Anh Nguyễn Tinh Vệ là một người mặc áo lính, có năng khiếu viết văn và làm thơ. Tôi biết anh bắt đầu làm cái công việc viết lách này từ năm 1955. Cũng do cái nghiệp làm văn làm thơ, hay nói đúng hơn là do sự ưa thích văn học nghệ thuật.khiến tôi và Tinh Vệ dễ dàng hiểu nhau hơn .Tôi còn nhớ vào khoảng tháng 5 năm 1954, anh gia nhập vào quân lực VNCH, cũng là lúc tôi và anh đang thụ huấn tại quân trường đào tạo Sĩ quan tại Thủ Ðức , vì thế mà tôi đã quen biết anh. ..
Cũng từ ngày tháng đó, chúng tôi trở thành đồng đội, cùng phục vụ cho một lý tưởng chống Cộng, bằng thép súng trên chiến trường. Ðồng thời cũng dùng thép bút trên mặt trận văn hóa.chống lại tư tưởng vô thần.của Cộng sản.Việt Nam. Anh là người miền Bắc di cư vào Nam để tị nạn Cộng sản, khi Hiệp định Geneve 1954 ra đời . Hiệp định này giúp cho Hồ Chí Minh cướp đựơc phân nữa nước Việt Nam. Cũng vì thế mà có một triệu người miền Bắc chối bỏ Cộng sản, phải di cư vào miền Nam tị nạn. Anh là một trong số những người đi lánh nạn Cộng sản lúc đó. Và cuộc chiến tiếp diễn một cách tàn bạo, do tham vọng làm tay sai của họ Hồ với sự ủy nhiệm và viện trợ của Nga Tàu, nên Cộng sản đã cưởng chiếm miền Nam, vi phạm Hiệp định Ba Lê 1973. Nói đúng hơn là Hiệp đinh để CSVN chiếm gọn phần đất Việt Nam còn lại của Hiệp Ðịnh Geneve 1954. Lần này, anh bị cùng chung số phận với đồng bào miền Nam trước thảm họa Cộng sản. Anh lại phải tìm đủ mọi cách vượt biên vượt biển, tìm đường lánh nạn Cộng sản lần thứ 2 . Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. anh bị CSVN bắt đi tù cải tạo 3 năm, ra tù phải đi vùng kinh tế mới, sống như cảnh trong tù giam lỏng. Anh bỏ trốn thoát khỏi Việt Nam năm 1981, bằng con đường vượt biển đông, như hàng triệu người đã bỏ chạy khỏi Việt Nam khi Cộng sản chiếm đoạt miền Nam Việt Nam.
Tình chiến hữu
Ở trong pham vi của bài viết này, tôi muốn kể lại một người bạn đồng đội, từng cùng tôi thụ huấn chung một đại đội khóa sinh và từng xuất thân ở một quân trường . Ðã từng phục vụ chung trong một binh chủng gần suốt hai mươi năm trong QLVNCH, cho đến ngày tan hang rả ngủ, ngày 30/4/1975.
Anh Nguyễn Tinh Vệ là một người bạn , một chiến hữu, mà tôi muốn nhắc tới trong số những người bạn đồng đội của tôi. Anh ngoài nghề cầm súng, đặc biệt anh còn có nghề tay trái là nghề cầm bút viết văn. Trước năm 1975 anh có bút hiệu là Tinh Vệ và sau này ra hải ngoại, anh đổi lại là Diệu Tần. Cái bút hiệu mới sau này vừa nghe thấy qua, cứ ngở là tên của một người nữ hơn là nam. Anh sinh năm Nhâm Thân , 1932., tại Ðông Triều, Hải Dương, Bắc Việt Nam. Năm 1954, anh theo đoàn người di cư, gần một triệu người vào Nam lánh nạn Cộng sản. Anh thuộc diện người Bắc di cư chánh hiệu, mà người ta thường gọi nôm na là dânõõ Bắc Kỳ 54õõ.để phân biệt với dân Bắc Kỳ 75.
Anh Nguyễn Tinh Vệ và tôi , cũng như một số anh em cùng khóa.5 Thủ Ðức, Khóa Công Binh tại quân trường Thủ Ðức, đến giờ phút này vẫn mãi còn gắn bó bằng tình đồng đội., tình chiến hữu. Kể ra từ năm 1954 đến nay, tính ra cũng đã nữa thế kỷ qua đi, mà tình anh em đồng đội vẫn còn ghi chặt trong lòng. Dù phải trãi qua những biến cố đau thương, trước và sau cuộc chiến Việt Nam, kiểm điểm lại thấy có những đồng đội lớp mất lớp còn, và do tuổi đời cũng chồng chất, già yếu sức cùn lực kiệt, cùng những đau thương bất hạnh vì cơn quốc nạn phải bị thất thổ ly hương.. Hoặc đã hi sinh một cách đau đớn đầy oan nghiệt trong nhà tù Cộng sản, hoặc bị tử nạn trên đường vượt biển.Ðông...
