còn hơn.
Biết thương thân là thứ hay hay.
Chứ nghe hết mọi người – gần như ai cũng thánh.
Hãy thương xót cỏ cây bị xéo nát.
Đừng thương thân, khi bị đánh nhừ người.
Anh bị thương như tờ rup nát bươm,
người dập nát, nhừ đau. Và chỉ thế.
Không có gì khiến con người tàn phế,
trừ bản thân chính người đó mà thôi.
Hãy nghiến răng khi đã bị bỏng rồi,
cứ vui sướng: bỏng mới hơi nhè nhẹ.
Chỉ có kẻ chưa nếm mùi đau khổ
mới khóc than, kêu bị bỏng quá đau.
Rằng trên đời còn có thứ nhục hơn,
đó là kẻ thương thân, để được hơn người khác,
làm du khách vụt thoáng qua trại hủi,
cố ca bài “tôi sổ mũi, nhức đầu”.
Chiến thắng nào cũng là chiến bại như nhau,
và trên đời không có đâu chiến công khác.
Nếu thương thân – đừng chen chân làm thi sĩ.
Chứ ai đòi châm chước – sao được gọi nhà thơ.
Mọi khổ đau của anh đều là nhỏ nhoi,
nếu trái đất vẫn chìm trong máu đổ.
Cũng có thể, cái gì ban cho quá rẻ,
đó là những gì nhận được và thành công.
Do chưa bị phong, do không quái thai,
hãy trả nốt bằng sống lưng bị gẫy.
Tất mọi thứ được ban cho rẻ quá
sẽ có ngày thành đắt quá nay mai.
Tùng Cương dịch
НОВЫЙ ГОД В ПРАГЕ
Это было внезапней обвала -
то, как ты меня целовала
новогоднею ночью пражской,
твоего захмелевшего пояса,
улетевшего дальше полюса…
Взорвалась ты, как пенная брага
так, что вздрагивала вся Прага.
Вцеловалась, теряя разум,
словно тысячи женщин разом.
Ненасытная, молодая,
мои губы почти глодая,
ты свихнулась от собственной дрожи
так, что родинки прыгали с кожи.
Превратилось в губы всё тело.
Ты меня ворошила, вертела,
теребила и щекотала
так, что щеки дымились тало.
Ты меня на метле умыкнула
от супружествующих так снуло,
от убогих отельных порнящек
в мир любовников, цепи порвавших
лицемерия и разврата,
в мир, где женщина ближе брата.
И глаза бесенят у постели,
подговаривающе блестели,
но подушку по Божьей воле
перья ангелов прокололи.
У величья любви нет приличья.
Кто убийца любви? Привычка.
О, какое, наверно, несчастье
не узнать целемудрья страсти.
Пировали два тела друг другом
так, что шли наши головы кругом,
но зачатие - всем на зависть -
непорочным бы оказалось.
1997
Tết Năm Mới Ở Praha
Chuyện đã đến bất ngờ hơn tuyết lở,
đấy chính là cách em đã hôn anh,
thành Praha trong đêm mừng năm mới,
và trăng bạc sáng soi như vòng khoá
trên thắt lưng em đã say say
cứ bay mãi, vượt qua ngay miền cực…
Em bùng nổ như bia braga trào bọt
khiến cả Praha chợt giật mình.
Hôn dồn dập, em không làm chủ lí trí được,
cứ như ngàn phụ nữ ập hôn anh.
Đầy khát khao, em hừng hực trẻ trung,
em cắn mãi hai môi anh chưa thoả,
cuồng phát quá, cả người em run rẩy,
đến nốt ruồi cũng bật khỏi làn da.
Cả thân hình đã biến thành môi,
em lật ngửa, quay xuôi anh đủ cách,
em ve vuốt, cù anh buồn lăn lóc,
hai má cùng bốc hơi giống tuyết tan.
Em bắt anh, đưa đi trên chổi bay
thoát cuộc sống vợ chồng đang nhàm chán,
bỏ phim ảnh trong hotel đầy sex,
đưa anh vào thế giới những người yêu
dám bỏ đi xích xiềng đạo đức giả, dâm ô
vào thế giới đàn bà gần hơn anh em ruột.
