Nov 21, 2024

Ký sự

Câu chuyện về Voọc Sơn Trà
NGUỒN INTERNET * đăng lúc 05:18:46 PM, Sep 08, 2022 * Số lần xem: 2584
Hình ảnh
#1

 

Câu chuyện về Voọc Sơn Trà


“Voọc vốn di chuyển ở trên cây chứ không xuống đất, nhưng từ khi làm đường để xe du lịch lên xuống thì những cụm rừng bị chia cắt, chúng phải xuống đất để di chuyển sang nơi khác kiếm ăn.


Điều đó đồng nghĩa với nguy cơ bị săn bắt hoặc xe tông nhiều hơn. Nhiều đàn cũng nháo nhác mỗi khi có tiếng động cơ xuất hiện trong rừng ... (Bùi văn Tuấn viết từ Sơn Trà)


Vọoc Sơn Trà có thật là 1.335 con, hay chỉ 300-400?

23/05/2017


TTO -  1.335 con vọoc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà? Nhiều nhà khoa học đã nghi ngờ về con số này bởi trước đó, trong các hội thảo khoa học số liệu được công bố đều chỉ ở mức từ 300 - 400 cá thể.


image032

Vọoc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Bán đảo Sơn Trà là địa điểm dễ dàng nhìn thấy vọoc chà vá chân nâu trong tự nhiên - Ảnh: NGUYỄN TRƯỜNG SINH


Chúng tôi nghiên cứu về Sơn Trà từ năm 2006 đến nay với sự phối hợp của kiểm lâm Đà Nẵng về số lượng, phân bổ...  Tuy nhiên, số cá thể voọc mà chúng tôi kiểm đếm được qua 11 năm nghiên cứu ở Sơn Trà thấp hơn rất nhiều số liệu mới được công bố của trung tâm GreenViet. (Chuyên gia linh trưởng Vũ Ngọc Thành)


Đây là con số từ hội thảo công bố kết quả nghiên cứu hiện trạng quần thể vọoc chà vá chân nâu và giải pháp bảo tồn loài tại bán đảo Sơn Trà do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Đà Nẵng tổ chức.


Theo ông Nguyễn Mạnh Tiến, trưởng phòng quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên - Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng thì đây là con số “phi chính thức” vậy nên chỉ tham khảo chứ không phải là công bố có tính pháp lý.


Ông Tiến cũng cho rằng, việc Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) tổ chức nghiên cứu rồi công bố là chưa đúng bởi việc nghiên cứu trong rừng đặc dụng phải được sự cho phép của cơ quan chức năng theo Luật bảo vệ và phát triển rừng.


“Theo quy định, những số liệu công bố cấp tỉnh, thành và cấp quốc gia đều do cơ quan quản lý nhà nước công bố. Như việc điều tra động vật rừng là do Chi cục kiểm lâm địa phương làm chủ trì điều tra trên cơ sở kết hợp thực hiện cùng các tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học.


Sau quá trình nghiên cứu thì có hội đồng khoa học tổ chức nghiệm thu đề tài mới đủ cơ sở pháp lý để công bố số liệu” ông Tiến cho biết.


Cũng theo ông Tiến: từ trước đến nay, TP. Đà Nẵng đã 3 lần công bố số liệu liên quan đến vọoc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà. Cụ thể vào năm 1989 ước tính có 400 cá thể, vào năm 2007 có khoảng 170 cá thể và mới đây nhất công bố năm 2009 có khoảng 300 cá thể.


