Nov 26, 2024

Tiểu luận - Tạp bút

Ðón Xuân Và Tạp Luận.
Võ Doãn Nhẫn * đăng lúc 06:10:15 PM, Mar 30, 2009 * Số lần xem: 1811
Hình ảnh
#1

1. Ðón Xuân Và Tạp Luận.

Võ Doãn Nhẫn


1.- Mỗi năm vườn cúc nở
Lại thấy tuổi thêm già,
Bánh chưng câu đối đỏ,
Tháng ngày thấm thoắt qua.

Mỗi năm cành mai nở,
Tóc bạc trắng thêm già.
Lì xì phong bì đỏ,
Mừng thêm một tuổi hoa.

Nắng xuân bầy én liệng
Trời cố quốc tha hương
Cầu mong lời ước nguyện
Ði nốt cuối con đường.

Hồn trôi về quá khứ
Chuyện Hoa Bướm Ngày Xưa(1)
Bài ca Sầu Lữ Thứ(2)
Tiếng gà kêu xế trưa.

Dư âm bài Nhạt Nắng(3)
Hồn nhạc sĩ Xuân Lôi,
Quê xưa giờ trống vắng
Dòng nước chảy mây trôi./.

Nhạt nắng chiều đông trời vắng gió.
Hàng cây ủ rũ trên hoa cỏ.
Giang sơn địa giới mất dần mòn,
Lãnh hải biên cương bờ cõi mở.
Sát khí đằng đằng tựa cọp beo,
Co vòi rụt cổ như sâu bọ.
Ngày xuân chúc Tết giống Trâu già.
Ðánh bắt ngư dân kêu bắn bỏ.
Kỷ Sửu ngày xuân hoài cố quốc.
Chân mây nắng xám vời non nước.
Ðàn chim vỗ cánh cuối lưng trời,
Tựa gối người già châm điếu thuốc.
Tất tả bộ hành kẻ trước sau,
Bơ vơ lạc lối người xuôi ngược.
Nhìn trời thượng thọ bảy mươi tư.
Chống gậy lom khom buồn cất bước.
(1)Hoa Bướm Ngày Xưa: thơ Thanh Nam, Nguyễn Hiền phổ nhạc.
(2) Sầu Lữ Thứ: nhạc phẩm của nhạc sĩ Hùng Lân.
(3) Nhạt Nắng, nhạc phẩm của nhạc sĩ Xuân Lôi, bào đệ của nhạc sĩ Xuân Tiên.
2.- Nguyễn Du kết thúc truyện Kiều, dài 3247 câu, chưa kể mười hai câu sáu tám luận về hình nhi thượng, luận về triết lý truyện Kiều. Người viết xin viết lại mười hai câu thơ sáu tám ấy một cách cẩn trọng.
1.- Gẫm hay muôn sự tại Trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần, phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Có đâu thiên vị người nào,
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai.
7.- Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Ðã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
11.- Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
( Gẫm hay muôn sự tại Trời (.Ðây là chủ đề về triết thuyết tự do. Thi hào Nguyễn Du bảo: Trời do muôn sự mà ra. Nhưng ( Trời ( là gì? Theo phong tục tập quán tín ngưỡng không biết từ đời kiếp nào, người Việt Nam ở thôn quê xóm làng thường lập một chiếc bàn nhỏ chênh vênh giữa trời bất kể nắng mưa cạnh một góc sân mé vườn, trên chiếc bàn nhỏ cỏn con được đặt trên một bát hương, chơ vơ một vài nén nhang. Chiếc bàn cỏn con chơ vơ đó người chủ nhà đặt tên là (bàn ông Thiên(.Những người chuyên khảo sát phong tục tập quán nếp sống thuần túy Việt Nam như nhà văn Toan Ánh, nhà văn Bình Nguyên Lộc, nhà văn Sơn Nam ắt phải biết từ ngữ ( bàn ông Thiên( là gì, rất tiếc không một người nào trả lời thích đáng.