Và ánh mắt quỷ ma trên chăn gối
sáng long lanh khêu gợi rủ rê,
nhưng chiếc gối theo quyền năng của Chúa
được thiên thần cài lông vũ đầy căng.
Cái vĩ đại của tình yêu không tuân theo trang nhã.
Ai là người đã giết tình yêu? Đấy là thói quen.
Ôi lẽ nào, thật bất hạnh làm sao,
khi không biết đam mê ái ân là thuần khiết.
Hai thân thể ăn tiệc linh đình hai thân xác,
khiến đầu ta choáng váng cuồng quay.
Thật trêu ngươi, cái chuyện đậu thai
lại có thể hoá ra không có tội.
Tùng Cương dịch
“МНОГО СЛОВ ГОВОРИЛ…”
Много слов говорил умудрённых,
много гладил тебя по плечу,
а ты плакала, словно ребёнок,
что тебя полюбить не хочу.
И рвалась ты к ливню и ветру,
как остаться тебя ни просил.
Чёрный зонт то тянул тебя кверху,
то, захлопавши, вбок относил.
И как будто оно опустело,
погруженное в забытье,
это детское тонкое тело,
это хрупкое тело твоё.
И кричали вокруг водостоки,
словно криком кричал белый свет:
“Мы жестоки, жестоки, жестоки,
и за это пощады нам нет.”
Всё жестоко - и крыши и стены,
и над городом неспроста
телевизорные антенны,
как распятие без Христа…
1957
“Anh Đã nói…”
Anh đã nói nhiều lời sáng suốt,
anh xoa vai, tay vuốt ve em,
em khóc hoài, y hệt trẻ con,
trách anh mãi: không muốn yêu em nữa.
Em lao bổ vào trời mưa và gió,
dù anh xin em cứ ở lại luôn.
Chiếc ô đen, lúc kéo em lên trên,
khi cụp lại, xô em nghiêng một phía.
Và có lẽ, người em thành trống rỗng,
chìm trong cơn xúc động mê man,
tấm thân em thon nhỏ như bé con,
cơ thể đó nom mỏng manh, dễ vỡ.
Và ống nước chảy ào ào bốn phía,
cứ như là cả thế giới hét vang:
“Tất chúng ta đều độc ác, dã man,
vì tội đó, không được ai tha thứ”.
Tất mọi thứ đều dã man, độc ác,
cả mái nhà, cả các bức tường,
khắp phố phường đều thấy cảnh khác thường:
dàn ăng ten hình thánh giá không có Chúa.
Tùng Cương dịch
ПОХОРОНЫ СТАЛИНА
На этой Трубной пенящейся, страшной,
где стиснули грузовики,
за жизнь дрались,
как будто в рукопашной,
и под ногами гибли старики.
Хрустели позвонки под каблуками.
Прозрачный сквер лежал от нас правей,
и на дыханье ставшем облаками,
качались тени мартовских ветвей.
Напраслиной вождя не обессудим,
но суд произошёл в день похорон,
когда шли люди к Сталину по людям,
а их учил идти по людям он.
1953-1987
Tang Lễ Xtalin
Phố Trupnaia bùn nhớp nhúa, kinh hoàng,
xe tải, xe hàng chen lấn,
cố trấn nhau giành sự sống,
như trong trận đánh giáp lá cà,
người già chết vì đám đông giẫm đạp.
Xương người kêu răng rắc dưới đế giày.
Vườn hoa nhỏ trong veo, nằm ngay bên phải.
Trong hơi thở tụ thành mây bay từng dải,
trời tháng ba, in bóng cành lá đung đưa.
Không phải ta không bàn về lãnh tụ: chuyện oan sai,
nhưng toà xử vẫn diễn ra nơi tang lễ.
Người đến viếng Xtalin đều bước trên lưng người khác,
ông dậy mọi người: đạp đầu người khác xuống mà đi.
Tùng Cương dịch
В АМЕРИКАНСКОМ ГОСПИТАЛЕ
Вот когда я смерти испугался,
позабыв, что должен мир спасти ,
когда сняли с моей шеи галстук
руки негритянки медсестры.
