CĂN NHÀ BÉ
Đã năm năm, tôi mới có dịp trở về quê hương. Về với căn nhà mà ngày xưa cho tôi biết bao nhiêu kỉ niệm. Những nụ cười tươi sáng và những giọt nước mắt sầu nhất. Trước mắt là cái tivi màu trắng được đặt trên cái bàn tròn, hồi đó gia đình nào có một cái tivi trắng đen là được gọi nhà giàu đấy. Nó có cái nút xoay kênh bên phải màn hình, phía dưới là nút tròn để lên giảm âm lượng, dùng cây cào để phát sóng, sau này có thêm cụt tăng cường nên không còn hột é như lúc trước. Thời nay mỗi nhà điều có một cái, thậm chí nhiều hơn nữa, nhiều màu, kết nối nhiều kênh và kết nối cả Internet. Hồi đó có ca sĩ nào mà nổi tiếng là tôi đón coi cho bằng được, coi tới nỗi ngủ nằm mơ gọi tên luôn. Có khi tôi ước mình là người nổi tiếng, hình ảnh của mình được thu lên truyền hình, được nhiều người biết đến, nhưng đó chỉ là ước, trở về với thực tại chỉ còn nỗi khát khao chờ đợi mà thôi. Bên cạnh cái tivi là chậu bình bông nhỏ, là bông giả nhưng rất đẹp. Lúc trước mẹ tôi xin được một nhánh lang đêm về trồng, tôi rất thích nó, kể cả em tôi cũng thích, ngày nào nó cũng ngó đến mấy tiếng đồng hồ mà không biết mỏi. Rồi một ngày, nhà tôi ai cũng đi, không biết ai lấy trộm lan mất, em tôi nó khóc quá trời luôn. Còn tôi buồn quá chạy ra chợ mua bông giả về nhìn cho đỡ thèm. Ngang với tôi là một chiếc gường được phủ lên một chiếc chiếu hơi cũ nhưng không thấy một lỗ rách nào, tuy đã lâu nhưng được bảo quản rất kỹ. Cái gường là nơi tôi vui chơi, nơi học và cả nơi ngủ. Từng khúc gỗ là những dấu ấn lúc phá phách của tôi, nào là Rồng, là Phượng, chim bay, rừng hoa và nhiều thứ khác nữa mà tôi vẽ bậy lên. Phía bên cạnh của sổ là tủ đựng sách mà ngày đó tôi lúc nào cũng nâng niu như của quý, vết mực vẫn còn hiện lên sau những lần nghịch ngợm. Hồi đó tôi mê sách lắm, phát hiện có sách nào hay và mới là tôi tìm mua cho bằng được, có lần mẹ tôi mắng cho một trận vì mượn tiền dành dụm của em gái để mua sách. Bà ấy không đánh, cũng chẳng nói nhiều chỉ nói có một câu:
- Con người lúc nào cũng chăm chú vào cái bên ngoài mà quên đi bên trong nó có tốt không, hãy lựa chọn những gì xứng đáng và có ích với mình ở hiện tại.
