Nov 23, 2024

Truyện ngắn

Con Nước Ròng
Phạm Chí Khiêm * đăng lúc 07:01:37 PM, Aug 31, 2017 * Số lần xem: 1053
Hình ảnh
#1

 

CON NƯỚC RÒNG

     Đã từ lâu Thắng không trở về quê, nơi mà mình đã sinh ra, nơi có những kỷ niệm đẹp. Tất nhiên có những chuyện làm cho Thắng phải chạnh lòng.

     Hồi đó mẹ Thắng sống chung với Ngoại khi chưa có gia đình, làm đủ mọi việc trong nhà từ nấu cơm đến giặc quần áo, nấu rượu, gặt lúa, may đồ và nhiều việc khác. Thời gian chỉ chừa cho ăn cơm và đi ngủ. Không lâu sau, mẹ Thắng có chồng. Cha Thắng, một người lính tình nguyện vào chiến trường campuchia chiến đấu. Một anh hùng được vinh danh huân chương hạng ba sau này, với 25% thương tích. Tưởng chừng như những vất vả của cha và mẹ tan biến, sẽ bước vào tự do và hạnh phúc gia đình, nhưng sự việc mà Thắng nhìn thấy lại là ngược lại. Cả hai đều rơi vào một bi kịch khiến thân xác và tinh thần của họ bị tổn thương. Cha và mẹ Thắng rơi vào câu chuyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đó là những màn tra tấn, hành hạ của người chồng vào người vợ, đôi khi đối tượng là những đứa con. Mỗi lần ông ra tay là thân xác của mẹ bầm đen, chưa hết đau vết cũ là phải chịu đòn vết mới. Từ đó Thắng đâm ra không thích những người đi chiến tranh vùng campuchia - “Tôi ghét cay, ghét đắng, cũng chẳng thèm nhìn mặt”. Thắng nói trong căm thù. Thắng đâm ra kì thị họ coi như những tội đồ mắc sai lầm nghiêm trọng, mà không thể tha thứ được.

     Khi trở về, cha Thắng vẫn còn những mãnh đạn ở đầu và khớp đầu gối. Những cơn nhức hối hả, rên rỉ trong đêm làm diệu cơn giận của Thắng. Ông nằm lăn qua, lăn lại, nắm cả hai bàn tay để chịu đựng. Có lúc ông khóc cho cuộc đời của mình tại sao lại rơi vào bi kịch như vậy, nỗi đau thân xác có lẽ theo ông suốt đời, nhưng tại sao lại kéo thêm người chịu chung. Không chỉ thế, ông rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn, thất thường do cơn đau gây ra. Mờ sáng, Thắng như thường ngày chẳng thèm nhìn mặt. Có lúc Thắng nghĩ “muốn đi thật xa nơi tăm tối, địa ngục này”. Nhưng thôi đó là những ý nghĩ của những thằng hèn nhát, Thắng không phải trong số đó. Còn mẹ Thắng, luôn tìm mọi phương pháp giảm đau, lo lắng cho ông. Có khi nước mắt bà ứ trào trong im lặng, trước những cơn tức giận của ông.

     Hồi đó cha Thắng có cái tính hay ghen, mẹ Thắng đi đâu là ông hỏi lia lịa, có khi ghe bóng ghen gió là đánh đập vợ và con – Mày đi với thằng nào, ở với thằng nào. Ông vừa đánh vừa tra hỏi. Mẹ Thắng chỉ biết im lặng và chịu đòn, chỉ biết nhìn con mà khóc, cắn răng chịu đựng - Còn tôi lúc nhìn thấy cảnh tàn bạo đó không dám nhìn, áp mặt vào cột nhà mà khóc, vang xin, cho tới lớn hơn một chút chúng tôi có can đảm và đủ sức can ngăn ông ấy lại. Mẹ chịu đựng như thế đã đủ rồi, nên chấm dứt tại đây, mẹ cần có cuộc sống riêng cho mình – tôi nói xong, tôi nghĩ mình như một anh hùng đang cứu dớt một số phận lỡ xa đà vào hố sâu muôn trùng. Cuối cũng mẹ cũng cỏi bỏ sợ dây và tìm cho mình con đường riêng. Thắng nói trong xung sướng.

