|
Tiểu luận - Tạp bútThơ Đường Luật và Thơ Tự Do -
#1 |
Thơ Đường Luật và Thơ Tự Do -
Nguyễn Thanh LiêmGS Nguyễn Thanh Liêm
Bài thơ Ðường luật là bài thơ xưa với niêm luật hết sức khắt khe, nghiêm túc, thành hình từđời Ðường bên Trung Hoa, do đó mà người ta gọi là thơ Ðường luật (ở Việt Nam cũng có người gọi là Hàn luật vì Hàn Thuyên đời Trần là người Việt Nam đầu tiên dùng thể loại này để sáng tác thơ văn). Bài thơ Ðường luật có số câu nhất định là tám câu (bát cú) và mỗi câu có số chữ nhất định là bảy chữ (thất ngôn), không hơn không kém. Bài thơ chỉ có năm vần (tám câu năm vần), toàn là vần bằng, và phải gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, và 8. Thí dụ: “Trấn bắc hành cung cỏ dãi dầu Chạnh niềm cố quốc nghĩ mà đau Một tòa sen tỏa hơi hương ngự Năm thức mây phong nếp áo chầu Sóng lớp phế hưng coi đã rộn Chuông hồi kim cổ lắng càng mau Người xưa cảnh cũđâu đâu tá Khéo ngẩn ngơ thay lũ trọc đầu.” (Bà huyện Thanh Quan, Chơi Chùa Trấn Quốc) Nếu là vần trắc, hoặc nếu chỉ có bốn vần thì bài thơ sẽ là một biến thể và có thể là bài thơ cổ phong.
Thí dụ : “Vành mâm xôi đề thằng Lạc Nghĩ mình ti tiện không đài các
Văn chương chẳng phải bọn mèo quào Danh phận không ra cái cóc rác Bởi rứa bơ thờ thẹn núi sông Dám đâu vúc vắc ngạo cô bác Việc này dầu có thấu lòng chăng Trong có ông thần ngoài cặp hạc.” (Học Lạc, Thơ Tạ Hương Ðảng) Luật bằng trắc áp dụng thật chặt chẽ cho các chữ thứ nhì, thứ tư, thứ sáu và thứ bảy của mỗi câu (câu chẵn cũng như câu lẻ), và không được lầm lẫn. Các câu trong bài thơở vị trí nào sẽ phải đóng trọn vai trò của nó trong vị trí đó. Thường thì người ta phân biệt 2 câu đầu là Khởi tức mởđề, rồi đến 2 câu Thừa (cũng gọi là cặp Trạng hay Thực), 2 câu kế nữa là Chuyển (hay 2 câu Luận) và 2 câu sau cùng là Hợp (tức là hai câu Kết). Hai câu Thừa (cặp Trạng), tức câu 3 và câu 4, bắt buộc phải đối nhau, từng chữ, từng phạm trù, kể cả bằng trắc. Hai câu 5 và 6, tức cặp Luận cũng phải đối nhau thật chỉnh như vậy. Thí dụ về các câu đối nhau trong cặp thực: “Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.” (Nguyễn Khuyến, Thu Ẩm) “Xanh om cổ thụ tròn xoe tán’ Trắng xóa trường giang phẳng lặng tờ.” (Bà Huyện Thanh Quan, Tức Cảnh Chiều Thu) Và đối trong cặp luận: “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt, Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.” (Nguyễn Khuyến, Thu Ẩm) “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.” (Bà Huyện Thanh Quan, Qua Ðèo Ngang) Ðối trong cả 4 câu thực và luận: “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, Nền cũ lâu đài bóng tịch dương, Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, Nước còn cau mặt với tang thương.” (Bà Huyện Thanh Quan, Hoài Cổ) “Nước biếc coi như tầng khói phủ, Song thu để mặc bóng trăng vào. Năm chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào.” (Nguyễn Khuyến, Thu Vịnh) Theo đúng quy luật về hình thức của thơ Ðường luật là việc hết sức khó khăn, phải mất nhiều công phu rèn luyện. Nếu không quen xử dụng, không đạt được kỹ thuật cao, bài thơ sẽ có