Nói xong, cười với tôi một cái và nhấn vào vai tôi thật nhẹ rồi đi ra vườn rau muống. Tôi suy nghĩ vấn đề mẹ nói một chút, nhưng đâu cũng vào đấy, tôi lao vào cái say mê ấy tới bây giờ. Trong nhà khoảng năm mươi cuốn sách nhiều thể loại khác nhau, đây là sách lúc còn học phổ thông, còn sách sau này tôi chuyển về nhà chính ở thành phố. Nhìn xéo qua bên trái là cái võng lưới được làm từ những mãnh vải vụn, cái võng này là thành tích của tôi và em gái, chúng tôi kết những mãnh vải vụn từ những bộ quần áo cũ lúc rãnh. Cái võng đó là ngai vàng của tôi, tuy nó là ngai vàng nhưng mỗi thành viên trong gia đình điều có quyền được hưởng thụ, đó là những cái lắc lư thật là êm dịu, như đang thả mình vào cái xích đu của bọn nhà giàu thành thị. Hồi nhỏ có một thời gian tôi làm gì cũng chiếm hữu cái võng, ăn cơm cũng ngồi, học bài cũng ngồi, xem tivi cũng ngồi, ngủ là nằm, bất cứ việc gì tôi cũng bên nó. Tôi đi đến một cái tủ thật to, có kín soi, nơi đây là chỗ để quần áo và để những dụng cụ cá nhân. Trong tủ vẫn còn vài chiếc gối màu trắng thiêu trái tim, hai con bồ câu hai bên. Con gấu bông mà lúc xưa dành tặng cho em Út, nó rất thích, lúc nào ngủ cũng ôm con gấu thật chặt. Vài bộ quần áo đã cũ và một bức ảnh chụp bốn mẹ con được đặt trong khung to, cái khung nhiều màu sắc chiếu sáng như những pha lê màu. Vào một bữa có chú chụp hình đi qua, có đầy đủ bốn mẹ con, tôi nhờ chú ấy chụp vài tấm treo lên nhà làm kỷ niệm. Công nhận nhìn tôi hồi đó đẹp trai hơn bây giờ. Đi thêm hai bước nữa là tới một cái một căn phòng nhỏ, là nơi ngự trị của mẹ và em gái. Chị tôi nghỉ học và đi làm sớm, lâu mới về thì ba mẹ con ngủ chung, tôi ngủ gường phía trước. Nó cũng là nơi chứa những đồ đạc không sử dụng, nhưng một cái kho. Có một ngày em tôi nhìn thấy con chuột là nhảy cuốn lên, chớp mắt là thấy nó ở ngoài sân rồi. Thêm năm bước là tới nhà bếp với hai cái lò củi. Hồi đó nấu cơm bằng củi nên đen phân nữa cái nhà, màng nhện cũng đen, giống như đám mây đen chuẩn bị mưa và sấm chớp. Bây giờ chẳng còn ai đụng vào, nấu nướng thì dùng lò ga hoặc bếp điện. Hồi nhỏ ba chị em tôi rất thích ăn cơm nấu bằng củi, chỉ vì một điều không phải nó ngon hay mà có cơm cháy phía dưới cơm nạt. Nó giòn, giai và thơm. Lúc trước cơm cháy là món bình thường của nhà nghèo, nhưng bây giờ là món đặc sản của những bọn giàu có tiền và cả người nước ngoài. Hồi xưa có một thời gian nan, tìm cây cối để làm củi đốt không có, giống như một vật quý hiếm vậy. Cây còn sài được thì giữ lại nên đâu giám cặt để làm củi. Tôi còn nhớ lúc bí quá, tôi lội xuống sông lớn mò tìm những khúc gỗ trôi hay những khúc gỗ tấn bờ không còn tác hủ dụng. Sau thời gian đó nhờ bán cây một mớ nên cũng có củi mà dùng. Phía bên cạnh cách hai mét sau một bức tường chắn ngay là nơi chứa nước sinh hoạt, nơi chúng tôi vui đùa bên những lu nước to, được bơm lên bằng một ống khoang hàng chụt mét. Lúc còn nhỏ tôi với mấy đứa trong sớm chế những cây súng nước bắn tung té, lu chứa nước là nơi nạp đạn, chơi xong là tắm luôn. Khi đi làm tôi thấy những đứa trẻ choi súng nước ở xung quanh mà nhớ ngày xưa mình cũng có một thời như vậy. Kí ức mà mỗi con người giữ lại có thể là nghèo nàn hay giàu có nhưng đó không phải là quan trong, quan trọng ở chổ là một phần của cuộc sống, là đoạn đường giúp ta trưởng thành như ngày hôm nay.
Gia đình tôi sống chỉ có một không gian như thế nhưng vui và tình cảm lắm. Sau khi tôi có việc làm ổn định. Tôi đưa mẹ lên ở cùng vợ chồng tôi. Mẹ tôi không chịu bán nhà nên tôi cho xây kiên cố giống như biệt thự nhỏ, vị trí từng vật dụng trong nhà điều để như ban đầu. Tôi nhờ một đôi vợ chồng chăm coi căn nhà và mãnh đất ấy.
Nhìn ra vườn rau muống xanh tươi mà nhớ lại ngày xưa. Mẹ tôi rất thích rau muống, bà trồng hết vụ này tới vụ khác, ăn quanh năm suốt tháng cũng không thấy ngán. Mẹ nói:
- Tuy nó là loại rau bình thường, nhưng nó rất tốt cho sức khỏe.