Theo Nho giáo,( Trời ( là một thực thể thiêng liêng vô hình, trừu tượng, nhưng hiện hữu cùng khắp, là đấng sáng tạo muôn loài, vạn vật, thiên nhiên và sau hết sáng tạo con người. Người do Trời mà ra. Từ cổ chí kim, từ xưa đến nay không ai đặt câu hỏi: tại sao Trời lại có ý muốn sáng tạo con người? Câu hỏi không có câu trả lời vì bởi đó là một huyền vi, một huyền nhiệm. Trời còn do sự đặt định, an bài dàn xếp quyết định số phận người. Con người vốn sinh ra, không được tự do lựa chọn và quyết định số phận của mình, bởi đó là tiền định. Nếu cuộc đời bắt ta phải phong trần thì ta chỉ biết cúi đầu chịu theo số phận và ngược lại, nếu định mệnh cho con người sống theo cuộc sống thảnh thơi thanh cao thì ta cũng nên hoan hỉ chấp nhận. ( Bắt phong trần, phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao(.Quan niệm định mệnh thuyết(fatalisme) trong ( Cung Oán ngâm khúc( của Ôn như Hầu Nguyễn Gia Thiều cũng được chia sẻ cùng Nguyễn Du ( nhất ẩm nhất trác giai do tiền định(:
( Cái quay búng sẵn trên trời,
Lờ mờ nhân ảnh như người đi đêm(
Hoặc:
( Vẻ chi ăn uống sự thường
Cũng còn tiền định khá thương lọ là(.
Không cần nói, ai cũng biết vào thời tiền sử xa xưa, con người không có tự do. Ðịnh mệnh thuyết(fatalisme) và ngày sau tất định thuyết (déterminisme) chi phối tất cả cuộc sống con người. Kiều vừa có nhan sắc vừa có biệt tài cầm kỳ thi họa nhưng tiếc thay một người con gái có số phận ( bạc mệnh(, ( chữ tài chữ mệnh vốn đà ghét nhau(, hễ có sắc tất phải chịu qui luật thừa trừ, mấy ai thoát khỏi ngoài vòng hồng nhan. Ðịnh mệnh thuyết là một qui luật vừa khắc khe vừa nghiệt ngã, định mệnh đã vảo tròng vào cổ người nào thì người ấy phải cúi đầu đón nhận khuất phục. Huyền thoại cổ Hi Lạp một khi nhà tiên tri báo trước cho biết Oedipe trước sau chóng chầy phải giết cha và lấy mẹ; định mệnh khốc liệt ấy khiến Oedipe phải trốn bỏ cung điện mà đi, hóa ra giết cha và vô tình lấy mẹ làm vợ mà không hề hay biết. Oedipe lại có tài đáp ứng dễ dàng khiến quỷ Sphynx( quái vật đầu sư tử mình đàn bà) phải khiếp sợ chạy trốn, nhưng,
( Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần(.
Dưới một dạng thức nào đó,định mệnh thuyết còn có một triết thuyết hình thành từ thời thượng cổ, gọi là trường phái khắc kỷ. Người sáng lập triết thuyết này là Zénon. Zénon tin rẳng có một định mệnh khốc liệt bao trùm chi phối mọi ý chí tình cảm sinh hoạt con người, tất cả nhất nhất đều phải tuân theo, sự chống đối hoàn toàn vô ích. Ðạm Tiên hiện hồn về sau khi Thúy Kiều dùng dao tự vận không chết đã cảnh báo Kiều rằng số định mệnh của khách hoa đào vẫn chưa rũ sạch:
Rỉ rằng:( Nhân quả dở dang,
Ðã toan trốn nợ đoạn tràng được sao?
Số còn nặng nợ má đào,
Người dù muốn thác trời nào có cho(.
Tương tự như bài thơ La Mort du Loup, ( Cái chết của con Sói(, thi sĩ lãng mạn Alfred de Vigny, tiêu biểu cho lập trường khắc kỷ đã nói lên chủ trương lập trường cách sống và cách chết:
(Prier, gémir, pleurer est également lâche.
Fais énergiquemaent ta longue et lourde tâche
Dans la voie òu le sort a voulu tõappeler;
Puis après comme moi, soufflé et meurs sans parler(.
(Van xin, than thở, khóc lóc, tất cả đều khiếp nhược,
Hãy chu toàn một cách năng nổ công việc nặng nhọc và dai dẳng của ngươi
Trong con đường mà số phận nhà ngươi đã réo gọi ngươi,
Ròi sau đó, nhà ngươi cũng như ta, thở hắt ra và chết chẳng nói năng(.