Trong khi đó, theo chuyên gia linh trưởng Vũ Ngọc Thành, đại diện tổ chức Bảo tồn voọc vá Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng, phải mất rất nhiều thời gian nghiên cứu, kiểm đếm mới có thể kết luận được con số tương đối chính xác cá thể vọoc chà vá chân nâu ở Sơn Trà. TRƯỜNG TRUNG


Ngắm “nữ hoàng” linh trưởng trên đỉnh Sơn Trà

06/03/2016


TT - Bán đảo Sơn Trà, có loài linh vật là voọc ngũ sắc có tên trong Sách đỏ và được ví là “nữ hoàng” linh trưởng, mà còn trải nghiệm du lịch sinh thái, nghỉ ngơi, tâm linh, văn hóa...


image033

Sinh hoạt của các gia đình voọc ngũ sắc ở Sơn Trà - Ảnh: Xuân Mai


Cách trung tâm TP Đà Nẵng hơn 7km, không gian xanh mênh mông của núi rừng nguyên sinh với tiếng chim kêu vượn hú, tiếng sóng biển rì rào đêm ngày của bán đảo Sơn Trà.


Đặc biệt, bán đảo Sơn Trà là vùng đất biển có loài linh trưởng voọc ngũ sắc (voọc chà vá chân nâu) có tên trong Sách đỏ và được ví là “nữ hoàng” linh trưởng, mà còn trải nghiệm du lịch sinh thái, nghỉ ngơi, tâm linh, văn hóa...


Voọc ngũ sắc


Đến Đà Nẵng, men theo đường Hoàng Sa ven biển cho tới khi bên đường hiện lên hàng taluy với hàng trăm bức tượng khỉ. Bạn hãy lấy máy ảnh ra khỏi túi, bởi bạn có thể bắt gặp voọc ngũ sắc trên các ngọn cây cao tại Sơn Trà.


Ngọn núi này được hợp thành bởi ba hòn với đỉnh cao nhất chừng 700m so với mực nước biển nên có nhiều cung đường hình xương cá để tìm voọc ngũ sắc.


Biển vây quanh, không gian ở đây thường đặc quánh sương mờ. Bất chợt trong màn sương, một bầy voọc ngũ sắc xuất hiện, băng nhanh qua những cành cây.


Bộ lông với năm màu: trắng, xám, hung nhạt, đỏ và độc đáo nhất là đôi chân màu nâu đỏ, nên được gọi là voọc chà vá chân nâu để phân biệt với các loài voọc chà vá chân xám khác. Voọc mẹ, voọc con chuyền cành dưới những tán lá rậm rạp, tiếng sột soạt của lá cành.


Dù loài này rất “nhát người” nhưng nhờ số lượng lớn khắp bán đảo (?) nên việc ngắm loài voọc bộ lông năm màu tuyệt đẹp đi qua là không khó.


Voọc chà vá luôn đi theo đàn với số lượng lên tới chục con, có con đực đầu đàn ngồi ở vị trí cao nhất để quan sát xung quanh, canh chừng cho các thành viên an toàn kiếm ăn. Tuy nhiên, muốn được nhìn lâu, chụp ảnh “nữ hoàng” linh trưởng phải ngụy trang và “đi nhẹ nói khẽ”, chờ đợi.


Theo nhiều chuyên gia, loài linh trưởng đặc hữu này có ở các nước Đông Dương nhưng chỉ có thể quan sát voọc ngoài thiên nhiên ở Sơn Trà. Ngoài việc đi khẽ nói nhẹ ra, khách phải lưu ý khi di chuyển bởi ở đây còn rất nhiều loài thú lớn như heo rừng, mang, chồn và các loài khỉ lớn.


Để đảm bảo không gian sống, di chuyển cho voọc chà vá, khỉ, nhiều cây cầu treo được bắc ngang qua các con đường trên đảo để linh trưởng dễ dàng qua lại.


San hô ở bán đảo Sơn Trà nhiều màu sắc lộng lẫy và nằm không quá sâu, chỉ ở mức 2,5-3m nên mọi người lặn ngắm không cần thiết bị. Những nhà hàng dưới triền núi sát mép biển sẽ đáp ứng những món thủy sản Sơn Trà như tôm nhí, mực ống tươi, mực cơm, cá mú, ghẹ, ốc...