     Những đều mà mẹ Thắng làm cho ông, ông đều bỏ quên trong cơn đau, ông buôn tay từ bỏ tất cả. Tiếp tục hành hạ bà cho tới lúc hả hê. Chính những đứa con và cái hoàn cảnh ấy làm nghị lực cho bà. Bước đi trên nỗi đau thân xác. Thắng đã khóc. Nhưng khóc làm gì nữa khi ông ta đang sống con người thứ hai, con người tàn bạo. Nhân cách đảo đức của một con người bị con người thứ hai ngự trị. Bạo lực là niềm vui của ông, đó cũng chính là nỗi đau của mẹ con Thắng. Những hành vi của ông, có đôi lúc xin lỗi qua lời thành khẩn. Nhưng cũng đâu cũng vào đấy. Có những lúc cái suy nghĩ căm hờn của Thắng đã làm tay mình chảy máu nhiều lần, khi cho những quả đấm hết sức vào thân cây, đôi khi là bao cát. Sau này khi ly hôn với mẹ Thắng, ông ở một mình cô đơn và lạnh vắng trong ngôi nhà lá đơn sơ. Mẹ Thắng và cả Thắng biết ông đã chịu hậu quả của mình đã gây ra trước đây. Những ám ảnh vẫn còn đâu đây, trong tâm chí họ, họ không thể trở lại như xưa, Thắng biết “Bát nước đầy đã đổ đi, hốt lại không như trước”. Thắng cứ để thời gian trôi và xóa nhòa đi những gì buồn nhất.

     Vào một ngày, Cậu Út lên tỉnh nhờ Thắng qua chăm sóc ông Ngoại. Bà ngoại đang ở nhà cậu Hai ngoài huyện. Thắng chỉ quan sát và giúp đỡ ông khi gặp khó khăn. Tuy Thắng rất thương ngoại nhưng mặt ông lạnh như băng làm Thắng cũng không dám lại gần. Một người gần đất xa trời như ông, giận và hờn trách để làm gì, tóm lại mọi việc là do số phận. Con người có đối mặt thực tế hay không, có vượt qua khổ nạn hay không, cốt lỗi là ở người. Thắng cởi bỏ sự giận dữ và trách móc trước kia khi nhìn thấy ông mình nhìn lên bầu trời trong xanh. Thắng lại gần ông và ngó lên - Tại sao Ngoại nhìn lên trời? Ông trả lời - ông muốn được đi du ngoạn khắp thế gian. Ước mơ của ông đã thành hiện thực, một tháng sau ông mất. Ông có một chuyến đi không bao giờ trở lại. Đám tang của ông được hành lễ rất trang nghiêm. Dù là bận việc gì mọi người đều đến thắp một nén hương. Thắng khóc trong đêm, khóc ở ngôi mộ và khóc cạnh chiếc võng ông thường hay ngồi - Chúc ông có một chuyến đi thật vui vẻ - Thắng chúc ông trước di ảnh.

     Sau đám tang của ông là một trận đại chiến của gia đình vì tranh giành những phần tài sản mà ông để lại. Mẹ Thắng từ trước tới giờ không ham tiền tài, danh vọng nên không đua chen. Còn bà ngoại, sau mấy năm cầm cự cùng con cháu, cũng theo ông đi du ngoạn. Thắng là người có thể nói là “bạn” vì hay giúp bà trồng khoai, dọn cỏ, cuốc đất trong những năm tháng cô đơn bị đứa con út bạc đãi, cũng là người mà bà tâm sự nhiều nhất. Thắng và bà dù vất vả trong công việc nhưng vẫn tươi cười, bà kể cho Thắng những chuyện đời mà bà gặp phải. Bà nói - có những điều mà mình nên cho qua, nên sống thoải mái, chuyện đến rồi cũng qua, cố nếu kéo chi cho phiền. Câu nói của bà đã làm cho Thắng phải suy nghĩ. Những năm tháng đó làm cho Thắng trở nên chín chắn hơn, Thắng không còn bận lòng trước những sự việc đang xảy ra.

     Sau khi cha mẹ Thắng đường ai nấy đi, Thắng cùng mẹ và đứa em gái chuyển lên thành phố sống. Ban đầu sống trong một ngôi nhà nhỏ hẹp nhưng đủ cho ba mẹ con. Buổi tối mẹ Thắng bán bún riêu. Mẹ Thắng làm tươi đối ngon nên được lòng khách, ra vào như tổ ông. Dần dần có vốn, mở quy mô thành tiệm lớn. Đó là của hồi môn dành tặng cho em út khi lấy chồng. Em út lấy anh thợ hồ và sau này là ông chủ, bà chủ quán bún mà mẹ Thắng cho. Còn Thắng sau những lần chạy đôn chạy đáo, cũng có việc. Một nhân viên kinh doanh rồi lên trưởng phòng. Có vợ và hai đứa con thật là ranh ma. Mấy năm sau mẹ Thắng mất. Theo di nguyện của mẹ, tro cốt được bay theo gió biển trên quê nhà.

     Thắng không bao giờ quên, những năm tháng khổ sở nhất để có ngày hôm nay. Thắng nhớ ông bà ngoại, nhớ mẹ. Thắng nhìn con nước ròng chảy siết. Con sông mà ngày xưa Thắng và những đứa cùng trang lứa tung hoành ngang dọc.

Phạm Chí Khiêm

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.