Nguyễn Du cho biết Kiều vừa có tài cầm kỳ thi họa nhưng cũng vớI cái tài hoa hiếm có ấy tạo một cái họa tròng vào cổ của bậc tài hoa. Vào thuở ấy chưa có chữ quốc ngữ, chưa có giáo sĩ Ðắc Lộ Alexandre De Rhodes phát minh chữ quốc ngữ mà thi hào đã sớm có biệt tài chơi chữ ( liền với chữ tai một vần(.
Xin mạn phép nhắc lại một nhận xét đã đi vào quá khứ, nhận xét của thầy C. G. N., giáo sư môn Việt văn, đến nay đã hóa ra người thiên cổ. Lúc còn sinh tiền, thầy N. có phụ trách chương trình ( Ðoạn Trường Tân Thanh( tức Truyện Kiều. Trong lúc thầy N. đọc một số câu thơ lục bát:
( Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau(,
Thầy N. hỏi lớp đệ tứ có nhận xét gì về câu thơ tám chữ ấy không. Cả lớp thừ người, ngồi im, ngẩn tò te chẳng có ý kiến gì. Thấy vậy, thầy N. bỏ lửng câu hỏi, đánh trống lảng, tiếp tục giảng bài.
Về sau, khi nhắc lại hai câu thơ mở đầu trong thi phẩm ÐTTT. trên, một ông bạn nhắc câu thơ(khéo là ghét nhau( và kẻ viết bài này có ý kiến gì không.
Người viết thiển nghĩ khéo là ghét nhau hàm chứa có một ý nghĩa nào đó. Rõ khéo! Ðây là câu tán thán(interjection) đa phần chỉ người Việt Nam thuộc giới nữ lưu chỉ một trách móc kèm theo một sự xem thường rẻ rúng. (Bộ ông tưởng tôi cần ông lắm hả, rõ khéo!( ; ( Ngần ấy tuổi mà đã ăn nói như người lớn, rõ khéo! Khéo là ghét nhau, ở đây ám chỉ một cách mỉa mai cay đắng hai chữ tài mệnh tương đố và chỉ vậy thôi, tuyệt nhiên không bao hàm ngụ ý ám chỉ tính cách thời gian.
Người viết mạo muội đề nghị thay thế hai chữ khéo là bằng hai chữ vốn đà:
( Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh vốn đà ghét nhau.
Vốn đà cùng một cách nói với vốn đã, bao hàm chặt chẽ tính chất thời gian. Vốn đã, đã có hai phạm trù tài mệnh từ nghìn xưa, xa lơ xa lắc, từ lúc con người hiện diện trên trái đất này.
Bây giờ xin nói qua về tất định thuyết, một nguyên lý cơ bản trong nguyên tắc khoa học: hậu quả nào đều có nguyên nhân và nguyên nhân nào hậu quả nấy. Một khi hội đủ điều kiện tất có hậu quả xẩy ra, không thể không xẩy ra. Hậu quả là nguyên nhân tất yếu. Không có vấn đề tự do trong sự lựa chọn. Một khi bắc ấm nước lên trên bếp lửa đang đun nóng, tôi sẽ nói: nước sẽ sôi, một hậu quả coi như tất yếu bởi nước tôi đun sẽ không thể không sôi. Một người hút thuốc lá quá nhiều, hết điếu thuốc này tới điếu khác sẽ mang lại hậu quả tất yếu: người ấy bị mắc bệnh ung thư phổi.
Từ lĩnh vực Nho Giáo ( tài mệnh tương đố( và phạm trù ( thiên mệnh(bước sang lĩnh vực Phật giáo tức Karma tức ( Nghiệp(, luận đề cơ bản không thể thiếu trong việc tu hạnh.
( Nghiệp( là hậu quả, là kết quả của tư tưởng, của hành vi, của những việc mình làm. Theo nghĩa triết học, ( nghiệp ( là kết quả của bổn phận, của nhiệm vụ, là tính cách của một người phải trả lời về những việc mình làm, là tác giả của những việc mình đã làm, là ý thức phải lãnh chịu hậu quả của hành vi đó. Hậu quả của ( nghiệp( là gánh chịu, không van xin cầu khẩn kêu ca. Từ lúc sinh ra, lớn lên, khôn lớn, con người đã dần dần ý thức về ( nghiệp(:
( Ðã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa(
Cũng như kẻ đã thấm nhuần đạo Nho, trải qua năm mươi tuổi tròn( ngũ thập, tri thiên mệnh, tất phải biết ( thiên mệnh( tức mệnh của Trời:( bất tri mệnh, vô dĩ vi quân tử dã(.Chẳng biết mệnh, không thể làm người quân tử.