И когда я с жалобным намёком
взглядом показал на туалет,
шприц её был твёрд, а глаз наметан:
“Кровь сначала”. Вот и весь ответ.
Эта чёткость профессионалки,
слезы неронявшей на халат,
сразу показали мне, как жалки
те, кто жалость выпросить хотят
Я ей благодарен - даже очень.
Почему мне всё же до сих пор
снятся изжалевшиеся очи
наших сердобольных медсестер?
И на чём Россия продержалась,
что её спасает и спасло?
Христианство наших женщин - жалость ,
горькое второе ремесло.
Что я вспомнил? Детство, Транссибирку,
у плетня частушки допоздна,
а в американскую пробирку
кровь моя по капле поползла.
Где-то в Охлахоме и Айове
неужели высохнет душа
капельками русской моей крови,
всосанными в землю США?
Новая Россия сжала с хрустом
и людей, и деньги в пятерне.
Первый раз в ней нет поэтам русским
места ни на поле, ни в тюрьме.
На Кавказе вороны жиреют,
каркают, проклятые, к беде.
Но в России всё-таки жалеют,
как не могут пожалеть нигде.
Я подростком был в чужой шинели.
С жалости учились мы любви,
женщин обезмужевших жалели,
нас они жалели, как могли.
Пасечница в страсти простовата,
с метками пчелиными на лбу.
“Я тебя жалею…” – простонала.
Это было: “Я тебя люблю”.
Мы в стране, к несчастьям, небрезгливой,
словно дети жалости, росли,
под защитой пьяненькой, слезливой,
нежной матерщиницы –Руси.
Если застреваю в загранице,
Слышат - сердце сжалось ли во мне,
чуткие российские больницы,
нищие, но жалостливые.
Нянечки умеют осторожно,
как никто, кормить и умывать.
Если жить в России невозможно,
то зато в ней лучше умирать.
Ở Bệnh Vịên Mỹ
Đây là lúc, khi tôi sợ chết,
quên rằng mình phải cứu hết nhân gian,
khi cà vạt từ cổ tôi cởi xuống
nhờ đôi tay nữ y tá da đen.
Và giữ vẻ đáng thương, tôi bóng gió,
đưa mắt nhìn về phía nhà vệ sinh,
y tá cầm ống tiêm cương quyết, nhìn một chỗ:
“Phải lấy xong máu đã”. Đó là câu trả lời.
Sự chính xác của người trông chuyên nghiệp
không để rơi nước mắt ra áo blouse
cho tôi thấy ngay: thật là thương hại
những ai xin người khác rải tình thương.
Tôi chịu ơn rất nhiều với cô y tá,
nhưng vì sao cho đến lúc này
vẫn mơ thấy ánh mắt đầy thông cảm
từ y tá tốt bụng của ta?
Cái gì giữ cho nước Nga tồn tại,
cái gì xưa và nay cứu lại nước Nga?
Ky tô giáo của phụ nữ Nga là lòng thương cảm
đó là nghề cay đắng thứ hai.
Tôi đã nhớ những gì? Đường tầu xuyên Xibêri,
thời thơ ấu
trôi bên rào cho tới đêm khuya,
nay dòng máu tôi chảy qua từng giọt
đi vào ống nghiệm ở bệnh viện Hoa Kỳ.
Ở đâu đó, Ôklahôma và Aiôva nữa,
Có lẽ nào tâm hồn sẽ héo khô
bởi dòng máu Nga của tôi nhỏ giọt
ngấm hết vào mạch đất của Mỹ sao?
Nước Nga mới nghiến răng bóp nghẹt
cả con người, cả tiền bạc trong tay .
Lần đầu thấy, ở Nga, thi sĩ
không phải vào tù, chẳng được sống tự do.
Vùng Capcadơ, quạ hoang phát béo,
suốt ngày kêu, lũ khốn kiếp, báo tin buồn.
Nhưng ở Nga vẫn giầu lòng trắc ẩn,
chứ không đâu có người vẫn từ tâm.
Tôi là thiếu niên diện áo Đông đi mượn.
Nhờ tình thương tôi học được tình yêu,
biết thông cảm bao nhiêu người chồng chết,
họ cảm thông, hết lòng quý chúng tôi.