Út hỏi lại mẹ với nét mặt tự nhiên, tròn miệng mà nói:
- Vậy nó có thay thế cho cơm được không hở mẹ? Mẹ giải thích có Út từng chút rất chi tiết. Còn tôi thì nhìn lên trời ngó theo từng cánh chim bay.
Rau muống đi với tôi suốt những năm tháng đại học. Ngoài giờ đọc sách, tôi thường giúp mẹ xới đất trồng những loại rau củ, nào là khoai mì, khoai lan, mía, cải xà lách và đặc biệt là rau muống. Đôi khi lâu lâu mới có đợt mưa là phải tranh thủ xới đất, cái cảnh dầm mưa xới thì không dể chút nào, nhưng mẹ tôi làm như thế mấy chục năm rồi. Từng luống đất ở đây giúp tôi có một cuộc sống đầy đủ như ngày nay. Những cực nhọc của mẹ “Bán lưng cho trời, bán mặt cho đất” đã nuôi ba chị em tôi nên người. Những công việc thường ngày đã đẩy mẹ tôi già thêm mà chẳng hay biết. Có lần ra vuông đốn cây đước về làm cái giàn phơi đồ, tôi sơ ý để cây búa trúng vào ngón chân cái, chảy máu quá trời. Lúc đó tôi có cảm giác như trời đất quay cuồng, có cảm giác như máu chảy nhiều lắm, tôi không dám nhìn. Khi về tới nhà tôi mẹ tôi không nói năng gì, lấy bông gòn lau cho khô và một mảnh vải vụn quấn xung quanh. Đột nhiên Út chạy lại:
- Anh ba đau lắm phải không? có hở, mà lần sau anh phải cẩn thận hơn một chút, nếu em bị như anh chắc em khóc dữ lắm. Nó hỏi mà tôi chưa kịp trả lời, nhưng trong cái hồn nhiên của nó đã làm tôi bậc khóc từ trong tâm trí.
Vào con nước sổ là chúng tôi được ăn cua, ăn tôm. Ở đây mọi người chủ yếu là nghề vuông nên con tôm, con cá, con cua là những thứ quan trọng với họ. Ban ngày, dăn lưới bắt cá phục vụ cho bữa ăn. Đôi khi có mấy lần thuốc cá, cá nhiều thì đem ra vựa bán lấy tiền. Thường thì về đêm bắt tôm, sáng lại có người đến thu mua. Tôi nhớ có lần bị con cá ngát đâm mà rên cả mấy ngày. Cá ngát là một lồi da trơn sống ở vùng nước mặn, nó làm hang ở chổ bùn lầy, gai của nó đâm rất nhức. Không chỉ nó mà nhiều loài cá khác như cá nâu cũng thế. Món cá ưa thích của cả nhà là cá phi kho lạc chấm với rau muống, bên cạnh có một tô canh chua khô cá phi. Giờ đây đôi khi trong bữa ăn hằng ngày, chúng tôi vẫn tìm mua những con cá phi về kho, cùng với rau muống tự nhà trồng. Đôi khi đó là những con mắm cá phi, có lẽ nhiều người cho rằng nó không ngon bằng mắm cá linh, nhưng với tôi nó rất ngon và là đặc sản ở nơi đây. Ở tỉnh khác gọi nó là cá rô phi. Mẹ tôi thường nói: “trong bữa cơm, tất cả thành viên trong gia đình phải có mặt, nó thể hiện tình cảm người thân, tan đi vất vả sau những cuộc mưu sinh, đó là hạnh phúc đó con”. Cho tới bây giờ, tới giờ ăn là tôi cùng gia đình ngồi xum vầy bên nhau.