Hai điểm đến trên bán đảo Sơn Trà nổi tiếng là cây đa di sản 800 tuổi và đỉnh bàn cờ ở nơi cao nhất đảo. Cây đa cao 22m, bóng mát của tàn cây tỏa ra rộng lớn phía dưới, làm nơi tham quan, nghỉ ngơi cho du khách sau những chuyến cuốc bộ trong rừng.


Còn đỉnh bàn cờ ở độ cao 700m so với mực nước biển, khung cảnh thơ mộng với ông tiên và bàn cờ tướng cùng không gian thoáng đãng, khí trời mát lạnh và là điểm ngắm nhìn gần như toàn bộ Đà Nẵng.


Tại bán đảo Sơn Trà, có không gian “kỳ hoa dị thảo” với hơn 100 loài tre, trúc ở Sơn Trà Tịnh Viên, bảo tàng tư nhân văn hóa đầu tiên Đồng Đình, khu tâm linh của chùa Linh Ứng.


Từ năm 2012, một tổ chức phi chính phủ là Trung tâm Nước Việt Xanh (GreenViet) được ra đời với hoạt động chính là nghiên cứu, truyền thông và giáo dục về bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực miền Trung - Tây nguyên, đặc biệt là voọc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà.


Trên trang điện tử của tổ chức này (http://www.greenviet.org/) cũng có nhiều mục thăm dò ý kiến và kêu gọi cùng tham gia bảo vệ đàn voọc ở bán đảo Sơn Trà. Chính các thành viên của tổ chức này đã phát hiện vụ phá rừng ngày 24-2 (bài “Đà Nẵng chặn phá rừng nhờ Facebook”, Tuổi Trẻ ngày 25-2) và kêu gọi người dân và chính quyền cùng vào cuộc để bảo vệ loài vật quý ở Sơn Trà.


image034

Một bức tranh vẽ Voọc Sơn Trà thưa chuyện với Đức Phật.


image032image035image036

Triển lãm gần 150 bức ảnh sắc đẹp "nữ hoàng linh trưởng"

18/05/2016


TTO - Sở TN&MT TP Đà Nẵng cùng các tổ chức bảo vệ môi trường và các nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh thiên nhiên khai mạc triển lãm ảnh đời sống của loài Voọc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà.


image037Bạn trẻ xem triển lãm -Ảnh: Tấn Lực 


Triển lãm bắt đầu từ chiều 17-5, quy tụ gần 150 tác phẩm ảnh của 23 tác giả đến từ nhiều vùng miền khác nhau. Trong đó, đáng chú ý là tác giả Nguyễn Trường Sinh (đến từ TP Hồ Chí Minh) đóng góp một nửa số lượng tác phẩm.


Anh Sinh cho biết đã ôm máy ảnh lăn lộn hơn hai năm tại bán đảo Sơn Trà để "phục kích" và ghi lại sinh hoạt của đàn Voọc chà vá chân nâu. Anh cũng ấp ủ ý định thực hiện một cuốn sách ảnh về các loài động vật hoang dã quý hiếm tại Việt Nam, bao gồm loài Voọc chà vá chân nâu Sơn Trà.


"Qua hình ảnh tại triển lãm, chúng tôi muốn giới thiệu vẻ đẹp độc đáo của loài voọc được mệnh danh là nữ hoàng linh trưởng tới người dân Đà Nẵng và công chúng gần xa. Từ đó truyền cho họ tình yêu với loài động vật đặc biệt này và chung tay bảo vệ sự sống của chúng"-anh Sinh nói.


Ông Ông Văn Sinh, chủ tịch Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật TP Đà Nẵng, nhận định các tác phẩm thể hiện được sự chịu khó lăn lộn và tình yêu của các nhà nhiếp ảnh đối với loài voọc. Theo ông Sinh, hoạt động của con người ngày càng gia tăng tác động tới đời sống hoang dã khu vực bán đảo Sơn Trà. Do đó, triển lãm này rất có ý nghĩa, giúp tuyên truyền, giáo dục người dân tham gia bảo vệ môi trường sống hoang dã nơi đây.