vẻ bị nắn nót từng chữ cho đúng khuôn phép, nhưng sẽ không có hồn, tứ thơ sẽ có tính cách gò ép và trong trường hợp này tác giả sẽ bị coi như là một thợ thơ hơn là một nhà thơ. Khởi, Thừa, Chuyển, Hợp phải thật khéo, ý thơ phong phú, lời thơ trau chuốt, hình ảnh thi ca đẹp đẽ thì bài thơ mới thật hay. Thơ Ðường hay nhất là thơ thời Thịnh Ðường, cũng như văn giá trị là văn thời Tiền Hán. Cho nên một nhà vua Việt Nam đã khen văn Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát là đã làm lu mờ văn thời Tiền Hán, còn thơ mà đạt được mức độ hay của Tuy Lý Vương và Tùng Thiện Vương thì thơ hay thời Thịnh Ðường cũng chẳng sánh bằng (“Văn như Siêu Quát vô tiền Hán, Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Ðường”). Thật sự thì vua Tự Ðức đã làm công việc “mèo khen mèo dài đuôi” thôi chứ làm gì có chuyện “thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Ðường”. Trên lý thuyết thì như vậy nhưng trên thực tế, nếu theo thật đúng quy luật, bài thơ Ðường luật ít khi đạt được mức độ tuyệt vời về phương diện nghệ thuật. Bài thơ thật đúng theo quy luật ấn định là bài thơđể cho các sĩ tử thi đậu trong các kỳ thi hơn là những bài thơ hay. Thơ hay, thơ có thần là bài thơ trong đó, ý và lời phải đạt được giá trị thẩm mỹđặc biệt của thi ca. Ý trong thơ hay không phải là lối suy tư trong đời sống trí thức, không phải là lý luận (reasoning) suông, mà là ý tưởng khéo léo diễn tả dưới những hình ảnh thi ca đẹp đẽ. Nhà thơ không làm công việc của một triết gia, không diễn tả tư tưởng bằng suy tư, mà diễn tả tư tưởng bằng hình ảnh. “Le poète pense par images” nhưmột nhà thơ Pháp đã nói. Tư tưởng thời gian trôi mau, trôi mãi một chiều, không dừng lại, không sửa đổi được lịch sử (irreversible), được Lý Bạch diễn tả bằng hình ảnh « Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi.». Tư tưởng cho rằng cuộc đời của con người mong manh bấp bênh, ngắn ngủi, vô nghĩa so với vũ trụ mênh mông, vô biên, mịt mù, được Nguyễn Du diễn tảbằng hình ảnh : « . . .cửa bể chiều hôm, thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa. » Bài thơ hay nhưhàm chứa một bức tranh trong đó, cũng như những bức tranh đẹp thường chứa đựng một bài thơhay bên trong. Hãy xem bốn câu sau đây trong bài Tuyệt Cú của Ðỗ Phủ : « Lưỡng cá hoàng ly minh thúy liễu, Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên. Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết, Môn bạc Ðông Ngô vạn lý thuyền. » (Có hai con chim hoàng ly hót líu lo trong nhánh liễu bên nhà; Có 1 hàng cò trắng bay vút lên trên nền trời xanh ; Nhìn qua cửa sổ thấy ngọn núi Tây Lĩnh – hay tưởng chừng như của sổ nhà mình ngậm lấy ngọn núi Tây Lĩnh ở xa xa - mà trên đầu núi tuyết trắng phủ dày muôn thuở; Nhìn ra trước cửa cái thấy thuyền Ðông Ngô đậu bến dài dài . . .) Trần Trọng Kim dịch bài thơ này như sau trong quyển Ðường Thi của ông : « Cành thúy liễu hoàng oanh hót gió, Một đàn cò bay trổ lên không Mé tây núi tuyết dòm song Thuyền Ngô muôn dặm cửa đông đậu đầy » Màu sắc hòa dịu từ màu vàng của hoàng ly trên nền xanh lục (green) của nhành