Khi gần gũi, cô nuôi ong trông chất phác,
trên trán cô ri rít vệt ong châm,
cô rên rỉ: “Tôi thương cậu lắm…”
Đúng ra là: “Tôi yêu cậu rất nhiều”.
Thật bất hạnh, ta ở quốc gia không đáng tởm,
ta trưởng thành như đám trẻ của tình thương,
được bảo vệ bởi nước Nga thường say xỉn
rất dịu dàng, mau nước mắt xót thương.
Nếu có lúc tôi dềnh dang nơi đất khách,
tôi vẫn nghe, tim đau thắt trong tôi chăng,
thấy bệnh viện Nga vẫn luôn chu đáo,
trông nghèo nghèo, nhưng sẵn cảm thông.
Các y tá biết chăm nom chu đáo,
lúc cho ăn, khi rửa ráy, hơn khối nơi,
Nếu ở Nga ta coi không thể sống,
thì về Nga để chết – vẫn là hơn.
Tùng Cương dịch
ГДЕ ДОРОГА ДОМОЙ?
По Америке столь многодетной,
но строго диетной,,
где ни яблок моченых
ни хрустких соленых груздей,
я веду “Кадиллак”,
а со мною мой сын
шестилетний -
к пятилетней возлюбленной,
сына везу на “birthday”
Заблудилась машина моя.
Всё вокруг до испуга похоже.
И жестоко пророчит
сынишка рассерженный мой:
“Знаешь, папа,
с тобой может что-то
случиться похуже.
Ты однажды возьмёшь
и забудешь дорогу домой”.
Суеверно я вздрогнул,
задумался ошеломлённо.
Что ты сделал со мною,
пророчеством не пожалев?
Где дорога домой?
Себя спрашивали миллионы
под крестами в Стамбуле,
в Шанхае,
на кладбище Сен Женевьев
Несвобода уродой была,
и свобода у нас изуродованная.
Лишь бесчестье богатства
да глупая честная нищета.
Страшный выбор -
безденежье или безродинье.
Где Россия?
Прокончена бывшая.
Новая не начата.
Все надеялся я,
что нахапаются,
наиграются.
А они зарвались.
Никакой им не нужен поэт
Происходит
выдавливание
в эмиграцию.
Но поэзия воздух души.
Эмиграции воздуха нет.
Я тот воздух России,
который по свету кочует,
и ночует,
порой неуверенный -
что за страна
но, как только отраву почует,
себя он врачует
тем, что пахнет,
как будто с лесной земляникой стога.
Мой двойник шестилетний
за маму и папу болельщик,
мирильщик,
я запутал себя и тебя.
Но моя ли, и только, вина?
Мир запутался тоже.
Дорогу домой так отчаянно
в мире он ищет
и не может найти,
а не только Россия одна.
Петербург никогда не вернётся
в другой Петербург -
Александра Сергеича,
как в Париж Д’Артаньяна
макдональдсовый Париж.
Где дорога домой?
слышу я голоса над планетою тлеющей
и от пепла идей,
и от стольких других пепелищ.
Я дорогу домой
по кусочкам в себе раздобуду.
Я сложу их в одно.
За отца не пугайся,
Наследник, запутанный мной.
Не забуду дорогу домой.
Я иначе собою не буду,
потому что для стольких
я тоже дорога домой
1995
Đâu là Đường Về Nhà
Trên đất Mỹ đông con,
nhưng ăn kiêng chặt chẽ,
không có táo ngâm dưa,
không nấm sữa muối giòn,
tôi đang lái xe Cađilac
chở ông con sáu tuổi
đi mừng sinh nhật
bạn gái lên năm.
Xe tôi lạc đường.
Cảnh vật xung quanh giống nhau đến phát hoảng.
Lên cơn tức
con trai tôi phán nghe dã man:
“Cha ơi, cha có hay,
cha có thể gặp ngay chuyện tồi hơn nữa.
Bỗng một hôm,
nhỡ cha quên mất đường về nhà luôn.”
Tôi giật mình trong cơn mê tín,
trầm tư đến sững sờ:
“Con làm gì cha thế?”
không thương cha, đoán trước điều này?