Lần này, cũng là một cơ hội bằng vàng, anh Nguyễn Tinh Vệ đã tìm gặp lại tôi qua các bài viết từng đăng trên các báo ở hải ngoại này. Chúng tôi được gặp lại nhau trên Email và điện thoại.. Kể ra cũng hơn 30 năm xa cách, đến giờ này mới có cơ hội gặp lại. Anh hiện ở Nam California, còn tôi ở Austin, Texas., Hoa Kỳ. Tôi còn nhớ trước ngày tan hàng rả ngũ, đơn vị và chức vụ cuối cùng của anh là Tiểu Ðoàn Phó Tiểu Ðoàn 51 Công Binh Kiến Tạo trú đóng tại Thành Ông Năm , quận Hốc Môn.
Cũng nhờ gặp lại nhau, biết rõ địa chỉ của nhau, anh Tinh Vệ đã gửi biếu tôi quyển sách truyện dài, do anh đã sang tác, có lẽ là tác phẩm mà anh ưng ý nhất trong số sách do anh đã viết . Nên anh đã gửi qua đường bưu điện để tặng tôi.và bè bạn cùng khóa, hiện đang tị nạn Cộng sản tại Hoa Kỳ , và các nơi khác trên thế giới có người Việt tị nạn đang sinh sống. Khi nhận được sách của anh gửi tặng, tôi rất cảm ơn anh vẵn còn giữ một tấm lòng rất thân thiết như ngày nào. Mặc dù thời gian đã quá lâu, dù đã trãi qua biết bao biến cố thương đau và tủi nhục sau cái ngày oan nghiệt của tháng Tư Ðen, anh vẫn còn giữ mãi một tấm lòng chung thủy và tâm huyết, đó là tấm lòng do tình đồng đội, tình chiến hữu, tình huynh đệ chi binh bất diệt trong lòng của mỗi người chiến sĩ trong QLVNCH. Tôi rất cảm ơn anh.
Một người bạn cầm bút
Ngoài cái tình bạn đồng đội, đồng ngũ trong QLVNCH, Nguyễn Tinh Vệ và tôi còn là một người bạn cầm bút viết văn làm thơ để góp phần vào công cuộc đấu tranh trên mặt trận văn hóa để chống lại tư tưởng và chủ nghĩa vô thần vô đạo Cộng sản.
Quyển sách mà anh đã gửi tặng tôi, có nhan đề ỏõ Kéo Da Non ỏõ. Tôi cũng đã đọc qua. Do đó tôi mới biết anh có thêm bút hiệu là Diệu Tần, ngoài bút hiệu Tinh Vệ mà anh từng dùng trước năm 1975.
Anh từng có những tác phẩm đã được xuất bản như: Trên Bờ Kinh An Hạ ( 1988 ), Cơn Mưa Ðầu Mùa ( 1990 ), Kéo Da Non ( 1994 ). Trước năm 1975, anh đã từng đoạt giải thưởng, giải nhất thoại kịch Văn Nghệ Toàn Quân 1957. Vở kịch Bảo Loạn, đoạt giải nhất thoại kịch văn chương toàn quốc , năm1966,, Vở Cơn Lốc, năm 1969.
Sau năm 1975, anh bị CSVN bắt đi tù cải tạo 3 năm, ra tù anh bị đi vùng kinh tế mới, cũng vào thời điểm đó, CSVN đang lùa dân bại trận lên vùng kinh tế mới để cách ly, để cướp đoạt nhà cửa và đất đai cho cán bộ và bộ đội ngoài Bắc vào chiếm dụng. Anh cũng được Cộng sản khai thác chất xám, như một số Bác sĩ và Kỷ sư của chế độ cũ. Như anh đã kể trong quyển Kéo Da Non của anh., câu chuyện của Bách là cụ thể. Bách là một Bác sĩ Quân Y thuộc đơn vị Nhảy Dù VNCH, sau thời gian bị tập trung đi tù cải tạo trở về, bị đưa lên vùng Kinh Tế Mới ở vùng rừng núi phía Bắc tỉnh Tây Ninh . Cũng như trường hợp của anh, cũng bị gán danh hiệu làõõ Kỷ su bậc mộtõõ. Mặc dù bị CSVN lợi dụng khai thác chất xám, bị bắt làm nô lệ cho nhân dân XHCN. Anh và bác sĩ Bách cùng một số dân gốc miền Nam cuối cùng phải bỏ trốn khỏi vùng kinh tế mới, như thoát khỏi trại tù lần thứ hai. Anh đã vượt biên thoát ra khỏi hỏa ngục trần gian này năm 1981, và đến tị nạn tại Nam California, Hoa kỳ.