dương liễu, đến màu trắng lấm tấm của đàn cò trên nền xanh lam (blue) của da trời. Hình ảnh linh động từ những con chim nhỏ tíu tít hót bên nhà đến đàn cò lầm lũi bay vút tận trời cao. Tư tưởng đối chiếu cảnh rộn rịp của chợđời ngắn ngủi (thuyền Ðông Ngô) trước nhà với cái yên lặng vĩnh cửu trường tồn của vũ trụcao vời (Tây Lĩnh thiên thu tuyết) ở mãi tận đàng xa. Ðúng là bài thơ tuyệt cú. Bài thơ chỉ có 4 câu và 2 vần. Hãy nghĩ như mình ngắt lấy 4 câu giữa (Thực và Luận) của 1 bài thất ngôn bát cú vậy thì mình sẽ có bức tranh đầy ý nghĩa này. Hồi xưa có người khen bài thơ và bức tranh của Vương Duy là : « Quan Vương Duy chi thi, thi trung hữu họa ; quan Vương Duy chi họa, họa trung hữu thi » (Xem bài thơ của Vương Duy thấy có bức họa bên trong, xem bức tranh của Vương Duy, thấy có bài thơ trong đó). Bài « Thu Ðiếu » của Nguyễn Khuyến đúng là một bức tranh thật đẹp : « Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió sẽđưa vèo Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Tựa gối buông cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo.” Bài thơ hay thường có không những một bức tranh mà còn có cả một bản nhạc. Lời lẽ êm dịu, âm diệu du dương thường đi theo một bài thơ có cảnh trí buồn thương man mác. Những lời mởđầu của những bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan chẳng hạn là những câu nhạc thật êm đềm : « Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn, Tiếng ốc xa đưa lẫn trống đồn » (Buổi Chiều Lữ Thứ) « Bước tới Ðèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa. » (Ðèo Ngang) « Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ. » (Tức Cảnh Chiều Thu) Những câu mởđầu của Nguyễn Khuyến trong những bài Thu cũng vậy : « Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.” (Thu Ðiếu) ”Trời thu xanh ngất mấy từng cao Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.” (Thu Vịnh) Bài thơ Ðường luật hay cũng không nhất thiết phải được bố cục theo đúng bốn đoạn Khởi, Thừa, Chuyển, Hợp, mà thường nhất là phân làm hai giải, mỗi giải 4 câu, gồm tiền giải tức 4 câu đầu và hạgiải với 4 câu sau. Phân như vậy ta sẽ thấy ý trong thơ liên tục trong mỗi giải, và theo từng hứng khởi của mỗi giải. Cảnh và tình là những hứng khởi thường có đối với thi nhân. Cảnh có thểđược nói đến trong tiền giải rồi để cho tình kết thúc trong hậu giải. Thí dụ: Ở phần tiền giải : “Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ Xanh um cổ thụ tròn xoe tán Trắng xóa trường giang phẳng lặng tờỞ phần hậu giải: Bầu giốc giang sơn say chắp rượu Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ Cho hay cảnh cũng ưa người nhỉ Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ.” (Bà huyện Thanh Quan, Tức Cảnh Chiều Thu) Hứng khởi là yếu tố rất quan trọng trong thơ. Nó là cái động lực làm cho bài thơ phát dậy và đi tới. Có hứng khởi thật sự là có sự bắt đầu của bài thơ và từđó nhà thơ như bị một sức thúc giục đi tới, bịthôi thúc phải mở lời ra cho thành thơ. Frost viết: “It begins in delight, it inclines to the impulse, it assumes direction with the first