Người viết xin nêu một câu hỏi: một khi đã tạo nghiệp, tất phải trả nghiệp, không ngoại lệ? Xin thưa: một khi đã tạo nghiệp, tất phải trả nghiệp một cách sòng phẳng, cân xứng, mắt đổi mắt, răng đổi răng, không cầu khẩn van xin lạy lục; không một quan tòa phẩm phán nào kết án có thể khoan hồng hoặc giảm án tội nhân. Không có một vị Bao công mặt sắt tối cao ngồi ghế xử án; nói cho đúng tất cả là Bao công xử án bàng bạc mọi nơi, cùng khắp. Bao công tối cao chính là tiêu biểu cán cân Công Lý, đừng van xin, than thở, lạy lục, prier, gémir, pleurer est également lâche! Chính vì vậy mà bọn Mã Giám Sinh, Sở Khanh, bầy bọn quang côn Ưng Khuyển, bọn Tú Bà, Bạc Bà Bạc Hạnh đều bị... nghiệp báo, than khóc van xin thì ( cái sự đã rồi(:
( Mấy người bạc ác tinh ma,
Mình làm mình chịu kêu mà ai thương(.
Có thân xác là gánh chịu nghiệp khổ. Hữu thân hữu khổ, chẳng khác chi người lính Trấn thủ lưu đồn ngày trước:
( Chém tre đẵn gỗ trên ngàn,
Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai(.
Ðể kết thúc đoạn thơ câu thứ 12, Nguyễn Du viết:
( Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài(.
Bàn về nguồn gốc của lương tri, của lương tâm, có người đặt câu nghi vấn: nguồn gốc của lương tri, của lương tâm là bẩm sinh hay thu tập, là tự nhiên sẵn có hay vì luyện tập giáo dục mà hình thành? Người thì bảo lương tri hay lương tâm vốn có bẩm sinh tự nhiên như Khổng Tử, như Mạnh Tử, như Jean Jacques Rousseau: nhân chi sơ, tánh bổn thiện; trái lại có người bảo con người mới sinh không có tính thiện, không phân biệt thiện ác xấu tốt, tiêu biểu là Tuân Tử: nhân chi sơ, tính bổn ác và gần đây nhà tội phạm học(criminologie) người Ý Lombroso chủ trương con người đã có gen bẩm sinh phạm tội như cướp của, giết người, loạn luân.
Vậy phải chăng ( thiện căn ở tại lòng ta( như thi hào Nguyễn Du đã kết thúc trong truyện Kiều dài ngót mấy nghìn câu sáu tám?
Từ khi còn nhỏ, người viết đã sớm có xu hướng thiên về Phật giáo rồi. Phải chăng vì chiến cuộc cứ tiếp tục tràn lan dai dẳng triền miên trên lãnh thổ thân yêu của đất nước? Phải chăng vì khói lửa bom đạn tiếp tục vô tình dội xuống trên mảnh vườn xưa quê cũ? Có thể, hơn nữa người viết những giòng chữ này trên những trang giấy này đã sớm chán ghét chiến tranh, đã từ lâu, khá lâu, những giọng ca ríu rít thanh bình của những bầy chim ban mai rực nắng đã vắng bóng. Cũng đã từ lâu, người viết vẫn thuộc lòng bài tập đọc ( Chùa làng tôi( trong sách Tập đọc Quốc văn giáo khoa thư lớp Dự Bị:
( Cứ đến ngày rằm, mùng Một, tôi thường theo bà tôi lên chùa lễ. Sư cụ tụng kinh gõ mõ ngồi ở trên, bà tôi và các già ngồi ở dưới, vừa lễ vừa ( Nam mô Phật(.Trên bàn thờ thì đèn đuốc sáng choang, khói hương nghi ngút, trông thật là nghiêm trang(.
Ðã có ai cùng chia sẻ với người viết niềm tin ngây thơ ngọt ngào trong trắng Phật giáo ấy?- Xin thưa: chỉ một, nhưng một mà hai. Niềm tin ngọt ngào trong trắng hồn nhiên ấy đã phát sinh từ người viết là nhà thơ diễm tình hào hoa phong nhã: Chu Mạnh Trinh. Cũng từ lúc còn nhỏ, người viết đã nhẩn nha đọc sách ( Việt văn Ðộc Bản( rồi. Bài thơ tuyệt đẹp ấy do Chu Mạnh Trinh tức cảnh sinh tình mà sáng tác: Hương Sơn phong cảnh:
( Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
Này am Phật Tích, này động Tuyết Quỳnh,
Nhác trông lên ai khéo vẽ hình,
Ðá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây(.
( Nói nào ngay, thi sĩ họ Chu không có hay chưa có thật sự niềm tin Phật giáo, ông chỉ có một niềm tin rất ư tài tử: thi sĩ chỉ chú tâm ngao du sơn thủy viếng cảnh danh lam thắng tích nổi tiếng ( Nam thiên đệ nhất động tức là động thứ nhất trời Nam của vua Lê thánh Tông). Nhưng cũng chỉ một mình người viết tự nhiên nhớ thuộc nằm lòng bài hát từ ngày còn rất nhỏ, bài ( Trầm hương đốt( để thấy tâm hồn mình ngân nga cùng tiếng chuông đổ liên hồi, ngưỡng vọng về thế giới Tây phương cực lạc:
( Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu ni Phật...
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu ni Phật...(
( Ta với mình tuy một mà hai.( Người viết tuy vậy mà không đơn độc, không sống lẻ loi. Người viết còn một người chị ruột; chị ấy cũng ngao ngán chán chường cuộc song khói lửa binh đao nên tìm một cách... lánh xa cuộc đời trầm luân thoát tục. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng chị đã sớm có niềm tin Phật học. Vào một sáng, chị tôi đề nghị hai chị em cùng nhau dọn dẹp bàn thờ vốn đã bị bom đạn tàn phá tan hoang từ khi gia đình chúng tôi kéo nhau chạy giặc Tây. Chúng tôi cắm một bình hoa tươi thờ Phật! Cơ khổ, chúng tôi không có tượng Phật, hình Phật. Nhưng cần gì, về sau tôi nghiệm ra rằng thờ Phật không cần hình tượng thờ kính: thờ kính Phật Bổn Sư Thích Ca, thờ kính Quán Thế Âm Bồ Tát, thờ kính Phật vị lai Di Lặc, các tín đồ Phật giáo cần đến những hình tượng Phật, nhưng nhưng tín đồ thờ môn phái Liên Hoa không cần hình tượng mà chỉ thờ văn tự. Chị em chúng tôi chỉ có mỗi một câu niệm Phật duy nhất ( Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật(; ngày rằm, mùng một, chị em chúng tôi cũng ăn chay với cơm và với muối tiêu hoặc với muối ớt. Vào lúc cùng với tuổi thơ ngây ngô non dại ấy, chúng tôi đã có một niềm tin mãnh liệt: ( Rồi ra, các con sẽ được đi về mười cõi Tây phương cực lạc.(
( Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài(.
Chữ ( tâm( gấp ba chữ ( tài(.Nhưng chữ ( tâm( và ( tài( có nghĩa gì?
Vào khoảng năm 1961-1962, người viết đã từng làm nghề gõ đầu trẻ tại một trường trung học công lập V.T. Năm ấy chuẩn bị năm học; nhà trường đã tổ chức thi tuyển vào các lớp đệ thất của trường. Ðề thi môn Việt văn là ( Ðức thắng tài, vi quân tử; tài thắng đức, vi tiểu nhân(.Hãy giải thích và bình luận câu nói trên của Khổng Tử.
Người có đức lớn hơn tài làm bậc quân tử. kẻ có tài lớn hơn người có đức làm kẻ tiểu nhân. Lưu Huyền Ðức tức Lưu Bị có đức lớn, làm vua thiên hạ nước Thục là người quân tử; Tào Mạnh Ðức tức Tào Tháo tài nhiều hơn đức làm tể tướng nước Ngụy chỉ làm một tên tiểu nhân. Như Tôn Tẫn và Bàng Quyên vào thời Phong Kiếm Xuân Thu và đặc biệt là quan Thái sư Trần Thủ Ðộ, một loại tiểu nhân điển hình tiêu biểu.
( Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài(,
Người viết thiển nghĩ: chữ ( tâm( ngụ ý chữ ( đức( vậy.
( Chữ đức nọ mới bằng ba chữ tài./.

Chị Bảy,
Em gởI chị bài thơ Ðón Xuân và bài viết văn xuôi Tạp Luận để chị thưởng xuân trong mấy ngày Tết.

Võ Doãn Nhẫn.




Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.