Loài Voọc chà vá chân nâu được xếp vào loại cực kỳ nguy cấp trong Sách đỏ thế giới.


Tại Việt Nam hiện có khoảng 1.000 cá thể Voọc chà vá chân nâu, trong đó tập trung đông nhất tại bán đảo Sơn Trà với khoảng 300 cá thể. Voọc chà vá chân nâu thuộc nhóm khỉ ăn lá, thường sống thành gia đình từ 5-7 cá thể trong một diện tích rộng 20-30 ha.


Triển lãm kéo dài đến hết ngày 22-5 tại Thư viện khoa học tổng hợp Đà Nẵng.


image038
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Trường Sinh (phải) thuyết minh về tác phẩm - Ảnh: Tấn Lực

image036

Vẻ đẹp của Voọc chà vá chân nâu. Ảnh triển lãm của tác giả Nguyễn Trường Sinh


image039

Vẻ đẹp của Voọc chà vá chân nâu. Ảnh triển lãm của tác giả Nguyễn Trường Sinh


image040

Vẻ đẹp của Voọc chà vá chân nâu. Ảnh triển lãm của tác giả Nguyễn Trường Sinh


image035

Vẻ đẹp của Voọc chà vá chân nâu. Ảnh triển lãm của tác giả Nguyễn Trường Sinh


TẤN LỰC


Dùng tranh vẽ kêu gọi bảo vệ loài voọc

18/01/2013


TTO - 34 bức tranh của nữ nhà văn kiêm nghệ sĩ Suzi kể về một "con voọc cô đơn" được trưng bày tại Manzi Art Space (14 Phan Huy Ích, Hà Nội) thu hút sự chú ý của người dự khán.


image041

Những tác động của con người với môi trường sống của loài voọc hiện lên rõ nét - Ảnh: Tiến Thắng chụp lại


Chia sẻ với TTO, nghệ sĩ Suzi cho biết “nhân vật” voọc cái trong tác phẩm của mình được xây dựng từ câu chuyện có thật về việc một quần thể voọc cái sống cách ly trên đảo nhỏ được đưa về hòa nhập thành công với quần thể voọc Cát Bà lớn hơn.


Với các chất liệu đơn giản như giấy, sơn, than…, nghệ sĩ Suzi đã cho người xem thấy được vấn đề xã hội sâu sắc qua câu chuyện của một con voọc cái thuộc giống voọc Cát Bà.


Bằng nghệ thuật sắp đặt tranh theo không gian 3 chiều, cuộc sống khốn khó của loài voọc dưới những tác động từ con người. Qua đó, triển lãm như một lời kêu gọi hành động giúp sự tồn tại của loài voọc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.


Những cuốn sách, tranh ảnh về loài voọc Cát Bà cũng được bán tại triển lãm nhằm gây quỹ ủng hộ chương trình bảo vệ voọc Cát Bà. Dự kiến triển lãm kết thúc ngày 6-2.


image042

Môi trường sống bị thu hẹp buộc nhiều con voọc phải tìm đến những hang động đá vôi - Ảnh: Tiến Thắng chụp lại


image034

Bức tranh mang ý nghĩa giải thoát, giác ngộ được tác giả khéo léo sử dụng với hình ảnh Đức Phật từ bi. Ảnh: Tiến Thắng chụp lại


image043

Mầm sống bắt đầu từ xương sọ của con voọc vô danh khi được chôn dưới đất - Ảnh: Tiến Thắng chụp lại


image044

Nhiều cuốn sách, ảnh… về voọc được bán tại triển lãm nhằm gây quỹ ủng hộ được nhiều người hưởng ứng - Ảnh: Tiến Thắng


TIẾN THẮNG






 


 

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.