Hôm nay, đọc lại sách của Nguyễn Tinh Vệ đã tặng tôi, quyển Kéo Da Non với bút hiệu Diệu Tần. Tôi chỉ làm nhiệm vụ đọc sách của một người bạn đã có nhã ý gửi tặng, hơn là làm theo cách phê bình văn học. Tôi chỉ đọc và chú trọng những nét chính có liên quan vào những biến cố lịch sử sau cái ngày 30/4/75, khi CSVN áp đặt ách thống trị bằng bạo lực cách mạng, rất ư là tàn bạo lên đầu lên cổ đồng bào miền Nam, bằng đường lối và chủ trương tận diệt giai cấp. Ðường lối và chủ trương này được che đậy bằng những khẩu hiệu, bằng thủ đoạn gian ác, để lùa dân đi vùng KTM, .để tước đoạt nhà cửa và đất đai cùng tài sản . Theo tác giả cho hình thức KTM là một loại trại tù cải tạo lao động trá hình. Cũng như cái kiểu Thanh Niên Xung Phong., hủy diệt thế hệ thứ 2 của đồng bào miền Nam. ! Vì KTM của CSVN là một hình thức cách ly những người dân thuộc chế độ cũ, những gia đình mà CSVN gọi là ỏõgia đình đau khổõõ, kiểu chia để trị, để trấn áp và tận diệt, không khác loại trại tù cải tạo tập trung hay loại trại tập trung.rập khuôn theo kiểu Liên Xô và Trung Cộng.
Truyện dài Kéo Da Non của tác giả, đã cố gắng gói trọn trong 271 trang với 21 chương, do nhà xuất bản Papyrus- Chỉ Thảo ấn hành tại San José, CA., USA., năm 1994.
Nội dung câu chuyện được diễn đạt qua những nhân vật chính là Bách và Huyền xuyên qua những sinh hoạt tại vùng KTM ở phía Bắc Tây Ninh như Ka Tum Xa Mát. Bách là một bác sĩ quân y của VNCH , sau ngày 30/4/75, bị CSVN bắt di tù cải tạo, sau đó vì cần chất xám, Bách được thả về để đi vùng KTM.. Bách gặp Huyền con một gia đình chế độ cũ bị đày lên vùng KTM. Cả hai nhân vật này đã giúp cho tác giả thấy được sự thật để viết ghi lại cái thảm cảnh của người bị đưa lên vùng kinh tế mới. Cũng như Bách từ trại tù cải tạo trở về, nhưng lại bị đưa vào khu kinh tế mới., với xã hội mới, đầy dẩy những lừa đảo và man trá. Nơi một xã hội mới XHCN, mà kẻ thống trị đã ngạo mạn công thần, hống hách mạt sát kẻ bại trận , hà hiếp bóc lột nhân dân đến tận xương tủy.
Tác giả cũng diễn tả cảnh bi đát nhục nhã đau thương của những người cũng muốn hòa đồng, chung sống theo nghĩa tình đồng bào. Nhưng không thế nào hội nhập được, trong một cái môi trường khép kín do thù hận dẩy đầy. Dù muốn cố tìm cách lảng quên quá khứ, nhưng những sự việc trước mắt hàng ngày diễn ra khiến cho ý định trở thành vô vọng. Từ những cái mâu thuẩn của thực tế quá phủ phàng của cái xã hội mới, XHCN quá ngu dốt, điêu ngoa và xảo trá., đã thể hiện qua những nhân vật vừa mới hiển đạt, nhưng quá dốt nát, như Sáu Ðỏ, Mười Toản, Tám Tài, Năm Tơ., loại sâu dân mọt nước kiểu mới, kiểu XHCN !.