line laid down, it runs a course of lucky events, and ends in a clarification of line. . .” (Bài thơ bắt đầu bằng hứng khởi, rồi chiều theo sự giục giã của động lực thúc đẩy, nhận lấy một hướng đi sau khi câu thơđầu tiên được vạch ra, tuôn chảy theo dòng sự việc , kết thúc trong sự làm sáng tỏ câu thơ . . .) Cảm xúc bởi hình ảnh của cảnh vật quen thuộc sau một cuộc tang thương bà huyện Thanh Quan bắt đầu bằng tư tưởng vấn nạn: “Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Ðến nay thắm thoắt mấy tinh sương . . . rồi để cho cái hứng khởi lúc đầu thúc đẩy dòng tư tưởng phát triển theo hình ảnh đẹp đẽ nhưng đau buồn cùng với nhạc điệu man mác của lời thơ Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương Ngàn năm gương cũ soi kim cổ Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.” (Bà huyện Thanh Quan, Hoài Cổ) Nhưng có một lúc nào đó người ta thấy thơ Ðường luật gò bó quá về hình thức và thể thức. Số câu bắt buộc, số chữ bắt buộc, bằng trắc bắt buộc, bố cục bắt buộc, vần, đối tất cảđều bắt buộc, thành ra nhà thơ cảm thấy như mình bị vây hãm trong thành trì luật lệ cứng rắn, khắt khe, không còn tự do để cảm hứng, sáng tác. Thơ Mới ra đời. Nhà thơ cảm thấy thoải mái hơn khi họ vứt bỏ hết những ràng buộc của thơ cũ. Số câu không nhất định, mấy câu cũng được. Số chữ trong mỗi câu cũng vậy, cứ tùy hứng và tùy thích. “Tiếng địch thổi đâu đây Cớ sao mà réo rắt? Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt. Mây bay . . . gió quyến . . . mây bay . . . Tiếng vi vút như khuyên van như dìu dặt, Như hắt hiu cùng hơi gió heo may. . .” (Thế Lữ, Tiếng trúc tuyệt vời) Nhưng phần lớn các nhà thơ mới thường dùng thể tám chữ như một biến thể của song thất lục bát, thể năm chữ, bảy chữ hay lục bát. “Dầu tin tưởng chung một đời một mộng, Em là em anh vẫn cứ là anh, Có thể nào qua vạn lý trường thành, Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật.” (Xuân Diệu, Xa Cách) “Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn, Tuổi hai mươi đến có ai ngờ’ Một hôm trận gió tình yêu lại, Ðứng ngẩn trông vời mộng tuổi thơ.” (Huy Cận, Học Sinh) “ Còn chi nữa em ơi ! Còn đâu ánh trăng vàng, Mơ trên làn tóc rối, Chân nàng trên đường sỏi, Sương lá đổ rộn ràng.” (Lưu Trọng Lư, Còn Chi Nữa) “Buồn gieo theo gió reo hò, Ðèo cao quán chật bến đò lau thưa.” (Huy Cận, Chiều Xưa) Phần lớn đều là thơ có vần, nhưng vần rất thay đổi, co giãn, chứ không nhất thiết phải là cước vận và cũng không nhất thiết phải là vần bằng. Vần có thể là vần liền, vần ôm hay vần chéo. Niêm luật và đối theo thể thức bài thơ Ðường thì nhất định không còn tồn tại nữa. Dù sao thì thơ mới cũng còn bị ràng buộc bởi vần điệu và một sốđông các nhà thơ mới vẫn còn chú trọng nhiều đến số chữ, đến luật bằng trắc. Ðối với một số nhà thơ sau này thì như vậy cũng còn gò bó, chưa đủ tự do để diễn tả hết tư tưởng và tình cảm của mình. Họđưa thơđến chỗ hoàn toàn tự do, không niêm luật, không giới hạn bởi số câu, số chữ và cũng không cần phải có vần nữa. Thí dụ: “Ðây là bản nhạc lòng của người Việt Nam tấu lên Khắp cùng vũ trụ Ðây là giọng hát, thật hào hùng khí phách Ðã vang lên chấn động nhân loài Ðây là tiếng thét của một dân tộc Ðã có trên bốn ngàn năm lịch sửđã thôi thúc chuyển lưu qua vô vàn nguồn tim mạch máu Ấy là hiện trạng Việt Nam mà Việt Nam hiện diện khắp năm châu. . .” (Tuệ Ðàm Tử, Hùng Khí Ca) “Tuổi đời có thể qua Ngày tháng có thể mất Nhưng mãi mãi vẫn còn Một thời để yêu Một thời để nhớ Một thời để thương . . . Và những tháng ngày còn lại Là những kỷ niệm không phai . . .” (Lai Mỹ Hà, Có Thể) Tuy nhiên phần lớn các bài thơ bây giờđều có khuynh hướng quay về luật bằng trắc, và vần điệu, nhất là vần điệu lục bát là vần điệu rất Việt Nam từ xưa đến giờ. “Hòn Me, Hòn Sóc, Tri Tôn ruộng quê cằn cỗi, khoai môn ngoài đồng nước phèn nhiễm mặn mà trong con Ghẹ lội, cá lòng tong hằng đàn Hòn Ðất thăm thẳm hóc hang nên người lính trận nguy nan khôn lường lần thăm anh thêm lần thương hoa lau, hoa sậy vấn vương đường về (Ngọc Sương, Hòn Ðất) « Khi yêu, nào có ai ngơ, Mới tri âm đó, bây giờ . . . cố nhân. Dòng đời xuôi ngược bao lần, Mà hình bóng cũ vẫn hằn vết sâu. Ðêm đêm nghe sóng vỗ, sầu, Mơ hồ như tiếng con tàu lướt khuya. Ðường về dĩ vãng bao xa, Chập chờn kỷ niệm, nhạt nhòa dáng yêu . . . « (Hồng Vũ Lan Nhi, Nỗi Lòng Người Thủy Thủ) Thơ hay không bắt buộc phải đóng khung trong những luật lệ quá ư khắt khe, gò bó. Nhưng nếu thiếu yếu tố vần điệu thì bài thơ cũng khó đi vào lòng người đọc. Tuy tiếng Việt tự nó đã dồi dào âm điệu nhưng thói quan gieo vần từ những câu vè, câu ca dao đến những điệu hò, những bài hát nói, những bài thơ nôm từ xưa đến giờ khiến cho người đọc luôn mong mỏi được thưởng thức những câu thơ thật nên thơ với những vần điệu du dương quen thuộc. Người viết xin kết thúc ởđây bằng lời ao ước mượn từ Matthew Arnold như sau: “We should conceive of poetry worthily, and more highly than it has been the custom to conceive of it.We should conceive of it as capable of higher uses, and called to higher destinies , than those which in general men have assigned to it hitherto. More and more mandkind will discover that we have to turn to poetry to interpret life for us, to console us, to sustain us. Without poetry, our science will appear incomplete; and most of what now passes with us for religion, and philosophy will be replaced by poetry.” (Chúng ta cần phải quan niệm thi ca một cách xứng đáng hơn, cao cả hơn cái mà thói quen đã quan niệm từ trước tới giờ. Chúng ta phải quan niệm rằng thi ca có công dụng cao cả, có sứ mạng cao đẹp hơn là cái công dụng và sứ mạng mà con người đã giao phó cho nó từ xưa đến giờ. Dần dần loài người sẽ khám phá ra rằng chúng ta cần phải tìm đến thi ca để nó cắt nghĩa cuộc đời cho chúng ta, an ủi chúng ta, bảo trì chúng ta. Không có thi ca, khoa học của chúng ta sẽ trở nên không đầy đủ; và hầu hết những gì mà hiện nay chúng ta cho là thuộc về tôn giáo, và triết học sẽđược thay thếbằng thi ca). (Arnold, Matthew: The Study of Poetry, Part I, Great Works of Literature; 1/1/1992)
|
Ý kiến bạn đọcVui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.
|
|