“Đường về nhà đâu rồi?”
có cả triệu người đang tự hỏi,
đứng dưới cây thánh giá ở Stambul,
ở Thượng Hải,
trong nghĩa trang Sen Gienhevep.
Cảnh nô lệ ở Nga sao quái đản,
và tự do cũng dị dạng, dị hình.
Đâu cũng thấy sang giàu bất chính
đi cùng nghèo đói thanh bạch, ngu ngơ.
Sự lựa chọn của ta sao khủng khiếp:
Chọn nghèo đói không tiền
hay lưu vong không Tổ quốc.
Đất nước Nga đâu rồi?
Nước Nga của ngày xưa đã thôi tồn tại.
Nước Nga mới lại chưa ra đời.
Tôi vẫn đầy hi vọng
Họ sẽ vơ vét đến hết chưa thôi,
rồi ăn chơi thoải mái.
Còn họ lại lên gân.
Họ không cần nhà thơ nữa.
Họ ép ta
phải sống lưu vong.
Nhưng thơ ca là khí thở nuôi tâm hồn.
Đời lưu vong không có bầu khí đó.
Tôi chính là khí thở của nước Nga
đang vạ vật, ngủ dật dờ trên thế giới,
đôi khi chẳng còn tin nổi
nước Nga là đất nước nào
nhưng vừa thấy có mùi thuốc độc
đã vội chữa chạy cho mình
bằng thứ đang bay mùi,
cứ như với dâu tây rừng vừa hái.
Bản sao lên sáu tuổi của cha
hay ủng hộ cả cha và mẹ,
luôn giảng hoà giữa hai người,
cha đã khiến con và chính cha thành bối rối.
Nhưng lỗi này liệu có phải của cha
và mình cha có lỗi?
Thế giới này đang rối bời.
Mọi người kiếm đường về nhà trong tuyệt vọng
và chưa thể tìm ra được
chứ không riêng có một nước Nga.
Không bao giờ, Pêterburg sẽ trở lại một Pêterburg khác,
Pêterburg thời Puskin,
cũng như Pari có Mac Đônal
trở lại Pari của Đactanhian – là không thể.
Thế đường về nhà đâu nhỉ?
Tôi nghe nhiều giọng nói trên cả hành tinh
đang lụi tàn
và từ đống tàn tro tư tưởng
và từ ngần ấy đám cháy khác đã thành than.
Cha sẽ tìm được đường về nhà
dùng mảnh ghép trong người cha có sẵn.
Cha sẽ xếp chúng thành một khối.
Con đừng cố lo cho cha,
ơi người thừa kế bị cha làm bối rối.
Cha làm sao quên nổi đường về nhà.
Nếu không thế, cha không còn là cha nữa,
vì với quá nhiều người
cha chính là đường về nhà đấy thôi.
Tùng Cương dịch
Cô Đơn
Thật xấu hổ khi một mình ra rạp,
không bạn trai, bạn gái, chẳng có vợ đi cùng,
các buổi chiếu, như nhau, đều ngắn ngủi
và lúc chờ phim lại thấy quá dài.
Thật xấu hổ,
đang cuộc chiến thần kinh giữ kín
ở phòng chờ các đôi vẫn cố đùa cười
ngồi một góc, nhai bánh ăn, mặt đỏ lựng,
cứ như có gì tội lỗi ở đây…
Ngại cô độc
và tránh xa buồn tẻ
ta lao vào nhóm nọ kế nhóm kia
những trách nhiệm bạn hữu nặng nề không cần thiết
còn đuổi theo ta tới lúc xuống mồ.
Bao nhiêu nhóm sinh ra đều nhàm chán -
nhóm toàn sâu rượu uống đến mụ người.
Nhóm theo lũ ươn hèn, gái gú,
Nhóm, hình như, đem tư tưởng ra bàn,
nhưng nhìn kĩ,
chúng đều mang từng ấy nét…
Cảnh suốt ngày sấp ngửa, muôn vẻ khác nhau!
Khi nhóm nọ
lúc nhóm kia đều ngậu ngã…
Tôi kịp chuồn khỏi bao nhiêu nhóm,
cố đếm cũng không ra.
Tôi có lẽ lại sa cạm bẫy mới,
bùng được ra
vẫn để lại búi lông da.
Tôi thoát rồi!
Phía trước là tự do hoang mạc,
tôi cần gì cái loại tự do này!
Em yêu mến,
nhưng sao em nhàm chán,
như bà vợ thuỷ chung mà chẳng được chồng yêu.
Em yêu hỡi!
Hỏi em có khoẻ,
có thoát ra cảnh tất bật hay không?
Đôi mắt xếch của em nay thuộc về ai nhỉ?
Đôi vai trắng ngần, lộng lẫy của ai?
Em vẫn nghĩ chắc tôi còn thù oán,
bắt tăc xi, tôi sẽ phóng đi ngay,
nhưng nếu đi,
biết khi nào phải xuống?
Vì dù sao,
tôi không giải thoát khỏi em!
Riêng với tôi, phụ nữ hay chui vào vỏ ốc,
cảm nhận rằng tôi thấy họ lạ xa.
Tôi thường gối đầu nằm lên đùi họ,
nhưng tôi không thuộc về họ,
mà chỉ thuộc về em…
Gần đây nhất, tôi viếng thăm một chỗ
trong căn nhà mờ ảo phố Xennaia.
Tôi treo áo pantô lên cặp sừng tội nghiệp.
Dưới cây thông một phía bóng đèn mờ,
rọi ánh sáng những chiếc giày trăng trắng,
vẻ nghiêm trang,
nàng ngồi đó như bé con.
Tôi quá dễ để cô nàng mời đến,
khíên tôi thành quá mức tự tin ,
rất say sưa, vẻ vênh vang, hiện đại,
không tặng hoa,
mà mang rượu đến nàng.
Nhưng mọi việc hoá ra chỉ vậy –
muốn đi xa thấy phức tạp hơn nhiều…
Nàng im lặng
và hoàn toàn côi cút,
hai chiếc khuyên tai hai giọt trong veo
cùng treo trên dái tai hồng nhấp nhánh.
Đưa mắt nhìn như người ốm, vẻ lơ mơ
nhổm người dậy, thân hình như trẻ nhỏ,
giọng trầm trầm:
“Xin anh biến.. Chẳng cần đâu.
Em đã thấy
Anh không phải của em
Anh thuộc về cô ấy…”
Có một cô đem lòng mến yêu tôi,
tính hoang dã, điệu bộ như con trai thường thấy,
bờm tóc bay và đôi mắt lạnh băng ,
mặt xanh tái,
vì sợ,
vì gần gũi.
Hai chúng tôi đã từng tới Crưm .
Một đêm tối, trời nổi cơn dông bão
và cô nàng trong ma lực chớp dông,
nói khe khẽ:
“Ơi người yêu của em nhỏ bé!
Ơi người yêu bé nhỏ của em!”
bàn tay nàng che mắt tôi kín quá .
Bốn xung quanh
nghe hãi hãi,
trang nghiêm.
Cả tiếng sấm
cả tiếng gầm điếc câm của biển cả
và bỗng nhiên nàng bừng tỉnh như đàn bà,
nàng bỗng thét:
“Anh không phải của em mà.
Anh không phải.”
Vĩnh bịêt em nhé!
Ơi người yêu dấu!
Anh chính là của em,
điều này đã hiển nhiên.
Sự cô đơn
còn thuỷ chung hơn mọi sự chung thuỷ.
Hãy để cho băng tuyết chia tay
từ găng tay em vương trên môi anh
đừng tan đi mãi mãi.
Xin cám ơn những người phụ nữ
vừa đẹp xinh vừa chẳng thuỷ chung,
vì mọi chuyện chỉ trong giây lát,
vì họ chào “Vĩnh bịêt!”,
chứ không “Tạm biệt!” với ta.
Vì khi phải dối lừa,
trông họ giống quý bà kiêu hãnh,
họ tặng chúng ta bao nhiêu khổ đau sung sướng
và bao chiến quả tuyệt vời cuộc sống cô đơn.
1959
Tùng Cương dịch
|
|
Ý kiến bạn đọcVui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.
|
|