Tất cả đã diễn ra như tấn thảm kịch bi đát, khiến cho con người do bản năng sinh tồn, bắt buộc phải tìm đường trốn thoát.. Như Bách và Huyền và bằng hữu sống trong vô vọng . Không còn có cơ hội để hội nhập vào cái xã hội mới đầy oan trái.này. Những nạn nhân của cái xã hội mới này, cũng là chứng nhân, cũng là nguyên nhân khiến cho đồng bào miền Nam phải chối bỏ cái xã hội, mà CSVN cho là ưu việt, phải bỏ của lấy người, chạy ra biển Ðông lánh nạn.Cộng sản
Nhân dân miền Nam quá khiếp sợ cái ưu việt của cái XHCN mới này, đành phải bỏ trốn. Vì bị bọn thống trị mới áp đặt lên đầu lên cổ nhân dân, tệ hại còn hơn Thực dân.Phong Kiến. Loại Thực dân kiểu mới. Ðược thành danh là loại Thực dân Ðỏ. Thật đáng ghê tởm ! Khiến đồng bào phải bỏ của chạy ra biển Ðông trong cảnh thập tử nhất sinh, cũng vì sợ cái ưu việt của cái XHCN quá độc ác.. Như trường hợp Bách và Huyền trong chương cuối.21, CaoBay.., và nơi trang 268 , 269.. Theo tác giả gọI là ỏõcao bay xa chạyõõ khỏi cảnh của địa ngục trần gian của loài quỷ Ðỏ.
.
Quyển Kéo Da Non của Diệu Tần không phải là truyện dài tiểu thuyết với bút pháp theo lối tả chân, mà gần như là một bản cáo trạng , một chứng tích lịch sử tội ác của giai cấp thống trị mới sau ngày 30/4/75. Khiến cho nhân dân miền Nam bị cảnh đô hộ của thực dân đỏ da vàng., mà trọng tâm câu chuyện được diễn ra xoay quanh trên địa bàn của vùng Kinh Tế Mới Tây Ninh.
Tác giả dung cụm từ Kéo Da Non trong câu cuối cùng của câu chuyện, như ỏõCuộc đời chúng mình đã bắt đầu kéo da nonõõ để diễn đạt cái tư tưởng hân hoan khi đã thoát nạn, thoát khỏi tầm tay của loài quỷ Ðỏ. Kéo Da Non là một hiện tượng, hay dấu hiệu của một vết thương, mụt ghẻ, mụt nhọt sắp lành. , mà người có trình độ y khoa như Bác sĩ Bách đã dùng cụm từ ỏõkéo da nonõõ để nói với người yêu là Huyền, để diễn tả cuộc đời từng bị đau đớn vì vết thương lỡ loét,đầy máu me, do bị CSVN gây nhiễm độc.bằng thù hận và tủi nhục... Nay vượt biên thoát nạn , giống như tình trạng của vết thương sắp lành.do có dấu hiệu kéo da non.
Kinh Tế Mới của CSVN
Khu Kinh Tế Mới ( KTM ) mà CSVN thường xử dụng, mục đích là để cách ly đồng loại, không cùng là đồng chí với CSVN. Ðồng loại này bị CSVN, một loại Tào Tháo tân thờI, hoài nghi là phản động, có tư tưởng chống đối với Cộng sản. Khu KTM là nơi tập trung, không khác các trại tập trung có không gian rộng lớn hơn trại tù., lùa dân , di dân, chia để trị, tạo cơ hội để tước đoạt tài sản và đất đai nhà cửa, điển hình như sau cái ngày 30/4/75. CSVN đã lùa dân ở Thành Phố Sài Gòn lên vùng KTM, để trống chỗ cho cán bộ, bộ đội cụ Hồ ngoài Bắc vào chiếm ngụ ? Một hình thức đày đọa và cướp bốc, bóc lột ?
Sau 30/4/75, khu KTM là trại giam lỏng người, là nơi tập trung để trả thù, trả oán giai cấp, theo đường lối chủ trương của CSVN.., cưởng bức lao công để khẩn hoang, kiểu đem con bỏ chợ. cái thảm cảnh của người dân bị giai cấp thống trị lừa bịp.bằng khẩu hiệu. Theo tác giả ghi nhận, khu KTM còn là nơi tàn sát lẫn nhau của con người cùng chung một dòng máu chỉ khác nhau qua hệ tư tưởng, là nơi của kẻ chiến thắng đày đọa bắt nạt nhục mạ người chiến bại, Khu KTM chỉ khác với trại tù cải tạo tập trung là không có cai ngục và tù nhân. Do yếu tố quần chúng, nên chỉ có công an xã và chủ tịch xã, là những tên đầu gấu, như tác giả đã kể cụ thể như những tên như Mười Toản, Tám Tài , Năm Tơ .. v.. v...