Cây bạch đàn ngày xưa tôi leo trèo, nay đã già, cằn cõi. Có những vết nứt khô mục, chỉ còn vài lá vàng trên cành. Những con kiến mối bận rộn bành trướng lãnh thổ của mình trên thân cây. Tổ chim chỉ còn một vài cọng cỏ khô còn xót lại. Lá khô tạo nên địa hình thuận lợi cho cỏ và các nguồn thực vật xung quanh sinh sống. Những cây bình bát cũng không còn xanh tốt, lá rụng đầy, thân cây trơ trội với nắng mưa. Trái bình bát khi chín rất thơm, lúc nhỏ tôi rất thích, thường dầm với nước đá hay phơi sương với đường cát. Cái cảm giác chua chua, ngọt ngọt, thơm, tê đến lưỡi lẫn quanh đâu đây. Chỉ có khu vườn rau muống vẫn còn xanh tốt, tuy nó được trồng qua nhiều đợt, nhưng hình ảnh của người mẹ năm xưa vẫn còn thoát ẩn thoát hiện.
Sau khi chế và em gái lấy chồng, cả hai điều có cuộc sống riêng, chăm lo bên chồng. Mẹ tôi đã bao năm sống cho chồng cho con, chưa có lúc nào sống cho chính mình. Mẹ đòi ở một mình với căn nhà này, mẹ nói không thích hợp với cuộc sống trên đó. Nhưng tôi nhất quyết không chịu, mẹ đã chịu bao cực khổ nuôi ba chị em, giờ đây chẳng lẽ để mẹ sống một mình như vậy. Tôi thuyết phục mãi mẹ mới chịu ở với vợ chồng tôi và phải giữ lại căn nhà này. Mẹ tôi là một người nông dân đúng với bản chất. Khi lên trên thành phố sống cùng tôi và vợ, mẹ bàng hoàng nhiều thứ. Mẹ tôi nói: “mẹ từ trước tới giờ có biết những thứ tiên tiến như thế này đâu? mẹ trở thành một người vụn về rồi”. Tôi nhìn vợ và cười nói an ủi:
- Thì từ từ mẹ cũng quen, mẹ của con giỏi nhất mà. Mọi người cười hả hê. Ngoài đường xe cộ chạy tấp nập, tiếng còi chen nhau vang, dòng người cứ thế mà trôi.
Tôi ngồi ăn cơm với cô chú Ba chăm coi ngôi nhà. Cô chú đã già nhưng không có con. Một số phận lận đận. Cuộc sống tại căn nhà này đã giúp cô chú vượt qua những tháng ngày hiu quạnh. Cô chú tâm sự với tôi trong dòng nước mắt âm thầm. Nhìn nét mặt cằn cõi, tóc bạc, tay chân đều chai sạn của cô chú tôi không cầm được nước mắt. Ánh mắt của chú đã bù đắp cho tôi những gì ba chị em tôi thiếu trong quá khứ.
Sau khi rời khỏi căn nhà, tôi đến thăm chế hai và em út ở ngoài huyện. Cũng tiện vì họ ở gần nhau. Tôi muốn ở lại tâm sự với họ nhưng công việc của tôi không cho phép, tôi từ giã ra về. Chồng của chế tôi là công an, đôi khi trực suốt đêm hoặc đi công tác, năm nay đứa cháu gái học lớp hai. Đứa em gái út lấy chồng hạ được một thằng cú tí và công chúa mười tám tháng tuổi. sau đó cũng tới lượt tôi.
Hồi xưa mẹ dạy cho chế hai và em gái rất nhiều. Mẹ nói:
- Con gái phải “Công – Dung – Ngôn -Hạnh”, biết chăm lo cho gia đình về sau. Mẹ chỉ nấu ăn, thiêu giá, cách làm dâu, sắp xếp mọi việc trong nhà và nhất là đạo làm con, làm vợ. Những điều đó đã ăn sâu vào trong người, vì thế bây giờ họ được cha mẹ chồng thương yêu hết mực.
Xe lăn bánh, nước mắt tôi ứa dài. Tôi phân vân mình đã bỏ qua một điều gì chăng, mình có vội sống không? Mong sao, những số phận lận đận trong xã hội này tìm được đường thoát cho riêng mình. Con đường vào nhà, cây cầu mà ngày nào chạm vào và cả ngôi nhà ấy dần biến mất, trong cái ngoái lại nhìn. Về tới nhà vừa lúc về đêm. Ở đây nó xa hoa và phồn thịnh lắm, đi tời đâu cũng có đèn sáng không giống như ở quê. Tôi lên tắm và chuẩn bị cho buổi đi dạy đầu tuần.
Phạm Chí Khiêm