Khi đọc truyện Kéo Da Non của Diệu Tần tôi mới có ý nghĩ, đây là một tác phẩm cần được phát huy với tầm vóc rộng rải hơn như những tác phẩm kể về chuyện tù cải tạo đã có rất nhiều người viết. Trái lại chuyện kể về kinh tế mới của CSVN quá ít. Có thể do sự che đậy và tuyên truyền bịp quá nhiều của CSVN làm các nạn nhân quên đi hoặc sợ hải không dám thố lộ. Hoặc chuyện tù cải tạo vì có tầm vóc quốc tế hơn.nên CSVN khó bịp được. Cũng vì thế mà các đề tài về KTM hoặc Thanh Niên Xung Phong của CSVN ít nghe nhắc, so với chuyện trại tù cải tạo. Nhờ đọc Kéo Da Non của Diệu Tần , mới thấy cái thảm cảnh của đồng bào bị đưa đi vùng kinh tế mới có khác vì đi tù lao động cải tạo đâu. Diệu Tần đã thành công qua lối viết chân phương diễn tả được nổi đau uất nghẹn của người dân thấp cổ bé miệng, nhưng có văn hóa cao hơn những tên đầu gấu hiển đạt thành giai cấp thống trị, đang đè đầu cưỡi cổ kẻ thất thời thất thế.bằng luật rừng.
CSVN có thói quen gần như sở trường là hay dùng những cụm tù thật kêu, thật bóng với mục đích để lừa bịp do bản chất điêu ngoa cố hữu. Như cụm từ Kinh Tế Mới, Thanh Niên Xung Phong, Việt Kiều Yêu Nước, Khúc Ruột Nhìn Dâm, Ðoàn Kết Ðại Ðoàn Kết.. v.. vvà .. v .. v Nghe qua thật hào nháng, nếu kịp suy nghĩ thì thật là mĩa mai chua chát., quả là nghe như ngậm đắng nuốt cay thế nào ! Hầu hết những kẻ nhẹ dạ, mau quên hay bị mắc lừa do những khẩu hiệu này của CSVN.
Thay lời kết
Ðọc truyện Kéo Da Non của Diệu Tần mới thấy bút pháp của tác giả đã viết rất thật, và ghi lại rất đúng những ngôn từ của con người mới trong cái xã hội mới, XHCN. Kể cả tiếng lóng , lời ca của cả hai miền Nam Bắc, của cả hai chiến tuyến, thậm chí còn kể ra những loại người, mẫu người, như đã thể hiện qua những Chương 7 , Chất xám cũ, nơi trang 85 , Chương 8., Tình Bắc duyên Nam, nơi trang 97.và Chương 13, Tình đồng chí , nơi trang 163. Xuyên suốt tập truyện dài với 21 chương , làm người đọc tưởng chừng như những truyện ngắn, do mỗi chương có những tình tiết riêng. Mặc dầu câu chuyện diễn ra trên một không gian là khu kinh tế mới, và thời gian là những năm đầu của CSVN khi chiếm đoạt miền Nam , đang cố gắng bằng chủ trương đưa miền Nam tiến lên nghèo mạt theo kịp miền Bắc XHCN. Còn nhân vật là quần chúng gốc chế độ cũ, là những người bại trận bị trả thù bởi những người chiến thắng. Tất cả tạo nên một khung cảnh bi thảm trong truyện dài Kéo Da Non của Diệu Tần. Nhờ kinh nghiệm sống , từng biết rõ CSVN như thế nào từ năm 1954, nên Diệu Tần đã viết lại câu chuyện Kinh Tế Mới với hai nhân vật chính Bách và Huyền rất thực. và những kẻ thống trị tác phúc tác oai một cách vô nhân với đồng bào rất chính xác.
Ðọc Kéo Da Non mới thấy vết thương không phải đã lành lặn, vì tự nó vẫn còn rướm máu, máu Việt Nam vẫn còn chảy. Nếu bảo là kéo da non là sẽ lành, nhưng con người độc ác vẫn còn gây nhiễm độc, vết thương sẽ mãi còn lỡ loét do thù hận, đàn áp và xảo trá vẫn còn, thì dù có kéo da non cũng chưa chắc lành lặn được. Mà dù có hết lỡ loét cũng còn để lại cái dấu vết bi thương của dân tộc. Một vết thẹo nồi da xáo thịt trên thân xác Việt Nam, cảnh người Việt giết người Việt , người Việt hành hạ đánh đập quá dã man người Việt, bằng tư tưởng ngoại lai vô thần Cộng sản, rập khuôn theo kiểu của Nga Tàu.
Tôi xin cảm ơn tác giả đã có nhã ý gửi tặng tôi quyển Kéo Da Non. để có thêm chi tiết về thảm cảnh nơi khu KTM của CSVN.sau ngày 30 tháng tư năm 1975. Rất đa tạ./
Thanh Khâm.